intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu xây dựng được cơ sở khoa học cho quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Đề xuất được Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CÔNG XUÂN NGỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN SỐP CỘP - TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Hà Nội, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CÔNG XUÂN NGỌC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN SỐP CỘP - TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. TRẦN HỮU VIÊN Hà Nội, 2015
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÀI LIỆU GỐC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN SỐP CỘP - TỈNH SƠN LA Họ và tên: Công Xuân Ngọc Lớp: 21B - Cao học Lâm học Năm 2015
  4. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Công Xuân Ngọc
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học do Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Tây Bắc, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo, các cơ quan, đơn vị, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và toàn thể giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa đào tạo. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, NGUT. GS.TS.Trần Hữu Viên, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài và hoàn thành luận văn. Qua đây cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, Uỷ ban nhân dân các xã và các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện Sốp Cộp đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và hoàn thành bản luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015 Tác giả Công Xuân Ngọc
  6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3 1.1. Nhận thức chung về quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ..............................3 1.2. Trên thế giới .....................................................................................................4 1.2.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ...........................................................................4 1.2.2. Quy hoạch Lâm nghiệp ..............................................................................6 1.3. Ở Việt Nam.......................................................................................................8 1.3.1. Quy hoạch vùng chuyên canh ....................................................................8 1.3.2. Quy hoạch lâm nghiệp ...............................................................................9 1.3.2.1. Quá trình hình thành công tác quy hoạch lâm nghiệp ở nước ta ........9 1.3.2.2. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam .................12 1.3.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp ở Việt Nam ...............................12 1.4. Thảo luận ........................................................................................................14 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................16 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................16 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................16 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................16 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................16 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................16 2.3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Sốp Cộp ......................................................17 2.3.2. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện Sốp Cộp ...................................................................................................17 2.3.3. Nội dung đề xuất Kế hoạch và định hướng Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp ..................................................................................17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18 2.4.1. Quan điểm Phương pháp luận .................................................................18 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .....................................................18 2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và kế thừa tài liệu hiện có .................18 2.4.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, bổ sung hoàn thiện tài liệu 19 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ..................................20
  7. iv 2.4.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin, tài liệu .....................20 2.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................20 Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................21 3.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................21 3.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................21 3.1.2. Địa hình, địa thế .......................................................................................22 3.1.3. Khí hậu .....................................................................................................22 3.1.4. Sông suối - thuỷ văn ................................................................................23 3.1.5. Đất đai, thổ nhưỡng .................................................................................24 3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội .................................................................25 3.2.1. Nguồn nhân lực ........................................................................................25 3.2.1.1. Nhân khẩu và lao động: ....................................................................25 3.2.1.2. Dân tộc: .............................................................................................26 3.2.2. Thực trạng về kinh tế ...............................................................................26 3.2.3. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................................27 3.2.3.1. Giao thông: ........................................................................................27 3.2.3.2. Thuỷ lợi: ............................................................................................27 3.2.3.3. Năng lượng: ......................................................................................28 3.2.4. Thực trạng về văn hoá - xã hội ................................................................28 3.2.4.1. Giáo dục: ...........................................................................................28 3.2.4.2. Y tế: ...................................................................................................28 3.2.4.3. Văn hóa - thông tin, thể thao:............................................................29 3.2.5. Thực trạng về môi trường ........................................................................29 3.2.6. Tình hình an ninh, quốc phòng, đối ngoại ...............................................29 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ..............................................................................................30 3.3.1. Những thuận lợi .......................................................................................30 3.3.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................30 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31 4.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp ........................................................................................................................31 4.1.1. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................31 4.1.1.1. Văn bản của Quốc hội - Chính phủ ...................................................31 4.1.1.2. Văn bản của các bộ ngành Trung ương ............................................32 4.1.1.3. Văn bản của tỉnh Sơn La ...................................................................33 4.1.2. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện Sốp Cộp ........33 4.1.2.1. Hiện trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ......................................33 4.1.2.2. Tình hình các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng...........................43 4.1.3. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến BV&PTR trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030............................................................51 4.1.3.1. Dự báo về dân số và lao động ...........................................................51
  8. v 4.1.3.2. Dự báo nhu cầu, thị trường về lâm sản ............................................52 4.1.3.3. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước ...............................................54 4.2. Nội dung đề xuất Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch BV&PTR huyện Sốp Cộp đến năm 2030 ...........................................55 4.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển ...........................................................55 4.2.2. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch ..........................................56 4.2.2.1. Xây dựng các phương án ..................................................................56 4.2.2.2. Phân tích và lựa chọn phương án ......................................................57 4.2.3. Nội dung đề xuất Kế hoạch BV&PTR rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch BV&PTR đến năm 2030 ......................................................58 4.2.3.1. Mục tiêu: ...........................................................................................58 4.2.3.2. Nhiệm vụ: ..........................................................................................59 4.2.3.3. Nội dung ............................................................................................60 4.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch: .............................................81 4.3.1. Giải pháp vận dụng hệ thống chính sách .................................................81 4.3.1.1. Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng ...................................81 4.3.1.2. Chính sách tài chính và tín dụng .......................................................81 4.3.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ......................................................82 4.3.3. Giải pháp về đất đai .................................................................................83 4.3.4. Giải pháp về quản lý quy hoạch ..............................................................83 4.3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ và khuyến lâm ..............................84 4.3.6. Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực .......................................................85 4.3.7. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. .........................................86 4.3.8. Giải pháp về vốn. .....................................................................................86 4.4. Các dự án ưu tiên đầu tư .................................................................................87 4.5. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư .........................................................................88 4.5.1. Căn cứ tính toán vốn đầu tư .....................................................................88 4.5.2. Khái toán nhu cầu vốn đầu tư ..................................................................89 4.6. Hiệu quả của dự án quy hoạch .......................................................................91 4.6.1. Về môi trường và đa dạng sinh học .........................................................91 4.6.2. Về xã hội và quốc phòng an ninh ............................................................91 4.6.3. Về kinh tế .................................................................................................92 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban Quản lý DN : Doanh nghiệp LLVT : Lực lượng vũ trang UBND : Uỷ ban nhân dân Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn BV & PTR : Bảo vệ và phát triển rừng KNTS : Khoanh nuôi tái sinh RĐD : Rừng đặc dụng RPH : Rừng phòng hộ RSX : Rừng sản xuất
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 4.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng 34 4.2 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý 36 4.3 Trữ lượng rừng phân theo Loại rừng 37 4.4 Trữ lượng rừng phân theo chủ quản lý 38 So sánh diện tích đất lâm nghiệp năm 2007 và năm hiện 4.5 43 trạng 4.6 Dự báo quy mô dân số huyện Sốp Cộp 51 4.7 Dự báo nhu cầu lâm sản của Việt Nam qua các năm 53 4.8 Quy hoạch sử dụng đất rừng lâm nghiệp đến năm 2030 60 Kế hoạch Bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020 và định 4.9 61 hướng 2030 Kế hoạch KNTS rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng 4.10 62 2030 4.11 Tiến độ, địa điểm trồng rừng mới phân theo giai đoạn 64 Kế hoạch trồng, chăm sóc rừng đặc dụng giai đoạn 2016- 4.12 64 2020 và định hướng 2030 Kế hoạch trồng, chăm sóc rừng phòng hộ giai đoạn 2016- 4.13 65 2020 và định hướng 2030 Kế hoạch trồng, chăm sóc rừng sản xuất giai đoạn 2016- 4.14 65 2020 và định hướng 2030 4.15 Tập đoàn cây trồng rừng theo mục đích 66 Kế hoạch trồng cây lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2016-2020 4.16 67 và định hướng 2030 Kế hoạch khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 4.17 74 2016-2020 Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất giống 4.18 78 cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 4.19 Phân kỳ Quy hoạch khối lượng thực hiện theo giai đoạn 80 4.20 Tổng hợp vốn đầu tư phân theo giai đoạn 90
  11. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn 19 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La 21
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, vai trò của rừng nói riêng, ngành Lâm nghiệp nói chung không chỉ được đánh giá ở góc độ kinh tế thông qua những giá trị sản phẩm thu được từ rừng, mà còn được tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi trường do rừng đem lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm nghề rừng và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng, mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận, cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy ngành Lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng còn nhiều tồn tại, bất cập như: Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng còn kém hiệu quả; năng suất, chất lượng rừng không cao; tình trạng chặt phá và khai thác rừng trái phép, lấn chiếm, sử dụng rừng, đất rừng không đúng mục đích, không theo quy hoạch vẫn còn diễn ra... Những tồn tại và bất cập này làm cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, giá trị đích thực của rừng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Do đó, để quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững, hiệu quả thì việc xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hợp lý, hài hoà trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi địa phương. Sốp Cộp là huyện miền núi biên giới của tỉnh Sơn La, có tổng diện tích tự nhiên 148.088 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 122.362 ha (diện tích có rừng 66.895 ha), chiếm 82,6% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên phong phú và cũng là lợi thế và tiềm năng phát triển của địa phương. Trong những năm qua công tác Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã được các cấp, các ngành địa phương quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng, lợi thế của rừng và đất rừng; những tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn và đã có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.
  13. 2 Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên; để công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được bền vững, hạn chế tối đa được những tác động tiêu cực, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc làm nghề rừng trên địa bàn huyện, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và góp phần đưa kinh tế - xã hội của huyện Sốp Cộp phát triển hoà nhập với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Sơn La thì việc nghiên cứu đề xuất Quy hoạch, Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng hợp lý, có cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Với mục tiêu đó, tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu đề xuất Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 và định hướng Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2030 huyện Sốp Cộp - tỉnh Sơn La".
  14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng Quy hoạch nói chung, quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức các hoạt động không gian và thời gian một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Thực chất đó là quá trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách hiệu quả. Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng luôn được chú trọng và được coi là nhiệm vụ chiến lược trong quản lý rừng và đất rừng. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời gian phát triển cho một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải thực hiện quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đi trước một bước. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, hiệu quả; trong điều kiện ngược lại sẽ gặp những trở ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội về lâm sản để đáp ứng cho xây dựng, gia dụng, nguyên liệu, củi… ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững càng trở lên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, và đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
  15. 4 1.2. Trên thế giới 1.2.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là thuộc loại hình quy hoạch tổng thể, đa ngành ở tầm vĩ mô nhằm khai thác một cách toàn diện và hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có trong một vùng lãnh thổ, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và các công trình văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, do đặc thù và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng và mỗi quốc gia mà nội dung đề cập trong công tác quy hoạch vùng cũng có những điểm khác nhau. Ở Liên Xô trước đây, công tác quy hoạch vùng hay còn gọi là quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lấy việc nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng làm nguyên tắc chủ đạo để phân bố lực lượng sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất ở mỗi vùng trong quá khứ và hiện tại là tiền đề để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của vùng đó. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau: - Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn lãnh thổ của đất nước, tỉnh, huyện, nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của tất cả các vùng trong quá trình tái sản xuất mở rộng. - Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng tỉnh và từng huyện. Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế chi phí vận chuyển. - Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên. Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân bổ hợp lý và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện. Tại Bungari, công tác quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm mục đích sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước và bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng, xây dựng đồng bộ môi trường sống.
  16. 5 Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước, tiến hành quy hoạch lãnh thổ cho các địa phương. Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp trong công nghiệp, liên hiệp công nông nghiệp và giải quyết các vấn đề sau: - Cụ thể hoá, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. - Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp - nông nghiệp - công nghiệp với mục đích liên kết theo ngành dọc. - Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất. - Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư và phục vụ công nông liên hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn. - Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động về: ăn, ở, nghỉ ngơi. Công tác quy hoạch vùng lãnh thổ ở Pháp được thực hiện theo quan điểm hệ thống các mô hình quy hoạch vùng lãnh thổ của M. Thénevin. Trong mô hình quy hoạch vùng này, người ta đã nghiên cứu hàm mục tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội bộ vùng, có quan hệ với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch tuyến tính với các thành phần chính sau: - Các hoạt động sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt công nghiệp với các mức độ thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển (truyền thống). - Hoạt động khai thác rừng gồm khai thác chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại. - Nhân lực phân theo các dạng thuế thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm nghiệp. - Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện tích đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực... Quy hoạch vùng đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương thức mô hình hoá trong điều kiện thực tiễn của vùng so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
  17. 6 Ở Thái lan, công tác quy hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Hệ thống phạm vi quy hoạch được tiến hành theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, địa phương. Vùng được coi như là một phần lãnh thổ của đất nước có những nét đặc trưng phân bố dân cư, khí hậu, địa hình,... khác biệt với các vùng khác. [19] Quy mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước, diện tích của đất nước. Quy hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải phối hợp với chính quyền địa phương nhằm giải quyết 2 vấn đề sau: - Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho cho vùng, những mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng được giải quyết trong kế hoạch quốc gia. - Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các kế hoạch vùng được đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia. Như vậy công tác quy hoạch vùng lãnh thổ đã được tiến hành ở nhiều nước từ lâu và đã đạt được những kết quả nhất định. 1.2.2. Quy hoạch Lâm nghiệp Sự ra đời của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nên khối lượng gỗ yêu cầu ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “Khoanh thu chặt luôn chuyển”, có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh thu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.[19]
  18. 7 Đầu thế kỷ 19, sau cách mạng công nghiệp, phương thức kinh doanh rừng chồi được thay bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và phương thức “Khoanh thu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia đều” của Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Năm 1816 xuất hiện phương pháp phân kỳ lợi dụng của H.Cotta. Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm của phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19 xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này khác với phương pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương thức tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là yêu cầu rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành “Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra”. [19] Vào thập kỷ 30, 40 của thế kỷ XX, tại Châu Âu quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack G.V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là
  19. 8 Cộng hòa Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn Sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cho trồng rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí “East African Journal for Agriculture Foretry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam Châu Phi. Năm 1966, Hội đất học của Mỹ và Hội Nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong quy hoạch sử dụng đất. 1.3. Ở Việt Nam 1.3.1. Quy hoạch vùng chuyên canh Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm): Vùng bông Bình Thuận, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An - Cao Bằng, Ba Vì - Hà Tây, Hữu Lũng - Lạng Sơn, Nho Quan - Ninh Bình, vùng mía Vạn Điểm, Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi... Các vùng cây công nghiệp dài ngày (lâu năm): Vùng cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắc Lắc, Chư Pả - Gia Lai, Kon Tum, vùng cà phê Krông Búc, Krông Bách - Đắc Lắc, Chư Pả, Ninh Đức - Gia Lai, Kon Tum, vùng chè ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc - Lâm Đồng... Quy hoạch vùng chuyên canh đã có những tác dụng trong việc: Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và những vùng có khả năng hợp tác kinh tế; Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn; Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động; Xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2