intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn " Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, đánh giá thực trạng việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HẢI ĐƯỜNG ĐẮK LẮK - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực, tin cậy. Tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Hành chính Quốc gia. Vậy tôi viết lời cam đoan đề nghị Học viện Hành chính Quốc gia xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đỗ Thị Hồng Nhung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tập tình của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình; sự tham gia góp ý của các cô chú, anh chị làm việc tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Lăk. Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn với đề tài “Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Hải Đường - người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo, Bồi dưỡng - Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Dù đã rất cố gắng để hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất, song bài Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý thầy cô để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHS Trách nhiệm hình sự VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân Tối cao iii
  6. iv
  7. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Số lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân thành phố 47 Buôn Ma Thuột xét xử từ năm 2016 đến năm 2021 Bảng 2.2 Đặc điểm nhân thân bị cáo bị xét xử trong năm 2021 48 Cơ cấu loại tội phạm do Tòa án nhân thành phố Bảng 2.3 49 Buôn Ma Thuột xét xử sơ thẩm trong năm 2021 Tỷ lệ các vụ án được xét xử lưu động so với tổng số Bảng 2.4 53 vụ án hình sự được giải quyết từ năm 2016 – 2021 v
  8. MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 1 Chương 1. Một số vấn đề lý luận và pháp lý về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân…………………… 7 1.1. Khái quát chung về giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa 7 án…………………………………………………………………….. 1.2. Nội dung giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân……………………………………………………... 16 1.3. Hình thức giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND……………………………………………………………….. 23 1.4. Phương pháp giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử của TAND……………………………………………………………….. 24 1.5. Những đặc thù của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND…………………………………………………………… 26 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND………... 29 Tiểu kết chương 1………………………………………………......... 33 Chương 2. Thực trạng tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk……………………………………………………………… 35 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động đến hoạt động giáo dục pháp luật của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột………………………………………………………………… 35 2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk…………. 46 2.3. Đánh giá chung về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk……………. 60 Tiểu kết chương 2……………………………………………………. 62 vi
  9. Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk……………………………………………... 63 3.1. Quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk…. 63 3.2. Giải pháp bảo đảm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk…. 70 Tiểu kết chương 3 …………………………………………………... 86 KẾT LUẬN………………………………………………………….. 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hợp hiến, hợp pháp, quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến công tác giáo dục pháp luật nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong những năm gần đây, có rất nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Quyết định số 409/QĐTTg ngày 9/4/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016…. Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị mà trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ then chốt được Ban chấp hành trung ương nêu ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định: Tòa án nhân dân có chức năng, nhiệm vụ góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các 1
  11. vi phạm pháp luật khác bằng hoạt động của mình. Tại Điều 102 của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Có thể thấy, cả về mặt lý luận và thực tiễn thì đối với công tác giáo dục pháp luật của Tòa án nhân dân được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. Bằng các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ việc, các bản án, quyết định và hệ thống án lệ với bản chất là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể đã mang đến những tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể, các đối tượng của giáo dục pháp luật. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công cuộc thực hiện công tác Cải cách Tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu về Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nơi có địa bàn hành chính tương đối rộng, tập trung nhiều dân tộc sinh sống, đa dạng về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giáo dục pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc giáo dục pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng. Do đó, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung mà các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu và là vấn đề mang tính cấp thiết, thời sự. Hiện nay, ở Nước ta đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này và ở nhiều góc độ như: 2
  12. - Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, TS. Nguyễn Quốc Sửu (2011), Sách chuyên khảo, Nxb. Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội- 2011. - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và giải pháp, Dương Thị Thu Hiền (2013), Luận văn thạc sĩ Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giáo dục pháp luật trong hoạt động thu thập chứng cứ tại Tòa án, Nguyễn Thị Tĩnh (2013), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2013. - Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Thị Tĩnh (2015), Luận án tiến sĩ Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Xuân Hòa (2016), Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính, Học viện Hành chính quốc gia. - Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Phạm Văn Nam (2017), Luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính, Hà Nội. - Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên từ thực tiễn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, Trần Hữu Thanh (2019), Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Đánh giá chung: Các công trình trên được các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau, trên phạm vi cả nước hoặc trên một số địa bàn nhất định. Các công trình đã góp phần làm sáng tỏ lý luận về giáo dục pháp luật, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp nâng cao việc giáo dục pháp 3
  13. luật trong mỗi một giai đoạn hoặc một phạm vi địa lý hoặc đối với đối tượng nhất định. Tuy nhiên, mỗi ở địa phương luôn có những đặc thù riêng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán... Mặt khác do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi chủ thể khác nhau nên phương thức giáo dục pháp luật cũng khác nhau. Từ đó dẫn đến cơ sở lý luận, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục pháp luật ngoài những đặc điểm chung thì vẫn có những nét riêng biệt. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên, đồng thời đi sâu nghiên cứu về việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột,tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, đánh giá thực trạng việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ: - Phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án. 4
  14. - Phân tích, đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến việc giáo dục pháp luật của Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng; thực trạng việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Trên cơ sở thực trạng việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội hàm nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật, đặc điểm của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật thông quan hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ đầu năm 2016 đến cuối năm 2021 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5
  15. Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng; hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông quan hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn và để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để nêu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn. - Phương pháp so sánh, thống kê được sử dụng để cung cấp các số liệu cần thiết, đối chiếu, so sánh, làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử. - Phương pháp mô tả để làm rõ những vần đề về hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp khái quát hóa được dùng để nêu ra và phân tích, đánh giá những thành tựu chung của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử trên địa bàn trong thời gian vừa qua. Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, như khảo sát thực tiễn, nghiên cứu các báo cáo tổng kết, hồ sơ, bản án các vụ án đã được xét xử từ năm 2016 đến năm 2021 của Tòa án hai cấp: huyện và tỉnh ở Đắk Lắk. Trong đó có Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6
  16. Là công trình nghiên cứu cơ bản về vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và cơ sở của các chính sách xã hội, chính sách pháp luật đối với tỉnh Đắk Lắk nói chung và địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập, trong việc lập kế hoạch, thực hiện việc chỉ đạo điều hành công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của Tòa án nhân dân. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trên địa thành phố Buôn Ma Thuột và cả địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN 1.1. Khái quát chung về giáo dục pháp luật và giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án 1.1.1. Khái niệm về giáo dục pháp luật Khái niệm về giáo dục pháp luật hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể hiểu: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng đựơc tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ pháp luật của nhân dân. Giáo dục pháp luật không chỉ là sự tác động từ phía chủ động của các cơ quan nhà nước, các chủ thể giáo dục pháp luật mà còn phải phát huy sự chủ động, tự giác tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật của đối tượng thụ hưởng giáo dục pháp luật. Đây là quá trình tác động có mục đích nhằm cung cấp cho đối tượng giáo dục tri thức pháp luật, thông tin về thực tiễn phát luật, kỹ năng sử dụng pháp luật, củng cố niềm tin và hình thành thói quen xử sự theo pháp luật. Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, giáo dục pháp luật nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án 8
  18. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được qui định trong Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 102 của Hiến pháp qui định chức năng, hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân như sau: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Cụ thể hóa qui định của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án. Qua đó có thể thấy, xét xử là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án. Trong hệ thống chính trị của bất kỳ quốc gia nào thì chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc thực tế đã xảy ra nhằm đưa ra một phán xét đúng đắn về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc; từ đó, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc. Xét xử cũng được hiểu theo nghĩa là một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiến hành dưới hình thức phiên tòa nhằm xem xét, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theo trình tự luật định về vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. Hoạt động xét xử tại phiên tòa gần như là khâu cuối của hoạt động tố tụng, bởi nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị, thì phán quyết của Tòa án sẽ có hiệu lực thi hành. Chức năng chính của Toà án là thực hiện hoạt động xét xử. Thông qua hoạt động xét xử nói chung, cùng với việc đưa ra phán quyết, Toà án có thể thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, như thông qua các hoạt động xét xử tại tại phiên toà, thông qua hoạt động thông tin, báo chí, công bố các Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trên công thông tin điện tử hoặc các hoạt động khác. Song hình thức 9
  19. tập trung nhất và mang tính đặc thù nhất, hiệu quả nhất vẫn là giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử công khai tại phiên toà, xét xử lưu động, phiên tòa giả định. Thông qua việc giáo dục pháp luật tại một phiên toà xét xử, những người tham gia vào quá trình tố tụng (đối tượng trực tiếp) hoặc những người theo dõi phiên toà (đối tượng gián tiếp) có thể hiểu sâu sắc, cụ thể và rõ ràng hơn về những quy định pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án; từ đó có thể tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, củng cố lòng tin và thái độ tôn trọng pháp luật, tôn trọng công lý, nhờ đó mà phát huy tác dụng phòng ngừa tội phạm của hoạt động xét xử cũng như hoạt động giáo dục pháp luật. Định hướng về việc giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án trên thực tế được thực hiện bằng việc Tòa án bảo đảm thực hiện các nguyên tắc, thủ tục, trình tự tố tụng cơ bản liên quan đến các quy định về hình thức, lễ nghi, trật tự phiên toà... Trước tiên, đó là việc Toà án bảo đảm nguyên tắc Hiến định: “Toà án xét xử công khai, trừ những trường hợp do luật định, dù có xét xử kín thì Toà án vẫn phải tuyên án công khai”. Một bản án công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả nhất. Như vậy có thể định nghĩa Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là trước phiên toà, tại phiên toà hoặc sau phiên toà, Toà án thực hiện một cách có tổ chức, có chủ định việc cung cấp, trang bị cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử đang được tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm lý, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu 10
  20. cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử của Tòa án. 1.1.3. Đặc trưng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là một trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó ngoài các đặc thù của hoạt động giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật qua hoạt động tố tụng nói riêng, thì giáo dục pháp luât thông qua hoạt động xét xử có những đặc thù riêng. Thứ nhất: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử do các chủ thể được qui định tại các văn bản qui phạm pháp về tố tụng thực hiện. Ở đây chủ yếu do các chủ thể như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thực hiện. Khác với hoạt động giáo dục pháp luật khác như giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, giáo dục pháp luật qua công tác bồi dưỡng, đào tạo... giáo dục pháp luật của các chủ thể chuyện nghiệp, chủ thể không chuyên nghiệp. Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử do các chủ thể được tiến hành tố tụng (Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng) hoặc liên quan đến hoạt động tố tụng tiến hành (Giám định viên, phiên dịch...) tiến hành. Thứ hai: Đó là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo những nội dung giáo dục pháp luật cụ thể được chủ thể xây dựng dành riêng cho đối tượng, dựa trên các phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động xét xử. Tính có mục đích của công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử phản ánh những đòi hỏi tất yếu, khách quan của tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng lối sống, làm việc theo pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích mà công tác giáo dục pháp luật 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2