intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

11
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC HÀ HÀ NỘI - NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phạm Ngọc Hà. Các số liệu, sơ đồ, bảng biểu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công” Học viện Hành chính Quốc gia. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Mạnh Hùng
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTV : Ban Thường vụ CB, CB : Cán bộ, công chức CC : Công chức CCQLNN : Công chức quản lý nhà nước CNH, HĐH : Công nhiệp hóa, hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số HĐND : Hội đồng nhân dân KT - XH : Kinh tế - xã hội NXB : Nhà xuất bản NTM : Nông thôn mới QLKT : Quản lý kinh tế QLNN : Quản lý nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP HUYỆN ......................................................................................................... 11 1.1. Khái quát về đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ........................................................................................................ 11 1.1.1. Khái niệm công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế .............. 11 1.1.2. Đặc điểm công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện .............................................................................................................. 14 1.1.3. Vai trò của đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ........................................................................................................ 15 1.2. Khái niệm phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ........................................................................................................ 16 1.3. Nội dung phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ............................................................................................ 19 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ....................................................................... 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 30 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA ................................... 31 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................................. 31
  6. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quan Hóa ................... 31 2.1.2. Thực trạng về đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ........................................................... 32 2.2. Thực tiễn công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh thanh Hóa .................................. 40 2.2.1. Quy hoạch đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ...................................................................................... 40 2.2.2. Tuyển dụng đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ...................................................................................... 45 2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa .......................................................................... 49 2.2.4. Bố trí sử dụng, đề bạt, điều động luân chuyển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ................................ 54 2.2.5. Đánh giá công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ........................................................................................................ 61 2.2.6. Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ............................................................ 65 2.3. Đánh giá chung về phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................. 67 2.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................... 67 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 73 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA... ............................................................................................................. 74 3.1. Bối cảnh mới và phương hướng phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............. 74
  7. 3.1.1. Bối cảnh mới tác động đến đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ............................................................ 74 3.1.2. Phương hướng phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa ..................................................................... 77 3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............. 79 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ..................................................................................................................... 79 3.2.2. Giải pháp về tuyển dụng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ..................................................................................................................... 81 3.2.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ....................................................................... 83 3.2.4. Giải pháp về bố trí đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ............................................................................................ 85 3.2.5. Giải pháp về đánh giá công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ........................................................................................................ 86 3.2.6. Giải pháp về chế độ, chính sách đối với công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế ........................................................................................ 88 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................ .... 88 3.3.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.................................. 88 3.3.2. Kiến nghị với Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa............................................ 89 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 90 KẾT LUẬN ................................................................................................. 921 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ * Danh mục bảng Bảng 2.1. Thống kê số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế cấp huyện của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 ....................................... 34 Bảng 2.2. Cơ cấu công chức thực hiện QLNN về kinh tế huyện Quan Hóa theo độ tuổi ..................................................................................................... 35 Bảng 2.3. Cơ cấu công chức thực hiện QLNN về kinh tế huyện Quan Hóa theo giới tính giai đoạn 2016 - 2020 .............................................................. 36 Bảng 2.4. Cơ cấu công chức thực hiện QLNN về kinh tế huyện Quan Hóa theo trình độ giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................... 37 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá về đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế tại huyện Quan Hóa ........................................................... 38 Bảng 2.6. Số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế quy hoạch của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................ 40 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát các nội dung quy hoạch đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ................................ 43 Bảng 2.8: Thống kê số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế được tuyển dụng của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 ............................... 45 Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát các nội dung trong tuyển dụng công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ................................ 47 Bảng 2.10. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ............................................................................................. 50 Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát các nội dung trong đào tạo bồi dưỡng công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ....................... 52 Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát quá trình bố trí, sử dụng công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ......................................... 56
  9. Bảng 2.13. Số lượng công chức được bổ nhiệm công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 ................................. 58 Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả khảo sát quá trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ......................................................... 59 Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả khảo sát quá trình điều động, luân chuyển công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ................................ 60 Bảng 2.16. Thống kê kết quả đánh giá xếp loại công chức thực hiện QLNN về kinh tế quy hoạch của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 .................... 63 Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát quá trình đánh giá công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ......................................................... 64 Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa ........... 66 * Danh mục sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy QLNN của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá... 33 Biểu đồ 2.1. Số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Quan Hóa ......................................................... 41 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 ..................................................................................................... 42 Biểu đồ 2.3. Số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế được tuyển dụng của huyện Quan Hóa giai đoạn 2016 - 2020 .................................................. 46 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ cán bộ được bổ nhiệm theo quy hoạch giai đoạn 2016- 2020 ................................................................................................................ 57
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cùng với việc Đảng và Nhà nước coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, vai trò quản lý nhà nước (QLNN) đối với lĩnh vực kinh tế ngày càng được chú trọng. Đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế càng có vai trò, vị trí quan trọng. Phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế là công việc phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ công chức là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững. Hội nhập và phát triển kinh tế sâu rộng tạo ra những khó khăn, thách thức cho công tác quản lý kinh tế của đội ngũ công chức các cấp. Do đó, để đất nước có thể phát triển nhanh và bền vững thì nhất thiết phải phát triển được đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức quản lý kinh tế nói riêng chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường hội nhập quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững với yêu cầu phát triển mới. Điều này đòi hỏi tỉnh phải chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực, nhất là phát triển đội ngũ công chức quản lý kinh tế đảm bảo ngang tầm với nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức quản lý kinh tế cấp huyện có vai trò quan trọng bởi đây là lực lượng chủ chốt thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế, triển khai, cụ thể hóa các chính sách của cấp trên, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết những nảy sinh, vướng mắc tại cơ sở, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp dưới.
  11. 2 Quan Hóa là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, với 4,8 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào, diện tích tự nhiên 99.069,88 ha, với hơn 86.000 ha là đất lâm nghiệp; dân số 49.953 người, trong đó có 91,03% là đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện nhìn chung còn thiếu thốn, kinh tế chủ yếu là lâm nghiệp, với 60% dân số sinh sống dựa vào nghề rừng. Là một trong những huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân khu vực miền núi; có 02 bản đồng bào dân tộc Mông đời sống còn hết sức khó khăn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Quan Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 22,08%; thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 28,7 triệu đồng, tăng 14,2 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 28,16%. Hoạt động thương mại - dịch vụ tăng trưởng hằng năm đạt 15,01%. Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) có nhiều chuyển biến, đến cuối năm 2022 toàn huyện có 01 xã và 36 bản về đích Nông thôn mới, trong đó 01 bản NTM kiểu mẫu. Những kết quả về kinh tế kể trên cho thấy sự cố gắng nỗ lực của toàn huyện, trong đó có công tác phát triển đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ công chức ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn một số hạn chế như: Công tác quy hoạch đội ngũ công chức có thời điểm chưa được quan tâm; việc đánh giá công chức chưa được thực hiện chặt chẽ theo quy định; chưa có đề xuất cơ chế để thu hút những người thực sự có năng lực gắn bó, yên tâm công tác; cơ cấu đội ngũ công chức vẫn còn bất hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực; công chức thực hiện QLNN về kinh tế cấp huyện thiếu kinh nghiệm trong quản lý, chưa có bằng chuyên môn phù hợp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
  12. 3 Trong thời gian tới, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Hóa lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, việc phát triển đội ngũ công chức nói chung, phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý kinh tế của huyện nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Bên cạnh đó, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động toàn diện đến mọi mặt, cùng với chủ trương tinh giảm biên chế, sắp xếp tổ chức lại bộ máy công chức đòi hỏi địa phương phải chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế có tư tưởng chính trị vững vàng; có đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật tốt; tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu; có sức khỏe; gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm; phù hợp với tình hình mới vừa có ý nghĩa hết sức quan trọng vừa là nhu cầu cấp bách hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phát triển đội ngũ công chức nói chung trong đó có công chức thực hiện QLNN về kinh tế là một trong những chiến lược của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra trong thực tiễn. Chính vì vậy, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu đề tài này, tiêu biểu có thể kể đến các công trình sau:
  13. 4 * Các công trình về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Nguyễn Toàn Thắng (2021), trong bài viết trên Tạp chí Quản lý Nhà nước: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân” đã khẳng định rằng từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã có nhiều đóng góp làm thay đổi diện mạo nền hành chính nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước. Bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới [36]. Tác giả Phạm Thị Kim Cương (2021), trong bài viết “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc” đăng trên Tạp chí Cộng sản đã chỉ ra rằng để xây dựng chính quyền cấp cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần quan tâm thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc đủ về số lượng, cao về chất lượng, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [15]. Đề tài “Giải pháp quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Đà Nẵng đến năm 2015” được thực hiện bởi Sở Nội vụ Đà Nẵng, trong đó xác định vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức; hệ thống hóa thể chế quản lý và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố; dự báo các yêu cầu đối với công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức từ năm 2011-2015; đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc hoạch định các chính sách, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố [35]. Đề tài khoa học: “Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính cấp quận (huyện), phường (xã) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” (2006) do PGS. TS. Võ Xuân Tiến (Đại học Đà Nẵng) làm Chủ nhiệm đã làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến việc xây dựng và phát triển
  14. 5 nguồn nhân lực trong khu vực hành chính công; Phân tích thực trạng việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đang hoạt động trong khu vực hành chính cấp quận (huyện), phường (xã) tại Đà Nẵng mà chủ yếu là cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp có tính khoa học, khả thi để đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trong khu vực hành chính cấp quận (huyện), phường (xã) tại Đà Nẵng thời gian tới [41]. Tác giả Nguyễn Thanh Thy (2012), trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” đã hệ thống hóa vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực; phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại quận Hải Châu trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp phường tại quận Hải Châu trong thời gian tới [40]. * Các công trình về phát triển công chức thực hiện QLNN về kinh tế Vũ Thị Thu Huyền (2016), trong nghiên cứu “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tại thành phố Thái Nguyên” đã phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tại thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, tác giả còn dùng ma trận Swot để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp với điều kiện và bối cảnh của địa phương như: Hoàn thiện quy hoạch chức danh; Hoàn thiện quy trình tuyển dụng; Hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Hoàn thiện đánh giá kết quả thực hiện công việc; Hoàn thiện chế độ lương và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ [22]. Tác giả Trần Đình Thảo (2017), trong luận án “Xây dựng đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam” cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện quản lý
  15. 6 nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng đội ngũ công chức này ở Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [38]. Tác giả Bùi Đức Hưng (2017), trong luận án “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ xây dựng” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp bộ và Bộ xây dựng, nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ngành xây dựng ở một số quốc gia, rút ra những ý nghĩa đối với việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế cấp bộ tại Việt Nam. Đề tài tập trung phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ xây dựng trong giai đoạn 5 năm (2011-2015), đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, phân tích bối cảnh và những yếu tố tác động qua đó đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ xây dựng [20]. Tác giả Trần Đức Lương (2017), với bài viết “Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa”, đã đánh giá vai trò của cán bộ quản lý kinh tế cấp huyện, thực trạng chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện hóa mục tiêu “Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đủ số lượng, nâng cao chất lượng với cơ cấu trình độ, ngành nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quá trình CNH, HĐH, tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế” như chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; Tăng cường rà soát đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục đào tạo; Nâng cao chất lượng dự báo, thông tin tuyên truyền về đào tạo, sử dụng nhân lực trên địa bàn tỉnh; Bảo đảm công khai minh bạch trong tuyển dụng nhân sự [25].
  16. 7 Tác giả Nguyễn Trọng Bình (2020), trong kết quả nghiên cứu về “Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng” cho thấy, chất lượng cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay ở mức tương đối tốt, trong đó thể hiện cao nhất là tiêu chí “Thái, độ, hành vi, sức khỏe”, tiếp đó là “Trình độ của cán bộ, công chức”, thứ ba là tiêu chí “Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp” và thấp nhất là “Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ” [6]. Tác giả Vũ Ngọc Thưởng (2009), trong bài viết của mình đăng trên Tạp chí Cộng sản “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp huyện gắn với cơ sở tại Thanh Hóa”, đã cho rằng việc thực thi, tháo gỡ các vướng mắc nảy sinh từ cơ sở hiệu quả hay không có vai trò rất lớn của cán bộ quản lý kinh tế tại địa phương, nhất là cấp huyện. Do đó, để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới và khắc phục những bất cập còn tồn tại trong công tác cán bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa xác định, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp này chính là nhân tố chủ chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế tại cơ sở [39]. Các công trình trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển đội ngũ công chức nói chung, về đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng tại các địa bàn nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về phát triển đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do đó tiếp tục tạo khoảng trống để tác giả thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  17. 8 - Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế cấp huyện; + Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; + Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế cấp huyện trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn như đã đề cập ở trên, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương pháp này để hệ thống văn bản pháp luật, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài khoa học, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các bài báo khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài. Dữ liệu thu thập được sẽ phục vụ chủ yếu cho xây dựng khung lý luận ở chương 1 và đánh giá thực trạng ở chương 2. + Phương pháp điều tra khảo sát: Ngoài phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua nghiên cứu tài liệu thực tế, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát về thực trạng phát triển đội ngũ công chức thực hiện
  18. 9 QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa thông qua phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp (Mẫu phiếu khảo sát ở Phụ lục 1). Tính đến nay, số lượng công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa là 50 người, do vậy tác giả tiến hành điều tra toàn bộ số lượng công chức này. Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022. Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành kiểm tra lại, hiệu chỉnh nếu có sai sót, nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm Excel. Dữ liệu thu thập từ phương pháp này sẽ chủ yếu sử dụng cho phần đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ công chức tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại chương II và đề xuất giải pháp tại chương 3. - Phương pháp phân tích dữ liệu Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả xem xét, phân loại, tổng hợp, phân tích thống kê mô tả, đánh giá các dữ liệu gồm các nội dung liên quan tới phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả luận giải, đánh giá và phân tích để rút ra một số kết luận về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa như xác định những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Các kết quả rút ra từ nghiên cứu trường hợp cụ thể tại một địa phương góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện nói riêng.
  19. 10 - Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp mà tác giả Luận văn đề xuất có thể là tư liệu tham khảo cho chính quyền huyện Quan Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung trong quá trình hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của địa phương. Các giải pháp này có thể tham khảo để áp dụng cho các địa phương khác có điều kiện tương đồng. Ngoài ra, Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế cấp huyện. - Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển đội ngũ công chức thực hiện QLNN về kinh tế của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  20. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP HUYỆN 1.1. Khái quát về đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện 1.1.1. Khái niệm công chức thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế * Khái niệm công chức Tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Công chức”, tùy thuộc vào thể chế chính trị, thể chế nhà nước của từng quốc gia. Ở Pháp, tại Điều 2, Chương II của Quy chế chung về công chức nhà nước của Pháp năm 1994 xác định: "Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở nhà nước". Trong những năm gần đây, một khái niệm khác được thừa nhận là: "Công chức bao gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công". Theo cách hiểu này, công chức Pháp gồm 3 loại: Công chức hành chính nhà nước, công chức trực thuộc cộng đồng lãnh thổ và công chức trực thuộc các công sở tự quản [17]. Ở Mỹ, tất cả các nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đều được gọi chung là công chức, bao gồm những người được bổ nhiệm về chính trị (còn gọi là công chức chính trị), những người đứng đầu bộ máy độc lập và những quan chức của ngành hành chính. Ở Anh, khái niệm công chức chỉ bao hàm những nhân viên công tác trong ngành hành chính [17].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2