Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
lượt xem 4
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là đánh giá được khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ của vườn giống giai đoạn 12 tháng tuổi làm cơ sở chọn gia đình và xuất xứ ưu tú để phát triển nguồn giống cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao, phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng sau này ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
- i TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” nhằm đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ của vườn giống giai đoạn 12 tháng tuổi làm cơ sở chọn gia đình và xuất xứ ưu tú để phát triển nguồn giống cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao, phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng sau này ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp kế thừa, phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra thực địa. Phương pháp thu thập số liẹu thứ cấp nhằm thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm: Các chính sách, văn bản của Nhà nước, tỉnh, huyện; Các bản đồ, số liệu liên quan đến huyện Hướng Hoá; Các báo cáo có liên quan của cấp tỉnh, huyện, xã, của các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu...Đề tài cũng kế thừa các tài liệu có chọn lọc nhằm thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp hiện có trên địa bàn, bao gồm: Các loại bản đồ, số liệu, dự án, các báo cáo chuyên đề... Đề tài xử lý và phân tích thông tin bằng máy tính theo các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các phần mềm chuyên dụng. Với thời gian và nhân lực khá hạn chế, tuy nhiên, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả ban đầu cụ thể sau: + Đánh giá được về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị + Về hiện trạng quản lý: Các nội dung và hệ thống quản lý rừng được áp dụng khá đồng bộ tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn từ khâu quản lý rừng đến hệ thống thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy quản lý từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. + Về hiện trạng phân bố: Bời lời đỏ đã được gây trồng với diện tích khá nhiều, toàn huyện Hướng Hóa tính đến năm 2017 có tổng 697,17 ha Bời lời đỏ. Nhìn chung, có trên 14 xã trong số 22 xã và thị trấn thuộc huyện Hướng Hóa có gây trồng rừng loài cây Bời lời đỏ. Trong đó, rừng trồng Bời lời đỏ tập trung chủ yếu ở 4 xã chính của huyện, chiếm trên 50% diện tích rừng trồng bời lời đỏ toàn huyện. + Đề tài đã đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng của 50 gia đình cây trội và 1 gia đình đối chứng và dùng phân tích tổng hợp đa tiêu chí đã xác đinh được 8 gia đình sinh trưởng và có khả năng thích ứng tốt nhất gồm: M.odora.GL 43; M.odora.GL 33; M.odora.QN18; M.odora.TTH12; M.odora.KOT 24; M.odora.GL 49; M.odora.QT4; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii M.odora.GL 38. Các gia đình này có sinh trưởng và khả năng thích ứng cao nhất là cơ sở để việc đánh giá lựa chọn gia đình ở giai đoạn tiếp theo. + Đề tài đã so sánh, đánh giá về khả năng thích ứng và sinh trưởng của 5 xuất xứ Bời lời đỏ: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum và 1 lô đối chứng. Đề tài đã xác định được Bời lời đỏ có xuất xứ Gia Lai và Quảng Trị có khả năng sinh trưởng và thích ứng tốt nhất ở vườn giống được xây dựng ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC Trang TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ viii PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2 2.1.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI .................................................... 5 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .................................................... 10 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 21 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 21 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. .................................................................................................. 21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.4.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng phân bố, quản lý rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. ............................................................................ 22 2.4.3. Phương pháp đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống ........................................................................................ 22 2.4.4. Phương pháp phân tích và lựa chọn các gia đình và xuất xứ cho khu vực nghiên cứu............................................................................................................................. 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HƯỚNG HOÁ TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................................................................. 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị ..................................... 27 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Hướng Hóa ................................................... 32 3.1.3. Một số đặc điểm nơi bố trí vườn giống............................................................. 40 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ, QUẢN LÝ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ TẠI HUYỆN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .............................. 41 3.2.1. Hiện trạng rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị............ 41 3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG ..................................................................... 45 3.3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi ở vườn giống ........................................................................................ 45 3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của của các gia đình Bời lời đỏ của vườn giống ...... 46 3.3.3. Phân tích và lựa chọn các gia đình cho khu vực nghiên cứu ............................. 62 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC XUẤT XỨ BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG ......................................................................... 67 3.4.1. Đánh giá khả năng thích ứng của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống ............. 67 3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống ......... 67 3.4.3. Phân tích và lựa chọn các xuất xứ cho khu vực nghiên cứu .............................. 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 71 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 73 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT C0 Chu vi gốc DTGT Diện tích gieo trồng DTTS Dân tộc thiểu số D0 Đường kính gốc ĐC Cây đối chứng ĐL Đăk Lăk GL Gia Lai Ha Hécta Hvn Chiều cao vút ngọn KOT Kon Tum LL Lần lặp M.odora Machilus odoratissima Nees NLKH Nông lâm kết hợp OTC Ô tiêu chuẩn QN Quảng Nam SPSS Statistical Package for the Social Sciences, là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê TTH Thừa Thiên Huế USD United States dollar, đồng đô la Mỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa các tháng trong năm 2017 .......................... 29 Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của huyện Hướng Hóa (2016 - 2017) ...................... 30 Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động huyện Hướng Hóa (2014 - 2017) ..................... 33 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành ......................................... 38 Bảng 3.5. Diện tích và chỉ số phát triển các loại cây trồng phân theo nhóm cây ......... 39 Bảng 3.6. Diện tích rừng trồng Bời lời đỏ ở huyện Hướng Hóa ................................. 42 Bảng 3.7. Tỉ lệ sống và phẩm chất cây của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ...................................................................................................... 45 Bảng 3.8. Sinh trưởng đường kính gốc của của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ............................................................................................. 46 Bảng 3.9. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống theo đường kính gốc bằng Duncan ................................................................... 47 Bảng 3.10. Sinh trưởng chiều cao của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ................................................................................................................ 50 Bảng 3.11. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống theo chiều cao vút ngọn bằng Duncan .............................................................. 51 Bảng 3.12. Sinh khối tươi của của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ................................................................................................................ 54 Bảng 3.13. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ......................................................................................................................... 55 Bảng 3.14. Sinh khối khô của của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ................................................................................................................ 58 Bảng 3.15. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ......................................................................................................................... 59 Bảng 3.16. Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn các đối tượng về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu................................................................................................................. 63 Bảng 3.17. Tổng hợp điểm của các gia đình bời lời đỏ giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi ............................................................................................................................ 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii Bảng 3.18. Sắp xếp điểm của các gia đình theo thứ tự giảm dần và phân nhóm để lựa chọn xác gia đình ưu tú .............................................................................................. 66 Bảng 3.19. Tỉ lệ sống và phẩm chất cây của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi .................................................................................................... 67 Bảng 3.20. Sinh trưởng đường kính của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi tại vườn giống............................................................................................................ 68 Bảng 3.21. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn 12 tháng tuổi ở vườn giống ............................................................................................. 68 Bảng 3.22. Tổng hợp điểm của các xuất xứ Bời lời đỏ ở vườn giống ......................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ vị trí bố trí vườn giống ..................................................................... 23 Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa ........................................................ 28 Hình 3.2. Bản đồ kiểm kê rừng của huyện Hướng Hóa .............................................. 32 Hình 3.3. Biểu đồ diện tích trồng Bời lời đỏ ở Huyện Hướng Hóa ............................. 43 Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức quản lý tại khu vực nghiên cứu ............................................ 44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây Bời lời đỏ có tên khoa học là Machilus odoratissima Nees, còn có tên khác là Kháo nhậm, Kháo thơm, Rè vàng, Bời lời đẹc..., là một loài thực vật thuộc chi Machilus thuộc họ Long não Lauraceae. Là cây ưa sáng mọc nhanh, phân bố khá rộng ở Việt Nam, thường gặp trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, tập trung ở môt số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bời lời đỏ là loài cây có giá trị kinh tế cao, gần đây đã được trồng ở một số tỉnh Tây Nguyên đã cho thấy hiệu quả từ các mô hình mang lại rất tốt. Ngoài vỏ, thân là sản phẩm thu hoạch chính thì các sản phẩm khác như quả, cành, lá cũng được tận thu triệt để. Vỏ dùng sắc nước uống chữa tiêu chảy, lỵ, dùng để làm nguyên liệu sản xuất keo dán, đặc biệt dùng để làm hương đốt được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn, hương đốt. Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu là Laurin và Olein có thể dùng làm sáp và chế biến xà phòng...Lá Bời lời đỏ dùng làm thức ăn cho gia súc. Gỗ Bời lời đỏ có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ gia dụng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi. Là một loài cây trồng đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân đặc biệt là đồng bào vùng cao. Một số tỉnh chọn là loài cây xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa, Bời lời còn có nhiều giá trị trong trồng rừng kinh tế, phòng hộ, trong công tác phục hồi rừng và trồng nông lâm kết hợp để phát triển sinh kế. Đặc biệt, loài cây này cũng có ý nghĩa rất lớn trong hấp thụ khí CO2 và làm trong lành môi trường. Mặc dù cây Bời lời đỏ là loài cây có giá trị rất lớn về kinh tế, sinh thái, môi trường và xã hội, nhưng hiện nay trong sản xuất và kinh doanh cây bời lời đỏ còn một số tồn tại đáng kể như: Các mô hình trồng rừng mang tính tự phát, kém hiệu quả và không bền vững. Giống sản xuất chưa được nghiên cứu và tuyển chọn, chủ yếu thu hái hạt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên năng suất và chất lượng kém, nguồn gen ngày càng thoái hóa. Chưa có các rừng giống, vườn giống để cung cấp giống tốt cho khu vực miền Trung. Xuất phát từ tính bức thiết và thực tiễn đó, tôi chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi tại huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” làm cơ sở để chọn gia đình và xuất xứ loài Bời lời đỏ có năng suất, chất lượng cao, cung cấp giống phục vụ công tác trồng rừng cho khu vực nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Mục tiêu chung Đánh giá được khả năng thích ứng, sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ của vườn giống giai đoạn 12 tháng tuổi làm cơ sở chọn gia đình và xuất xứ ưu tú để phát triển nguồn giống cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao, phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng sau này ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá được khả năng thích ứng và sinh trưởng của các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi ở vườn giống. Mục tiêu 2: Phân tích và lựa chọn các gia đình và xuất xứ ưu tú để phục vụ công tác phát triển nguồn giống trồng rừng sau này cho khu vực nghiên cứu. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, có tính khoa học. Luận văn áp dụng các phương pháp đánh giá truyền thống và hiện đại để phân tích lựa chọn các gia đình và xuất xứ Bời lời đỏ có khả năng thích ứng, sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn vườn giống 12 tháng tuổi ở khu vực nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn tìm ra được các gia đình, xuất xứ có khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt ở vườn giống giai đoạn 12 tháng tuổi làm cơ sở để chọn gia đình và xuất xứ ưu tú để phát triển nguồn giống cho địa phương và khu vực. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để nâng cao được năng suất, chất lượng rừng trồng nói chung và rừng cây Bời lời đỏ nói riêng thì chúng ta phải nghiên cứu và giải quyết đồng bộ từ khâu chọn giống tốt là bước quan trọng nhất tiếp đến là chọn vùng lập địa phù hợp để gây trồng vùng sinh thái phù hợp và các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng. Song song với những công tác trên cần nghiên cứu các biện pháp nhân giống phù hợp để cung cấp giống chất lượng đảm bảo phẩm chất gieo ươm và phẩm chất di truyền tốt. Trước đây những nghiên cứu về loài cây Bời lời đỏ một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công dụng của nó để sử dụng trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng trong danh mục tài nguyên thực vật…Cụ thể: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội (1967) đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự. Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương…, vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…”. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (1971) đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng. Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ. Trong tài liệu về “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ đã nói lên được những đặc điểm hình thái và một số công dụng của Bời lời đỏ. Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, (1971) của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…” Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – Phần 2; đã trình bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, đặc điểm sinh thái, sinh học phân bố, công dụng của cây Bời lời đỏ. Đặc biệt là trong khâu tuyển chọn giống tạo cây con, kỹ thuật trồng rừng, công tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ thuật khai thác và bảo quản vỏ sau khai thác. Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu. Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời nhớt” của Nguyễn Bá Chất. Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang tính chất định tính. Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc bình và Phạm Đức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu nên các đặc điểm hình thái, phân bố, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình NLKH có sử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê, trồng cây Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời. Các kết quả này chỉ là các số liệu điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa đưa ra những mô hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bời lời đỏ là loài có giá trị kinh tế, sinh thái, môi trường và xã hội cao, nguồn gen đang bị thoái hoá dần, năng suất và chất lượng rừng trồng chưa cao vì nguồn giống cung cấp không rỏ ràng, chưa được kiểm soát và chưa có rừng, vườn giống cung cấp hạt giống quy chuẩn cho thị trường. Thực tế đã trồng một số huyện ở khu vực nghiên cứu nhưng năng suất chưa cao. Đã có một số công trình nghiên cứu nhưng còn manh mún chưa có hệ thống và chưa bao trùm được khu vực. Với cơ sở thực tiển này đề tài đặt ra là hết sức cần thiết. Bời lời đỏ có phân bố tự nhiên và là một trong số ít loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao ở khu vực miền Trung và Tây nguyên. Cây 2 năm tuổi có thể khai thác lấy vỏ, cây 3-4 năm tuổi sản lượng vỏ đạt 15 - 20kg/cây với 20.000đ/kg, + giá cây gỗ 70.000đ/cây, vì vậy mỗi cây có tổng doanh thu 370.000 – 470.000 đồng/cây. Nếu trồng rừng mật độ 3000 cây/ha tổng doanh thu có thể tới 1,1 – 1,2 tỷ đồng/ha. (So với keo lai, là cây lâm nghiệp trồng phổ biến hiện nay, doanh thu chỉ 80 triệu đồng/ha/5 năm). chu kỳ khai thác ngắn sau 3-4 năm là có thể khai thác vỏ để bán PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Vì vậy Bời lời đỏ thực sự là loài cây xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Hiện nay nguồn gen loài cây này chưa cạn kiệt hoàn toàn nhưng do mức độ khai thác và phát triển chưa hợp lý thiếu cơ sở khoa học nên nguồn gen ngày một thoái hoá, chất lượng, sản lượng thấp. Nếu không tiến hành nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen quý này kịp thời thì sẽ mất đi một nguồn gen quý hoặc không phát huy hết tiềm năng về kinh tế và sinh thái của nó. Bời lời đỏ là một loài thực vật thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae). Là loài bản địa của nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị. Bời lời đỏ được đánh giá là loài cây đa mục đích. Vỏ bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn, keo trộn với vôi để xây nhà có độ bền rất tốt. Ngoài ra nó còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Gỗ Bời lời đỏ có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi, đặc biệt đóng thùng để đựng nước mắm trong chế biển thủy hải sản thì không có loại gỗ nào thay thế được. Lá có thể làm thức ăn cho gia súc. Đã có nhiều nghiên cứu và chiết xuất nhiều chất có giá trị và ứng dụng trong y học từ các bộ phận của cây Bời lời đỏ. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Bời Lời Đỏ là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng trên thế giới nghiên cứu về loài cây này chỉ chủ yếu tập trung về giá trị dược liệu của vỏ cây, còn các tài liệu về nghiên cứu phương pháp nhân giống, chọn giống, chọn loài trội thì hầu như chưa có hoặc có cũng chỉ là chung chung. * Các nghiên cứu về giá trị dược liệu của Bời lời đỏ Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có giá trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa bãi để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều tri tiêu chảy và bệnh lỵ... (Shahadat, 2010). Tại Ấn Độ các nhà khoa học Radhkrishman, Ramasani A. và Arfin S. (1989) đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof- E musummin dùng làm dược liệu trong y học (Radhkrishman, 1989.). Tại Indonexia, các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) bằng phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành rễ và vỏ cây Bời lời các chất như 2,9 dyhydroxy, 1,10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 dimethoxyaporhyne, 6 methonyphenan threne 9% dùng trong y học. Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc hợp tại Indonexia năm 1990 đã xác nhận cây Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùng trong y dược. Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá trị kinh tế của Bời lời đỏ, nhất là trong lĩnh vực y dược (Bhuakuni, 1983). Cây Bời lời đỏ là loài cây đa mục đích và được người bản địa nhiều nơi trên thế giới sử dụng thường xuyên như 1 loại dược liệu để điều trị trong đời sống hàng ngày (Arya, 2002). Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này trên thế giới còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Rabena năm 2007 thì vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm keo dán công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân (Arya, 2002). Điều này được chứng minh rõ hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giống các loài cây dược liệu của của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này đã tổng kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những loài cây tại Bangalore. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân (Somashekhar, 2002). Với giá trị dược liệu nổi trội của cây Bời lời đỏ, nhiều nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào đặc điểm này. Chẳng hạn như theo nghiên cứu của Tại Ấn Độ, các tác giả Bhuakuni và Gupta (1983) đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e- Musammin dùng làm dược liệu trong y học. Hay tại Indonesia, các tác giả: Rizan, Helmi và Zammi, Adel (1989) bằng phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành, rễ, vỏ cây cách chất như: 2,9 Dihydroxy; 1,10 Dimethoxyaporhine; 6 methoxyphenanthrene 9%... dùng trong y học (Bhuakuni, 1983). Tại hội nghị Quốc tế khác về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại Indonexia cũng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số một số hóa chất dùng trong y dược (Radhkrishman). Một tác giả khác ở Trung Quốc (Wang 2010) cũng đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết suất biệt dược mới từ cây Bời lời có tác dụng trong việc chữu bệnh (Wang, 2010). Tác dụng chữa bệnh này được mô tả cụ thể một nghiên cứu của Shahadat và các cộng sự khác (2010), theo đó thì chiết suất tinh dầu cây Bời lời đỏ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục ở người. Ngoài ra, Bời lời đỏ là một trong số ít các loài thực vật có khả năng tiết ra chất kháng khuẩn do trong thân và lá có chứa rất nhiều tannin, alkaloid và saponin (Prusti, 2008). Gần đây, hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây của nó (Singh, 2010). Các thông tin trên cho phép khảng định một cách chắc chắn về giá trị kinh tế của Bời lời đỏ, nhất là trong y dược. * Các nghiên cứu về trồng rừng Bời lời đỏ Trồng rừng ở Brazin: Trồng rừng thành công ở Brazin là một điển hình hết sức khích lệ. Năm 1991, Campinhos đã thông báo kết quả thực tiễn năng suất rừng trồng trong suốt 30 năm ở Brazin, có thể nhờ chọn giống, nhân giống hom và thâm canh mà năng suất rừng trồng tăng 5% mỗi năm qua một chu kì dài 30 năm. Trồng rừng tại Công Gô: Diện tích trồng rừng bằng hom ở Công Gô từ 1978 đến 1986 là 23.407 ha, trong đó năm ít nhất 1978 là 61 ha, cao nhất năm 1984 là 5.096 ha. Tăng trưởng bình quân mỗi năm ở tuổi 6 của các dòng vô tính được chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m 3/ha/năm ở các lô hạt chưa được tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của các xuất xứ đã được chọn. Như vậy, tăng thu từ 40% lên 192%, tức là 3 lần so với rừng trồng chưa được cải thiện. Trồng rừng ở Nam Phi: theo Quaile (1989) thông báo kết quả trồng rừng bằng cây con từ hạt đạt tăng trưởng bình quân 21,9 m3/ha/năm, trong khi đó các dòng vô tính trồng đại trà đạt trên 30 m3/ha/năm. Tác giả cho rằng, giai đoạn đầu, rừng trồng từ hạt đôi khi cao hơn rừng trồng từ dòng vô tính, do vậy dùng số liệu chiều cao trong hai năm đầu có thể dẫn đến kết luận sai lầm. Các dòng vô tính từ vật liệu chọn giống thế hệ cho năng suất cao hơn và đồng đều hơn cây con từ hạt. Kết luận, trên Quaile là đòn bẩy khích lệ công tác trồng rừng vô tính phục vụ nguyên liệu công nghiệp cho Nam Phi (Wang, 2010). * Các nghiên cứu về xây dựng vườn giống và khảo nghiệm hậu thế loài, xuất xứ Theo (Pederson et al, 1993), Khảo nghiệm chọn lọc nguồn gen tốt có thể được tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ loài có thể được đánh giá sau 1/10 - 1/5 luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau đó. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu biến dị giữa các xuất xứ của những loài có triển vọng, nhằm chọn ra một số ít xuất xứ có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và khu vực không thể nhập hạt để gây trồng (L.Graudal, 1993). Các chương trình cải thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể trong từng điều kiện sinh thái cụ thể và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cần thiết. Như vậy có thể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng là giống được cải thiện, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phù hợp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nông lâm nghiệp nào thì giống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thì thời gian đi trước trồng rừng ít nhất phải 5 - 10 năm . Theo Davidson (1996) Khai thác và sử dụng nguồn gen tốt ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng trưởng thể tích gỗ của các loài ngay từ giai đoạn vườn ươm: Năm 1 ở vườn ươm tỷ lệ tham gia của việc cải thiên giống chiếm 15%; năm 2 ở rừng trồng tỷ lệ 20% và năm 3 tỷ lệ tham gia đến 50%. Vì vậy chọn lọc giống/dòng loài có thể thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu đã đảm bảo độ tin cậy cho phép. Vì vậy khảo nghiệm hậu thế và xuất xứ loài bời lời đỏ sau 2 năm trồng (tuổi cây là 2,5 năm vì có 6 tháng ở vườn ươm) là có thể đánh giá được (Davidson, 1996). Theo Molotcov (1987) thì chọn nguồn gen tốt có mục tiêu là một nét đặc trưng của chọn giống lâm nghiệp hiện đại trong những thập niên tới. Loài Bời lời đỏ trồng trên vùng đất đồi núi với muc tiêu kinh doanh chính là cung cấp vỏ từ thân cây và kinh doanh gỗ, củi kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường vì vậy chỉ tiêu cần quan tâm trong cải thiện nguồn gen là khả năng tạo vỏ của cây và sức sinh trưởng của loài. Các công trình nghiên cứu trước đây về xây dựng vườn giống và khảo nghiệm hậu thế, xuất xứ về một số loài cây lâm nghiệp khác đã được áp dụng khá thành công và mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao như: Bạch đàn, keo , phi lao, thông, mỡ, dầu rái, sao đen vv…Tuy vậy cho đến nay chưa có công trình nào đã xây dựng vườn giống và khảo nghiệm hậu thế, xuất xứ loài cây Bời lời đỏ. Vì vậy đề tài này đã giải quyết được vấn đề đó nhằm chọn ra giống cây trội có năng suất cao phục vụ cho trồng rừng thâm canh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời tạo ra được các vườn giống, rừng thâm canh từ nguồn giống của những cây trội ưu tú chọn lọc làm vật liệu giống phục vụ lâu dài cho phát triển nguồn gen quý và trồng rừng đại trà. Nghiên cứu về chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế: Theo (Pederson et al, 1993), Khảo nghiệm chọn lọc nguồn gen tốt có thể được tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ loài có thể được đánh giá sau 1/10 - 1/5 luân kỳ thì khảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau đó. Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy mô và kiểu biến dị giữa các xuất xứ của những loài có triển vọng, nhằm chọn ra một số ít xuất xứ có triển vọng nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt và khu vực không thể nhập hạt để gây trồng. Các chương trình cải thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể trong từng điều kiện sinh thái cụ thể và phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cần thiết. Như vậy có thể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng là giống được cải thiện, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phù hợp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nông lâm nghiệp nào thì giống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thì thời gian đi trước trồng rừng ít nhất phải 5 - 10 năm. Theo Davidson (1996) Khai thác và sử dụng nguồn gen tốt ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng trưởng thể tích gỗ của các loài ngay từ giai đoạn vườn ươm: Năm 1 ở vườn ươm tỷ lệ tham gia của việc cải thiên giống chiếm 15%; năm 2 ở rừng trồng tỷ lệ 20% và năm 3 tỷ lệ tham gia đến 50%. Vì vậy chọn lọc giống/dòng loài có thể thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu đã đảm bảo độ tin cậy cho phép. Vì vậy khảo nghiệm hậu thế và xuất xứ loài bời lời đỏ sau 2 năm trồng (tuổi cây là 2,5 năm vì có 6 tháng ở vườn ươm) là có thể đánh giá được. Theo Molotcov (1987) thì chọn nguồn gen tốt có mục tiêu là một nét đặc trưng của chọn giống lâm nghiệp hiện đại trong những thập niên tới. Loài Bời lời đỏ trồng trên vùng đất đồi núi với muc tiêu kinh doanh chính là cung cấp vỏ từ thân cây và kinh doanh gỗ, củi kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường vì vậy chỉ tiêu cần quan tâm trong cải thiện nguồn gen là khả năng tạo vỏ của cây và sức sinh trưởng của loài. Theo Pirags (1985) Giai đoạn chọn cây trội (tức cây giống) để xây dựng vườn giống bằng cây ghép và bằng cây hạt. Kết quả của giai đoạn này thường nâng sản lượng của rừng trồng trong đời sau lên 10 - 15% so với rừng trồng từ cây hạt không được chọn lọc. Một trong những khảo nghiệm xuất xứ lâu năm nhất là dãy khảo nghiệm của IUFRO về (Picea abies) tiến hành trong một loạt nước Bắc Âu bắt đầu từ năm 1938. Các kết quả khảo nghiệm tại Donjelt ở Thuỵ Điển trong 41 năm (Stahl, 1986) đã cho thấy rằng tổng thể tích của xuất xứ tốt nhất đã vượt trị số trung bình của tất cả các xuất xứ là 46%, trong lúc giống được cải thiện chỉ vượt xuất xứ địa phương không được cải thiện 39%. Theo Willan (1988) thì việc chọn xuất xứ trong các loài có biến dị lớn có thể cho tăng thu 15 - 30%, trong các loài có biến dị ở mức trung bình là 5 - 15%, Vì vậy, điều quan trọng khi bắt đầu khảo nghiệm xuất xứ là phải nghiên cứu kỹ khả năng biến dị và đặc điểm phân bố của loài. Những loài có phạm vi phân bố hẹp thì rất ít có khả năng chọn được những xuất xứ có giá trị. TheoEldridge (1977) Sau khi đã chọn được xuất xứ thích hợp nhất cho mỗi vùng thì bước đi thích hợp nhất là chọn lọc cây trội và gây tạo giống mới. Việc chọn lọc cây trội chủ yếu được tiến hành trong các rừng đồng tuổi nhằm chọn ra những cá thể đáp ứng yêu cầu cao nhất về sản lượng và chất lượng theo mục tiêu kinh tế. Đối với nhiều loài cây thì việc chọn lọc cây trội là khâu quan trọng nhất và quyết định nhất trong quá trình cải thiện giống cây trồng. Cây trội là nền tảng của một chương trình chọn giống. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Theo Dubinin (1971) Nếu trong nông nghiệp người ta ít khi sử dụng trực tiếp cây lai đời thứ nhất (F1) mà phải qua một quá trình chọn lọc để đào thải những cá thể mang gen lặn bất lợi hoặc dùng ưu thế lai đời F1 bằng cách lợi dụng dòng bất thụ đực để lai giống, thì trong lâm nghiệp lại phải dùng trực tiếp ưu thế lai của đời F1 thông qua nhân giống sinh dưỡng bằng hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh, tiến hành khảo nghiệm dòng vô tính để chọn ra những dòng cây lai tốt nhất, sau đó lại dùng nhân giống hom hoặc nuôi cấy mô phân sinh để phát triển giống vào sản xuất. Do những khó khăn trên mà hướng chọn giống trong lâm nghiệp chủ yếu là sử dụng những biến dị hoặc những thể đột biến tự nhiên, được chọn lọc tự nhiên giữ lại, và đã thích ứng với hoàn cảnh của từng vùng. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, việc khảo nghiệm xuất xứ, một phương pháp vận dụng dãy cùng nguồn trong biến dị di truyền, sử dụng các kết quả của sự phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên trong nhiều thế hệ, kết hợp với việc chọn lọc cây trội lai giống và nhân giống sinh dưỡng, đã được áp dụng rộng rãi. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy Bời lời đỏ là loài cây sinh trưởng nhanh, mức độ phân hoá ở rừng trồng còn cao. Cây ở giai đoạn rừng trồng 2 năm tuổi (tương ứng 1/2-1/3 luân kỳ kinh doanh vì cây bời lời 3- 6 năm là khai thác lấy vỏ) đã có sự phân hoá rõ rệt. Như vậy thời gian khảo nghiệm hậu thế và xuất xứ loài cây bời lời đỏ có thể thực hiện đánh giá ở giai đoạn này đã đảm bảo độ chính xác cho phép. 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC * Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng của Bời lời đỏ Với nhiều tên gọi khác nhau: Mò nhớt, Sàn thụ, Bời lời, Bời lời nhớt, Nhớt mèo. Hiện được trồng rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, một số ít ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Thừa Thiên Huế đặc biệt là loài cây bản địa phát triển mạnh ở Quảng Trị và Tây Nguyên. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự (Lê Mộng Chân và cộng sự, 1967). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (1971) đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng . Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ. Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập 2 – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh…quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…” (Lê Khả Kế, 1971). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng (Đỗ Tất Lợi, 1967). Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu (1984). Trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” tập 1 - Nhà xuất bản trẻ, 1999 của Phạm Hoàng Hộ đã mô tả đặc điểm hình thái cây còn cho biết thêm một số công dụng của cây Bời lời đỏ: “…trái ăn được, vỏ đắp trị sưng vú, cứng cơ…” (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập 2 - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…” (Lê Khả Kế, 1971). Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng các bộ phận của cây Bời lời một cách tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương… vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi đầu làm cho mượt tóc. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…” (Đỗ Tất Lợi, 1967). Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam “Bời lời đỏ” Nhà xuất bản lao động, 2007 của đồng tác giả Trần Ngọc Hải và Nguyễn Việt Khoa đã trình bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giá trị sử dụng, đặc điểm sinh thái phân bố của cây Bời lời đỏ. Đặc biệt là trong khâu tuyển chọn giống tạo cây con, kỹ thuật trồng rừng, công tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ thuật khai thác và bảo quản vỏ sau khai thác (Trần Ngọc Hải - Nguyễn Việt Khoa, 2007). Trong tài liệu “Quy trình kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 29/12/2006. Quy trình này quy định nguyên tắc, nội dung và yêu cầu kỹ thuật trồng Bời lời đỏ để lấy vỏ từ khâu xác định điều kiện gây trồng, giống, tạo cây con, trồng, chăm sóc đến bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác và sơ chế với chu kỳ kinh doanh từ 8-10 năm. + Điều kiện gây trồng: Những nơi có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.500 mm, nhiệt độ bình quân năm từ 20-23oC, độ cao so với mực nước biển dưới 700 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 167 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 150 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 172 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn