Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Luận văn Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hướng tới mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG ĐỨC HẢI BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG ĐỨC HẢI BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Lương Thanh Cường. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn không trùng lặp với các công trình có liên quan đã được công bố. Thừa Thiên Huế, ngày …… tháng ……năm 2018 Học viên Dương Đức Hải
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của quý thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô Khoa Nhà nước và Pháp luật, Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia và quý thầy cô tham gia giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong thời gian học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lương Thanh Cường đã dành nhiều thời gian, công sức trong giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới và toàn thể cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là nơi em công tác đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học và luận văn. Cuối cùng, em xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè là nguồn động viên lớn, tạo điều kiện và hết lòng chăm sóc, khuyến khích em tham gia học tập và nghiên cứu, để em có thể hoàn thành luận văn này. Luận văn là thành quả sự nỗ lực của cá nhân tác giả trong thời gian qua. Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn để Luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Dương Đức Hải
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ ........................................................................................................... 8 1.1 Quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự .............................................. 8 1.1.1 Quan niệm về quyền con người ........................................................................ 8 1.1.2 Các quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự .......................... 14 1.2 Bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự ............................ 15 1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử án hình sự ...................................................................................................................... 15 1.2.2 Trong hoạt động xét xử hình sự, chủ thể được bảo vệ quyền con người được xác định cụ thể ......................................................................................................... 21 1.2.3 Trong xét xử hình sự, quyền của các chủ thể được quy định đầy đủ, cụ thể và được bảo vệ .............................................................................................................. 23 1.2.4 Nội dung quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ......................................................................................................... 26 1.3 Các yếu tố tác động đến bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ........... 29 1.3.1 Năng lực thực thi pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự .... 29 1.3.2 Ý thức pháp luật của các chủ thể trong xét xử hình sự ................................... 32
- 1.3.3 Điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ xét xử hình sự .......................................... 33 1.3.4 Các yếu tố khác .............................................................................................. 34 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 35 Chương 2. BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH .. 37 2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới và xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới ................................................................................. 37 2.1.1 Khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới ..................................... 37 2.1.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới....... 39 2.1.3 Xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới................................ 41 2.2 Phân tích thực trạng bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới ................................................................................. 44 2.2.1 Bảo vệ quyền con người trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án .................... 44 2.2.2 Bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..................... 47 2.3 Đánh giá bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới........................................................................................................... 55 2.3.1 Kết quả đạt được ............................................................................................ 55 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 59 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 62 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ- TỪ THỰC TIỄN TOÀ ÁN NHÂN DÂN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH ....................................................................................................................... 63 3.1 Phương hướng tăng cường bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ...... 63 3.1.1 Chú trọng bảo vệ những quyền cơ bản, quan trọng trong xét xử hình sự ..... 63 3.1.2 Xác định trách nhiệm của các chủ thể trong tố tụng hình sự khi bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ................................................................................ 63
- 3.1.3 Nâng cao năng lực tự bảo vệ của các chủ thể trong tố tụng hình sự............... 64 3.2 Giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ............... 65 3.2.1 Những giải pháp chung .................................................................................. 65 3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự ................................... 66 3.2.3 Triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động tranh tụng trong xét xử hình sự................................................................................................................. 68 3.2.4 Bảo đảm chất lượng, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng hình sự .......................................................................................... 71 3.2.5 Chủ động phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm tố tụng hình sự.. 73 3.3 Các giải pháp khác ............................................................................................ 73 3.4 Những giải pháp riêng đối với Tòa án nhân dân TP Đồng Hới ........................ 74 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 77 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLDS Bộ luật dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị TAND Tòa án nhân dân UHDR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người VKSND Viện kiểm sát nhân dân QCN Quyền con người XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các vụ án hình sự đã đưa ra xét xử sơ thẩm tại Tóa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong 05 năm (2013 - 2017).. 43 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các vụ án hình sự trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong 05 năm (2013 - 2017).. 45 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các vụ án có người bào chữa tham gia tại Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong 05 năm (2013 - 2017) ......... 50
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ quyền con người (QCN) là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song song, với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân là những quan điểm cơ bản được thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Trong việc thực hiện và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặt “Con người” là trung tâm - chủ thể của chiến lược, quá trình phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [56]. Gần đây, thể chế hóa đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Chương về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được đưa lên vị trí thứ 2, chỉ sau Chương I về “Chế độ chính trị”. Quy định này phản ánh quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thực hiện quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Việc bảo đảm thực hiện các quyền con người bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện quyền con người, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự 1
- chính là công cụ sắc bén của Nhà nước và xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo đảm những giá trị vật chất, tinh thần chân chính của con người và xã hội. Việc bảo vệ các quyền con người, quyền công dân bằng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực thi pháp luật có hiệu quả là hết sức quan trọng. Bởi quyền con người trong tố tụng hình sự là quyền dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương, nhất là các quyền an toàn về thân thể (quyền được sống, được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe…), danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân có vai trò chủ động trong việc bảo vệ, đảm bảo thực hiện quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự. Thực tiễn cho thấy, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo vệ, đã hạn chế được tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp trong quá trình xét xử chưa bảo vệ thực hiện đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, thậm chí là vi phạm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Những vi phạm đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với công dân… Có thể nói, vấn đề bảo vệ QCN đang là yêu cầu cấp thiết trên cả phương diện lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn tại đơn vị Tòa án nhân dân TP Đồng Hới nhằm đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự, là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, Thẩm phán về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc thực 2
- hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với lý do đó, học viên đã chọn đề tài “Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, làm đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền con người như: “Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Sách tham khảo), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, của TS. Trần Quang Tiệp; “Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam” (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 của PGS. TS. Nguyễn Văn Động; “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Sách chuyên khảo), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của PGS. TS. Trần Ngọc Đường; … Đối với lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu như: “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự”, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, do GS. TSKH. Lê Văn Cảm; PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí và PGS. TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì, năm 2006; Luận án tiến sĩ “Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Huy Hoàng, Hà Nội, bảo vệ năm 2005; Luận án tiến sĩ “Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Lại Văn Trình, TP. Hồ Chí Minh, bảo vệ năm 2011; Luận văn thạc sĩ “Bảo vệ quyền con 3
- người trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự ở Việt Nam”, của Nguyễn Thị Hạnh Quyên, Hà Nội, năm 2014… Các bài viết khoa học đăng tải trên các báo pháp luật, tạp chí nghiên cứu khoa học như: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận cơ bản, của GS. TS Lê Văn Cảm, Báo Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 7/2010; Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, của GS. TSKH Lê Văn Cảm, Báo Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 6/2010; “Bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự”, của Thạc sĩ Đinh Thế Hưng, Viện Nhà nước và pháp luật – Viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 2010; “Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự”, của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, số 3/2014… Các công trình khoa học, bài viết nêu trên, các tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung hoặc quyền con người của một nhóm đối tượng nhất định (như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói chung hoặc người chưa thành niên là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo). Trong Luận văn, bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền con người tập trung vào giai đoạn xét xử vụ án hình sự nhằm đưa ra những đánh giá về thực trạng bảo vệ quyền con người của Tòa án nhân dân từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện nhằm phát huy vai trò của Tòa án, như là một cơ quan có trách nhiệm đảm bảo tối ưu quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự được thực hiện trên thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm phạm quyền con người trong giai đoạn xét xử, tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Để thực hiện luận văn, tác giả đã lựa chọn, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa 4
- học nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, Luận văn hướng tới mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như khái niệm quyền con người, quyền con người và bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; những quy định của pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự; cơ sở xác định vai trò của Tòa án và các điều kiện bảo vệ vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. - Từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2012 - 2017 để đánh giá, phân tích thực tiễn bảo vệ quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự, đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Từ đó rút ra những hạn chế, bất cập của một số quy định pháp luật và hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động của Tòa án thực hiện vai trò bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự thời gian qua. - Đưa ra những khuyến nghị khoa học nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong xét xử các vụ án hình sự, góp 5
- phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Luận văn phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò, trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về quyền con người, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp thống kê, lôgic, phân tích, so sánh, tổng hợp... Ngoài ra, luận văn còn khai thác những thông tin tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm. 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn - Ý nghĩa lý luận: + Luận văn đề cập một số vấn đề lý luận về quyền con người, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, đặc biệt là luận giải vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Làm rõ cơ sở xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc bảo vệ 6
- quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. + Phân tích và đánh giá thực trạng, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Thông qua đó, luận văn đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTHS và một số các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu đề tài có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chuyên ngành luật, Học viên và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. + Luận văn có ý nghĩa đóng góp một cách nhìn đích thực về “Bảo vệ quyền con người” trong thực thi pháp luật cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, cho ngành toà án nói riêng trong tiến hành tố tụng hình sự. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự Chương 2: Bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ HÌNH SỰ 1.1 Quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự 1.1.1 Quan niệm về quyền con người Con người là vấn đề cơ bản nhất của mọi thời đại, cho nên quyền con người luôn luôn trở thành nội dung quan trọng thu hút được sự quan tâm cả về phương diện lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của mỗi quốc gia, của từng khu vực và mang tính toàn cầu. Quyền con người là một nội dung lớn của thế giới ngày nay. Đây là giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới; là tiếng nói chung, sản phẩm chung, mục tiêu chung, phương tiện chung của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người. Nó không còn là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng đi tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo vệ để quyền con người được thực thi trên thực tế. Quan niệm về quyền con người đã được các nhà tư tưởng bàn đến từ thời cổ đại và không ngừng được phát triển, bổ sung cùng với quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trên cơ sở quan niệm đúng đắn và khoa học về con người, chủ nghĩa Mác đã xác định: “con người là “con người xã hội” “bản chất của con người trong tính hiện thực của nó là sự “tổng hoà các quan hệ xã hội”, cho nên quyền con người thể hiện sâu sắc giá trị các quan hệ xã hội và hiển nhiên mang bản chất đó. Trên cơ sở các quan niệm về quyền con người năm 1776, lần đầu tiên quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc 8
- lập của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Năm 1791, trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp, quyền con người từng bước được các quốc gia thừa nhận và quy định trong pháp luật của nước mình. Quyền con người (Human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Ở nước ta, vấn đề quyền con người đã được nghiên cứu và phản ánh một cách phong phú và đa dạng thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các văn bản pháp luật. Theo từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Quyền con người là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia phải tôn trọng”. Vì vậy, theo quan niệm chung hiện nay, “Quyền con người là những giá trị, năng lực, nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại được thể chế hoá bằng pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế”. Quyền con người là giá trị thắng lợi chung của nhân loại, nhưng do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội ở các châu lục, các khu vực, các quốc gia phát triển không giống nhau nên ở các quốc gia khác nhau thì năng lực và nhu cầu của mỗi thành viên xã hội sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội nhất định mà thành viên đó sinh sống. Cho nên, ở các quốc gia, quyền con người được thể hiện thành quyền công dân và được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống pháp luật quốc gia đó. Vì là một phạm trù đa diện, nên có nhiều quan điểm chia quyền con người thành những nhóm quyền cơ bản, chủ yếu theo các lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, phổ biến là các nhóm: - Nhóm các quyền tự do dân chủ về chính trị, bao gồm: Quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền bình đẳng 9
- nam nữ; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin; quyền tự do tín ngưỡng. - Nhóm quyền về dân sự (quyền tự do cá nhân), bao gồm: Quyền tự do đi lại và cư trú trong nước; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện báo, quyền khiếu nại, tố cáo ... - Nhóm các quyền về kinh tế - xã hội, bao gồm: Quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu hợp pháp về thừa kế; quyền học tập;quyền nghiên cứu, phát minh, sáng chế; quyền được bảo vệ sức khoẻ; quyền được bảo vệ hôn nhân và gia đình; quyền trẻ em; quyền người già ... Thế giới hiện đại với sự thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị- xã hội, cho nên quyền con người được phát triển không ngừng, phong phú hơn cả về nội dung lẫn hình thức. Cho nên, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số quyền con người mới được xuất hiện như: * Quyền phát triển: Quyền phát triển được Uỷ ban liên Hợp Quốc chuẩn bị từ năm 1981, được thông qua tại kỳ họp thứ 41 của Đại hội đồng liên hợp quốc ngày 4/12/1986 dưới hình thức Tuyên ngôn toàn cầu về phát triển. Đó là quyền của các quốc gia, dân tộc đối với chủ quyền trên lãnh thổ của mình như: - Quyền tự do lựa chọn các thể chế chính trị, kinh tế, quyền được trợ giúp về kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 10
- - Quyền phát triển là sự hiện thực hoá quyền con người ở thế hệ thứ ba, khi mà nhiều quốc gia từng phải gánh chịu các hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh và đang gặp phải những khó khăn trầm trọng về kinh tế như đói nghèo, dốt nát, bệnh tật.... vì vậy họ có quyền được giúp đỡ về kinh tế, tài chính từ các quốc gia, tổ chức khác. * Quyền được sống trong hoà bình và môi trường trong sạch: Ngày nay nhân loại đang đứng trước nhiều hiểm hoạ mang tính toàn cầu như hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân, nạn khủng bố mang tính quốc tế, khủng hoảng nghiêm trọng về lương thực, thực phẩm, những cuộc xung đột về tôn giáo, chủng tộc, căn bệnh AIDS đến nay chưa có phương pháp cứu chữa thật sự hiệu quả..... Thực trạng đó đã và đang đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Do đó yêu cầu về quyền được sống trong một thế giới hoà bình, bền vững đang là vấn đề cấp bách thật sự của các quốc gia, khu vực và cộng đồng trên thế giới. Chính vì thế, pháp luật quốc tế ngày càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến cuộc sống trong hoà bình của con người như vấn đề giải trừ quân bị, loại trừ vũ khí hạt nhân, ngăn chặn khủng bố, ngăn chặn các cuộc xung đột, thành lập toà án quốc tế để xét xử tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh và đến ngày 01/7/2002, Liên Hợp Quốc đã thành lập Toà án hình sự quốc tế hoạt động một cách thường xuyên, độc lập với Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, loài người đang đứng trước nguy cơ suy thoái và ô nhiễm về môi trường ngày càng nặng nề. Vì thế, hàng loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ chức như: Năm 1972, Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức tại Stôckhôn (Thuỵ Điển); năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường tại Brazin; năm 1993 Hội nghị về nhân quyền được tổ chức tại Viên; năm 1997 Hội nghị về môi trường tại Tokyo....., Hội nghị này đã xác định rõ: “Môi trường sinh 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 267 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn