Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 4
download
Luận văn trình bày những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh niên; Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HOÀNG HUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LONG HẢI HÀ NỘI, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Quảng Nam, ngày tháng năm 2021 Tác giả Trần Thị Hoàng Huyên
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Học Viện khoa học xã hội, cơ sở tại thành phố Đà Nẵng. Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể, quý thầy cô. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy Nguyễn Long Hải đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài của mình. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc chân thành tới các thầy cô giáo, người đã trang bị và đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN ............................................................................................... 10 1.1. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................................................ 10 1.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................... 17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên .................................................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................... 27 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................. 27 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ......................................................................... 34 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 45 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN .................................... 53 3.1. Những giải pháp chung cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong phạm vi cả nước. ..................................... 53 3.2. Những giải pháp riêng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình. ........................ 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 QLNN Quản lý nhà nước 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 XHCN Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng Đặc điểm giới tính, độ tuổi thanh niên huyện Thăng 2.1 31 Bình DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình 29
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . Trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam, thanh niên luôn được quan tâm hết mức như là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước. Thanh niên là một lực lượng hùng mạnh đông đảo, chiếm tỷ lệ phần lớn trong dân cư, là chủ thể cải tạo xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển và duy trì sự sống. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng triệu thanh niên đáp lời kêu gọi của non sông hăng hái lên đường chống giặc ngoại xâm, đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc, viết tiếp những trang sử vẻ vang, tạo nên những thế hệ thanh niên anh hùng của một dân tộc anh hùng. Với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “hay là ta sẽ đến nơi đâu còn giặc ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên…”, hăng hái tham gia các phong trào "Ba sẵn sàng", “Năm xung phong” ... Ở nước ta, thanh niên là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào tranh đấu vì Tổ quốc độc lập và tự do, vì nhân dân hạnh phúc. Nhân dịp tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần II (từ 25/10 - 04/11/1956), Hồ Chí Minh đã xác nhận rằng: Đảng, Chính phủ có thể tự hào là đã tạo một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, mong các cháu tiếp tục nỗ lực phấn đấu hăng hái cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà. Với yêu cầu cấp thiết đó, cần bồi dưỡng cho thanh niên về lối sống hơn là cách sống như “ Thép đã tôi thế đó”, “ đời người chỉ sống một lần, sống làm sao cho khỏi xót xa và ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, vì những dĩ vãng ty tiện để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: “Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc”. 1
- Ở bối cảnh quốc tế hiện nay có nhiều biến động khôn lường và trước áp lực thách thức của toàn cầu hoá và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đòi hỏi mỗi thanh niên Việt Nam cần nỗ lực phát huy các khả năng lợi thế của mình, bằng sức trẻ và lòng trung thành, nhiệt huyết để đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đúng như Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu là phần lớn do thanh niên " [16; tr 84] Thanh niên Việt Nam là lực lượng quần chúng đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, thanh niên có các yêu cầu và lợi ích chính đáng về nhiều mặt trong thực tiễn đời sống xã hội, đó là được: học hành, việc làm, giải trí vui chơi lành mạnh, tình yêu, hôn nhân, gia đình... Theo Hồ Chủ tịch: “Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên”[17, tr 166]; “cần đi sâu sát vào đời sống để hiểu rõ tâm lý của thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết những vấn đề thiết thực" [17, tr 290]. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, Quốc hội nước ta khoá XI tại kỳ họp Thứ tám đã ban hành Luật Thanh niên vào ngày 29/11/2005. Trong đó, có quy định nghĩa vụ và quyền của thanh niên; quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với thế hệ thanh niên; quy định về tổ chức của thanh niên. Kể từ khi Luật Thanh niên có hiệu lực đến nay, nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, sự tham gia vào cuộc của hệ thống cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương, cùng với sự phối hợp khá chặt chẽ của các ngành và tổ chức đoàn thể, nên quá trình quản lý Nhà nước ta về công tác thanh niên đã có nhiều chuyển biến thuận lợi: nhận thức của thanh niên được nâng cao, gia tăng ý thức tích cực của thanh niên trong chấp hành chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước – với phần lớn họ có lối sống tốt, gắn kết trách nhiệm với cộng đồng; nghĩa vụ và các 2
- quyền của thanh niên được pháp luật bảo vệ và bảo đảm; vị thế và trách nhiệm của họ ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia tích cực vào phát triển KT-XH, xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên sản xuất giỏi, nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp, thanh niên làm kinh tế giỏi, thanh niên sáng kiến cải tiến áp dụng khoa học - công nghệ... . Qua đó, đời sống của thanh niên được cải thiện, đóng góp vào việc đẩy nhanh phát triển KT-XH. Song dù vậy, với sự biến động phức tạp khó lường của tình hình thế giới, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH ở Việt Nam hiện nay, một tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng thanh niên nước ta đang còn hạn chế về một số kiến thức và kỹ năng cần thiết trước yêu cầu mở cửa - hội nhập và phát triển; một số thì chưa xác định rõ về lý tưởng nghề nghiệp và lý tưởng cách mạng, còn lệch lạc về quan niệm sống và lối sống, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, lười lao động và dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội. Đúng như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói: Người có lý tưởng cách mạng hiểu rõ mình sống vì ai, lao động để làm gì có những hoài bão ước mơ cao đẹp vượt qua những ham muốn tầm thường và suy tính nhỏ nhen, người có lý tưởng cách mạng hiểu rõ tương lai hạnh phúc của mình không tách rời vận mệnh của dân tộc. Trước hiện trạng trên cho thấy, công tác thanh niên hiện nay đang là nhiệm vụ cấp thiết, đòi hỏi công tác này phải có sự ưu tiên đầu tư chăm lo thích đáng của Đảng và Nhà nước, xác định công tác thanh niên phải là nhiệm vụ sống còn của quá trình thực hiện sự nghiệp cách mạng. Liên hệ đến huyện Thăng Bình (Quảng Nam), về công tác thanh niên đã được Huyện ủy và UBND huyện Thăng Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng các nghị quyết, đề án, kế hoạch, chương trình hành động (Chiến lược phát triển thanh niên huyện Thăng Bình giai đoạn 2016 – 2020; kế hoạch thường niên về công tác thanh niên…) với sự tham gia khá tích cực của các phòng, 3
- ban trực thuộc và sự phối hợp tổ chức thực hiện khá đồng bộ của Đoàn thanh niên với những đoàn thể nhân dân từ tuyến huyện đến các xã, thị trấn. Từ cơ sở định hướng này, thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình hàng năm đã được tuyên truyền phổ biến pháp luật, hỗ trợ và tư vấn về pháp lý, về sức khoẻ và môi trường; được giáo dục toàn diện trong các trường học trên địa bàn huyện; gắn kết với các đề án, chương trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam… Nhờ đó đã tạo thuận lợi các điều kiện để thanh niên Thăng Bình tiếp cận được nghề theo nguyện vọng và sở trường; được hỗ trợ, định hướng và tư vấn nghề nghiệp. Có các câu lạc bộ/ mô hình tiêu biểu xuất hiện trên địa bàn đã được hàng nghìn thanh niên hưởng ứng tham gia tích cực, như: mô hình thanh niên tự quản, CLB sau cai, CLB tuổi trẻ trong phòng chống các tội phạm và tệ nạn xã hội; mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, mô hình thanh niên tham gia các công trình phát triển KT-XH ở địa phương (công trình giao thông bê tông nông thôn và giao thông nội đồng; công trình trồng cây xanh; mô hình thắp sáng đường quê; công trình tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ; nhà tình nghĩa; mô hình nâng bước em đến trường... Thông qua đó giúp cho nhiều thanh niên được trang bị nhiều kiến thức và các kỹ năng sống, được đào tạo nghề cơ bản để lập thân – khởi nghiệp; cũng như thông qua đó giúp nhiều thanh niên ý thức được nghĩa vụ công dân, tự nguyện viết đơn nhập ngũ để phục vụ quân đội... Tuy vậy, một số mặt vấn đề đặt ra hiện nay: (1) Sự nhận thức về vị trí vai trò của thanh niên của một bộ phận cán trên địa bàn Thăng Bình còn chưa đồng bộ, dẫn đến sự điều hành quản lý ở một số đơn vị còn chưa đúng mức, biểu thị là vẫn có tình trạng khoán trắng cho tổ chức Đoàn Thanh niên cấp huyện, cấp xã và Hội liên hiệp thanh niên; (2) Trong khi cán bộ, công chức làm công tác đoàn thanh niên chủ yếu là kiêm nhiệm thì công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan và một số đoàn thể cũng chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và vai trò trách nhiệm của cơ quan nhà nước còn chưa 4
- rõ trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Thanh niên; (3) Thiếu một số văn bản chính sách cụ thể dành cho đối tượng thanh niên ở từng ngành, lĩnh vực. Với lý do cấp thiết trên, tác giả đăng ký chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp - Luật hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Nghiên cứu thanh niên và lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên vốn dĩ đã được khá nhiều nhà chính trị, nhà quản lý và giới khoa học nghiên cứu. Tiêu biểu có: Tác giả Lê Duẩn với Sách “Thanh niên với cách mạng, xã hội chủ nghĩa”, do Nxb. Thanh niên ấn hành năm 1978, Hà Nội; Sách “Tuổi trẻ anh hùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, do Nxb. Sự Thật ấn hành năm 1980, Hà Nội,... Hai tài liệu này đã trình bày khái quát có hệ thống về quá trình ra đời và phát triển trưởng thành của những thế hệ thanh niên nước ta; khẳng định vai trò đóng góp quan trọng của thanh niên trong lịch sử dân tộc ta; qua đó xác nhận thanh niên là lực lượng tiên phong đi đầu trong hoạt động sự nghiệp cách mạng. Liên quan đến công tác thanh niên và lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên, có nhiều công trình tài liệu nghiên cứu, điển hình như: - Sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam” của tác giả Trần Quy Nhơn, do Nxb Thanh niên ấn hành năm 2004, Hà Nội. - Luận án tiến sĩ ngành lịch sử năm 2001: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Vỉệí Nam trong công cuộc xây dựng đất nước giai đoạn 1975 - 1996” của tác giả Trần Thị Nhơn, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 5
- - Luận văn thạc sĩ ngành lịch sử năm 2002: “Đảng Cộng sàn Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Tô Thành Phát, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Tác giả Quang Vinh với tác phẩm sách “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên”, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2000, Hà Nội. - Đề tài năm 1998: “Thanh niên tỉnh Cà Mau: Thực trạng, giải pháp và chính sách đối với thanh niên trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội” của tác giả Phạm Văn Uýnh làm chủ nhiệm. - Bài viết “tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác thanh niên” của tác giả Hồ Đức Việt đăng Báo Tiền Phong năm 2011. - Bài viết “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên, đăng trên trang Website: http://tochucnhanuoc.gov.vn cập nhật ngày 10/7/2013. - Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên” , Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2008. Công trình này được sưu tầm từ Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng toàn tập, các văn kiện khác của Đảng nhằm giúp nghiên cứu một số bài viết, lời dạy của Bác và Đảng đối với thanh niên. - Bài viết “Chính sách phát triển thanh niên trong thời kỳ đổi mới và kiến nghị sửa đổi Luật Thanh niên” của Ths. Lê Thị Hương Thủy (Viện Nghiên cứu lập pháp), đăng trên Website: http://thanhtravietnam.vn/ cập nhật ngày 28/4/2020. - Bài viết “Đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ mới” của TS. Nguyễn Văn Hùng (Hội đồng Lý luận Trung ương), đăng trên Website: http://hdll.vn/ cập nhật ngày 18/3/2021. 6
- - Bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bồi dưỡng thanh niên” của tác giả Bùi Hoàng Tùng (Phó Bí thư Đoàn Khối các cơ quan TW), đăng trên Website: http://dukcqtw.dcs.vn/ cập nhật ngày 18/3/2021. Các tài liệu sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu được đề cập trên, về cơ bản đã xác nhận vai trò rất quan trọng của thanh niên trong đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lịch sử phát triển đất nước. Mặt khác, nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về công tác thanh niên. Tuy vậy, nghiên cứu công tác thanh niên ở góc nhìn quản lý nhà nước thì chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu – nhất là đề cập những nội dung quản lý nhà nước đối với công tác này... Từ đây cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này không có sự trùng lặp với những công trình trước đó đã công bố; cũng như đối với một địa bàn cụ thể tại huyện Thăng bình (Quảng Nam). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất phương hướng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hóa làm rõ hơn về một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Hai là, phân tích tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ba là, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình và các vấn đề hạn chế/ bất cập đang đặt ra. 7
- Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại huyện Thăng Bình hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam). - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự quản lý nhà nước bằng pháp luật, cải cách nền hành chính nhà nước,… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được luận văn sử dụng, đó là: Phương pháp phân tích văn bản tài liệu, lịch sử lôgic được sử dụng nhằm hệ thống hóa những chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên. Phương pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh … được sử dụng nhằm đánh giá quá trình quản lý nhà nước về công tác thanh niên chủ yếu từ năm 2015 tới nay. 8
- 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài: 6.1. Về mặt lý luận Luận văn hệ thống hóa nhằm xác định rõ hơn một số cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Huyện Thăng Bình (cả kết quả đạt được và vấn đề hạn chế đặt ra). Qua đó cung cấp các luận cứ thực tiễn, để đưa ra các kiến nghị đề xuất giải pháp nhằm đóng góp vào việc khắc phục mặt hạn chế/ bất cập trong quá trình quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở huyện Thăng Bình hiện nay. Đồng thời, các đề xuất này còn góp phần vào việc tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và nâng cao năng lực chính quyền trong quản lý điều hành về công tác thanh niên ở huyện Thăng Bình và các địa phương có đặc điểm tương đồng; cũng như góp phần hoàn thiện các văn bản pháp luật về công tác thanh niên. 7. Kết cấu của luận văn: Bên cạnh mục mở đầu, mục kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục nội dung của luận văn gồm có 03 chương sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh niên Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 9
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 1.1. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.1.1. Thanh niên và công tác thanh niên 1.1.1.1. Khái niệm thanh niên Trong xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo của cộng đồng dân cư, những người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 - 35) chiếm một tỷ lệ đáng kể. Theo Liên hợp quốc, thanh niên là đội ngũ những người từ 15 – 24 tuổi. Theo pháp luật thực định của Nhà nước ta, tại Điều 1 thuộc Chương I của Luật Thanh niên năm 2020 (Luật số: 57/2020/QH14): Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Như vậy, thanh niên là lực lượng có độ tuổi trưởng thành (từ 16 - 30 tuổi) gắn liền với sự phát triển tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về mọi mặt. Chính với độ tuổi sức trẻ trưởng thành này, gắn liền với sự phát triển mọi mặt tương đối hoàn chỉnh mà trong mọi tiến trình lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong với: ý chí Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; tinh thần “Năm xung phong” và “Ba sẵn sàng”; chương trình "Khi tôi 18"; các phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”,“Sáng tạo trẻ ”, “Xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và Bảo vệ Tổ quốc”, "Thanh niên cùng chung tay xây dựng nông thôn mới”... , nên họ đều đóng vai trò tích cực và rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội cả trong thời chiến và thời bình, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hiện nay, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; 10
- có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. (Khoản 1, Điều 4 của Luật Thanh niên năm 2020) 1.1.1.2. Công tác thanh niên Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội. Tại Điều 4 ở Chương I thuộc Nghị định 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên nêu rõ: Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội để giáo dục, bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi cho thanh niên nỗ lực phấn đấu và trưởng thành; đồng thời phát huy vai trò tiên phong xung kích của thanh niên, mở sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của họ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Công tác thanh niên theo đó gắn liền với những giải pháp và phương thức tổ chức thực hiện có sự phân cấp - phân công - phối hợp giữa nhiều chủ thể quản lý để tạo các tác động tích cực trong quá trình tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy vị thế, vai trò thanh niên. 1.1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về thanh niên Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò thanh niên và công tác thanh niên trong điều kiện nước ta. Nó được thể hiện đậm nét trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người, thể hiện ra ở rất nhiều bài viết, tác phẩm, thư gửi và ngay cả trong các buổi tiếp xúc gặp gỡ nói chuyện với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, là một phần lớn do thanh niên 11
- ”[16, tr 84]. Nên đối với nhiệm vụ kiến quốc, Hồ Chí Minh đã xác định thanh niên có vai trò mang tính quyết định khi chỉ rõ: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong và chờ đợi ở các cháu rất nhiều”; và “Việt Nam có được vẻ vang và sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần rất lớn ở công học tập của các cháu”[16, tr 61]. Đúng vậy, thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước, nên trong mọi thời kỳ cách mạng Việt Nam: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đảng ta đã kế thừa và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đánh giá vai trò thanh niên, xây dựng Đoàn TNCS và tổ chức phong trào thanh niên Việt Nam. Trải qua nhiều Đại hội Đảng, nhấn mạnh vai trò thanh niên rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, điển hình là tại Nghị quyết TW 7 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng tiên phong xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, một trong các nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng CNXH. Đội ngũ thanh niên cần đặt vị trí của họ ở trung tâm của chiến lược giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực và phát huy nhân tố con người. Việc chăm lo đầu tư phát triển thanh niên không chỉ là động lực, mà còn là mục tiêu đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của quốc gia. Nhà nước quản lý công tác thanh niên trên cơ sở thể chế hoá đường lối của Đảng về công tác thanh niên thành hệ thống chính sách pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, chương trình hành động và các kế hoạch phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của các cấp ngành theo nhiệm kỳ và hàng năm. 12
- Với tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã nhìn nhận một cách xác thực về vị trí, vai trò của thanh niên và các vấn đề của thanh niên trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như về tiến trình phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam. Đánh giá cao và sâu sắc nhất về vai trò của thanh niên, đây là tiền đề hết sức quan trọng để vạch ra đường lối, chiến lược có nội dung giải pháp giáo dục, bồi dưỡng, quản lý thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục sự nghiệp cách mạng “vừa hồng vừa chuyên”như Bác đã dạy. 1.1.2. Nhận thức về quản lý nhà nước công tác thanh niên 1.1.2.1.. Quan niệm, đặc điểm Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là các hoạt động lập pháp, hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chế định ra các quy định về công tác thanh niên [37, tr.l]. Với tác giả Vũ Trọng Kim, quản lý nhà nước về công tác thanh niên đó là hoạt động xây dựng thể chế về thanh niên, là sự quản lý của cơ quan nhà nước theo chế định pháp luật, chính sách [37, tr.l]. Với tác giả Vũ Đăng Minh (Bộ Nội vụ), quản lý nhà nước đó là quá trình tác động của hệ thống cơ quan nhà nước về công tác thanh niên bằng luật pháp, chính sách [37, tr.2]… Từ đây có thể xác định, quản lý nhà nước về công tác thanh niên là việc Nhà nước thể chế hoá đường lối của Đảng về thanh niên trở thành hệ thống chính sách pháp luật, đó là công việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, hoạch định các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thanh niên, nhằm bồi dưỡng, giáo dục và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho thanh niên nỗ lực phấn đấu để trưởng thành và cống hiến, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Hơn nữa, quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đó là: hoạt động, điều hành của Nhà nước, về sự phối hợp các cơ quan, bộ máy hoặc tổ chức 13
- đoàn thể liên quan tới công tác thanh niên… (tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh) [37, tr.1]. Vì vậy, quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ dừng lại ở các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, mà nó yêu cầu về sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của hệ thống chính trị các cấp. Nhà nước thực thi chức năng quản lý về công tác thanh niên trên cơ sở của hoạt động phối hợp của các chủ thể và huy động các nguồn lực thực hiện, nhất là trách nhiệm tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội đối với công tác thanh niên; kết hợp hài hòa giữa phương pháp vận động, thuyết phục với phương pháp hành chính trong công tác thanh niên hiện nay. Như vậy: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội tổng hợp, mang tính quyền lực nhà nước đối với thanh niên; là quá trình tác động có tính hướng đích của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên và thanh niên bằng hệ thống công cụ luật pháp, chính sách, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác thanh niên, nhằm tạo lập thuận lợi về môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong việc định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện để không ngừng trưởng thành mọi mặt và hoàn thiện nhân cách, phát huy mọi tiềm năng lợi thế đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Theo đó, quản lý nhà nước về công tác thanh niên có các đặc điểm chủ yếu: Một là,, chủ thể QLNN là hệ thống các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ để thực hiện chức năng QLNN đối với công tác thanh niên; đối tượng quản lý không chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên; Hai là, các cấp, các ngành, các tổ chức đều có chức năng, nhiệm vụ tiến hành công tác thanh niên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Nói 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 112 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 70 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 78 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 81 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 90 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 118 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 60 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 73 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 44 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn