intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ công theo mô hình một cửa tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất một quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng dịch vụ công tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cung ứng dịch vụ công theo mô hình một cửa tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ VŨ LAM LINH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀ VŨ LAM LINH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH MỘT CỬA TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN MINH PHƯƠNG HÀ NỘI – NĂM 2020
  3. LỜI CAM KẾT Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PSG.TS.Nguyễn Minh Phương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Hà Vũ Lam Linh
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng những sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi muốn dành cho PSG.TS.Nguyễn Minh Phương, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản lý công và khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Hà Nội, tháng 04 năm 2020.
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết đầy đủ Từ viết tắt Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả BPTN&TKQ Ban Phục vụ lễ tang BPVLT Cải cách hành chính CCHC Cơ quan nhà nước CQNN Cơ quan hành chính nhà nước CQHCNN Dịch vụ công DVC Dịch vụ sự nghiệp công DVSNC Đơn vị sự nghiệp công lập ĐVSNCL Người lao động NLĐ Quản lý nhà nước QLNN Trung tâm Dịch vụ việc làm TTDVVL Ủy ban nhân dân UBND
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 11 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ....................................................... 11 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 12 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP13 1.1. Khái niệm và đặc điểm, vai trò của dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................................................................... 13 1.2. Mô hình “một cửa” cung cấp dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập21 1.3. Lợi ích của việc áp dụng và điều kiện áp dụng mô hình “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập ................................... 26 1.4. Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ công theo mô hình “một cửa” tại các đơn vị công lập của một số địa phương và bài học rút ra .............................................. 33 Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 38 Chương 2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG –THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................. 39 2.1. Khái quát về dịch vụ công do các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội cung cấp ................................................................................. 39
  7. 2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ công theo mô hình “một cửa” tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội .............................................. 46 2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 69 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 79 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH, XÃ HỘI TRỰC THUỘC SỞ LAO ĐỘNG,THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................... 81 3.1. Định hướng hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................................. 81 3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội ........................ 89 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm cung ứng dịch vụ công (DVC) là một chức năng cơ bản của Nhà nước, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính ưu việt của một xã hội được phản chiếu một cách rõ ràng qua chất lượng cung ứng DVC, bởi vì DVC là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững và có kỷ cương, trật tự. Trong các DVC, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) cung cấp có vai trò quan trọng. Chất lượng, hiệu quả cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công (DVSNC) như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, việc làm… không chỉ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, chất lượng và hiệu quả cung cấp DVSNC của các ĐVSNCL là mối quan tâm của mọi quốc gia, của nhà nước và của cả cộng đồng xã hội. Trên thế giới, ngày càng có nhiều chính phủ cố gắng cải tiến hoạt động của các ĐVSNCL thông qua việc thiết lập và sử dụng một hệ thống đánh giá giúp họ hiểu rõ, kiểm soát được hoạt động và nâng cao chất lượng DVC nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Trong những năm gần đây, mô hình “một cửa”, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại được áp dụng rộng rãi trong cung cấp dịch vụ hành chính công đã mang lại những kết quả vô cùng tích cực đối với cả cơ quan cung cấp dịch vụ và người dân thụ hưởng dịch vụ. Tuy nhiên, đối với DVSNC, mô hình, cơ chế “một cửa” chưa được triển khai áp dụng một cách rộng rãi. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó, một lý do quan trọng là chúng ta đang thiếu những cơ sở lý luận và thực tiễn thực sự đầy đủ, vững chắc về việc hoàn thiện cơ chế “một cửa” trong cung cấp DVC tại các ĐVSNCL. Do đó, việc nâng cao chất lượng DVC và hoàn thiện cơ chế “một cửa” trong cung cấp DVC tại các ĐVSNCL đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong số các ĐVSNCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có 02 đơn vị áp dụng cơ chế “một cửa” trong cung cấp DVC là: 1
  9. Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (nay là Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội) và Ban Phục vụ lễ tang (BPVLT) Hà Nội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Do đó, chất lượng cung cấp dịch vụ ở một số lĩnh vực hoặc có nơi, có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu, như: người dân phải đi lại nhiều lần, nhiều đầu mối giải quyết, hồ sơ đề nghị cung cấp dịch vụ còn phức tạp, rườm rà; thời gian giải quyết còn dài, một số dịch vụ còn chưa thực sự công khai, minh bạch về thành phần hồ sơ, thời gian, quy trình giải quyết. Phương thức thực hiện việc giao dịch cung cấp DVC khá đa dạng: có thể các bộ phận chuyên môn trực tiếp tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hoặc hình thành bộ phận khách hàng (tách khỏi bộ phận chuyên môn) để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết dịch vụ hoặc do trực tiếp thủ trưởng đơn vị phân việc cho các bộ phận chuyên môn sau khi ký hợp đồng. Có thể thấy, việc nghiên cứu về cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội (mà cụ thể là TTDVVL Hà Nội và BPVLT Hà Nội) là cơ sở, là nền tảng để minh chứng cho những kết quả mà mô hình “một cửa” đem lại, góp phần đúc kết kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC tại các ĐVSNCL nói chung. Vai trò nền tảng lý luận và ý nghĩa thực tiễn của mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC của các ĐVSNCL là cơ sở cho học viên chọn đề tài: “Cung ứng dịch vụ công theo mô hình một cửa tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội” để thực hiện Luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài a. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo các tác giả Borgeat, Dussault và Ouellet, Nhà nước thực hiện việc cung ứng DVC dưới hai phương thức hoạt động cơ bản: 2
  10. Một là, Nhà nước - quyền lực công. Hoạt động của Nhà nước theo phương thức này xuất phát từ việc Nhà nước với tư cách là một pháp nhân xã hội, có trách nhiệm thiết lập một trật tự hợp pháp trong xã hội. Các hoạt động này được gọi là "dịch vụ công" và tuân thủ lô-gíc chính trị. Các cơ quan hành chính có trách nhiệm thực thi các hoạt động này. Hai là, Nhà nước - chủ doanh nghiệp. Ở đây, Nhà nước nhân danh và vì lợi ích của xã hội, nhưng với danh nghĩa một chủ thể giống như các chủ thể khác trong xã hội, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp chung. Là chủ thể kinh tế, Nhà nước - chủ doanh nghiệp quan tâm đến của cải vật chất và dịch vụ để phục vụ nhu cầu sử dụng của bản thân Nhà nước hoặc để phân phát cho các khách hàng khác. Các hoạt động theo phương thức này vô cùng phong phú và đương nhiên buộc phải gắn với lô-gíc kinh tế và lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay trong lĩnh vực này, các hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung ứng cũng mang tính chất DVC. Các cơ quan thực thi các hoạt động theo phương thức này nằm ở vị trí trung gian giữa các đơn vị hành chính và doanh nghiệp tư nhân, với các hoạt động khi thì gần với các đơn vị hành chính, khi thì giống với doanh nghiệp tư nhân. Tác giả De Araújo, J. F.F.E. (2001) trong nghiên cứu "Improving public service delivery: The crossroads between NPM and traditional bureaucracy" (Nâng cao chất lượng cung cấp DVC: Sự giao thoa giữa quản lý công mới và nền hành chính quan liêu truyền thống), Public Administration, đã đề cập đến phương thức cung cấp DVC thông qua mô hình “cửa hàng công dân”. Một số DVC được cung cấp tập trung tại một trụ sở, tạo điều kiện cho công dân tiếp cận dịch vụ nhanh chóng, khắc phục sự quan liêu, chậm trễ trong cung cấp DVC. Tác giả Poddighe, F. (2011) "Lean production and one-stop shop for municipal services" (Hướng tới năng suất và cơ chế “một cửa” cho các dịch vụ đô thị) đề cập đến mô hình “một cửa” trong việc cung cấp các dịch vụ công ích từ chính quyền đô thị. Theo tác giả, mô hình “một cửa” trong cung cấp các dịch vụ công ích sẽ khắc phục được sự phân tán của thủ tục hành chính quan liêu, tăng 3
  11. cường hiệu suất, nâng cao hiệu quả quản lý, gia tăng khả năng lắng nghe của chính quyền, thiết lập kênh thông tin hai chiều, mở rộng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, tạo ra cơ chế giám sát của nhân dân với DVC của chính quyền. Nghiên cứu “Cơ chế “một cửa” - Dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn - Kinh nghiệm Bồ Đào Nha” của Luís Goes Pinheiro, Trưởng bộ phận nhân sự, Văn phòng Ban Thư ký hiện đại hóa hành chính, 2010 đã phân tích những kinh nghiệm thành công của Bồ Đào Nha trong cung cấp DVC, trong đó có DVSNC qua cơ chế “một cửa”. Theo đó, Bồ Đào Nhà bắt đầu tổ chức thực hiện và thiết lập bộ phận “một cửa” từ năm 1999 với tên gọi là The Citizen Shops (Bộ phận tiếp công dân). Bộ phận này được thiết lập với mục đích thành lập những tổ chức hiện đại, cập nhật và hiện đại hóa ở các thành phố lớn để cung cấp DVC, thống nhất các DVC tại một đầu mối, cải thiện chất lượng DVC. Bộ phận tiếp công dân này được tổ chức thực hiện theo cơ chế “một cửa” phục vụ cho cả người dân và doanh nghiệp, các tổ chức công cũng như tổ chức tư nhân với hàng loạt DVC như cung cấp điện, nước, dịch vụ sức khỏe, đào tạo, việc làm… Bên cạnh đó, các nghiên cứu One stop shop in Kazakhstan: Breaking –up traditional bureaucracy or a new look for old practice? (“Một cửa” tại Kazahkstan: Phá vỡ tính quan liêu hay một cái nhìn mới cho cách làm cũ); Measuring One Stop Shop Performance in Indonesia (tạm dịch: Đo lường hiệu quả hoạt động cơ chế “một cửa”), Asia Foundation, tháng 8/2007 đều đề cập đến vai trò của cơ chế “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công ích. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh đến việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong cung cấp DVSNC. Các nghiên cứu ngoài nước có ý nghĩa quan trọng trong tiếp cận vấn đề cung cấp DVC qua cơ chế “một cửa”. Thực tiễn ở các quốc gia cho thấy, cơ chế “một cửa” không chỉ phù hợp cho việc việc cung cấp các dịch vụ hành chính công mà còn là một phương thức phù hợp để cung cấp các dịch vụ công ích. b. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta, các nghiên cứu về DVC đã từng bước được chú ý trong những năm gần đây. Các nghiên cứu thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây: 4
  12. Thứ nhất, các nghiên cứu về dịch vụ công và vai trò của Nhà nước đối với dịch vụ công Ở Việt Nam, khái niệm DVC mới được sử dụng trong những năm gần đây. Theo tác giả Phạm Quang Lê trong sách “Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Chu Văn Thành (chủ biên), Nhà XB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) định nghĩa là: “những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”, và cho rằng DVC bao gồm DVSNC (hoặc phúc lợi công cộng), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. Các nghiên cứu về khu vực công và vai trò của nó trong việc cung ứng DVC nói chung. Ở góc độ này có nghiên cứu của tác giả Vũ Huy Từ (chủ biên): “Quản lý khu vực công” [1998], đã trình bày những vấn đề chung nhất về khu vực công và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích một số nội dung cơ bản về hoạt động quản lý khu vực công trên các lĩnh vực chủ yếu. Xu hướng cải cách và hoàn thiện một số khu vực công của các quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên): “Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công: Nhận thức, thực trạng và giải pháp” [2002]. Giới thiệu những cách nhìn đa dạng về khái niệm DVC và lý luận về vai trò của Nhà nước trong cung ứng DVC. Xem xét các vấn đề bức xúc đặt ra từ thực tiễn cung ứng DVC ở nước ta. Trên cơ sở đó cho rằng phải cải cách, đổi mới căn bản khu vực DVC, gồm cả phương thức cung ứng dịch vụ, cơ chế tài chính và thể chế. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Luyến: "Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công ích" [2005]; Viện Khoa học tổ chức nhà nước: "Về dịch vụ công ở thành phố Hồ Chí Minh" [2004],... đã 5
  13. phân tích cơ chế quản lý DVC hiện hành với những bất cập của nó trước cơ chế thị trường và khuyến nghị giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, sử dụng hợp lý quan hệ thị trường. Các nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong cung ứng DVC nhưng vai trò của nhà nước không thay đổi, mà đó thực chất chỉ là đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ để tạo ra hiệu quả và chất lượng cao hơn. Một nghiên cứu khác của Đỗ Thị Hải Hà: “Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công” [2007] lại xem xét ở góc độ quản lý nhà nước (QLNN) đối với DVC. Phân tích thực trạng quản lí nhà nước đối với cung ứng DVC ở Việt Nam giai đoạn vừa qua, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lí nhà nước đối với loại dịch vụ này từ 2007-2020. Những nghiên cứu ở góc độ cải cách khu vực công và DVC nhằm mở rộng sự tham gia của tư nhân trong việc cung ứng DVC có một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của Lê Chi Mai: “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam”, [2003]; hay nghiên cứu của Đặng Đức Đạm: “Một số vấn đề đổi mới, quản lý dịch vụ công ở Việt Nam”, phân tích những vấn đề lý luận chung về DVC; phân tích thực trạng và giải pháp cải cách cung ứng DVC và dịch vụ hành chính công theo hướng: cho tư nhân, thậm chí các tổ chức phi lợi nhuận tham gia cung ứng DVC. Cùng hướng nghiên cứu này có công trình của Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (đồng chủ biên): “Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam” [2006] giới thiệu những quan niệm và thực tiễn về DVC và cung ứng DVC trên thế giới trong 20 năm qua. Phân tích thực trạng cung ứng DVC của khu vực nhà nước và những yêu cầu đổi mới cung ứng DVC ở Việt Nam. Quá trình xã hội hóa cung ứng DVC ở Việt Nam. Từ đó đề xuất chủ trương và giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá cung ứng DVC trong thời gian tới. Thứ hai, các nghiên cứu về hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó các nghiên cứu về đổi mới cơ chế và hệ thống để mở rộng sự tham gia của khu vực tư vào cung ứng DVC có nghiên cứu của Vũ Thanh Sơn: “Hoàn thiện hệ thống cung cấp hàng hóa và dịch vụ công: một số gợi ý cho Việt Nam” 6
  14. [2003]. Phân tích các cơ chế để hoàn thiện hệ thống cung cấp hàng hóa và DVC. Từ đó đưa ra những kiến nghị cần phải mở rộng để cho các đối tác ngoài nhà nước tham gia cung ứng DVC (nhất là đối với DVC mở rộng) đáp ứng nhu cầu của công dân. Và Vũ Thanh Sơn: “Cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng hàng hoá và dịch vụ” [2009]. Nghiên cứu khuôn khổ lý luận về khu vực công và cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Kinh nghiệm quốc tế về vận dụng cạnh tranh trong khu vực công; phân tích thực trạng, nguyên tắc và giải pháp xúc tiến mở rộng cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng DVSNC ở Việt Nam. Trên khía cạnh xã hội hóa DVC, đáng chú ý có nghiên cứu của Chu Văn Thành (chủ biên): “Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, [2004], giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc cung ứng DVC, phân tích DVC và xã hội hóa DVC của Việt Nam. Cùng hướng nghiên cứu này có bài viết của Đỗ Trung Hiếu: “Xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam” [2011], lại phân tích thực tiễn phát triển cung ứng DVC tại một số nước trên thế giới. Những vấn đề nảy sinh từ quan niệm về DVC và xã hội hóa DVC ở Việt Nam hiện nay. Còn nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương: “Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta hiện nay” [2008], lại xem xét quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa DVC, các kết quả đạt được và hạn chế vướng mắc trong xã hội hóa DVC. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa DVC ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu của Ngô Quý Minh: “Xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta hiện nay” [2010], đánh giá thực trạng xã hội hóa DVC (chủ yếu là lĩnh vực y tế và giáo dục - đào tạo) ở Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích những thành công cũng như những hạn chế, yếu kém về xã hội hóa DVC như: nhận thức chưa đúng về xã hội hóa, nguồn lực chưa được huy động và sử dụng hiệu quả, chưa có quy hoạch tổng thế, phát triển không đều giữa các vùng miền…. Từ đó đề xuất một số kiến nghị để đẩy mạnh xã hội hóa các DVC ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường tập trung vào vấn đề xã hội hóa DVC, nguồn lực cho DVC mà chưa chú ý đến quy trình nội bộ trong cung ứng 7
  15. DVC, tìm ra phương thức cung cấp DVC tối ưu, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Ngoài ra, cơ chế “một cửa” ở Việt Nam được tiếp cận chủ yếu nhấn mạnh vào lĩnh vực hành chính công mà chưa quan tâm thấu đáo đến việc áp dụng vào cung cấp DVC ở các ĐVSNCL. Bên cạnh hướng tiếp cận về xã hội hóa DVC, một số nghiên cứu như vấn đề hoàn thiện pháp luật về cung cấp DVC như Luận án Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay: LATS Luật học của Nguyễn Ngọc Bích; nghiên cứu của David Koh, Đặng Đạm dịch (2009) về “Cơ cấu tổ chức chính phủ để cung ứng dịch vụ công tốt nhất”; Đặng Đức Đạm (2006): “Một số vấn đề đổi mới, quản lý dịch vụ công ở Việt Nam”, tài liệu nghiên cứu của Cổng thông tin kinh tế Việt Nam, tháng 4/2006; “Cải cách nền hành chính Việt Nam - Thực trạng và biện pháp”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội; Jairo Acuna Alfaro (2009), “Nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia và đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam”, Cải cách nền hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia đề cập đến vấn đề đổi mới pháp luật, chủ thể cung cấp DVC. Thứ ba, các nghiên cứu về dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công lập Một số nghiên cứu về vấn đề này như bài viết Xã hội hoá dịch vụ y tế để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của Đặng Thị Lệ Xuân, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 116/2007. Luận án Dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay: LATS Kinh tế của Mai Hữu Thỉnh năm 2012 đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về DVSNC trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển DVSNC trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam: LATS Kinh tế chính trị của Trương Bảo Thanh nhấn mạnh đến cần tạo cơ chế cạnh tranh cung cấp dịch vụ y tế, đồng thời, cần nâng cao năng lực của các cơ sở y tế công lập trong việc bảo đảm cung cấp DVC chất lượng và hiệu quả… Các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến vai trò của DVSNC, đánh giá thực trạng cung cấp DVSNC và đề xuất các giải 8
  16. pháp về hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực chủ thể cung cấp dịch vụ mà chưa đề cập đến việc đổi mới phương thức cung cấp DVSNC. Thứ tư, các nghiên cứu về cơ chế “một cửa” Các nghiên cứu này đã đề cập đến quy trình, thủ tục, phương thức, điều kiện để triển khai cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính. Đáng chú ý có thể kể đến như: Bài viết Một số ý kiến về quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương của tác giả Lê Hồng Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2004; bài viết Thực hiện cơ chế "một cửa" ở địa phương những kết quả bước đầu và giải pháp của tác giả Chu Xuân Khánh, Tạp chí Quản lý nhà nước số 3 năm 2005; Bài viết Triển khai cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" ở cấp xã của tác giả Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Thu Vân, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6 năm 2005; Bài viết Công khai, minh bạch thủ tục hành chính thực hiện cơ chế:"Một cửa" của ngành Tư pháp Hải Phòng của tác giả Ninh Thị Hoãn, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7 năm 2006; Cuốn Hướng dẫn thực hiện quy chế "một cửa" trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội của Lê Anh Sắc, Phan Vũ, NXB. Hà Nội, 2006; bài viết Về mô hình "Một cửa hiện đại liên thông" ở quận Ngô Quyền - Hải Phòng của Nguyễn Xuân Phi, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 166 năm 2009; Đề tài khoa học cấp cơ sở Phát triển mô hình cải cách thủ tục hành chính “một cửa liên thông” đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, năm 2010 tại Học viện Hành chính Quốc gia… Như vậy, có thể nói các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về DVC như khái niệm, nội hàm, bản chất, các phương thức cung ứng DVC và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp DVC cho xã hội cũng như tìm hiểu về quy trình, phương thức, điều kiện để triển khai cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất kỳ một công trình nào đề cập một cách đầy đủ và có tính hệ thống về vấn đề cung cấp DVC tại các ĐVSNCL theo cơ chế “một cửa” nói chung và cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL 9
  17. trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu về cung cấp DVC theo cơ chế “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội là yêu cầu quan trọng, cần thiết nhằm tạo nền tảng lý luận để triển khai và kiểm tra, đánh giá hiệu quả triển khai cung ứng DVC theo cơ chế “một cửa” tại các ĐVSNCL này. Nhận thức được điều đó, đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về DVC theo cơ chế “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội nhằm góp phần hệ thống hóa những lý thuyết có liên quan, đánh giá thực trạng thí điểm và đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho việc triển khai, áp dụng có hiệu quả cơ chế “một cửa” trong cung cấp DVC tại các ĐVSNCL. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Luận văn đề xuất một quan điểm, giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ: Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL; - Đánh giá thực trạng việc cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; - Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. 10
  18. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Hoạt động cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; - Phạm vi thời gian: khảo sát, đánh giá thực trạng trong 2 năm 2018 - 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng DVC tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu, số liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: các văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL, nghiên cứu các văn bản của thành phố Hà Nội, các nghiên cứu đi trước làm cơ sở cho việc xác định hướng tiếp cận. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 200 phiếu hỏi đối với các nhóm: i) Các nhà quản lý, viên chức tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; ii) Các nhóm khách hàng thụ hưởng DVC. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL. 11
  19. - Ý nghĩa thực tiễn Kết quả khảo sát thực trạng cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội và các giải pháp hoàn thiện mô hình cung ứng DVC theo mô hình “một cửa” tại các ĐVSNCL trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội là tài liệu tham khảo để lãnh đạo các ĐVSNCL và các cơ quan quản lý có thẩm quyền có thể nghiên cứu tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cung ứng dịch vụ công theo mô hình “một cửa” tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ công theo mô hình “một cửa” tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện mô hình “một cửa” trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội. 12
  20. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Khái niệm và đặc điểm, vai trò của dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công Trên thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau về DVC, có thể kể đến một số quan niệm tiêu biểu về DVC như: Từ điển Petit Larousse (Pháp, 1995) định nghĩa: "Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung, do một cơ quan Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm" [49]. Định nghĩa này đưa ra cách hiểu chung về DVC, song ở đây không có sự phân biệt giữa Nhà nước và tư nhân trong việc cung ứng DVC, do đó không làm rõ được tính chất "công" của dịch vụ này. Từ điển Oxford (Anh, 2000) định nghĩa DVC là: 1. Các dịch vụ như giao thông hoặc chăm sóc sức khỏe do Nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho tất cả mọi người dân trong một xã hội cụ thể. 2. Việc làm gì đó được thực hiện nhằm giúp đỡ mọi người hơn là kiếm lợi nhuận. 3. Chính phủ và cơ quan chính phủ [52]. Trong cách tiếp cận này, DVC được quan niệm khá rộng và dường như không có sự phân biệt giữa khái niệm DVC và công vụ. Từ điển về Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ (2002) đưa ra một khái niệm khá rộng và chưa thực sự phản ánh bản chất của DVC: DVC là: 1. Sự tham gia vào đời sống xã hội; hành động tự nguyện vì cộng đồng của một người nào đó. 2. Việc làm cho Chính phủ, toàn bộ người làm của một cơ quan quyền lực. Jean-Philippe Brouant và Jacque Ziller: "Một dịch vụ công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành hành chính đảm nhiệm để thỏa măn một nhu cầu về lợi ích chung" [47]. Hai tác giả quan niệm ban đầu chỉ có ngành hành chính đảm trách các DVC. Nhưng các nhiệm vụ về lợi ích chung ngày càng nhiều gấp bội đã dẫn tới việc một số tư nhân cũng tham gia vào việc cung 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2