Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
lượt xem 10
download
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai đô thị, pháp luật khiếu nại, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai ở đô thị, thực trạng GQKN, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai ở quận Bắc Từ Liêm. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN trong lĩnh vực đất đai ở đô thị và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN về đất đai ở đô thị, góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN QUẢNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN QUẢNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY HOÀNG HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật Hành chính của tôi trƣờng Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khác. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Quảng
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô hiện đang làm việc tại Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy, cô giảng dạy lớp LH3B1 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Huy Hoàng, ngƣời thầy kính mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hƣớng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin đƣợc cảm ơn các anh chị là cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và công dân hiện đang sinh sống hoặc làm việc trên địa bàn quận đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và góp ý về giải pháp của đề tài. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GQKN: Giải quyết khiếu nại CQHCNN: Cơ quan hành chính nhà nƣớc UBND: Ủy ban nhân dân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở ĐÔ THỊ ....... 6 1.1. Quan niệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị............. 6 1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị .................................................................................................... 21 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị ...................................................... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................... 31 2.1. Khái quát về tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............................................................................... 31 2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ................................................ 43 2.3. Đánh giá chung về công tác tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội... 50 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 65 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở ĐÔ THỊ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 67 3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị ...................................................................... 67
- 3.2. Giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ................................................................................................................ 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 103
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1.2: Tình hình tiếp công dân trên địa bàn quận giai đoạn 2014 - 2017 .......................................................................................... 35 Biểu đồ 2.1.3: Nội dung khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận ......... 38 Bảng 2.2.3: Tổng hợp kết quả giải quyết đơn thƣ tố cáo, khiếu nại, đề nghị về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 2014 - 6T/2017 ................................................................................................ 47
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại là hiện tƣợng xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nƣớc, là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nƣớc, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại (GQKN) không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nƣớc, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Thông qua GQKN Đảng và Nhà nƣớc kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đƣờng lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc. Vì vậy, GQKN của công dân là một vấn đề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực quản lý đất đai, khiếu nại về đất đai là một hiện tƣợng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nƣớc ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc thực hiện cơ chế đất có giá, việc giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp, thuê đất sản xuất kinh doanh phải trả tiền thì khiếu nại về đất đai phát sinh có xu hƣớng ngày càng tăng cả về số lƣợng cũng nhƣ tính chất phức tạp về mặt nội dung. Hiện nay, tình hình khiếu nại trong cả nƣớc nói chung và trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nói riêng diễn biến rất phức tạp, số lƣợng đơn thƣ khiếu nại năm sau tăng hơn năm trƣớc và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng. Tính chất các vụ khiếu nại về đất đai thƣờng gay gắt, kéo dài, đặc biệt trong những năm gần đây xuất hiện những vụ việc khiếu nại đông ngƣời, khiếu nại vƣợt cấp ở các cơ quan cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo, có những công dân thƣờng xuyên khiếu nại 1
- không đúng sự thật, lôi kéo xúi giục ngƣời khác khiếu nại kéo dài. Tình hình trên đã và đang ảnh hƣởng đến sự ổn định chính trị, xã hội, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Tính phức tạp của khiếu nại về đất đai không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế mà còn do những hạn chế của công tác tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai. Từ năm tháng 5 năm 2014 đến tháng 6 năm 2017, tổ chức thực hiện pháp luật GQKN về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nƣớc (CQHCNN) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tạo cơ sở cho việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém, hạn chế nhƣ thủ trƣởng một số cơ quan, ban, ngành, một số Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) các phƣờng và những ngƣời có thẩm quyền còn thiếu trách nhiệm, chƣa nhận thức đầy đủ về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai; chất lƣợng thực hiện pháp luật còn thấp; trong khi giải quyết còn vi phạm quy định về thẩm quyền, về trình tự, thủ tục, thời hạn GQKN; nhiều Quyết định GQKN đã có hiệu lực pháp luật nhƣng chậm thực hiện; trình độ cán bộ làm công tác GQKN về đất đai còn bất cập... Trên cơ sở các quy định của pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại và xuất phát từ thực tiễn công tác tổ chức thực hiện pháp luật GQKN về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở đô thị, tôi chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật trong GQKN là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý. Nhất trong giai đoạn hiện nay, số lƣợng các bài viết, công trình nghiên cứu về 2
- thực hiện pháp luật trong GQKN về đất đai đƣợc tăng lên rõ rệt, trong đó phải kể đến những công trình tiêu biểu sau: Lê Văn Thành (2012), “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai của UBND thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học; Nguyễn Ngọc Linh (2014), “Thực thi pháp luật về GQKN, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Võ Nguyên Chƣơng (2015), “Thi hành pháp luật GQKN, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Mạnh Hùng (2016), “Pháp luật GQKN về đất đai - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Hành Chính Quốc gia. Nội dung nghiên cứu trong các công trình nói trên có khá nhiều nội dung chuyên sâu, gợi mở những vấn đề trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về khiếu nại. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực hiện GQKN trong lĩnh vực đất đai đô thị nói chung và trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có giá trị nhất định về lý luận. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về khiếu nại, GQKN, tổ chức thực hiện pháp luật GQKN về đất đai đô thị; phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại, GQKN, tổ chức thực hiện GQKN về đất đai đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN trong lĩnh vực đất đai ở đô thị. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn 3
- Để đạt đƣợc mục đích này, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật về đất đai đô thị, pháp luật khiếu nại, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai ở đô thị, thực trạng GQKN, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN đất đai ở quận Bắc Từ Liêm. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại của pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN trong lĩnh vực đất đai ở đô thị và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN về đất đai ở đô thị, góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN trong lĩnh vực đất đai ở đô thị. - Về không gian: Từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội - Về thời gian: Từ năm 2014 - 6/2017 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về GQKN lĩnh vực đất đai. Kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, trao đổi chuyên gia. 4
- - So sánh giữa lý luận và thực tiễn tình hình GQKN về đất đai đô thị ở địa phƣơng với pháp luật đất đai đô thị, pháp luật về khiếu nại của Nhà nƣớc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn là nguồn tƣ liệu tổng hợp về thực trạng GQKN trong lĩnh vực đất đai đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm. Cung cấp thêm các luận cứ khoa học trong công tác GQKN về đất đai đô thị trong thời gian tới. - Luận văn có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học, cao học luật và hành chính, hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. - Từ các đề xuất tại luận văn có thể là những gợi ý để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, GQKN, tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm nói riêng và các đô thị cả nƣớc nói chung, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền khiếu nại, GQKN và tổ chức thực hiện pháp luật về GQKN. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Ở ĐÔ THỊ 1.1. Quan niệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị 1.1.1. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị 1.1.1.1. Khái niệm khiếu nại về đất đai ở đô thị * Khiếu nại Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi ngƣời có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khiếu nại là một hiện tƣợng xã hội, do đó có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về khiếu nại. Khiếu nại theo gốc tiếng Latinh: "Complant", nghĩa là sự phàn nàn, phản ứng, bất bình của ngƣời nào đó về vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình [11, tr.205]. Theo Thuật ngữ pháp lý phổ thông thì khiếu nại là "việc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội hoặc ngƣời có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân ngƣời khiếu nại hay ngƣời khác" [10, tr.29]. Theo Đại Từ điển tiếng Việt: "khiếu nại: thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y" [17, tr.904]. Nhƣ vậy, khiếu nại theo nghĩa chung là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng đắn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và đòi bồi thƣờng thiệt hại do việc làm không đúng gây ra. Theo quy định tại điều 2, Luật khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của CQHCNN, của ngƣời có thẩm quyền 6
- trong CQHCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Từ những khái niệm trên cho thấy, khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính. Xét về bản chất, đây là thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại đề nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chính bản thân ngƣời đi khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của ngƣời khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không sau khi đã xem xét, giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục một cách khách quan cùng những tài liệu và chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại. * Đất đai ở đô thị Đất đô thị gắn liền với đất đai toàn quốc, đƣợc xác định bằng giới hạn địa giới hành chính đô thị. Tính chất sử dụng đất đô thị mang tính chuyên dùng đa dạng, tập trung, hiệu quả khai thác sử dụng không chỉ theo chiều rộng, mà còn cả chiều sâu và chiều cao; làm cho đất đô thị ngoài giá trị tài nguyên còn có giá trị tài sản theo từng vị trí của thửa đất hay khu đất. Sự phân loại đất theo luật pháp hiện hành (Luật đất đai 2013) không có quy định riêng loại đất đô thị.Với quan niệm cho rằng tuy số lƣợng sử dụng đất ở đô thị tập trung hơn, nhiều hơn, giá trị cao hơn, nhƣng tính chất về sử dụng đất chuyên dùng nhƣ xây dựng nhà ở, cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh… ở đô thị cũng nhƣ nhiều nơi khác. Do đó, đất sử dụng trong đô thị đƣợc xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp (theo điều 10 Luật Đất đai 2013). Đất đai đô thị không cố định, mà luôn thay đổi theo sự phát triển đô thị do quyết định thành 7
- lập đô thị mới hoặc quyết định điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng đô thị của cơ quan có thẩm quyền. * Khiếu nại đất đai ở đô thị Trên cơ sở, khoản 1 điều 204 Luật đất đai 2013 quy định: “Ngƣời sử dụng đất, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” và Luật khiếu nại 2011, khái niệm khiếu nại đất đai ở đô thị đƣợc hiểu nhƣ sau: Khiếu nại về đất đai ở đô thị là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ tục khiếu nại và GQKN do Luật đất đai và Luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai ở đô thị khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp lật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình Nhƣ vậy, khiếu nại về đất đai ở đô thị là một dạng khiếu nại hành chính, đó là việc “ngƣời sử dụng đất” khiếu nại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý đất đai ở đô thị hoặc của ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan quản lý đất đai ở đô thị khi thi hành công vụ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của “ngƣời sử dụng đất” 1.1.1.2. Đặc điểm khiếu nại về đất đai ở đô thị Khiếu nại về đất đai ở đô thị là một trong những dạng đặc biệt của khiếu nại hành chính, nên bên cạnh những đặc điểm chung của khiếu nại hành chính, khiếu nại về đất đai ở đô thị còn mang những đặc điểm đặc trƣng riêng khác với các khiếu nại thuộc các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây: - Chủ thể của khiếu nại về đất đai ở đô thị chỉ có thể là chủ thể của quyền quản lý và quyền sử dụng đất ở đô thị mà không phải là chủ thể của quyền sở hữu đất đai thuộc nhóm đất nào khác. Quyền sử dụng đất của các chủ thể đƣợc xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhà nƣớc, 8
- đƣợc Nhà nƣớc cho phép nhận chuyển nhƣợng từ các chủ thể khác hoặc đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất ở đô thị đang sử dụng. Nhƣ vậy, chủ thể của khiếu nại về đất đai ở đô thị là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tƣ cách là ngƣời quản lý hoặc ngƣời sử dụng đất ở đô thị. - Nội dung của khiếu nại về đất đai ở đô thị rất đa dạng và phức tạp. Hoạt động quản lý và sử dụng đất ở đô thị trong nền kinh tế thị trƣờng diễn ra rất đa dạng, phong phú với việc sử dụng đất ở đô thị vào nhiều mục đích khác nhau, với diện tích, nhu cầu sử dụng khác nhau.Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc quản lý và sử dụng đất ở đô thị không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tƣ liệu sản xuất. Đất đai ở đô thị đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị thƣơng mại, giá đất lại biến động theo quy luật cung cầu trên thị trƣờng, nên việc quản lý và sử dụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai ở đô thị cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn. - Đối tƣợng của khiếu nại về đất đai ở đô thị là quyền quản lý và quyền sử dụng đất. Đất đai ở đô thị là loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các chủ thể quản lý, sử dụng đất, mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu. 1.1.1.3. Nội dung khiếu nại về đất đai ở đô thị Nội dung khiếu nại về đất đai ở đô thị của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp, nhƣng chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: - Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cƣ. Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, Nhà nƣớc đã tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án. 9
- Tuy nhiên, vấn đề bồi thƣờng và hỗ trợ, tiến hành tái định cƣ cho những đối tƣợng bị thu hồi đất ở đô thị gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc. Nội dung khiếu nại tập trung vào những vấn đề: Định giá đất đô thị để bồi thƣờng thấp hơn khung giá đất của Nhà nƣớc, giá đất khu tái định cƣ cao hơn so với giá đất Nhà nƣớc bồi thƣờng khi thu hồi đất; Bố trí tái định cƣ không đảm bảo, chất lƣợng nhà tái định cƣ thấp, diện tích tái định cƣ quá nhỏ, bố trí tái định cƣ không phù hợp, điều kiện điện nƣớc, các dịch vụ y tế, trƣờng học không đảm bảo, trƣờng hợp sử dụng đất kinh doanh thì khi di chuyển sang nơi mới, hộ kinh doanh không còn điều kiện thuận lợi nhƣ trƣớc. Trƣớc khi thu hồi đất, chủ đầu tƣ cam kết với ngƣời có đất bị thu hồi trong việc giải quyết việc làm nhƣng rất ít chủ đầu tƣ thực hiện đƣợc cam kết của mình với ngƣời dân sau khi đƣợc giao đất. Một sốtrƣờng hợp mặc dù đƣợc bố trí việc làm nhƣng có tính chiếu lệ, không phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của ngƣời dân, do đó chỉ một thời gian ngắn, ngƣời đƣợc bố trí việc làm bị rơi vào cảnh thất nghiệp; Phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ thiếu chính xác, không đúng thực tế, xác định diện tích, loại đất, nguồn gốc đất để bồi thƣờng không phù hợp, gây thiệt thòi và thiếu công bằng, xác định loại nhà ở, công trình trên đất, kiểm đếm tài sản có sai sót hoặc vận dụng tùy tiện dẫn đến dân không đồng tình nên khiếu nại; Việc thu hồi đất, lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ không đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, dân chủ, công bằng; Yêu cầu thực hiện chính sách bồi thƣờng về đất đai do trƣớc đây chƣa đƣợc thực hiện trong việc trƣng dụng, thu hồi đất, giải tỏa hành lang an toàn giao thông. - Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị. + Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị khi đo đạc không ghi rõ tứ cận hoặc không có mặt ngƣời xin cấp giấy dẫn đến ranh giới đất, diện tích đất sử dụng trên thực tế và theo giấy chứng nhận không rõ ràng nên xảy ra khiếu nại; Cấp giấy chứng nhận chỉ dựa trên bản đồ 10
- không ảnh, không đo đạc diện tích cụ thể từng thửa đất, không xác định ranh giới cắm mốc, mốc giới của các thửa đất liền kề...mà chỉ căn cứ vào diện tích ngƣời xin đăng ký kê khai trong đơn, nên còn có tình trạng diện tích đất trên giấy chứng nhận không đúng với diện tích thực tế, cấp không đúng đối tƣợng, cấp trùng, cấp nhầm; Cấp giấy chứng nhận không tiến hành xác minh, thẩm định lại hồ sơ nên đã xảy ra trƣờng hợp cùng một thửa đất có hai ngƣời cùng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đất ngƣời này đang sử dụng ổn định lâu dài lại xét cấp cho ngƣời khác, hay cấp giấy chứng nhận có số thửa, số tờ bản đồ nhƣng khi kiểm tra hồ sơ thì không tìm đƣợc số thửa đó nằm ở đâu trên bản đồ địa chính và trên thực địa cũng không xác định đƣợc vị trí thửa đất đó. + Khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận không rõ cấp cho chủ thể nào: cấp cho hộ gia đình, cá nhân hay cho vợ, chồng. + Khiếu nại thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, gây phiền hà, có nhiều thay đổi, phải thực hiện theo nhiều bƣớc, kéo dài thời gian. + Khiếu nại liên quan đến quy hoạch "treo". Trong thực tế, rất nhiều dự án, công trình chính quyền các cấp đã không thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ và không công bố. Ngƣời dân nằm trong các khu quy hoạch "treo" này đã không thể thực hiện đƣợc việc xây dựng nhà cửa, công trình hoặc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất, gây ra bức xúc. - Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị Một số bộ phận ngƣời dân không nắm rõ về Luật Đất đai nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trƣờng hợp lấn chiếm, vi phạm chế độ sử dụng đất; một số ngƣời mặc dù khá am hiểu pháp luật nhƣng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại; Bên cạnh đó, cũng 11
- có phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công vụ, nhƣ: ra quyết định xử phạt sai đối tƣợng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan. - Khiếu nại đòi lại đất cũ + Đòi lại đất khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách "nhƣờng cơm, sẻ áo"; đất cho ngƣời khác thuê, mƣợn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ ngƣời trông coi trƣớc năm 1987, nay những ngƣời này đang sử dụng. + Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà nƣớc tiếp quản hoặc giao cho ngƣời khác sử dụng. Ngoài ra, một số ngƣời bỏ đi nơi khác ở, ra nƣớc ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài sản trƣớc đây của họ đã đƣợc giao cho ngƣời khác quản lý, sử dụng. + Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thƣơng nghiệp, Nhà nƣớc đã quản lý nhƣng không làm đầy đủ thủ tục. + Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mƣợn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trƣờng học, mẫu giáo, nhà văn hóa. + Đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ: trƣớc đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phƣơng đã mƣợn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trƣờng học… đến nay các cơ sở đó đòi lại nhƣng Nhà nƣớc không trả lại đƣợc nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó. 1.1.2. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị 1.1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị Trong hoạt động của bộ máy nhà nƣớc thì hoạt động của CQHCNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó trực tiếp liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… và các quyền tự do, dân chủ của công dân. Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 266 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 109 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đổi mới hoạt động giám sát của HĐND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
110 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình
109 p | 80 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự - Từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình
94 p | 82 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
86 p | 70 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đánh giá viên chức ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
83 p | 56 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội
94 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
91 p | 42 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tuyển dụng viên chức ngành y tế từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
75 p | 50 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
82 p | 55 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội
91 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn