Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây Bòn bon (Lausium domestium Corr.)
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là tìm hiểu hiện trạng cây Bòn bon tại địa điểm nghiên cứu, giá trị của cây Bòn bon và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển cây Bòn bon, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại cây lâm sản ngoài gỗ này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây Bòn bon (Lausium domestium Corr.)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây. Thừa Thiên Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Trần Thẩm Dương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Minh Đức, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây Bòn bon (Lausium domestium Corr.) tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Nông lâm Huế. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Minh Đức đã tận tình, chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Văn Trung, PCT xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, các anh em cán bộ xã Đại Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song, do còn nhiều hạn chế nhất định về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Trần Thẩm Dương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Bòn bon (Lausium domestium Corr.) là một trong những loại trái cây rừng đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, trong đó có huyện Đại Lộc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà mà nguồn tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi, có giá trị cao này ở địa phương đang bị suy thoái nghiêm trọng; thêm vào đó, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Bòn bon mà việc gây trồng và phát triển loài cây này tại Đại Lộc đang gặp không ít khó khăn. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn, phục hồi và phát triển quần thể loài tại huyện Đại Lộc, đề tài đã sử dụng các phương pháp tiếp cận truyền thống trong lâm sinh học và xã hội học trong điều tra nghiên cứu hiện trạng tài nguyên, đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài; các thông tin về giá trị và chất lượng của sản phẩm quả, tình hình khai thác, tiêu thụ, giá trị kinh tế của loài; về tri thức bản địa trong bảo tồn và phát triển loài tại địa phương, một số nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển loài; từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát triển loài tại địa phương. Từ đó đã thu được các kết quả chính như sau: Về hình thái, Bòn bon tại điểm nghiên cứu không có sai khác gì đáng kể với các quần thể hiện có ở tỉnh Quảng Nam; về mùi vị sản phẩm Bòn bon ở địa phương có vị chua hơn các xuất xứ khác nhưng có vị thanh tự nhiên hơn do vậy mức độ ưa thích của người tiêu dùng không thua kém nhiều so với các xuất xứ khác. Quả có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, được ưa thích và có thị trường rộng mở. Tại huyện Đại Lộc, số lượng Bòn bon gây trông chưa đáng kể, hầu hết là cây mọc tự nhiên trong rừng, với khoảng 20ha tại thôn Đồng Chàm, xã Đại Sơn, trong đó có 4ha cây mọc tập trung và 16ha cây rải rác, số cây mẹ cho quả không nhiều. Bòn bon là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt. Bòn bon mỗi năm có hai vụ hoa, vụ chính ra hoa bắt đầu từ tháng 3. Thời gian tính từ lúc bắt đầu ra hoa đến thu hoạch trái khoảng 135 – 140 ngày. Bòn bon thích hợp trên đất có hàm lượng mùn cao, độ pH trung tính, đất tơi xốp, thoát nước, Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt từ vùng thấp đến độ cao 600m so với mực nước biển, Bòn bon không chịu được úng. Bòn bon là cây ưa bóng, ưa thích những nơi mát mẻ, không nhiều gió. Bòn bon sinh trưởng và phát triển tốt với nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C, lượng mưa từ 1.500 – 2.500mm/năm, độ ẩm không khí 75 – 85%. Bòn bon có giá trị kinh tế khá cao, có thị trường rộng mở, cung không đáp ứng đủ cầu. Bòn bon có giá trị văn hóa cao, là một trong những sản vật biểu trưng mang lại niềm tự hào cho người dân địa phương, Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể loài ngoài gió bão, sinh vật gây hại thì chủ yếu là do thu nhập và mức sống của người dân còn quá thấp, thiếu đất canh tác, tập quán canh tác và phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên còn lạc hậu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3 1.1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ .............................................................................. 3 1.1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới ............................................................ 4 1.1.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái Bòn Bon ...................................................... 6 1.1.4. Nhân giống Bòn bon .............................................................................................. 7 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu..................................................................... 8 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 9 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 11 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................. 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 13 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 19 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ....................................... 19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc ...................................... 19 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đại Sơn .................................................. 31 3.2. Đặc điểm hình thái và phân loại loài cây Bòn bon tại địa điểm nghiên cứu .......... 36 3.2.1. Đặc điểm và đặc trưng hình thái của loài tại địa phương .................................... 36 3.2.2. Vị trí phân loại của loài ....................................................................................... 39 3.3. Hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái, vật hậu và tái sinh của cây Bòn bon tại địa phương .................................................................................................................... 39 3.3.1. Hiện trạng phân bố loài trên địa bàn huyện Đại Lộc .......................................... 39 3.3.2. Một số đặc điểm sinh thái có liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển loài . 46 3.3.3. Đặc điểm vật hậu học của loài............................................................................. 48 3.3.4. Đặc điểm tái sinh của Bòn bon tại khu vực nghiên cứu ...................................... 49 3.3.5. Thực trạng chọn giống, nhân giống sinh dưỡng Bòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. .................................................................................................................. 52 3.4.Chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế, văn hóa và đặc điểm thị trường của cây Bòn bon. ........................................................................................................................ 53 3.4.1. Chất lượng quả .................................................................................................... 53 3.4.2. Giá trị kinh tế và giá trị văn hóa của Bòn bon Đại Lộc....................................... 58 3.4.3 Đặc điểm thị trường của Bòn bon Đại Lộc .......................................................... 63 3.5.Thực trạng và tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển loài. .............................................................................................. 66 3.5.1. Thực trạng khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển loài tại địa phương ............ 66 3.5.2. Những tri thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, sử dụng, quản lý, bảo tồn và phát triển loài. ......................................................................................... 70 3.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững cây Bòn bon tại địa phương. ........................................................................................................ 72 3.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài................................. 72 3.6.2. Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển loài .................... 73 3.7. Nghiên cứu một số giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa phương. .................................................................................................................... 75 3.7.1. Cơ sở của các giải pháp ....................................................................................... 75 3.7.2. Đề xuất các giải pháp khả thi .............................................................................. 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA LSNG Lâm sản ngoài gỗ Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) World Wide Fund For Nature WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) World Health Organization WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) CIFOR Center for International Forestry Research World Agroforestry Centre ICRAF (Trung tâm Nông Lâm Thế giới) UBND Ủy ban nhân dân OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản D1.3 Đường kính ngang ngực Hvn Chiều cao vút ngọn Dt Đường kính tán Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),Opportunities SWOT (Cơ hội) và Threats (Thách thức) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu (theo giá hiện hành) ......................................................................................................... 24 Bảng 3.2. Hình thái cơ bản thân cây Bòn bon ...............................................................36 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến phân bố loài .........................................42 Bảng 3.4.Ảnh hưởng của các yếu tố đất đai đến phân bố loài ......................................42 Bảng3.5. Trạng thái thực bì của khu vực nghiên cứu....................................................43 Bảng 3.6.Kết quả nghiên cứu phân bố tái sinh trên mặt đất..........................................50 Bảng 3.7. Mật độ cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu: ..................................51 Bảng 3.8.Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh Bòn bon ..............................................51 Bảng 3.9. Chiều cao cây Bòn bon tái sinh tại khu vực nghiên cứu ...............................52 Bảng 3.10.Điểm tổng hợp mùi vị các xuất xứ Bòn bon Đại Lộc, Bòn bon Tiên Phước và Bòn bon Thái Lan .....................................................................................................55 Bảng 3.11. Thể hiện kết quả cho điểm mức độ ưa thích Bòn bon Đại Lộc chia theo các cấp tuổi người tham gia phỏng vấn ...............................................................................56 Bảng 3.12. Thành phần dinh dưỡng quả Bòn bon .........................................................57 Bảng 3.13.Thu nhập và cơ cấu thu nhập cho hộ gia đình nhận khoán Bòn bon ...........58 Bảng 3.14. Thu nhập bình quân đầu người các hộ nhận khoán rừng ............................59 Bảng 3.15. Phân tích SWOT về khả năng phát triển Bòn bon của huyện Đại Lộc.......74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Hình thái thân cây Bòn bon ...........................................................................37 Hình 3.2. Hình thái lá cây Bòn bon ...............................................................................37 Hình 3.3. Hình thái rễ cây Bòn bon (cây con và cây trưởng thành) ..............................38 Hình 3.4. Hình thái hoa Bòn bon ...................................................................................38 Hình 3.5. Hình thái quả Bòn bon ...................................................................................38 Hình 3.6. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc ................................................................40 Hình 3.7.Khu vực phân bố Bòn bon ..............................................................................41 Hình 3.8. Một cây mẹ tại khu vực 1 ..............................................................................44 Hình 3.9. Cây bòn bon bị côn trùng và nấm bệnh gây hại ............................................48 Hình 3.10. Hình dáng, kích thước, màu sắc quả Bòn bon .............................................53 Hình 3.11. Hình dạng, kích thước, màu sắc vỏ quả ......................................................54 Hình 3.12. Hình dạng, kích thước, màu sắc cùi ............................................................54 Hình 3.13. Hình ảnh một cây cho quả có kích thước lớn ..............................................55 Hình 3.14. Chuỗi thị trường sản phẩm Bòn bon Đại Lộc .............................................64 Hình 3.15. Sơ đồ veen các bên liên quan trong khai thác, quản lý, bảo tồn và phát triển Bòn bon Đại Sơn ...........................................................................................................68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đại Lộc .............................25 Biểu đồ 3.2.Phân bố N/D1.3 tại OTC 1 ...........................................................................45 Biểu đồ 3.3.Phân bố N/D1.3 tại OTC 2 ...........................................................................45 Biểu đồ 3.4.Phân bố N/D1.3 tại OTC 3 ...........................................................................46 Biểu đồ 3.5. Cơ cấu thu nhập từ Bòn bon so với tổng thu nhập các hộ nhận khoán rừng .... 59 Biểu đồ 3.6.So sánh thu nhập bình quân đầu người ......................................................60 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõhơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi. Rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch môi trường và mang giá trị văn hoá, tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của dân số thế giới, rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự can thiệp thiếu hiểu biết của con nguời. Với điều kiện sống nghèo đói người ta đã khai thác rừng một cách quá khả năng phục hồi của nó. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội thiếu khoa học đã làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài gỗ [11]. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Mọc nhiều ở trong rừng Đại Lộc, Quảng Nam, Bòn bon (Lausium domestium Corr.) là một đặc sản của xứ Quảng. Mùa thu hoạch Bòn bon vào các tháng 6 đến tháng 9 âm lịch. Bòn bon có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng. Nhiều người khẳng định rằng, chỉ ở Quảng Nam mới có trái Bòn bon nổi tiếng nhất. Đại Lộc cùng với Tiên Phước là hai “vựa” Bòn bon nổi tiếng với mỹ danh “Nam Trân” của Quảng Nam. Đặc biệt, Bòn bon xứ Quảng không có vị ngọt hoàn toàn như Bòn bon Thái vẫn bày bán nhiều trên thị trường, nhưng có hương vị đặc trưng rất lạ. Trái đầu mùa lúc nào cũng chua gắt, nhưng đến khi vào mùa, thì trái Bòn bon ngọt lịm, rất thanh, có vị chua nhẹ không gắt. Những múi Bòn bon trong veo, ít hạt, bỏ vào miệng là nghe ngon lịm người. Loại Bòn bon đất Quảng chỉ nhỏ bằng 1/2 hoặc 2/3 trái Bòn bon Thái, giá của loại Bòn bon Quảng Nam cũng rất mềm so với của Thái, chỉ bằng 1/2 hoặc cao lắm là 2/3 so với loại của Thái. Tại Đại Lộc, Bòn bon mọc tập trung nhiều ở xã Đại Sơn, một xã miền núi của huyện cùng một diện tích nhỏ tại xã Đại Tân. Thị trường tiêu thụ loại trái này ở đâu trên dải đất miền Trung hay 2 đầu đất nước, đều bán rất chạy. Chính vì là một loại trái cây đặc hữu, có giá trị kinh tế cao nên Bòn bon ở đây đang bị khai thác, tàn phá quá mức, thêm vào đó, do chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh thái của Bòn bon mà việc gây trồng và phát triển loài cây này tại Đại Lộc đang gặp không ít khó khăn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Để góp phần giải quyết tồn tại trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển cây Bòn bon (Lausium domestium Corr.) tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài 1) Mục đích của đề tài Tìm hiểu hiện trạng cây Bòn bon tại địa điểm nghiên cứu, giá trị của cây Bòn bon và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển cây Bòn bon, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại cây lâm sản ngoài gỗ này. 2) Mục tiêu cụ thể của đề tài - Tư liệu hóa được các dữ liệu về đặc điểm và hiện trạng của cây Bòn bon tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. - Đánh giá được các mặt giá trị cây Bòn bon mang lại cho người dân địa phương. - Đánh giá được một số nhân tố tác động đến công tác bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa bàn nghiên cứu (xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc). - Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1) Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài này sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những chủ trương phù hợp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển cây Bòn bon trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2) Ý nghĩa thực tiễn Đề tài phân tích được thực trạng cây Bòn bon và các mối đe dọa đến nguồn tài nguyên này, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý ở địa phương đưa ra một số giải pháp quản lý hiệu quả để bảo tồn, phát triển, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, tiêu thụ nguồn tài nguyên này nhằm từng bước giúp xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ loài cây đặc sản của tỉnh Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất. Dịch vụ trong định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩm này (FAO, 1995). Lâm sản ngoài gỗ bao gồm " tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm.... thuộc về lĩnh vực phục vụ của rừng" (Wickens, 1991). LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, có ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999). LSNG là tất cả các vật liệu sinh học ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989). “ Nhiều loại cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loại cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn cho gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu..." (Lê Mộng Chân, 1993).[9] LSNG thường được phân chia theo nhóm giá trị sử dụng như sau: - Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu công nghiệp. - Nhóm LSNG dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ. - Nhóm LSNG dùng làm lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. - Nhóm LSNG dùng làm dược liệu. - Nhóm LSNG dùng làm cảnh. LSNG đa dạng về giá trị sử dụng do đó nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội: + LSNG có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội. Chúng có giá trị lớn và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm. + LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng. Chúng đóng góp vào sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen hoang dã quí, có thể bảo tồn phục vụ gây trồng công nghiệp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 + LSNG hiện bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh hưởng của sự tăng dân số, mở rộng canh tác nông nghiệp, chăn thả gia súc không kiểm soát, khai thác gỗ, thu hái chất đốt (Nguyễn Quốc Bình, 2015). Tóm lại, lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không kể gỗ, cũng như những dịch vụ từ rừng mà người dân có thể sử dụng được, hay đem các sản phẩm từ rừng ra để chao đổi hàng hóa mua bán mang lại thu nhập kinh tế cho người dân. 1.1.2. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được giá trị thực của thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai trò to lớn của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và việc khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, thuốc nhuộm, tanin, sợi, cây làm thuốc,… và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này. LSNG được hiểu theo nhiều cách dựa vào định nghĩa của các nhà khoa học đưa ra ở các thời điểm khác nhau: De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG là “tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của loài người. LSNG bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi…”. Năm 2000, JennH.DeBeer định nghĩa về LSNG như sau: “LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, song mây, gỗ nhỏ và sợi.” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Như vậy, việc định nghĩa cho rõ ràng thế nào là LSNG là vấn đề khó khăn và không thể có một định nghĩa duy nhất đúng. Nó có thể thay đổi chút ít phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, quan điểm và nhu cầu khác nhau của các địa phương cũng như các thời điểm. Tuy nhiên qua các khái niệm trên có thể đưa ra những cách nhìn chung về LSNG, và qua đó giúp chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về giá trị của nó. Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị của LSNG về kinh tế rất lớn. Nghiên cứu của Peter (1989) đã chỉ ra giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào. Hay như Balic và Mendelsohn (1992) đã khẳng định trong công trình nghiên cứu của mình ở một số nước nhiệt đới rằng: Chỉ riêng thu nhập dược liệu từ 1ha rừng thứ sinh cũng có thu nhập cao hơn giá trị thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp trên cùng diện tích. Ở một số vùng LSNG có thể mang lại nguồn tài chính hơn cả gỗ. Nghiên cứu của Heinzman (1990) cho biết việc kinh doanh các sản phẩm từ các cây họ cau dừa ở Guatemala cho hiệu quả cao hơn nhiều so với kiểu rừng kinh doanh gỗ. Ở Zimbabwe có 237.000 người làm việc liên quan tới LSNG, trong khi đó chỉ có 16.000 người làm trong ngành lâm nghiệp, khai thác và chế biến gỗ (FAO, 1975). Cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng LSNG để chữa bệnh và làm thực phẩm, vài triệu gia đình phụ thuộc vào những sản phẩm loại này của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập. Nhưng theo nghiên cứu của CIFOR thì giá trị LSNG tính qua thu nhập phải theo cách nghĩ khác: - Thứ nhất, LSNG quan trọng vì chức năng an toàn và sinh tồn, nhiều loại không chắc có giá trị về thu nhập. - Thứ hai, có loại LSNG có giá trị về thu nhập nhưng hiện thời chưa được đầu tư đúng mức, chưa có đủ điều kiện phát triển, ở nơi thiếu hạ tầng cơ sở, thiếu thông tin và thị trường. - Thứ ba, những mục tiêu về bảo tồn chưa gắn chặt với mục tiêu phát triển. Mặt khác, thực vật LSNG còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho nhiều quốc gia. Đối với các nước Đông Nam Á, chỉ riêng hàng song mây thành phẩm đã có gần 3 tỉ USD trao đổi thương mại hàng năm. Ở Thái Lan năm 1987 xuất khẩu LSNG dạng thô với giá trị bằng 80% xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ, chỉ khiêm tốn thì giá trị xuất khẩu của LSNG là 32 triệu USD. Sản phẩm tre cũng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, theo Thammincha thì năm 1984 tre xuất khẩu có giá trị 3 triệu USD. Thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật giá trị xuất khẩu năm 1979 là 17 triệu USD. Ở Indonesia, giá trị LSNG xuất khẩu của họ đạt con số 238 triệu USD vào năm 1987. Ở nước này song mây là LSNG chủ yếu tính về giá trị xuất khẩu, là nước cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới, ước tính chiếm từ 70- 90% thị trường toàn cầu. Còn Malaysia thì năm 1986 đạt con số 11 triệu USD về xuất khẩu LSNG. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Ở Bắc Phi cây rừng là nguồn thực phẩm và dược liệu quan trọng. Như ở Cameroon vỏ một loại cây Prunus (họ Rosaceae) làm thuốc được khai thác để xuất khẩu trong những năm 1990 có đến 3.000 tấn loại này xuất khẩu hàng năm cho giá trị khoảng 220 triệu USD/năm. Ở Châu Mỹ, người dân những nước đang phát triển nằm trong khu vực rừng nhiệt đới cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng nói chung và LSNG nói riêng. Một số sản phẩm quan trọng như hạt dẻ Brazil mang lại nguồn thu từ 10- 20 triệu USD hàng năm cho những người thu hái. Ở Brazil còn có cây cọ Babacu được khai thác cho tiêu thụ tại chỗ và thương mại từ thế kỉ 17. Chính từ những nghiên cứu, phát hiện và lợi ích đó mà nhiều quốc gia, tổ chức đã thể hiện quan tâm đến thực vật LSNG bằng những hành động cụ thể. Chẳng hạn như ở Châu Phi, dưới sự hỗ trợ của tổ chức FAO đã có những chương trình, dự án chú trọng tới việc phát triển loài LSNG mũi nhọn. Hay như trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF) đã có những biện pháp chọn lọc và quản lý các loài cây cung cấp thực vật LSNG hoang dại và xem chúng như là chìa khóa mở đường trong nhiều hoạt động và đã được áp dụng ở một số mô hình nông lâm kết hợp như mô hình trồng song, mây dưới tán rừng ở Châu Á, mô hình một số loài cau dừa (đã thuần hóa và bán hoang dã) được gây trồng cùng các loài thân gỗ và thân thảo ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG đã cho thấy tiềm năng to lớn của nó ở các nước nhiệt đới. Do vậy, kinh doanh thực vật LSNG đang mở ra triển vọng phát triển rừng bền vững, nó có thể kết hợp với kinh doanh rừng gỗ làm thành mô hình kinh doanh có hiệu quả trên mọi mặt. 1.1.3. Một số đặc điểm hình thái, sinh thái Bòn Bon Tên Việt Nam: Bòn bon, tên khác: Lòn bon, Loòng boong, Nam Trân. Tên khoa học: Lausium domestium Corr. Họ: Xoan – Meliaceae Mô tả, Bòn bon là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh, thân thẳng cao từ 8 – 12m, phân cành thấp 2 – 3m. Vỏ màu xám trắng có nhựa trắng và bong theo dạng hình elip. Lá kép một lần lẻ, lá chét mọc cách có hình trứng ngược, gân lá nổi rõ, có màu xanh mặt trên và hơibạc mặt dưới.Hoa mọc từ thân và cành thành chùm có màu trắng, cây ra hoa vào tháng 6 – 7. Quả non màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng, hình tròn, đường kính khoảng 5cm, vỏ mỏng dẻo, cơm màu vàng trắng được chia thành 5 – 6 múi nhỏ, mỗi múi có một hột và hột có vị đắng, khó tách khỏi cơm. Vị Bòn Bon hơi chua nhưng khi chín có mùi thơm quyến rũ, ngọt tinh khiết, càng nhỏ càng đặc ruột, vị ngọt càng đậm đà. Trái Bòn bon chỉ được ăn, ăn ngon khi nó chín mềm. Mùi thơm và vị chua, ngọt “đặc biệt” [10, tr. 32]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Phân bố, Bòn bon là loại cây ăn trái nhiệt đới. Có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai, nhưng hiện nay loại cây này trồng phổ biến khắp vùng Đông Nam Á, phân bố nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Ở Việt Nam, cây Bòn bon phân bố hẹp ở một số tỉnh miền Trung và được xem là loại cây đặc hữu của tỉnh Quảng Nam. Cây phân bố hẹp chủ yếu ở các huyện miền núi như Quế Sơn, Nam Giang, Đại Lộc, Tiên Phước. Cây Bòn bon mọc tự nhiên trong rừng tự nhiên, nơi đất có độ xốp cao, càng lên cao cây phân bố càng ít. Hiện nay đã được người dân đưa về trồng ở vườn nhà [10, tr. 32]. Đặc điểm sinh học, cây Bòn bon sống trong rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng có nhiệt độ trung bình khoảng 270C, lượng mưa 1000mm trở lên, cây có chu kỳ phát triển chậm, cây trồng từ hạt sau 10 – 15 năm mới ra hoa kết quả. Cây sống được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn, có thể là đất pha cát, đất sét, sét pha cát mịn, hoặc cát pha sét. Đặc tính quan trọng nhất để cây phát triển là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất. Cây ưa mát, chịu bóng, do đó khi trồng nên xen với cây ăn quả khác như Măng cụt, Chuối, Sầu riêng, Chôm chôm [10, tr. 32 -33]. Giá trị sử dụng, ngoài tác dụng làm thực phẩm, cây Bòn bon còn có nhiều giá trị khác nhau, trong dân gian, cây được người dân sử dụng để làm thuốc trị sốt rét, vỏ Bòn bon được dùng để ngưng đi tiêu chảy và ngăn chặn sự co thắt hệ đường ruột, vỏ và lá được nấu sắc để chữa trị bệnh kiết lỵ, vỏ còn có tác dụng giảm chứng đầy hơi và sưng. Vỏ quả phơi khô, đốt lấy khói có mùi thơm nhẹ, dùng để đuổi muỗi và làm nhang xông trong các phòng người bệnh. Thân Bòn bon làm gỗ có màu nâu nhạt rất đẹp, độ cứng trung bình, thớ thịt cây mịn, dai, khá bền, dùng làm cột nhà và đồ gia dụng [10, 19]. Năng suất, Bòn Bon là loài cây ăn quả có chu kỳ phát triển chậm, tuy nhiên năng suất cây cao, thích nghi với nhiều loại đất, đặc biệt giá thành quả khá cao và ổn định, thích hợp làm loại cây xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực miền núi. 1.1.4. Nhân giống Bòn bon Cây Bòn bon có thể nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép. Nhân giống bằng hạt cây ít biến dị, ổn định trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhưng ngược lại thời gian cho quả dài, thường phải từ 10 – 15 năm nên hiện nay việc nhân giống từ hạt ít được ứng dụng trong sản xuất tạo cây giống. Cây con chỉ được ứng dụng làm gốc ghép cho việc nhân giống theo phương pháp ghép cành. Bên cạnh khả năng nhân giống từ cây con thì kỹ thuật tạo cây giống theo phương pháp chiết cành cũng được ứng dụng nhưng thời gian cành ra rễ dài, thường sau 5 – 6 tháng mới có thể cắt cành mang đi trồng được nên cách này hiện tại cũng ít dùng để tạo cây giống. Trong giai đoạn hiện nay nhân giống bằng phương pháp ghép PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 cành thường được ứng dụng nhiều.Phương pháp này có ưu điểm là rút ngắn được thời gian cho quả, giảm chiều cao thân cây, tuyển chọn được cây mẹ lấy giống có năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. Hiện nay, cây Bòn bon được nhân giống chủ yếu là ghép mắt hoặc ghép cành. Ghép mắt thường dùng là phương pháp cửa sổ, chữ T thường cho kết quả trung bình (50 – 60%), vì do đặc điểm cây Bòn bon có vỏ mỏng, dễ mất nước khi bóc vỏ ghép, mắt ghép dễ bị tổn thương, phương pháp ghép nêm được tin cậy hơn. Phương pháp ghép nêm được ứng dụng tạo nhân giống cây Bòn bon bao gồm các bước như sau: Tạo gốc ghép: chọn những hạt giống khỏe, không sâu bệnh, tiến hành xử lý hạt bằng cách phơi nhẹ hạt giống dưới ánh mặt trời sau 5 – 7 ngày, ngâm hạt giống 12 giờ trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) sau gieo rải trực tiếp trên luống cát gieo ươm. Khi cây con cao 15cm có ít nhất 2 cặp lá thì đánh lên cấy vào bầu nilon có kích thước 15x30cm, thành phần dinh dưỡng ruột bầu 80% đất thịt nhẹ, 10% phân chuồng hoai, 10% phân vi sinh hoặc ươm lên luống với khoảng cách 40 – 50cm. Sau khi chăm sóc cây từ 18 – 24 tháng, gốc cây ghép có đường kính trên 1 – 1,5cm thì có thể tiến hành ghép được. Chọn cành ghép: Cành ghép được thu từ những cây mẹ đạt tiêu chuẩn làm giống, đã qua chọn lọc tại các vườn hoặc rừng tự nhiên. Cây mẹ cho sai quả, ngọt, thơm ngon, không bị sâu bệnh. Tiến hành lựa chọn cành đạt chuẩn, cắt bớt lá, bó thành từng bó, bảo quản tại chỗ sau đó chuyển kịp thời về vườn ươm để tiến hành ghép. Chú ý cần lựa chọn những cành bánh tẻ, sức sinh trưởng tốt và thường có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính của gốc ghép. Kỹ thuật ghép: Cây gốc ghép được cắt ngọn cách mặt đất 8 – 10cm. Dùng dao ghép chẻ đôi từ vị trí cắt ngọn ăn sâu vào gỗ khoảng 1cm, vết cắt phải nhẵn. Cành ghép là cành bánh tẻ đường kính lcm, dài khoảng 6cm, có 3 - 4 chồi ngủ, đầu phía gốc cành vạt 2 bên thành hình nêm cắm vào gốc ghép đã chẻ đôi sâu khoảng lcm. Tiến hành ghép: Nhanh chóng cắm cành vào vết chẻ và xê dịch vị trí phù hợp. Ép chặt cành ghép vào gốc ghép, rồi dùng dây nilon cố định buộc chặt lại. Sau khi ghép khoảng 12-24 tháng có thể đem trồng. Chăm sóc gốc ghép: Hàng ngày chăm sóc cây ghép và tưới bổ sung nước vừa đủ cho gốc ghép. Lưu ý không tưới quá nhiều. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Công tác bảo tồn và phát triển cây Bòn bon tại địa bàn huyện Đại Lộc còn mang một số tồn tại chính sau đây: Giá trị kinh tế của Bòn bon mang lại cho địa phương là khá cao tuy nhiên chưa có báo cáo đánh giá cụ thể (giá trị kinh tế, chất lượng sản phẩm) để làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Vì Bòn bon có giá trị kinh tế cao, thêm vào đó điều kiện tại địa phương khai thác chủ yếu là cây mọc tự nhiên có thân thẳng, thường cao, khó leo trèo nên tuy đã có những khuyến cáo nhưng hoạt động khai thác của người dân địa phương vẫn mang tính không bền vững (chặt cành, hạ cây). Tàn phá quá mức làm suy giảm số lượng cũng như chất lượng của loại cây đặc hữu này. Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của loài (yêu cầu về địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, độ ẩm, các loại sinh vật liên quan đến loài) là cơ sở cho các cơ quan quản lý địa phương đưa ra một số giải pháp bảo tồn loài, cũng như tìm kiếm những địa điểm có điều kiện phù hợp để phát triển loài trên phạm vi toàn Huyện. Hiện nay, tại địa phương, ngoài diện tích khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh, nguồn giống trồng mới sử dụng chủ yếu được thu hái trực tiếp trên rừng, chưa qua chọn lọc, giống mua tại địa phương khác lại có nguồn gốc không rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng Bòn bon sau này. Bòn bon thu trái nên việc tuyển chọn giống sinh trưởng tốt và có năng suất cao là vô cùng cần thiết. 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài a) Nguồn gốc và phân bố Bòn bon trên thế giới Bòn bon ban đầu có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó mọc hoang trong rừng Sumatra, nơi có con sông rộng và dài nhất Indonesia nằm trên phần phía nam của đảo Sumatra. Nước sông dâng cao và gây lũ lụt các vùng đất rừng trong một vài tháng, khi nước lắng xuống, lá và cành cây rụng làm ẩm một khu vực rộng lớn của rừng, đây là điều kiện lý tưởng cho rừng Bòn bon phát triển tự nhiên. Cây được trồng khắp toàn bộ khu vực Đông Nam Á, từ miền Nam Ấn Độ đến Philippines. Tại Philippines, Bòn bon được địa phương gọi là Lanzones hoặc Langsa, cây được trồng chủ yếu trên phần phía nam của đảo Luzon, đặc biệt nhiều ở Paete, Philippines nơi có các điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của nó. Ở Indonesia, Bòn bon được gọi là Langsat, rất phổ biến ở Tây Kalimantan (Pontianak, Indonesia), Sulawesi và Nam Sumatra. Tại Sarawak, phía bắc đảo Borneo, tồn tại giống Bòn bon có kích thước lớn hơn, gần đến kích thước của quả bóng golf, ngọt và ít nhựa trong vỏ, được gọi là Duku. Một loại khác được gọi là Dokong xuất khẩu sang Malaysia từ Thái Lan (giống này được gọi là Longkong) có các cụm quả phát triển hơn, vẻ bề ngoài đẹp và đặc trưng làm cho nó được ưa thích hơn nhiều so với Langsat tiêu chuẩn. Ngoài khu vực Châu Á, nó cũng đã được cấy ghép thành công và đưa tới Hawaii và cộng hòa Suriname, một số ít được phát hiện tại Costa Rica [31]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 b) Một số đặc điểm sinh thái của Bòn bon trên thế giới Bòn bon có thể được trồng và phát triển từ vùng thấp cho đến 600m độ cao so với mực nước biển, không thể trồng ở độ cao hơn hơn 650m, được cho là có thể phát triển tốt và nở hoa ở các loại đất như phù sa, latosol (là tên được đặt cho các loại đất được tìm thấy dưới những cánh rừng mưa nhiệt đới với có hàm lượng sắt và nhôm oxit cao), podzol (một loại đất điển hình của các rừng cây lá kim). Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông (bùn), li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất, Bòn bon không chịu được lụt. Một số biến thể của Bòn bon có thể chịu được nước… Bòn bon là cây ưa bóng, ưa thích những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không nhiều gió, đặc biệt là khi ra hoa kết quả. Rừng Bòn bon tự nhiên phát triển ở những khu vực tối. Bòn bon thường kết quả mỗi năm một lần, thời gian này có thể khác nhau giữa các khu vực, nhưng hoa nở thường là sau khi bắt đầu mùa mưa và trái sẽ chín sau đó 4 tháng. c)Một số nghiên cứu về Bòn bon trên thế giới Julia Morton trongFruits of Warm Climates (1987) đã có những nghiên cứu khái quát về hình thái, nguồn gốc và phân bố, đặc điểm sinh thái, sâu bệnh và giá trị sử dụng của cây Bòn bon. Nghiên cứu tại Đại học Walailak, Thasala (Thái Lan) ghi nhận các terpenoids chiết xuất từ hạt Bòn bon có hoạt tính diệt được Plasmodium fasciparum (Phytochemistry số 67 – 2006). Nghiên cứu tại Đại học Malaysia, Sarawak ghi nhận được nước chiết từ vỏ quả và lá Bòn bon có tác dụng làm giảm hạ số lượng P. falciparum thuộc các chủng đã kháng chloroquine (T9) và chưa kháng chloroquine (3D7). Dịch chiết từ vỏ quả gây trở ngại, làm ngưng chu kỳ phát triển của ký sinh trùng (Journal of Ethnopharma cology, số 85 – 2003). Verheij năm 1992 đã có những nghiên cứu về tác dụng của vỏ Bòn bon làm nhang và làm thuốc chống muỗi trong phòng bệnh. Martha Tilaar, 2007, nghiên cứu được chiết xuất từ Bòn bon có hoạt động chống oxy hóa, chứng minh được tác dụng của trái Bòn bon như một sản phẩm chăm sóc da mất sắc tố và giữ ẩm da. Trong Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry 2015 (140 -143) bước đầu nghiên cứu về hợp chất kháng sinh có tên lansioside D, được phân lập từ vỏ trái cây của Lansium domesticum, hợp chất này có các hoạt động đáng chú ý đối với các vi khuẩn Gram dương và hoạt động vừa phải chống lại các vi khuẩn gram âm. Phát hiện này có ý nghĩa tích cực khi nhu cầu kháng khuẩn mới đang rất cao, do các chất kháng sinh phổ biến đang dần bị kháng. Phát triển lansioside D PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 như một loại thuốc kháng sinh đang là một đối tượng nghiên cứu thú vị và ý nghĩa trong tương lai. Nghiên cứu tại Đại học Philippines, Manila ghi nhận dịch chiết từ lá Bòn bon có tác dụng diệt được ấu trùng của các loài muỗi Aedes aegypti (tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết) và loài muỗi Culex quinquefasciatus. Hoạt tính diệt lăng quăng này xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi thêm dịch chiết vào môi trường thử nghiệm ở các nồng độ 100g% đến 1,565g% (SouthEast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health số 25 – 1994). Các nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu đi sâu vào các mặt giá trị của cây Bòn bon, khẳng định một cách chắc chắn về giá trị kinh tế của Bòn bon kể cả là thực phẩm lẫn làm dược liệu, sử dụng trong y dược…Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu này chưa được phổ biến rộng rãi. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, Bòn bon chỉ phân bố tự nhiên ở khu vực miền Trung, và số ít ở một số tỉnh miền Nam, tập trung chủ yếu ở các huyện Tiên Phước, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam, và đã được gây trồng thành công tại nhà. Mặc dù là loại trái cây có hiệu quả kinh tế cao, nhưng các nghiên cứu phát triển Bòn bon vẫn còn bỏ ngỏ. Đã có một số tác giả nghiên cứu, tổng hợp, viết tài liệu về cây Bòn bon, nội dung chủ yếu tập trung vào mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công dụng, quy trình kỹ thuật trồng, kỹ thuật nhân giống Bòn bon. Cụ thể: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2007 phát hành sách “Trồng – chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh Bơ – Hồng – Bòn bon”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2012 phát hành sách “ Kỹ thuật gây trồng một số loại cây đặc sản rừng” của các tác giả khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế. Trong đó có nêu rõ các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng, kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Bòn bon. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 16a –2010: 157-166, có bài viết “Đặc tính sinh học sự ra hoa và sự phát triển trái Bòn bon ta và Bon bon Thái (Lansium domesticum Corr.) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” của các tác giả Trần Văn Hậu và Lê Thị Thảo. Đề tài tìm hiểu quá trình ra hoa và phát triển trái của hai giống Bòn bon Việt Nam và Bòn bon Thái Lan làm cơ sở cho những nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất trái Bòn bon để từng bước xây dựng quy trình canh tác loại cây đặc sản này ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 16b-2010: 259-265 có bài “Ảnh hưởng của nồng độ paclobutrazol lên sự ra hoa Bòn bon ta (Lansium domesticum Corr.) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” của các tác giả Trần Văn Hậu và Võ Hoàng Kha. Đề tài thực hiện trên 20 cây Bòn bon 20 tuổi nhân giống hữu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 456 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 211 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 169 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 176 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 141 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập, tỉnh Gia Lai
130 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 35 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn