Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật Hành chính: Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận, pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại Tp.HCM, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối với vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật Hành chính: Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ CÔNG TÌNH BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ CÔNG TÌNH BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ VĂN NHIÊM HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Lê Công Tình
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN........................................................................................ 8 1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................................................................................................. 8 1.2. Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..........................................19 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.....................................................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................32 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................32 2.2. Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến nay .......................................................................................................................39 2.3. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................................................44 Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...........................................................................55 3.1. Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện .............................................55 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện........56 KẾT LUẬN .......................................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNBB Cai nghiện bắt buộc CSCB cơ sở chữa bệnh CSCN cơ sở cai nghiện CSCNBB cơ sở cai nghiện bắt buộc TAND Tòa án nhân dân Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam XLHC xử lý hành chính XLVPHC xử lý vi phạm hành chính
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trong đó có quy định về áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cũng có quy định về việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc. Ngày 20/01/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án. Qua đó, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cũng theo quy định của pháp luật về tổ chức tòa án thì đây là biện pháp do tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, mà vẫn còn tiếp tục nghiện ma túy hoặc chưa bị đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định nhằm mục đích thực hiện cách ly người nghiện ma túy khỏi cộng động, buộc người nghiện thực hiện việc chữa bệnh, tham gia lao động, học văn hóa, học nghề tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước[27]. Đến nay, biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước đã được triển khai thực hiện hơn tám năm trên cả nước. Việc các cơ quan chức năng thực hiện triển khai quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mang lại nhiều ý nghĩa thực tế như: Thông qua các biện pháp cụ thể tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện việc cải thiện tình hình sức khỏe cho người nghiện ma túy; ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma túy trong xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện mới, người tái nghiện và tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng sau khi hoàn thành việc cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai áp dụng biện pháp này trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Luận văn tập trung đề cập một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu phát sinh từ các quy định 1
- pháp luật trong trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện tại các cơ quan hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này cùng các đề xuất giải pháp tháo gỡ. Hiện nay Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành một trong các địa bàn tiêu thụ, buôn bán, trung chuyển ma túy lớn. Ðây cũng là địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy lớn nhất trong cả nước. Thực trạng này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý cai nghiện trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỷ lệ ma túy thu giữ tại Tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây tăng bình quân 88,5%⁄ năm. Riêng năm 2019 tăng đến 1.102,5% so với cả năm 2018. Điều đáng lưu ý theo công an Tp. Hồ Chí Minh, số người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng lúc nhiều loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như các bar, vũ trường, karaoke, nhà nghỉ không gường có trang bị đèn xoay cùng ampli di động và loa kéo,… Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của các cơ sở này không căn cơ, ít hiệu quả, không có tính răn đe. Khi bị rút giấy phép thì dễ dàng đăng ký lại với tên một doanh nhân mới, vì chưa có quy định tại địa điểm xảy ra vi phạm (lĩnh vực kinh doanh có điều kiện) thì không được cấp phép hoạt động[43]. Mặt khác, số người nghiện ma túy tại Tp. Hồ Chí Minh luôn ở mức cao. Tính đến 31/12/2019 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện có hơn 24.000 người nghiện ma túy, trong đó có hơn 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, có 2.649 người nghiện được chuyển sang cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện tại Tp. Hồ Chí Minh[31]. Có thể nói, trong các biện pháp hành chính được xem xét, quyết định áp dụng tại TAND thì chiếm đa số là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng việc lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc rườm rà, nhiều thủ tục. Chính vì vậy mà học viên lựa chọn đề tài luận văn “Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh” góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tìm hiểu và nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả: - Tác giả Dương Thị Bích Hạnh (2014), với luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn góp phần cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hệ thống các văn bản pháp luật quan trọng về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; Nêu lên thực trạng bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính vẫn còn có những bất cập ở Việt Nam, từ đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính[23]. - Tác giả Phạm Tiến Thành (2014), với đề tài luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công trình tập trung nghiên cứu giữa lý luận và thực trạng pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước kia và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay. Luận văn cũng tập trung lý giải những nguyên nhân, những cơ sở lý luận cho việc chuyển đổi biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ đó luận giải cho những sửa đổi bổ sung này về mặt lý luận. Luận văn cũng phân tích thực trạng của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh cho đến trước khi Luật Xử lý VPHC năm 2012 có hiệu lực và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của việc này là nhằm luận giải những thay đổi của các biện pháp này từ vấn đề thực trạng tổ chức và thực hiện[35]. - Nhóm tác giả Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cập trong các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn thiện, Trường Đại học Luật Tp.HCM. Đã đưa ra các bất cập như: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 với Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 chưa có sự thống nhất về việc xác định “nơi cư trú ổn định” của đối tượng bị áp dụng biện pháp 3
- đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quy định của pháp luật về “nơi thường xuyên sinh sống” để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không rõ ràng, cụ thể,… qua đó đề xuất các kiến nghị: sửa đổi tiêu chí “nơi cư trú ổn định” trong Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, theo đó “nơi cư trú ổn định” cần được xác định theo tinh thần của Luật Cư trú; sửa đổi Điều 9 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP theo hướng bỏ loại giấy tờ mang tính bắt buộc trong hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở CNBB là “giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện tại gia đình hoặc tại cộng đồng của Chủ tịch UBND cấp xã”. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận và nghiên cứu các trường hợp điển hình liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài [25]. - Tác giả Nguyễn Hoàng Việt (2019), Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đã nghiên cứu và đưa ra các vướng mắc liên quan đến việc triển khai các quy định của pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc, qua đó đề xuất các biện pháp: Đối với quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trước khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và quy định về việc áp dụng đồng thời biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong quá trình bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phối hợp, chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đề nghị Chính phủ theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này trên thực tế[45]. - Tác giả Vũ Thư với luận án tiến sĩ luật học về “Chế tài hành chính lý luận và thực tiễn”, bảo vệ thành công tại Viện Nhà nước và pháp luật, 2006[36]; Tác giả Nguyễn Trọng Bình với luận văn thạc sĩ luật học về “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012[5]; Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với luận văn thạc sĩ luật 4
- học về “Hoàn thiện pháp luật về XLHC với người chưa thành niên”, bảo vệ thành công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013[4]... Cho dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực xử lý hành chính cũng như biện pháp xử lý hành chính đưa vào cai nghiện bắt buộc, nhưng nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về biện pháp xử lý hành chính, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, đây là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả nghiên cứu các nội dung của đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận, pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại Tp.HCM, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối với vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý liên quan về biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện: Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các điều kiện bảo đảm thực hiện các biện pháp này…. - Đánh giá đúng đắn thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về các biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB tại Tp.HCM của TAND cấp huyện, chỉ ra được các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện cho các tỉnh, thành nói chung và Tp.HCM nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện các biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
- Không gian: Nghiên cứu biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện trên địa bàn Tp.HCM. Thời gian: Từ năm 2016 đến hết tháng 6/2020 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin xuyên suốt nội dung của luận văn, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quyền con người và các vấn đề tệ nạn xã hội. Đồng thời đề tài cũng vận dụng phương pháp tiếp cận của khoa học luật học trong phân tích và làm rõ các nhiệm vụ của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là lĩnh vực khoa học luật. Tác giả luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp như hệ thống hóa, lịch sử,... để xây dựng chương lý luận; vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn triển khai các quy định pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Làm rõ khái niệm, nội dung về các biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đã hệ thống khái quát các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện sau khi có các biện pháp hành chính khác đã được triển khai, qua đó để đánh giá toàn diện, cụ thể, chi tiết có cơ sở nghiên cứu các tình huống từ thực tiễn góp phần hoàn thiện hệ thống khoa học pháp lý chuyên ngành luật. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích thực tiễn rút ra được những hạn chế, tồn tại, là cơ sở khoa học, thực tiễn để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật 6
- và nâng cao hiệu quả triển khai chính sách, pháp luật về thực hiện các biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu về pháp luật ở bậc cao đẳng, đại học hoặc sau đại học về nội dung đưa người đi cai nghiện tại CSCNBB. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện. Chương 2. Thực trạng thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Quan điểm, giải pháp về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1. Người nghiện ma túy và cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.1.1. Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy Theo nghĩa rộng: người nghiện ma túy là người có thói quen dùng ma túy, không dùng không chịu được, bằng mọi giá để có ma túy sử dụng, bất chấp sự ngăn cấm của pháp luật, của gia đình, của người thân và xã hội. Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể (lệ thuộc cả thể chất lẫn tâm lý) đối với các chất ma túy đó làm cho con người không thể quên và từ bỏ được. Như vậy, nghiện ma túy là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy, việc đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt rứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác như dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn. Theo Khoản 11, Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2013 đã quy định: “Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này”[28]. Nguyên nhân nghiện ma túy Về nhận thức: Do thiếu hiểu biết về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện ma túy. Nhiều thanh niên có tính tò mò sử dụng ma túy xem thế nào đã dẫn tới nghiện, có những phụ nữ do quá béo đã mua loại ma túy kích thích thần kinh (Maxinton) uống để giảm béo, có học sinh cần thức đêm ôn thi, đã dùng thuốc kích thích thần kinh để thức mà không biết dẫn tới nghiện ma túy. 8
- Do sang chấn tinh thần trong cuộc sống (stress): Có người thất bại trong sự nghiệp, do thất tình, thi trượt, bố mẹ bất hòa ly hôn,.vv... đã tìm tới ma túy. Do buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường: gia đình quá nuông chiều, nhiều bố mẹ không dành thời gian quan tâm theo dõi con cái, nhà trường thiếu giám sát, phát hiện sớm các học sinh có nguy cơ lạm dụng ma túy và chưa có nhiều các hoạt động lành mạnh để thu hút học sinh tham gia. Môi trường còn nhiều ma túy: bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán và tổ chức sử dụng ma túy chưa được quét sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù quáng lừa gạt, lôi kéo nhiều thanh niên đến với ma túy. Dùng ma túy để chữa bệnh: một số người đã lạm dụng ma túy để chữa một số bệnh như đau đầu, chữa sốt rét, phụ nữ sau khi sinh,... Dấu hiệu của người nghiện heroin: Nghiện heroin lúc đầu có thể sẽ rất khó để nhận ra. Theo thời gian, tình trạng nghiện sẽ dễ nhận thấy hơn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng thuốc. Ví dụ, những người nghiện heroin thường sẽ lo lắng về việc khi nào sẽ tiêm liều tiếp theo, nhiều hơn là lo lắng cho những việc khác. Những sự thay đổi khác về hành vi và lối sống cũng có thể chịu ảnh hưởng của việc sử dụng heroin. Việc tiêm heroin thường xuyên sẽ để lại trên da vết lõm tại vị tí mũi tiêm đâm vào, do vậy, rất nhiều người nghiện heroin sẽ thích mặc quần dài, áo dài tay để che đi những vết sẹo này, kể cả khi thời tiết nóng. Nếu họ lo lắng về việc bị bạn bè và người thân phát hiện, họ cũng có thể sẽ xa lánh người thân. Các mối quan hệ trong công việc và quan hệ cá nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cô lập với xã hội và tự cô lập bản thân mình là hiện tượng rất phổ biến ở người nghiện heroin. Những người nghiện heroin cũng sẽ gặp phải những vấn đề khi duy trì tình trạng sức khỏe cũng như vệ sinh cá nhân của mình[24],… Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đá Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ án mạng do người ngáo đá sát hại người thân và những người xung quanh mình. Để góp phần phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng do người nghiện ma túy đá gây ra, chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy đá: Mùi răng bị hôi và thối rữa, người nghiện ma túy đá 9
- thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên mặt; Việc học không còn tập trung, công việc sao nhãng, năng suất lao động giảm và trốn học, trốn việc rất nhiều là dấu hiệu chỉ điểm đang nghiện ma túy đá. Nhiều người không thể giữ được vị trí công việc tới ba tháng; Người nghiện ma túy đá bị sâu răng, đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau; Khi tiếp xúc với họ, ta ngửi thấy mùi nước tiểu mèo. Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu của mèo; Người nghiện ma túy đá ăn không có cảm giác ngon miệng. Một dấu hiệu chắc chắn nữa là họ bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn; Người nghiện ma túy đá thường có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người đi theo làm hại; Không có nhu cầu ngủ, luôn trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần; Trong nhà hoặc phòng ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút được sử dụng để hút ma túy đá; Ngứa ở nhiều vùng da tới mức không thể chịu đựng được, chà xát nhiều tới chảy máu; Tâm trạng thất thường, dễ cáu bẩn và suy nghĩ kỳ lạ. Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy không thể sống qua ngày nếu không có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng). Người sử dụng ma túy đá dù ngáo hay không thì đều có hiện tượng thay đổi thái cực tâm trạng cực nhanh. Người sử dụng ma túy đá rất dễ nổi nóng. Đang vui vẻ bình thường có thể bất ngờ tức giận vì một lý do nhỏ nhặt, khác hẳn với tính cách trước đây. Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Mối hiểm họa này đe dọa cuộc sống bình yên của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Nhiều người lầm tưởng rằng khi ma túy đá thải sạch khỏi cơ thể thì mọi chuyện sẽ ổn. Đào thải sạch sau bảy đến mười ngày, nhưng những tổn thương do ma túy đá gây ra cho não thì còn đó, không ít thì nhiều. Sử dụng nhiều hay ít, nhiều lần hay 1 lần duy nhất đều có thể gây ra hậu họa tức thời hoặc rất lâu về sau. Nhiều trường hợp đã ngưng sử dụng sau vài tháng hoặc vài năm êm ả, tưởng đã được yên, thì bệnh tâm thần xuất hiện. Tóm lại, dấu hiệu chung của người nghiện ma túy cụ thể: Nhu cầu chi tiêu tăng bất thường: nhu cầu tiêu tiền ngày càng tăng và không giải thích được lý do chi tiêu vào việc gì. Một số thanh thiếu niên, học sinh thường hay nói 10
- dối cha mẹ xin tiền đóng học phí, mua sách vở hoặc lấy trộm tiền, đồ đạc trong gia đình đem bán hoặc cầm đồ để có tiền sử dụng ma túy. Tính tình thay đổi bất thường và theo chiều hướng xấu: có lúc lầm lỳ, ít nói (khi đói ma túy), ngược lại có lúc nói năng hoạt bát, cười đùa vô cớ, đó là khi cơ thể đủ chất ma túy. Hay nói dối, có biểu hiện xa lánh người thân. Tính tình trở nên hung bạo, thích nhảy “lắc” theo nhạc mạnh, nhạc càng mạnh thì “lắc” càng nhanh lại không thấy mệt mỏi (đối với người nghiện ma túy kích thích thần kinh gây ảo giác). Nếp sống sinh hoạt thay đổi, lối sống buông thả: thay đổi giấc ngủ “thức đêm, ngủ ngày” hoặc “thức thâm đêm, suốt sáng đối với người nghiện ma túy kích thích thần kinh. Mọi hứng thú của cuộc sống không thích như xem ti vi, đọc sách báo, văn nghệ, chơi thể thao. Sống luộm thuộm, quần áo bẩn thỉu, ngại tắm giặt. Trước đây không hút thuốc lá, bây giờ nghiện thuốc lá, trong túi luôn kèm bật lửa, giấy bạc. Sức khoẻ giảm sút: người gầy, sút cân. Khi ngủ dậy có những dấu hiệu chảy nước mắt, ngáp vặt, nổi da gà do cơ thể thiếu ma túy. Khả năng lao động học tập giảm: hiệu quả lao động, lười lao động, bỏ bê công việc, không chấp hành kỷ luật lao động. Học sinh thì kết quả học tập bị giảm sút, ngồi học hay ngủ gật, hay bỏ ra ngoài trong giờ học, trốn học,... Hay tụ tập đàn đúm với những bạn bè xấu, nghiện ma túy: tụ tập đàn đúm với bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở phòng kín, nơi vắng người, thường xuyên cùng đi đến địa bàn có tụ điểm tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy; hay đi với bạn bè xấu tới các vũ trường, quán karaoke thâu đêm. Dấu hiệu khẳng định người thân đã nghiện ma túy: Xuất hiện hội chứng cai (nếu nghiện thuốc phiện hoặc heroin), hoặc rối loạn tâm thần (nếu nghiện ma túy kích thích thần kinh gây ảo giác); xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu cho kết quả dương tính[25]. 1.1.1.2. Khái niệm cơ sở cai nghiện bắt buộc Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn của những đối tượng bị nghiện nhằm tách ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật để cải tạo trở thành người bình thường. 11
- Các cơ sở này được hình thành nhằm đưa các đối tượng nghiện hút sau khi bị XLVPHC mà vẫn tiếp tục tái nghiện tại cộng đồng vào cai nghiện để chấm dứt hành vi nghiện ma túy. Nhận thấy, qua từng năm số lượng đối tượng bị nghiện ngày càng tăng nhanh, cá biệt có những nơi tăng đột biến khó kiểm soát dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương. Ngoài chức năng chính là cai nghiện, các cơ sở cai nghiện hiện nay còn có nhiệm vụ tái thiết lao động cho người nghiện. Sau những đợt điều trị, người nghiện sẽ được học, được lao động, được học nghề,... ngay tại cơ sở cai nghiện. Nếu ý thức chấp hành tốt, quyết tâm cai nghiện, có ý chí thì đây chính là lực lượng đông đảo người lao động đóng góp cho xã hội sau khi trở về cộng đồng. 1.1.1.3. Đặc điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc Thứ nhất, Các CSCNBB là tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước chi về cho các địa phương. Thứ hai, Đây là nơi tập trung của những người bị nghiện nhằm mục đích khám, chữa bệnh và điều trị cắt cơn. Thứ ba, CSCN tồn tại dưới hai hình thức: đó là CSCN công lập và CSCN ngoài công lập. Hai cơ sở này được hình thành và hoạt động với chức năng là như nhau, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quy định rõ trong Nghị định 221/NĐ-CP/2013. Đối với cơ sở ngoài công lập, nguồn ngân sách hoạt động dựa vào ngân sách của địa phương nơi cơ sở đó được thành lập[25]. Cơ sở cai nghiện công lập và ngoài công lập đều áp dụng cho đối tượng cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. Trong đó cai nghiện bắt buộc là hình thức cai nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc đối tượng không có nơi cư trú nhất định. Ngoài hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phương đang áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh. Các đối tượng tự nguyện cũng được áp dụng qui trình chung về điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất thì tự giác tham gia). 12
- 1.1.2. Quan niệm, đặc điểm của các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.2.1. Quan niệm về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Các biện pháp XLHC khác được xem là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt vì thực chất các biện pháp XLHC khác đã hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định với hình thức: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và đưa vào cơ sở giáo dục. Các biện pháp này cũng cách ly người bị xử lý ra khỏi đời sống xã hội, đưa vào một môi trường quản lý đặc biệt có tính kỷ luật cao và chặt chẽ, về mức độ các biện pháp này không hề thua kém các biện pháp tư pháp hình sự khác. Nhóm biện pháp này có đặc trưng là thời gian cưỡng chế khá dài từ ba tháng đến hai năm; người bị áp dụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội và các đoàn thể. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn. Biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB nhìn chung cũng mang những đặc điểm của biện pháp XLHC, bản chất là biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân, do người đứng dầu cơ quan hành chính ở địa phương quyết định. Như chúng ta đã biết, các đối tượng vi phạm hành chính là người nghiện ma túy, hiện nay, y học đã chứng minh nghiện ma túy là một bệnh của não bộ, vì vậy việc tiến hành các biện pháp điều trị (cai nghiện ma túy) được tiến hành như việc chữa bệnh. Còn đối với người bán dâm, bản thân việc bán dâm chỉ là một tệ nạn xã hội cần bị lên án, tuy nhiên, đối với người bán dâm rất hay mắc phải các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS. Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB một cách khái quát như sau: “Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp XLHC khác được pháp luật quy định mà nội dung của biện pháp này là việc đưa các đối tượng bán dâm, nghiện ma túy có đủ các điều kiện quy định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc (hay còn gọi là Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội) để chữa trị, học tập và lao động phục hồi, nhằm mục đích giúp những đối tượng đó trở thành công dân có ích cho xã hội”. 13
- Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được ban hành và áp dụng nhằm hướng đến các mục đích sau: Thứ nhất, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích trước hết là để nhằm chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm. Như tên gọi của biện pháp XLHC này là đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vì vậy, mục đích đầu tiên của biện pháp này là việc chữa bệnh cho những đối tượng được đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như chúng ta đã biết, khoa học đã chứng minh nghiện ma túy là một bệnh lý thần kinh về não bộ và y học đã tìm ra các phương pháp chữa bệnh để khắc phục tình trạng nghiện của người nghiện ma túy. Bên cạnh đó, người bán dâm cũng là những đối tượng có nguy cơ cao trong việc bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS, vì vậy việc áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với những đối tượng này là cần thiết trong việc giúp đỡ những người này. Việc chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm là mục đích cơ bản, quan trọng của việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Điều này thể hiện tính nhân văn của biện pháp XLHC này khi mà bên cạnh mục đích trừng phạt người có hành vi VPHC mà còn là nhằm mục đích chữa bệnh cho họ, để đạt được mục đích vừa giáo dục, vừa tạo điều kiện cho người vi phạm hòa nhập cộng đồng. Thứ hai, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích giáo dục, chú ý đến cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị áp dụng với cộng đồng, gia đình và xã hội. Giáo dục là mục đích quan trọng của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bắt nguồn từ bản chất nhân đạo sâu sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách con người, biết tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Mục đích giáo dục ở đây không chỉ là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm mà còn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống, cũng như phục hồi sức khỏe tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành công dân có ích cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng. Thứ ba, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được áp dụng nhằm mục đích trừng phạt người có hành vi vi phạm hành chính. Tính trừng phạt được coi là 14
- một thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế, không chỉ có trong cưỡng chế hành chính mà còn trong cả cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự. Trong luật hình sự thì một trong các mục đích của hình phạt đó là tính trừng trị của hình phạt. Tương tự như vậy, các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính trừng phạt tương đối cao, chỉ sau cưỡng chế hình sự. Đặc biệt là các biện pháp XLHC khác, trong đó có biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB. Biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB là một biện pháp tính cưỡng chế tương đối cao khi nội dung của nó là tước bỏ một số quyền nhân thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì tính chất này nên người bị áp dụng sẽ phải sinh sống, học tập và chữa bệnh trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc và chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ sở này. Tính trừng phạt của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB là hết sức cần thiết. Bởi vì, đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC này là những đối tượng nghiện ma túy hoặc bán dâm thường xuyên, đã bị áp dụng các biện pháp XLHC khác ở cấp độ nhẹ hơn nhưng vẫn tái phạm hoặc các đối tượng này không có nơi cư trú cố định. Các đối tượng này thường có những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tính trừng phạt của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB là hết sức cần thiết, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, buộc họ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lý giám sát của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thứ tư, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn khả năng tái phạm của người bị áp dụng. Như chúng ta đã biết, đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những đối tượng nghiện ma túy, bán dâm đã vi phạm nhiều lần, đã bị xử lý bằng các biện pháp khác nhưng vẫn tái phạm hoặc không có nơi cư trú rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng đối biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng này là cần thiết để ngăn chặn họ tái phạm và tiếp tục đi vào con đường lầm lạc. Mục đích phòng ngừa ở đây bao gồm cả phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng, chú ý loại trừ những nguyên nhân thực hiện hành vi trái pháp luật và tạo điều kiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng. Khả năng 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 110 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 86 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 73 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 59 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 51 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 47 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn