intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

115
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong những năm qua và hiện nay, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ BẢO TRANG . THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ BẢO TRANG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 60.38.01.02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÊ THỊ HƢƠNG HÀ NỘI - NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các thông tin được trình bày trong luận văn là kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế của bản thân. Tác giả luận văn Hoàng Thị Bảo Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong việc nghiên cứu tham khảo tài liệu, để hoàn thành được luận văn một cách tương đối hoàn chỉnh, tác giả luận văn xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới Ban Giám đốc, Khoa sau Đại học, các Thầy, Cô giáo Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình, chu đáo giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong thời gian tác giả học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Hương vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn UBND huyện Mê Linh, phòng Tư pháp huyện Mê Linh, UBND xã Liên Mạc đã cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của tác giả. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã có những chia sẻ thông tin và tài liệu quan trọng, động viên khích lệ tinh thần để tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, tác giải đã cố gắng tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của PGS.TS Lê Thị Hương để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn, sự đóng góp của bạn đọc để bản thân được tiếp thu, học tập và nghiên cứu tốt hơn trong những công trình tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Thị Bảo Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 9 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH .............................................................................. 14 1.1. Quan niệm về hộ tịch và pháp luật về hộ tịch ................................................... 14 1.2. Quan niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch .................................................... 20 1.3. Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch .................... 32 1.3.1. Yêu cầu thực hiện pháp luật về hộ tịch ...................................................... 32 1.3.2. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ................................... 35 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................. 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................... 43 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mê Linh ................................ 43 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch ...................................... 46 2.2.1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh ............. 46 2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh ................................................................................................................ 50 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh ...................................................................................................... 54 2.3. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ................................................................................................. 70 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................. 72 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................... 73 3.1. Phương hướng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội .................................................................................................................. 73 3.1.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện ................................................................ 73 3.1.2. Đối với phòng Tư pháp huyện .................................................................... 73 3.1.3. Đối với Ủy ban nhân cấp xã ...................................................................... 74
  6. 3.1.4. Đối với công chức Tư pháp – Hộ tịch ........................................................ 74 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 74 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hộ tịch ................................................................. 74 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ............................................ 76 3.2.3. Nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch ..................................................................................................... 81 3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch....................................................................... 81 3.2.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch ................................................................................................................... 87 3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký hộ tịch ............................ 89 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................. 91 KẾT LUẬN ............................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 95 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 97
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. UBND Uỷ ban nhân dân 2. THADS Thi hành án dân sự 3. TP - HT Tư pháp – Hộ tịch 4. TLPL Tâm lý pháp luật 5. VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr.2] Bảng 2. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TRONG NƯỚC TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr3] Bảng 3. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ, KẾT HÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr4] Bảng 4. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC HỘ TỊCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr5]
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hộ tịch là những sự kiện cơ bản trong đời sống một con người như: Sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám định, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch... Một trong những nội dung liên quan đến hoạt động quản lý con người là công tác quản lý hộ tịch. Con người là nhân tố trung tâm của mọi quan hệ xã hội, là chủ thể quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, vấn đề đầu tiên của xã hội là quản lý con người. Thực hiện pháp luật về hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi người được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật về hộ tịch quy định. Những sự kiện hộ tịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản và ghi vào sổ hộ tịch. Những giấy tờ, hộ tịch đã được xác nhận và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận nhằm để cá biệt hoá một công dân, đây là những chứng cứ pháp lý trong các trường hợp cần thiết. Mặt khác việc đăng ký hộ tịch giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý dân số, là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội. Trong quản lý nhà nước, thực hiện pháp luật về hộ tịch là một lĩnh vực hoạt động được chú trọng và là nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra đến khi chết. Thực hiện pháp luật về hộ tịch không những liên quan đến nhân thân của con người mà còn liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý. Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch nên trong những năm qua, kể từ khi thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng như Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch cùng với Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 9
  10. 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch... Đây chính là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện các quyền nhân thân và Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với công dân. Có thể nói, từ khi có các VBQPPL nói trên, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước ổn định và đi vào nề nếp. Người dân đã nhận thức tầm quan trọng của giấy tờ hộ tịch nên không tùy tiện sữa chữa, thêm, bớt, tự giác đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của pháp luật. Không còn tình trạng "sinh không khai, tử không báo" như trước đây. Thực tế cho thấy, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Tình trạng cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự sâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn chế... Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trên và góp phần đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ Luật chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, vấn đề thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội (trong đó có lĩnh vực hộ tịch) đã được Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các nhà khoa học, những người làm công tác lý luận nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau như: - Ths. Phạm Trọng Cường: Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2007; 10
  11. - Ths. Phạm Trọng Cường: Về quản lý hộ tịch, NXB. Chính trị quốc gia, 2004; - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; - Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch, Hà Nội, 1995; - Nguyễn Thị Hồng Liên: Quản lý hộ tịch ở thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ luật học, 1996; - Lê Thị Hoàng Yến: Đăng ký hộ tịch thực tiễn và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, 2002; - Tổng cục Thống kê: Một số kết quả về dự án cải tiến đăng ký hộ tịch và thống kê dân số, NXB. Thống kê, 1989; - Bài “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch trong giai đoạn hiện nay”, Tác giả Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 9 năm 2006; - Số chuyên đề về “Công chứng, hộ tịch và quốc tịch:, phần 2 hộ tịch và quốc tịch", Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2007; - Bài “Tư pháp Hà Nội không khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh”, tác giả Đàm Thị Kim Hạnh, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 03 năm 2008; - “Hôn nhân biên giới và những vướng mắc trong thủ tục đăng ký kết hôn”, tác giả Phạm Trọng Cường, Tập san Biên giới và lãnh thổ, số 9 (tháng 4-2001)... Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những vấn đề chung của thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng đến nay chưa có công trình nào dưới góc độ lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật, lý giải các nguyên nhân và đề ra phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật về Hộ tịch nói chung và ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong những năm qua và hiện 11
  12. nay, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về hộ tịch. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong thời gian qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định của pháp luật hộ tịch và các văn bản của UBND huyện Mê Linh trong lĩnh vực hộ tịch. Thực tiễn hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Mê Linh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch và hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội từ năm 2014 (kể từ khi có Luật Hộ tịch) cho đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về thực hiện pháp luật về hộ tịch, bám sát tình hình thực tế và điều kiện tự nhiên, xã hội ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Trong Chương 1, để làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về hộ tịch, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ thêm quan niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về hộ tịch. - Trong Chương 2, để minh họa về thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, sơ đồ hóa… từ những phân tích về thuận lợi và khó khăn tác giả chỉ ra 12
  13. nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch chưa đạt hiệu quả cao từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh nói riêng và cả nước nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Luận văn đánh giá thực trạng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện pháp luật về hộ tịch. - Làm tài liệu tham khảo trong việc tổng kết thực tiễn, đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch, cũng như nghiên cứu giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về hộ tịch; Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 13
  14. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH 1.1. Quan niệm về hộ tịch và pháp luật về hộ tịch 1.1.1. Quan niệm về hộ tịch, đăng ký hộ tịch - Hộ tịch Từ trước đến nay, vẫn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về “Hộ tịch”. Trong khoa học pháp lý một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy khái niệm về hộ tịch đã được đề cập, cụ thể như theo tiếng Anh, thuật ngữ “Civil registration” được hiểu là việc đăng ký đúng thời hạn các sự kiện sinh, tử, kết hôn với chính quyền trong thời hạn quy định. Hiện nay, trong Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Pháp không đưa ra khái niệm riêng về hộ tịch mà chỉ đưa ra khái niệm “Chứng thư hộ tịch”; nhưng trong tiếng Pháp thì từ “registre d etat civil” cũng được hiểu là việc đăng ký dân sự của cá nhân. Như vậy, cả hai khái niệm nêu trên đều có thể hiểu nghĩa đó là việc “đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân”. Các nước có hệ thống pháp luật theo truyền thống là luật thành văn (còn gọi là hệ thống luật lục địa) với đại diện tiêu biểu nhất là Pháp thì khái niệm này thường gắn liền với khái niệm “Thân trạng” và được hiểu là “căn cước, tình trạng dân sự của một cá nhân” (tiếng Pháp là état des personnes). Còn hiện nay, theo các tài liệu và được Liên hiệp quốc công nhận và chính thức sử dụng thường xuyên thì khái niệm “Civil registration” có nghĩa là: “Đăng ký hộ tịch là việc ghi nhớ liên tục đặc điểm về sự tồn tại và tình trạng dân sự của mỗi cá nhân liên quan đến dân số được quy định bởi sắc lệnh, luật hoặc điều lệ phù hợp với yêu cầu của pháp luật mỗi quốc gia”. Có thể nói, khái niệm hộ tịch được thể hiện rất rộng, các nước khu vực Châu Âu như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà Áo… hay các nước ở khu vực Châu Á như Lào, Nhật Bản, Đài Loan… đều có những khái niệm riêng về hộ tịch. Có quan niệm cho rằng: Hộ tịch là sổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà. Hộ tịch gồm ba sổ để ghi chép các sự khai giá thú, khai sinh, 14
  15. khai tử. Quan niệm thứ hai lại cho rằng, việc ghi chép vào sổ sách không phải là hộ tịch mà bản thân các sự kiện liên quan đến tình trạng nhân thân của con người mới là hộ tịch. Có thể xem cách hiểu thứ hai là cách hiểu khá thấu đáo và toàn diện, được khoa học công nhận và được quy định khá rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thì: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Có thể xem những sự kiện về hộ tịch rất đa dạng. Nếu theo quan niệm cũ trước đây, hộ tịch chủ yếu bao gồm các sự kiện về sinh, tử, kết hôn thì theo quy định hiện nay của pháp luật, hộ tịch bao gồm 9 sự kiện cơ bản như: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc. Các sự kiện hộ tịch được xem là các sự kiện cơ bản, bởi các sự kiện này có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân. Như vậy, có thể thấy về mặt ngôn ngữ học, từ "hộ tịch" đang được sử dụng trong pháp luật Việt Nam hiện hành đều có sự tương đồng về ngữ nghĩa với các khái niệm của pháp luật về hộ tịch của nước ngoài. Theo điều 1, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 (Nghị định này thay thế cho NĐ số 83 ngày 10/10/1998) quy định: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. Theo Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014: Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Công tác quản lý hộ tịch là một tổng thể của nhiều công việc như tuyên truyền giáo dục pháp luật về hộ tịch, tổ chức đăng ký hộ tịch, báo cáo thống kê tăng, giảm dân số, kiểm tra, xử lý vi phạm về đăng ký hộ tịch. Các 15
  16. công việc nêu trên phải được tiến hành thường xuyên tại cơ sở nhằm bảo đảm kịp thời, chính xác đồng thời phải thuận tiện, tránh gây phiền hà cho dân. Như vậy, hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra đến khi chết. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và quyền nhân thân của con người được Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định để xác định sự kiện hộ tịch như: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền được kết hôn; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền đối với quốc tịch… - Đăng ký hộ tịch Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, ghi vào sổ các sự kiện hộ tịch của cá nhân nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý về dân cư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quan niệm truyền thống: Đăng ký hộ tịch là việc ghi chép vào sổ các sự kiện về việc hộ tịch của các hộ lại nhằm quản lý việc biến động tự nhiên, biến động xã hội của các sự kiện đó, trên cơ sở đó xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước như đóng thuế, nghĩa vụ nô dịch, quân dịch ... Theo quan niệm hiện tại: Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Khái niệm này được mở rộng phạm vi đăng ký tại Điều 1 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Khái niệm đăng ký hộ tịch được định nghĩa như sau: Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc; Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào Sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi. 16
  17. Trước khi có Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 thì trong Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 cũng đã đưa ra khái niệm đăng ký hộ tịch tương đối giống với nội dung như trong Nghị định 158. Quay về thời điểm 1995, khi Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự, thì tại điều 54 của Bộ luật cũng có quy phạm định nghĩa về khái niệm đăng ký hộ tịch: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định lại dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch” Như vậy, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã sử dụng phương pháp mô tả để phán ánh đầy đủ, toàn diện khái niệm đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, trong khái niệm đăng ký hộ tịch, chữ “tịch” đã có giá trị biểu đạt tương đương với “đăng ký”. Chữ “tịch” có nghĩa là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Điều này tạo nên sự trùng lặp về ý nghĩa khi giải thích khái niệm (tương tự như cụm từ: Sông Hồng Hà, sông Trường Giang, đá thiên thạch..). Đây là một nét đặc trưng của việc sử dụng ngôn ngữ Hán - Việt. Hạn chế có thể được khắc phục nếu thay thế khái niệm đăng ký hộ tịch bằng khái niệm thuần Việt“đăng ký tình trạng dân sự”. Tuy nhiên đây là khái niệm xa lạ với người dân, do đó, việc sử dụng khái niệm thay thế “đăng ký tình trạng dân sự” mặc dù có thể đạt được sự chặt chẽ về mặt học thuật những lại hoàn toàn không có tính đại chúng, hạn chế khả năng phổ biến trong đời sống xã hội. Như vậy, sự kết hợp giữa khái niệm “hộ tịch” (mà đúng hơn là sự kiện “hộ tịch”) và “đăng ký hộ tịch” mới có thể mang lại cách hiểu đầy đủ về khái niệm “hộ tịch”, vì khái niệm “hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết” là một khái niệm “mở”, theo đó, chỉ có thể hiểu “những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người” là những sự kiện nào khi viện dẫn tới định nghĩa về “đăng ký hộ tịch”. Khi định nghĩa hành vi đăng ký hộ tịch, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đồng thời đã phân biệt thành 2 nhóm hành vi với tính chất khác nhau rõ ràng: - Hành vi xác nhận các sự kiện sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ tên, chữ đệm; cải chính họ tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc. 17
  18. Đối với các sự kiện hộ tịch trên, cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc đồng thời cấp giấy chứng nhận về việc đó cho đương sự (như Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn). Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân. - Hành vi ghi (ghi chú) vào sổ hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi. Khác với hành vi xác nhận, đối với các loại việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi chú việc đó vào sổ hộ tịch. Điểm phân biệt cơ bản giữa hành vi này với nhóm hành vi thứ nhất là nó không làm phát sinh hiệu lực pháp lý, bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các việc đó. 1.1.2. Pháp luật về hộ tịch Ở nước ta, pháp luật về hộ tịch có lịch sử lâu đời từ thời phong kiến nhà Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo. Tuy nhiên, việc quản lý hộ tịch được thực hiện một cách đầy đủ, khoa học chỉ được bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc. Điểm nổi bật trong hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch của thời kỳ Pháp thuộc là có một đội ngũ hương chức chuyên làm công tác hộ tịch, gọi là Hộ lại. Hộ lại là người nắm giữ sổ sách hộ tịch và trực tiếp đăng ký các việc hộ tịch trong địa bàn cấp xã do mình phụ trách. Vì việc quản lý hộ tịch đòi hỏi phải nắm rất kỹ từng người dân, từng gia đình nên chức danh Hộ lại được bổ nhiệm suốt đời (trừ phi bị truất chức do vi phạm), thậm chí được khuyến khích “cha truyền con nối”. Điểm nổi bật thứ hai trong quản lý hộ tịch thời Pháp thuộc là có hệ thống sổ sách hộ tịch (gọi là “sổ bộ”) đầy đủ, khoa học và được bảo quản rất cẩn thận. Hiện nay, một số sổ sách hộ tịch thời Pháp thuộc vẫn còn được lưu giữ tại các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn được Nhà nước ta tiếp tục duy trì và phát triển. Theo tinh thần của Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các thể lệ đăng ký hộ 18
  19. tịch đã được quy định trong Bộ Dân luật giản yếu được áp dụng ở Nam kỳ, Hoàng Việt hộ luật được áp dụng ở Trung kỳ và Dân luật Bắc Kỳ vẫn được tiếp tục áp dụng. Ngày 08/5/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 764/TTg kèm theo Bản Điều lệ hộ tịch. Ngày 16/01/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/CP, kèm theo Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch mới thay thế Bản điều lệ được ban hành kèm theo Nghị định số 764/TTg. Theo quy định tại hai bản điều lệ nói trên, thì Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) là cơ quan được Hội đồng Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, tổ chức quản lý hộ tịch, việc đăng ký hộ tịch do Uỷ ban hành chính xã, thị trấn, thị xã, khu phố phụ trách. Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); từ thời điểm này, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về hộ tịch trên phạm vi cả nước. Đến năm 2005 việc đăng ký quản lý hộ tịch được thực hiện theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, nghị định 06/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2005/NĐ-CP theo hướng đơn giản hoá các thủ tục khi đăng ký hộ tịch, quy định cụ thể các giấy tờ cần thiết đối với từng sự kiện hộ tịch, bổ sung quy định đối với hồ sơ đăng ký hộ tịch, hồ sơ xin cấp bản sao từ sổ gốc gửi qua hệ thống bưu chính. Đồng thời Nghị định 06/2012/NĐ-CP, đã rút ngắn thời hạn giải quyết một số thủ tục về hộ tịch. Ngày 20/11/2014, Quốc Hội ban hành Luật Hộ tịch và bắt đầu từ năm 2016, Luật hộ tịch chính thức có hiệu lực đã trở thành bước tiến lớn trong công tác đăng ký hộ tịch. Như vậy, pháp luật về hộ tịch là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với công dân nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hộ tịch. 19
  20. Pháp luật về hộ tịch có các đặc điểm sau đây: - Pháp luật về hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người, bởi vì mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết. Các dấu hiệu về cha, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính, là những dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người. - Có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh của mỗi một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi bao gồm: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ con, cải chính, bổ sung hộ tịch…. - Chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như: Luật hiến pháp, Luật Hành chính, Luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình…. - Có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành: Luật hộ tịch năm 2014, Nghị định số: 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, thông tư số: 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch… 1.2. Quan niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và có vị trí tối cao trong cách ứng xử của cả công dân, các tổ chức và Nhà nước. Song mục đích đó có đạt được hay không, pháp luật có triển khai thực hiện trong thực tế cuộc sống hay không phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện pháp luật của các chủ thể. Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Dưới góc độ của pháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Do vậy, có thể hiểu: Thực hiện pháp luật về hộ tịch là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về thực hiện đăng ký, quản lý hộ tịch đi vào 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2