intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Sài Gòn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG ĐÌNH PHI HẢI XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG ĐÌNH PHI HẢI XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành:Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC MINH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. TÓM TẮT 1/. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở ra nhiều cơ hội nhưng theo đó cũng có không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, việc suy yếu và sụp đổ hàng loạt của hệ thống Ngân hàng trên khắp thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đó xuất phát từ hậu quả do hoạt động tín dụng mang lại. Việc quản lý và kiểm soát hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt đã làm cho nợ xấu gia tăng, kéo theo đó là lợi nhuận suy giảm, thậm chí là thua lỗ nặng. Hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu ngày một gia tăng, cùng với gánh nặng từ các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong một thời gian dài chưa xử lý được, đã và đang đặt các ngân hàng thương mại trước nguy cơ suy giảm lợi nhuận, chất lượng các khoản vay giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Việc quản lý và kiểm soát nợ xấu luôn cần được nhìn nhận và thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung đối với mỗi ngân hàng. Nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn (Agribank Sài Gòn) đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu gia tăng trong khi quản lý nợ xấu còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhận thức được tầm quan trọng đó mà đề tài “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Sài Gòn” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. 2/. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  4. Việt Nam- Chi nhánh Sài Gòn để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Sài Gòn trong thời gian tới. 3/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề nghiên cứu lý luận thực tiễn về vấn đề quản lý nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Sài Gòn Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung đi sâu vào nghiên cứu giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Sài Gòn Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2013-2015, vấn đề nghiên cứu trên giác độ của Ngân hàng thương mại. 4/. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tình huống. 5/. Ý Nghĩa thực tiễn của đề tài Qua nghiên cứu thực trạng nợ xấu của Agribank Sài Gòn, luận văn đã chỉ ra được những mặt còn hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý nợ xấu, nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh và tính bền vững trong hoạt động cho vay của Agribank Gòn trong điều kiện hiện nay và một số năm tiếp theo. 6/. Kết cấu luận văn gồm Ngoài phần giới thiệu đề tài & phần kết luận, luận văn này gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về tín dụng và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng về xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT VN chi nhánh Sài Gòn Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT VN chi nhánh Sài Gòn
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Hoàng Đình Phi Hải Sinh ngày 03 tháng 9 năm 1990 Quê quán: Thuận Phú Đồng Phú Bình Phước Là học viên cao học khoá 15 của Trường Đại Học Ngân hàng TP.HCM Tôi xin cam đoan đề tài “Xử lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Sài Gòn” này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Người viết Hoàng Đình Phi Hải
  6. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian theo học ở trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô. Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi về lý thuyết cũng như thực tế trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Xin cảm ơn Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Chi Nhánh Sài Gòn, các phòng ban nghiệp vụ, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, Khoa Sau đại học của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM và Tiến sĩ Phan Ngọc Minh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Người viết Hoàng Đình Phi Hải
  7. 1 CHƢƠNG 1 ............................................................................. Error! Bookmark not defined. TỔNG QUAN VỀ XỬ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠIError! Bookmark not defined. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ngân hàng .......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu, .. Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Khái niệm nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc.Error! Bookmark not defined. 1.1.1.3. Khái niệm nợ xấu theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam.Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Phân loại nợ xấu ngân hàng ................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế ....................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt NamError! Bookmark not defined. 1.1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá nợ xấu và quy định trích lập dự phòng rủi ro .......... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng ......... Error! Bookmark not defined. 1.1.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế .................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay ......... Error! Bookmark not defined. 1.1.3.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay .............. Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu ngân hàng .......... Error! Bookmark not defined. 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.4.2 Đối với Ngân hàng: ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG ................ Error! Bookmark not defined.
  8. 2 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nợ xấu theo Basel ................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng ..................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2 ............................................................................. Error! Bookmark not defined. THỰC TRẠNG VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒNError! Bookmark not defined. 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Sài Gòn Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013- 2015 ..................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn: .................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng: ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế: ........................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ .......................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.5 Lợi nhuận hàng năm ........................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN- CHI NHÁNH SÀI GÒN ............... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Tình hình về nợ xấu, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 ........... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1. Tình hình về nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn:Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2. Tình hình trích lập dự phòng tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn .......... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu tại Agribank Chi Nhánh Sài Gòn ................Error! Bookmark not defined.
  9. 3 2.2.2.1. Nguyên nhân từ kinh tế vĩ mô ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp .................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ....................... Error! Bookmark not defined. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VN- CHI NHÁNH SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2013-2015......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Đối tƣợng cần xử lý: ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Bám sát, hỗ trợ và đàm phán với khách hàng để đưa ra biện pháp thu hồi nợ ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Biện pháp bán nợ ............................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.3. Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ ............ Error! Bookmark not defined. 2.3.2.4. Khởi kiện hoặc yêu cầu tuyên bố phá sản ......... Error! Bookmark not defined. 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ................ Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc của Agribank Chi Nhánh Sài Gòn: ..... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Những khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu . Error! Bookmark not defined. 2.4.2.1. Những tồn tại phát sinh trong hệ thống AgribankError! Bookmark not defined. 2.4.2.2. Sự phối hợp giữa NHNN, các bộ ngành, các cơ quan hữu quan ......... Error! Bookmark not defined. 2.4.2.3. Thiện chí của các khách nợ ............................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2.4. Nguồn tái cấp vốn từ Chính phủ (NHNN) để xử lý nợError! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3 ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
  10. 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CN SÀI GÒNError! Bookmark not defined. 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CN SÀI GÒN VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 ... Error! Bookmark not defined. 3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CN SÀI GÒN ........................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp mang tính phòng ngừa ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1.1. Cập nhật và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình hoạt động tín dụng ............................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1.2. Xây dựng định hướng danh mục tín dụng ........ Error! Bookmark not defined. 3.2.1.3 Tăng cường chất lượng công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1.4. Công tác định giá tài sản bảo đảm và những điều cần lưu ýError! Bookmark not defined. 3.2.1.5. Nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng nội bộ Error! Bookmark not defined. 3.2.1.6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.1.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Sài Gòn ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.1. Tổ chức bộ máy xử lý nợ xấu............................. Error! Bookmark not defined. 3.2.2.2. Giao chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và thu hồi nợ xấu cho từng phòng giao dịchError! Bookmark not defined. 3.2.2.3. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xử lý nợ xấuError! Bookmark not defined. 3.2.2.4. Tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu . Error! Bookmark not defined.
  11. 5 3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC .......... Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Đối với công ty quản lý tài sản của các TCTD.... Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Phát triển thị trƣờng mua bán nợ ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu .. Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu .................. Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Khuyến khích việc mua bán và sáp nhập giữa các ngân hàng ..................Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc ... Error! Bookmark not defined. 3.3.7. Giải pháp khơi thông thị trƣờng bất động sản .. Error! Bookmark not defined.
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG VIỆT NGHĨA TIẾNG VIỆT CBCNV Cán bộ công nhân viên CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam DPRR Dự phòng rủi ro HĐKD Hoạt động kinh doanh KH Khách hàng NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TPĐB Trái phiếu đặc biệt TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSĐB Tài sản đảm bảo UBND Ủy ban nhân dân VAMC Công ty quản lý tài sản XNK Xuất nhập khẩu
  13. DANH MỤC BẢNG SỐ THỨ TỰ TÊN BẢNG TRANG Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn Bảng 2.1 24 2013-2015 Bảng 2.2 Dư nợ và tài sản của No Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 25 Bảng 2.3 Dư nợ theo loại tiền và kỳ hạn của No Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 26 Bảng 2.4 Doanh số XNK tại No Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 27 Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của No Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 28 Bảng 2.6 Lợi nhuận của No Sài Gòn qua các năm 2013-2015 29 Bảng 2.7 Số liệu về dư nợ và nợ xấu tại No Sài Gòn giai đoạn 2013-2015 31 Bảng 2.8 Nợ xấu của các ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2015 33 Bảng 2.9 Tổng nợ xấu tại Agribank Sài Gòn theo ngành kinh tế đến 31/12/2015 35 Bảng 2.10 Tổng nợ xấu tại Agribank Sài Gòn theo nhóm nợ đến 31/12/2015 35 Bảng 2.11 Tổng nợ xấu tại Agribank Sài Gòn theo loại cho vay đến 31/12/2015 36 Tình hình trích lập DPRR tín dụng tại Agribank Sài Gòn giai đoạn Bảng 2.12 37 2013-2015 Bảng 2.13 Số liệu thu hồi nợ bằng biện pháp bán nợ giai đoạn 2013-2015 47 Bảng 2.14 Thu nợ bằng biện pháp khởi kiện giai đoạn 2014-2015 49
  14. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu, Nợ xấu trong các NHTM bao gồm: Nợ không thể thu hồi được: - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ. - Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như: - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán, nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.
  15. 2 - Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ. 1.1.1.2. Khái niệm nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc. Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. 1.1.1.3. Khái niệm nợ xấu theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả n ăng mất vốn). Cụ thể nợ từ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày (theo điều 6 của quyết định này) và các khoản nợ được các ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn (theo điều 7 của quyết định này) Như vậy, nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. 1.1.2. Phân loại nợ xấu ngân hàng 1.1.2.1. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các tiêu chí phân loại nợ của các Ngân hàng và các quốc gia, tại báo cáo của viện tài chính quốc tế vào tháng 6 năm 1999 đã đưa ra các tiêu chí chung nhất về phân loại nợ. Theo đó, các khoản cấp tín dụng phân thành năm nhóm: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn – standard), Nhóm 2 (nợ cần chú ý - watch), Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn-substandard), Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful),
  16. 3 Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss) và nợ xấu (bad debt) là các khoản nợ bị phân loại từ nhóm 3 trở đi, cụ thể như sau: - Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn – substandard): Việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn bị nghi ngờ do thiếu các điều kiện bảo đảm (ví dụ như giá trị vốn tự có của người vay hoặc thế chấp); hay nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn trên 90 ngày. Các khoản nợ này có những yếu kém được xác định rõ ràng, có khả năng đưa đến mất mát nếu không được sữa chữa. - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ-doubful): Có tất cả các nhược điểm của nợ nhóm 3, cộng thêm các nhược điểm nữa làm cho việc thu hồi hoặc thanh toán toàn bộ khoản nợ trở nên rất nghi ngờ và không chắc chắn; và/hoặc nợ lãi hoặc gốc đã chậm thanh toán quá 180 ngày. Trong danh mục cấp tín dụng của ngân hàng, khoản nợ này được đánh giá là bị suy giảm nhưng chưa mất toàn bộ. - Nhóm 5 (nợ tổn thất-loss): Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và/hoặc lãi đã chậm thanh toán quá một năm. 1.1.2.2. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, kể từ 01/01/2015 các TCTD phải thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều TCTD. Đây cũng là một trong những cơ sở để giúp cho việc nhìn nhận nợ xấu được xác thực hơn. Từ đó mỗi TCTD mới có thể có biện pháp “thanh lọc hoá” nguồn tiền của đơn vị mình. Và một tiến bộ đáng kể được dư luận đánh giá cao trong vấn đề xử lý nợ xấu của ngành NH là từ tháng 3/2015, số liệu nợ xấu trong báo cáo của TCTD và
  17. 4 từ phía NHNN đã không còn chênh lệch như trước. Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các TCTD đã thực hiện tham chiếu nợ theo CIC. Theo điều 6 (phƣơng pháp định lƣợng) - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định điểm b khoản này; + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định khoản 3 điều này Theo điều 7 (phƣơng pháp định tính)
  18. 5 Theo phương pháp này nhóm nợ được xác định căn cứ vào kết quả chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD được NHNN chấp thuận. Bao gồm: - Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ được các TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được tổ chứn tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao - Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 1.1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá nợ xấu và quy định trích lập dự phòng rủi ro Tỷ lệ nợ quá hạn % ( ) Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu % ( )
  19. 6 Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định mức trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100% Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể. 1.1.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ngân hàng 1.1.3.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh tế Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng như:
  20. 7 - Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới: Với những nền kinh tế nhỏ bé, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu là thành phẩm đơn giản thì rất dễ bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới biến động mạnh. Trong điều kiện biến động về giá cả, tỷ giá, hạn ngạch, thuế… thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là có nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng - Môi trường kinh tế trong nước: Môi trường kinh tế trong nước tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, sẽ có nhiều khả năng trả nợ cho NHTM. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hóa bị ứ đọng, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. - Môi trường tự nhiên: Những nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, thường nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, của môi trường tự nhiên mà điển hình là Việt Nam. Nếu thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng suất, vật nuôi không bị dịch bệnh, khỏe mạnh… thì khả năng thu hồi vốn từ người đi vay rất lớn. Còn ngược lại, môi trường tự nhiên không thuận lợi thì dự án sẽ thất bại, không thu hồi được vốn, nợ xấu phát sinh. - Môi trường pháp lý: Thứ nhất, hành lang pháp lý. Hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi và đủ mạnh sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động của doanh nghiệp và Ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Ngược lại, hành lang pháp lý chưa phù hợp, còn nhiều bất cập sẽ tạo điều kiện cho những khuất tất trong hoạt động tín dụng. Thứ hai, hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật địa phương, trong việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và NHNN vào thực tế hoạt động. Luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động Ngân hàng hết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0