intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rú cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rú cát trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đúc kết kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rú cát tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rú cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BÁ THẠO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÚ CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: LÂM HỌC HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BÁ THẠO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÚ CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 8620201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HUY TUẤN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. NGUYỄN VĂN MINH HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Thạo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô trong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Huế, xin gửi tới Quý thầy, cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS. Hoàng Huy Tuấn, người hướng dẫn khoa học, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huyện Phong Điền, Chi cục Thống kê, Hạt Kiểm lâm Phong Điền, Ủy ban nhân nhân xã Phong Bình, xã Điền Hương và các hộ gia đình, cá nhân thuộc các nhóm hộ điều tra tại 2 xã của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Thạo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Rú cát ở huyện Phong Điền là một hệ sinh thái đặc thù của vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế, do UBND các xã quản lý và được giao về cho các thôn bảo vệ từ năm 2015; việc quản lý, bảo vệ rú cát từ bao đời nay của các thôn được thực hiện bởi hương ước của làng. Qua thời gian và dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên hương ước quản lý, bảo vệ và sử dụng rú cát được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức quản lý rú cát trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đúc kết kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp quản lý rú cát bền vững nói riêng và quản lý rừng cộng đồng nói chung. Để thu thập được các thông tin cho từng nội dung nghiên cứu và đáp ứng được mục tiêu đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp thường quy như: thảo luận nhóm, điều tra hộ gia đình, phỏng vấn chuyên sâu…Nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả chính như sau:  Rú cát đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của người dân với tác dụng chính là: tấm áo che chở cho họ, nó có tác dụng, chống cát bay, cát lấp, cát chuồi, cát chảy, hạn chế lũ lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước …và nơi chôn cất người chết (giá trị tâm linh).  Hương ước quản lý và bảo vệ rú cát của thôn Rú Hóp, Đông Trung Tây Hồ, Tây Phú, Triều Quý, Đông Mỹ, Tả Hữu Tự thuộc làng Phò Trạch, xã Phong Bình và thôn Thanh Hương Tây, Thanh Hương Đông, Thanh Hương Lâm thuộc làng Thanh Hương, xã Điền Hương có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác nhau về quy định hình thức xử phạt.  Trưởng thôn và Tổ trưởng TBV rú được đánh giá cao trong việc điều hành và thực hiện các hoạt động liên quan đến rú cát.  Đặc điểm của nguồn tài nguyên rú cát và sự thay đổi của môi trường tự nhiên, mối quan hệ dòng họ (trường hợp ở làng Phò Trạch) và tôn giáo (trường hợp ở làng Thanh Hương) là những nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi phương thức quản lý và bảo vệ rú cát theo thời gian.  Có 3 nhóm giải pháp chính được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rú cát: giao rú cát cho cộng đồng quản lý; tăng cường tính pháp lý của hương ước về quản lý và bảo vệ rú cát; và tăng cường sự hỗ trợ từ bên ngoài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 1 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 1.1.1. Các quan điểm về quản lý rừng cộng đồng ............................................ 4 1.1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý rừng cộng đồng............................................ 5 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN ................................................................................ 7 1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng trên Thế Giới .................... 7 1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam ....................... 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 12 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 12 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 12 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 12 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................... 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 13 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................. 13 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 13 2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ......................................................... 14 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 15 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 15 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 15 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 22 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .......................... 27 3.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA RÚ CÁT ............................................................................................................... 30 3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rú cát ở huyện Phong Điền ............................... 30 3.2.2. Tầm quan trọng của rú cát ................................................................... 34 3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN RÚ CÁT ........................................................................................................ 39 3.3.1. Cấu trúc quản lý rú cát ......................................................................... 39 3.3.2. Hương ước quản lý và bảo vệ rú cát .................................................... 40 3.3.3. Tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rú cát ........................................ 46 3.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RÚ CÁT ............................................................................................................... 50 3.4.1. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan ...................................... 50 3.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và bảo vệ rú cát ........................... 53 3.5. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RÚ CÁT BỀN VỮNG ....................................................................................................................... 56 3.5.1. Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 56 3.5.2. Các giải pháp quản lý rú cát bền vững ................................................. 57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 60 1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 60 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 62 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQLRCĐ : Ban quản lý rừng cộng đồng BT : Bình thường BVPTR : Bảo vệ phát triển rừng HTX : Hợp tác xã LSNG : Lâm sản ngoài gỗ PCCC : Phòng cháy chữa cháy PTNT : Phát triển nông thôn QLRCĐ : Quản lý rừng cộng đồng RCĐ : Rừng cộng đồng TBV : Tổ bảo vệ UBND : Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê diện tích rú theo xã ở huyện Phong Điền ...................... 31 Bảng 3.2: Danh lục một số loài cây gỗ chủ yếu ở rú cát huyện Phong Điền . 32 Bảng 3.3. Nhận thức của người dân về tác dụng/vai trò của rú cát ở làng Phò Trạch ............................................................................................................. 37 Bảng 3.4. Nhận thức của người dân về tác dụng/vai trò của rú cát ở làng Thanh Hương ................................................................................................ 38 Bảng 3.5: Sự thay đổi của phương thức quản lý rú cát của làng Phò Trạch .. 44 Bảng 3.6: Sự thay đổi của phương thức quản lý rú cát của làng Thanh Hương ....................................................................................................................... 45 Bảng 3.7: Những mâu thuẫn trong quá trình quản lý và bảo vệ rú cát ở làng Phò Trạch ...................................................................................................... 48 Bảng 3.8: Những mâu thuẫn trong quá trình quản lý và bảo vệ rú cát ở làng Thanh Hương ................................................................................................ 48 Bảng 3.9: Nhận thức của người dân làng Phò Trạch về thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn trong quản lý và bảo vệ rú cát ...................................................... 48 Bảng 3.10: Nhận thức của người dân làng Thanh Hương về thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn trong quản lý và bảo vệ rú cát ............................................ 49 Bảng 3.11: Vai trò của các bên liên quan trong quản lý rú cát làng Phò Trạch (dưới quan điểm của người dân) .................................................................... 51 Bảng 3.12: Vai trò của các bên liên quan trong quản lý rú cát làng Thanh Hương (dưới quan điểm của người dân) ........................................................ 52 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong cộng đồng quản lý và bảo vệ rú cát ......................................................................................................... 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phong Điền ........................................... 15 Hình 3.2. Bản đồ địa hình huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............ 16 Hình 3.3. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ....... 17 Hình 3.4. Bản đồ khí hậu huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............. 20 Hình 3.5. Bản đồ hệ thống thủy văn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................................... 21 Hình 3.6. Biểu đồ biểu thị nhận thức của người dân về tác dụng/vai trò của rú cát ở làng Phò Trách ...................................................................................... 37 Hình 3.7. Biểu đồ biểu thị nhận thức của người dân về tác dụng/vai trò của rú cát ở làng Thanh Hương ................................................................................ 38 Hình 3.8. Cấu trúc quản lý rú cát của làng Phò Trạch và làng Thanh Hương .................................................................................................. 40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rú cát là những quần xã thực vật tự nhiên, xuất hiện và phát triển hằng trăm năm về trước, qua thời gian năm tháng, chúng đã chịu nhiều tác động tiêu cực của thiên tai và con người, dần dần diễn thế dật lùi, suy thoái chất lượng và giảm thiểu thành phần loài. Tuy nhiên, nó vẫn là những tài nguyên vô giá của địa phương. Tác dụng to lớn của rú cát đã được người dân vùng cát tổng kết qua thành ngữ “rú tàn, làng mạt”. Đất cát nội đồng là một điểm đặc trưng của cho vùng đất duyên hải miền Trung. Loại đất này có đặc tính là chất đất rời rạc, khả năng giữ nước kém, biên độ nhiệt ngày đêm lớn do đó gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất lâm nghiệp nói riêng. Với điều kiện lập địa hạn chế, đặc biệt khắc nghiệt, nhưng ở vùng đất cát nội đồng của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có một thảm thực vật nhất định. Nhiều loài thực vật vẫn xuất hiện, tồn tại và phát triển một cách tự nhiên với những kiểu thích nghi sinh thái đặc thù đã tạo thành những khu rừng tự nhiên trên đất cát-nơi mà người dân địa phương gọi là rú cát. Bên cạnh những loài đặc trưng cho kiểu sinh thái thì vẫn có những loài dễ tính, phân bố rộng tồn tại và phát triển. Nhìn qua một cách tổng quát thì thảm thực bì ở đây nghèo nàn, thưa thớt, độ che phủ thấp. Nhưng đi sâu tìm hiểu, chúng ta vẫn gặp được một thảm thực vật với nhiều kiểu khác nhau. Theo người dân địa phương cho biết, trước đây diện tích rú cát phủ kín một phần diện tích đất cát nội đồng, nhưng qua thời gian với nhiều nguyên nhân khác nhau thì hiện nay diện tích rú cát ở huyện Phong Điền còn khoảng 889,0 ha, tập trung ở 10 xã, thị trấn gồm: Phong Bình, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Hiền, Phong Thu, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa và thị trấn Phong Điền. Rú cát ở huyện Phong Điền là nơi bảo vệ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và cũng là một nguồn lợi thủy sản đáng kể của người dân địa phương. Với thành phần loài thực vật tương đối đa dạng và phong phú, rú cát còn là nơi cung cấp chất đốt chủ yếu của người dân địa phương khi nền kinh tế chưa được phát triển. Rú cát còn là nơi cung cấp một số loại thuốc chữa bệnh (chủ yếu là các loại thuốc chữa các bệnh thông thường mà người dân dễ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 mắc phải như cảm sốt, đau bụng,...), do đó việc gìn giữ rú cát được người dân địa phương coi trọng. Qua nhiều thế hệ khác nhau, người dân địa phương xem rú cát là “nguồn tài nguyên dùng chung” (Common Pool Resource), vì vậy các cộng đồng đã quản lý nguồn tài nguyên này thông qua hương ước, luật tục. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền thì hiện nay các diện tích rú cát trên địa bàn huyện đều được người dân địa phương quản lý theo hương ước, chưa có một cộng đồng nào được nhà nước công nhận quyền pháp lý trong việc quản lý rú cát. Điều này cho thấy rằng mặc dù quyền của cộng đồng/người dân đối với rú cát chưa được luật pháp công nhận, nhưng cho đến nay diện tích rú cát này vẫn được quản lý rất tốt. Qua thời gian dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, các phương thức quản lý rú cát của cộng đồng cũng được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rú cát ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rú cát trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đúc kết kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững rú cát tại địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được hiện trạng quản lý, bảo vệ và sử dụng rú cát. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rú cát. - Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững rú cát. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong công tác quản lý rừng cộng đồng nói chung và quản lý rú cát nói riêng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các bài học và giải pháp quản lý rú cát bền vững cho các cộng đồng/thôn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (huyện Phong Điền). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như đã trình bày ở phần mở đầu, toàn bộ diện tích rú cát ở huyện Phong Điền được quản lý với hình thức: Rú cát được UBND các xã quản lý và giao cho cộng đồng dân cư thôn bảo vệ theo quy định của pháp luật và hương ước của làng. Vì vậy chương này tập trung tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng, bao gồm cả cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các quan điểm về quản lý rừng cộng đồng Thuật ngữ "cộng đồng" theo thực tế xã hội nước ta có thể được định nghĩa một cách chung nhất là: "Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những điểm giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau". Như vậy, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một số điểm nào đó là yếu tố hình thành nên những quan hệ cộng đồng trong xã hội. Có nhiều loại cộng đồng khác nhau: cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng, xã (thôn, bản), cộng đồng tôn giáo... Sự gắn bó của một cộng đồng thường thể hiện qua các lệ tục, các quy ước thành văn bản hoặc không thành văn bản nhiều hơn là thể hiện bằng một hình thức tổ chức của một pháp nhân kinh tế (Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai, 2000). Về mặt pháp lý, "Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương" (Quốc hội Việt Nam, 2004) hay mở rộng hơn thì “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ” (Quốc hội Việt Nam, 2013). Thuật ngữ “Quản lý rừng cộng đồng” (QLRCĐ) đã được Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) định nghĩa như sau: “QLRCĐ diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích các sản phẩm này” (FAO, 1978). Theo Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000), QLRCĐ ở Việt Nam có hai nội dung phù hợp với định nghĩa trên, đó là:  Thứ nhất, rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, do các thành viên của cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5  Thứ hai, rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, nhưng các thành viên của cộng đồng vẫn cùng tham gia quản lý các khu rừng đó. Như vậy, các cộng đồng vẫn gắn bó chặt chẽ với rừng trong các vấn đề: tạo việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hoặc hưởng thụ những lợi ích không thể tính toán của rừng (như bảo vệ nguồn nước, tín ngưỡng, di tích ...). 1.1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý rừng cộng đồng Các hình thức quản lý rừng trực tiếp bởi cộng đồng đã xuất hiện từ lâu đời trong các cộng đồng dân tộc khác nhau ở Việt Nam. Truyền thống quản lý rừng của họ được thể hiện ở những lệ tục giữ rừng, trồng cây, xây dựng hương ước/luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối của nhiều làng xã. Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý và sử dụng chung của cộng đồng. Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền vững, không thể bỏ qua việc phát huy vai trò của cộng đồng người dân sống gần rừng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng đồng trong việc quản lý nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và bền vững hơn. Tuy nhiên, từ khi Luật BVPTR năm 2004 ra đời đến Luật Lâm nghiệp 2017, cộng đồng mới được Nhà nước giao đất giao rừng để quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp, tức là địa vị pháp lý của rừng cộng đồng đã được đề cập ở cấp độ chính sách và đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý trên phạm vi toàn quốc. Về mặt pháp lý, vào những năm đầu của thập kỷ XX, QLRCĐ mới được nhà nước công nhận. Cộng đồng dân cư được công nhận là “người sử dụng đất”, tức là một trong những đối tượng được Nhà nước giao đất giao (Quốc hội Việt Nam, 2003), (Quốc hội Việt Nam, 2013). Về mặt pháp lý theo Luật dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 thì cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng điều chỉnh đối với những hoạt động liên quan đến đất lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ. Để tạo cơ sở pháp lý cho các cộng đồng dân cư thôn được công nhận chính thức là một trong những bên liên quan trong quản lý và bảo vệ rừng, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã đưa ra những quy định về điều kiện để giao rừng cho cộng đồng (bao gồm cả điều kiện của cộng đồng và điều kiện của rừng), thẩm quyền giao rừng và thu hồi rừng, cũng như quyền và nghĩa vụ khi cộng đồng được nhận rừng. Sau đó được cụ thể hóa ở một số văn bản dưới luật, “UBND cấp huyện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong đăng ký của UBND xã gửi UBND huyện để xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng gửi Sở Nông nghiệp &PTNT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt; Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi của cấp xã” (Bộ NNPTNT, 2006), (Chính phủ Việt Nam, 2006). “Rừng cộng đồng là rừng Nhà nước giao cho cộng đồng để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” (Bộ NNPTNT, 2007); và “QLRCĐ là một hình thức quản lý rừng trong đó cộng đồng dân cư thôn với tư cách là chủ rừng tham gia vào các hoạt động giao rừng, lập kế hoạch quản lý rừng và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi, giám sát và đánh giá rừng Nhà nước giao cho cộng đồng” (Bộ NNPTNT, 2006), (Bộ NNPTNT, 2007). Cơ sở pháp lý của quản lý rừng cộng đồng được quy định bởi luật và văn bản dưới luật chủ yếu sau đây: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013; - Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) - Nghị định số 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; - Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ; - Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; - Văn bản hợp nhất số 21/2014/VBHN-BNNPTNT ngày 06/5/2014 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN 1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng trên Thế Giới Trong lịch sử tồn tại của loài người, tài nguyên rừng đã từng được kiểm soát và sử dụng bởi các cộng đồng mà không có những tác động tiêu cực đáng kể vì các cộng đồng đã tuân thủ những quy định do họ đặt ra và nhu cầu gỗ nhỏ so với trữ lượng. (Anderson, 2006) Theo Donald (1996), hệ thống quản lý tài nguyên rừng công cộng (rừng bản địa) ở các nước Châu Á bao gồm: Quản lý rừng theo phương thức nương rẫy bỏ hoá ở các quốc gia Đông Nam Á; Quản lý rừng tại môi trường miền núi ở Nam Á (quản lý các khu rừng cổ truyền ở Nêpan, quản lý các khu rừng cấm ở gần Mount Merapi của Inđônêxia hay ở dãy núi Himachal Pradesh tại Ấn Độ...); Quản lý rừng trong một môi trường bán khô hạn ở Nam Á (các kiểu quản lý tài nguyên công cộng về rừng, cây và đất Gauchar ở Gujurat của Ấn Độ); Quản lý rừng gắn với nguồn nước của cộng đồng (quản lý rừng thôn bản ở vùng Ifugao, Phi-lip-pin và vùng Terai, Nêpan); và Quản lý các “rừng thiêng, rừng ma” tại nhiều cộng đồng ở Ấn Độ, Phi-lip-pin, Thái Lan... (Donald, 1996). Quản lý rừng cộng đồng theo truyền thống là hình thức quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả nhất vì toàn thể những người sử dụng tài nguyên rừng chia sẻ các quyền và nghĩa vụ trên toàn bộ một khu rừng và đưa ra những quyết định tập thể để sử dụng tài nguyên một cách thích hợp (Ostrom, 1990) , (McKean, 2000). Việc phân chia tài nguyên rừng ra thành từng lô nhỏ và giao cho cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) không phải luôn là một giải PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 pháp tốt, nhất là đối với rừng tự nhiên với cấu trúc phức tạp. Đó là vì năng suất, chất lượng mỗi lô rừng nhỏ thường khác nhau và rất khó dự tính; việc sử dụng tài nguyên rừng ở một khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực liền kề. Hơn nữa, việc phân chia thành những lô nhỏ để giao cho cá nhân có khả năng dẫn đến việc tăng chi phí thực thi quyền sử dụng và sở hữu tài nguyên (McKean, 2000). Đối với nguồn tài nguyên dùng chung, cộng đồng có thể tự quản lý nguồn tài nguyên đó một cách hiệu quả và bền vững bằng những thể chế của chính họ. Phương pháp quản lý tài nguyên dựa vào chính những người sử dụng sẽ giảm thiểu chi phí giám sát và thực thi luật pháp. Hơn nữa, những người sử dụng tài nguyên truyền thống chính là những người có kiến thức đầy đủ nhất và nhiều kinh nghiệm nhất để quản lý tài nguyên một cách hiệu quả (Ostrom, 1990), (McKean, 2000), (Gibson, McKean, and Ostrom, 2000)), (Agrawal and Ostrom, 2008), và họ có thể tự xây dựng luật lệ/quy tắc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Ostrom, 1990). Tuy nhiên, trong trường hợp thể chế địa phương không được thiết kế và xây dựng phù hợp, thì việc giao rừng cho cộng đồng quản lý sẽ tạo ra cơ hội cho tầng lớp có quyền lực tại địa phương nắm lấy nguồn tài nguyên rừng cho lợi ích riêng của cá nhân hoặc của nhóm. Những người có thế lực ở địa phương có thể thông đồng với chính quyền địa phương để có được những lợi ích cá nhân (Doornbos, Saith and White, 2000). Từ kết quả nghiên cứu so sánh các trường hợp thành công và thất bại trong quản lý rừng cộng đồng ở 15 nước khác nhau do Mạng lưới quốc tế về Tài nguyên rừng và Thể chế thực hiện, và những nghiên cứu của Ostrom và Agrawal, McKean đã đề xuất các nguyên tắt để các nhà hoạch định chính sách thiết kế những thể chế thích hợp cho quản lý nguồn tài nguyên chung (bao gồm cả quản lý rừng cộng đồng), đó là: nhóm/cộng đồng sử dụng tài nguyên được giao cần có một số quyền, tối thiểu cũng phải có quyền ngăn chặn người ngoài; (2) ranh giới rõ ràng để giảm thiểu chi phí thực thi luật lệ, (3); quy chế thành viên rõ ràng để duy trì một số lượng người tham gia ổn định phù hợp với quy mô và khả năng của tài nguyên rừng; (4) nhóm/cộng đồng phải có quyền thay đổi quy chế theo thời gian để thích ứng với sự thay đổi của bối cảnh; (5) quy chế cần phải rõ ràng và có khả năng thực thi; (6) có cơ chế xử lý mâu thuẫn và xử phạt; (7) quy chế phải công bằng (công bằng trong nội bộ cộng đồng và giữa cộng đồng với bên ngoài); (8) có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và xã hội; (9) liên kết hình thành mạng lưới các bên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 liên quan gần nhau (Ostrom, 1990), (McKean, 2000), (Agrawal and Ostrom, 2008). Tuy nhiên, các thành viên cần có một quan điểm chung về những giá trị của khu rừng được giao thì mới tạo ra được sự thống nhất (Gibson, McKean, and Ostrom, 2000), nên quy mô của một nhóm/cộng đồng quản lý tài nguyên rừng cần phải đủ lớn để có thể giám sát và thực thi quy chế. Nhóm/cộng đồng quá nhỏ thì không thể tạo ra đủ nguồn lực để thực hiện việc này, những nhóm/cộng đồng quá lớn thì có thể khó đạt được tính thống nhất giữa các thành viên (Agrawal, 2000). Ngoài ra, công khai, minh bạch và thông tin tốt cũng là một điều kiện cần để có một cộng đồng quản lý rừng tốt (Anderson ,2006) 1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam Ở Việt Nam, các loại rừng cộng đồng hình thành từ các nguồn gốc khác nhau, nhưng đều được 3 chủ thể chính quản lý là cộng đồng dân cư thôn, dòng tộc và nhóm hộ hoặc nhóm sở thích. Đối với rừng do cộng đồng dân cư thôn và dòng tộc quản lý thường ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Rừng do nhóm hộ hoặc nhóm sở thích tự cùng nhau liên kết để quản lý thường ở các vùng sản xuất và thị trường phát triển, đang dần tiếp cận đến phương thức sản xuất hàng hóa, trình độ sản xuất của các hộ nông dân cao, khả năng đầu tư lớn. Chính từ cơ sở này mà quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hướng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hóa (Nguyễn Bá Ngãi, 2006, 2009). Nghiên cứu một số trường hợp quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số, Nguyễn Bá Ngãi (2006, 2009) đã chỉ ra rằng: ở tỉnh Điện Biên tồn tại hai hình thức quản lý rừng cộng đồng: quản lý rừng theo nhóm hộ và theo cộng đồng. Nhóm hộ được UBND huyện giao đất giao rừng, có quyết định kèm theo quyền lợi và nghĩa vụ của nhóm hộ, trong khi đó việc quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn/bản đã được hình thành do truyền thống lâu đời. Các trường hợp cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng chưa được chính quyền địa phuơng công nhận về mặt pháp lý những vẫn chấp nhận khi cộng đồng triển khai các hoạt động liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng (tuần tra rừng, khai thác gỗ và LSNG...). Ở tỉnh Bắc Kạn, các thôn Bản Sàng, To Đoóc, Nà Mực và thôn Khuổi Liềng thuộc 2 xã Lạng San và Văn Minh của PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1