Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" là đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH KHIÊM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐÌNH KHIÊM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGUỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG HUY HOÀNG ĐẮK LẮK - NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Dƣơng Huy Hoàng. Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Các tài liệu trích dẫn, số liệu minh họa trong Luận văn là trung thực có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Đắk Lắk, ngày tháng năm 202 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Khiêm
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, các quý thầy, cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới TS. Dƣơng Huy Hoàng đã trực tiếp hƣớng dẫn, dành nhiều thời gian và tận tình chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành Luận văn. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và các quý thầy, cô giáo để Luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, ngày tháng năm 202 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đình Khiêm
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á CDĐP Cộng đồng địa phƣơng DLCĐ Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái FDI Hình thức đầu tƣ dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nƣớc này vào nƣớc khác bằng cách thiết lập nhà xƣởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. HĐND Hội đồng Nhân dân KTXH Kinh tế, xã hội MICE Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thƣởng NSNN Ngân sách nhà nƣớc ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OCOP Mỗi xã (phƣờng) một sản phẩm. Cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn. QLNN Quản lý nhà nƣớc TNDL Tài nguyên du lịch UBND Ủy ban nhân dân
- iv DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ STT Bảng Trang 1 Bảng 2.1. Số liệu khách và doanh thu du lịch từ năm 37 2016 đến năm 2020 2 Bảng 2.2: Số liệu khách và doanh thu, và lao động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng từ năm 2016 năm 38 2020 3 Biểu đồ 2.1. Thị trƣờng khách du lịch giai đoạn 2016 39 đến 2020 4 Bảng 2.3. Các dự án kêu gọi đầu tƣ để phát triển du lịch đã thực hiện hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 40 - 41 2016 – 2020 5 Bảng 2.4. Thông tin về nguồn nhân lực du lịch tỉnh 44 - 45 Đắk Lắk 6 Bảng 3.1. Chỉ tiêu về khách du lịch, doanh thu và số 77 lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực DLCĐ 7 Bảng 3.2. Các dự án kêu gọi thu hút đầu tƣ PTDLCĐ giai đoạn 2021 – 2025 80 - 81 8 Bảng 3.3. Các dự án đầu tƣ phát triển DLCĐ đến năm 82 2030
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ iii DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ......................................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG .................................................................. 9 1.1. Lý luận về du lịch cộng đồng.................................................................................. 9 1.2. Lý luận Quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng................................ 16 1.2.1. Các khái niệm quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch và du lịch cộng đồng . 16 1.2.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc đối với phát triển du lịch cộng đồng ........... 17 1.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng .......................... 18 1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với phát triển du lịch cộng đồng ................ 18 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng ........................................................................................................................................ 19 1.3. Mô hình và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về du lịch cộng đồng trong và ngoài nƣớc ................................................................................................................ 25 1.3.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch cộng đồng .................................................................................... 26 1.3.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực .................................................. 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐẮK LẮK ............................................... 33 2.1. Tổng quan về phát triển du lịch tại Đắk Lắk ....................................................... 33
- vi 2.1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk .......................................................................................................... 33 2.1.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk ...................................... 36 2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk .......... 46 2.3. Công tác quảng bá, xúc tiến, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ......... 52 2.3.1. Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch trong tỉnh. 52 2.3.2. Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết hợp tác phát triển du lịch ngoài tỉnh 53 2.4. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh .................................................................................................................... 56 2.4.1. Những thành công và nguyên nhân .................................................................. 56 2.4.2. Những hạn chế, yếu kém ................................................................................... 60 2.5. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ......................................................... 65 2.5.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................. 65 2.5.2. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................... 65 2.6. Đánh giá theo mô hình SWOT về phát triển DLCĐ tại Đắk Lắk...................... 66 Chƣơng 3:CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI ĐẮK LẮK ........................ 71 3.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk 71 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 71 3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ........................................................................................... 72 3.1.3. Bối cảnh trong tỉnh ............................................................................................. 73 3.1.4. Bối cảnh ảnh hƣởng của Đại dịch Covid- 19 ................................................... 74 3.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030 .................................................................................................. 75 3.2.1. Quan điểm........................................................................................................... 75 3.2.2. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 76 3.2.3. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 76
- vii 3.2.4. Định hƣớng pháp triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030................................................................................................................... 78 3.3. Dự báo phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 .... 79 3.4. Dự báo chi tiết đầu tƣ phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk ... 80 3.5. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................................................... 82 3.5.1. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng ........................ 82 3.5.2. Hoàn thiện việc ban hành các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định, quy trình phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh...................................................................... 83 3.5.3. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh................................................................................................ 85 3.5.4. Hoàn thiện công tác thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh ....................................................................... 88 3.5.5. Giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng ..................................................................... 89 3.5.6. Giải pháp về tôn tạo tài nguyên du lịch............................................................. 91 3.5.7. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng ...................................................... 91 3.5.8. Đào tạo và nâng cao nhận thức nguồn nhân lực............................................... 93 3.6. Những kiến nghị .................................................................................................... 93 3.6.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ƣơng ................................................................... 93 3.6.2. Kiến nghị với chính quyền, cơ quan quản lý địa phƣơng ................................ 94 3.6.3. Kiến nghị đối với cộng đồng dân cƣ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. 95 3.6.4. Kiến nghị đối với khách du lịch ........................................................................ 95 3.6.5. Kiến nghị đối với các đơn vị lữ hành khai thác và kinh doanh du lịch........... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh chủ trƣơng phát triển kinh tế, xã hội dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát huy tiềm năng lợi thế về du lịch, dịch vụ, từ đó góp phần tăng trƣởng phát triển kinh tế của tỉnh, đáp ứng đƣợc định hƣớng: “Xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk nói riêng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, tạo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dần chuyển sang lĩnh vực dịch vụ. Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang duy trì, xây dựng và hƣớng phát triển các điểm DLCĐ tại các buôn đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ: buôn M’Liêng, buôn Triết (huyện Lắk); Buôn Ako Dhong, buôn Kmrơng B (Thành phố Buôn Ma Thuột), buôn Ja (huyện Krông Bông), Buôn Tring (thị xã Buôn Hồ), buôn Kon H’Ring, buôn Thái (huyện Cƣ M’gar), buôn Jang Lành (huyện Buôn Đôn). Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ; đƣa nội dung phát triển DLCĐ lồng ghép vào chƣơng trình quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch Đắk Lắk phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là lĩnh vực du lịch cộng đồng; chƣa thực sự khẳng định vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có khả năng mang lại hiệu quả, ảnh hƣởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội của tỉnh. Những vấn đề này đã đặt yêu cầu xây dựng các định hƣớng phát triển du lịch Đắk Lắk ổn định và bền vững trong điều kiện mới, đặc biệt
- 2 là vấn đề quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, cần xây dựng quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch phát triển DLCĐ, cần xây dựng bộ tiêu chí đáng giá và công nhận các điểm DLCĐ tại các địa phƣơng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch còn yếu, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần nghiên cứu những mặt tích cực, thế mạnh của tỉnh trong quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng; qua đó, phát huy đƣợc các giá trị bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phát huy đƣợc tiền năng, thế mạnh của tỉnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, các danh lam thắng cảnh, liên kết phát triển các sản phẩm, dịch vụ… Đồng thời, phát hiện những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng nhƣ: hệ thống hóa các văn bản về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, sự đồng bộ, thống nhất cơ chế quản lý, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng; công tác kiểm tra, giám sát những cơ quan, đơn vị, các cá nhân thực hiện chƣa đúng về định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng, sự phát triển các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng còn manh mún, nhỏ lẻ, phát triển mô hình không đúng định hƣớng, không thu hút giải quyết vấn đề lao động, việc làm của ngƣời dân địa phƣơng và không phát huy hết tiềm năng, lợi thế… 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Trên thế giới - Peter E.Murphy (1986), A community Approach, Nhà xuất bản Routledge, Giáo trình đƣa ra góc nhìn mới hơn về du lịch bằng phƣơng pháp tiếp cận về DLST và DLCĐ, những sáng kiến đƣợc khuyến khích nhằm tăng
- 3 lợi ích cho ngƣời dân với việc cùng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch dựa vào nguồn TNDL vốn có của địa phƣơng. Những thất bại, những thành công đã đƣợc các tác giả đƣa ra phân tích ở những khía cạnh, mức độ khác nhau về DLCĐ, cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, những vấn đề tác động cũng nhƣ những thay đổi mà ảnh hƣởng đến cộng đồng. Các công cụ quản lý, giám sát DLCĐ, bảo tồn các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài nguyên theo hƣớng bền vững. - Một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến du lịch và phát triển nông thôn là Building Community Capacity of Tourism Development, C.A.B International của Gianna Moscardo (2008). Tài liệu nêu ra những lý do thất bại trong cách làm du lịch ở nhiều nơi do thiếu năng lực kinh doanh, đặc biệt là do nhận thức và năng lực của CĐĐP về du lịch còn rất hạn chế. Gianna Moscardo đã phân tích những vấn đề còn tồn tại và đƣa ra những phƣơng án hữu hiệu trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch thông qua những mô hình DLCĐ thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning and Community Development, Routledge cho rằng ngoài lợi ích kinh tế, DLCĐ còn giúp nâng cao năng lực cộng đồng, vƣợt qua những rào cản văn hóa và bảo tồn TNDL tốt hơn. Bên cạnh đó, những quốc gia có thế mạnh về du lịch cũng không ngừng đóng góp vào công cuộc thay đổi cách nhìn về du lịch liên quan đến cộng đồng nhƣ: Uel Blank (1989), The Community Tourism. 2.2. Ở Việt Nam Du lịch Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh những năm 1990, từ đó các chuyên gia về du lịch đã có những công trình nghiên cứu về du lịch đƣợc thực hiện ngày một sâu rộng hơn. Các bài viết về DLCĐ bắt đầu xuất hiện trên các trang báo, tạp chí, báo cáo khoa học ở Việt Nam. Về sau, những nghiên cứu
- 4 về DLCĐ đƣợc thực hiện một cách bài bản hơn thông qua các đề án, dự án, chƣơng trình, kế hoạch và các bài viết về DLCĐ, đóng góp trực tiếp về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn: - Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2004), giáo trình Kinh tế Du lịch, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, giáo trình khái quát một số vấn đề; khái niệm cơ bản về du lịch, tác động kinh tế - xã hội của du lịch, các loại hình du lịch, các lĩnh vực kinh doanh du lịch và điều kiện để phát triển du lịch. - Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, đã nêu ra một số khái niệm cơ bản về DLCĐ, mục tiêu phát triển DLCĐ, ý nghĩa cảu việc phát triển DLCĐ cũng nhƣ các điều kiện hình thành và phát triển DLCĐ. - Lê Thu Hƣơng (2007) Xây dựng mô hình du lịch cho ngƣời nghèo ở VQG Cúc Phƣơng, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, cụ thể hóa mô hình du lịch tại VQG Cúc Phƣơng và đề xuất xây dựng giải pháp khả thi về du lịch cho ngƣời nghèo. - Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đã hệ thống các cơ sở lý luận về DLCĐ, đƣa ra các mô hình phát triển DLCĐ tại Việt Nam và các nƣớc khác trên thế giới, bên cạnh đó cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết trong việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ. - Phạm Hồng Long (2021), Tạp chí TRAVELMAG, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam đã khái quát các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với phát triển DLCĐ ở Việt Nam. - Trần Nữ Ngọc Anh (2016), Quản lý nhà nƣớc đối với DLCĐ, Tạp chí Du lịch Việt Nam, đã đề xuất việc QLNN đối với DLCĐ tại Việt Nam cần đƣợc quan tâm kịp thời để tạo điều kiện cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thực tế. - Trần Thu Phƣơng (2020), Tạp chí Khoa học số 72 (10/2020), Nghiên
- 5 cứu công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển DLCĐ ở phạm vi một số tỉnh Tây Bắc đã đánh giá thực trạng và nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển DLCĐ. 2.3. Tại Đắk Lắk Thời gian qua, phát triển DLCĐ đã đƣợc quan tâm, có nhiều bài viết cụ thể về phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các bài viết tập trung phân tích các vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển DLCĐ, cụ thể: “Đắk Lắk phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” của Tuấn Anh, đăng trên báo Dân tộc và miền Núi, ngày đăng ngày 30/7/2019; “Triển vọng du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk” , H’Xíu, đăng trên Báo điện tử VOV, ngày 28/01/2021; “Đắk Lắk: Buôn Akõ Dhông phát triển du lịch cộng đồng”, Thanh Tùng, đăng trên website Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du dịch, ngày 05/04/2021; “Đắk Lắk: Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh”, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 23/12/2020; “Du lịch cộng đồng – Sức hút từ Đắk Lắk”, của tác giả Hạ Tinh, đăng trên Tạp chí Du lịch, ngày 04/06/2020; “Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng”, tác giả: Đình Đối, đăng trên Báo Đắk Lắk điện tử, ngày 31/01/2021… các bài viết chỉ khai thác về tiềm năng phát triển DLCĐ, những thế mạnh của tỉnh trong mở rộng và phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nghiên cứu, bài viết cụ thể về vấn đề công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tóm lại, qua nghiên cứu các nội dung tài liệu trên, tác giả rút ra một số vấn đề, nội dung cơ bản sau: Các nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới mới chỉ đánh giá về TNDL, phát triển DLCĐ dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển một điểm du lịch cụ thể. Các đề tài gần đây khi nghiên cứu về công tác
- 6 QLNN đối với du lịch thì đa phần nghiên cứu du lịch một cách tổng quan của cấp huyện, cấp tỉnh hoặc một lĩnh vực nào đó của ngành du lịch chƣa có đề tài QLNN nào nghiên cứu về công tác QLNN đối với phát triển DLCĐ. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn này tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLCĐ tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó đƣa ra những giải pháp khả thi, phù hợp cho công tác QLNN đối với phát triển DLCĐ nhằm thúc đẩy phát triển DLCĐ theo đúng hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu đề ra, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch, giảm áp lực khách du lịch tại các điểm di sản vào những thời gian cao điểm, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk; đồng thời, góp phần hƣớng tới phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Một là , làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển DLCĐ. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng trong và ngoài nƣớc. - Hai là đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Xác định những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Ba là đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các kiến nghị với các ngành, các cấp, các bên liên quan trong QLNN về phát triển DLCĐ.
- 7 4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch cộng đồng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê - phân tích: Đƣợc sử dụng trong việc thu thập số liệu về du lịch cộng đồng, các tiêu chí xây dựng du lịch cộng đồng, nguyên nhân còn bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng… Từ đó, phân tích những mặt đạt đƣợc, hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phƣơng pháp so sánh, đánh giá: tác giả so sánh công tác để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách của địa phƣơng và những nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc nâng cao hiệu quả công tác phát triển du lịch cộng đồng. - Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tài liệu thứ cấp và số liệu thực tiễn của địa phƣơng: Thu thập và phân tích số liệu tại các bảng, biểu thống kê, báo cáo hàng năm của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết giai đoạn của UBND tỉnh.
- 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về phát triển cộng đồng, góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng và phát triển du lịch của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Kết quả nghiên cứu của đề tài gồm có 03 chƣơng, với kết cấu nhƣ sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Lý luận về du lịch cộng đồng 1.1.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng - Du lịch cộng đồng đƣợc định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đƣợc phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cƣ quản lý, tổ chức khai thác và hƣởng lợi [13]. - Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ động của CĐĐP. Phát triển du lịch có thể dẫn đến những vấn đề nảy sinh cho cộng đồng, tuy nhiên nếu có định hƣớng và quy hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ hội của cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho CĐĐP về việc quản lý điều hành, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng, thiết lập cơ chế quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tƣơng thuộc lẫn nhau [11]. 1.1.2. Nội dung du lịch cộng đồng - Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cƣ là ngƣời cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cƣ cũng chính là ngƣời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ đƣợc chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng dân cƣ bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm ngh o của địa phƣơng. - Xét về bản chất, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng ngƣời dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích
- 10 kinh tế và bảo vệ đƣợc môi trƣờng chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trƣng của địa phƣơng (phong cảnh, văn hoá…). Mô hình du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thƣờng và những món ăn dân dã đậm chất địa phƣơng. Ngoài ra, mô hình du lịch bền vững này góp phần thúc đẩy các chiến lƣợc xóa đói giảm ngh o, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò của ngƣời dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trƣng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng nhƣ các di sản thiên nhiên tại địa phƣơng. - Các hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ cần đƣợc quy hoạch, tổ chức quản lý hợp lý ngay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả trong công tác bảo tồn văn hóa cũng nhƣ bảo tồn tài nguyên du lịch theo hƣớng bền vững. Các điểm DLCĐ cần có kế hoạch riêng để định hƣớng và hoạch định quá trình phát triển, cũng là cơ sở để thu hút các nguồn lực tham gia vào xây dựng và phát triển DLCĐ. - Chính quyền địa phƣơng là tổ chức đại diện cho cộng đồng. Chính quyền địa phƣơng là những ngƣời lãnh đạo, có trách nhiệm hƣớng dẫn, tổ chức và quản lý, tăng cƣờng sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng bằng hình thức ra quyết định thành lập tổ chức quản lý điểm du lịch cộng đồng: Ban quản lý, Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Chính quyền địa phƣơng giúp phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong các hoạt động liên quan kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, là cầu nối giữa cộng đồng với các đối tƣợng bên ngoài liên quan đến hoạt động điểm DLCĐ. - Cộng đồng địa phƣơng là nhân tố hình thành giá trị văn hóa bản địa, đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa bản địa: mô hình nhà ở, kiến trúc nhà, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn
- 11 hóa ứng xử, các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, tôn giáo tín ngƣỡng... Đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu để cấu thành điểm DLCĐ có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chính là cầu nối giữa khách du lịch với điểm DLCĐ, giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nghiệp vụ cho cộng đồng làm du lịch và bán sản phẩm mình có. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lập các dự án đầu tƣ mà ngƣời dân không đủ nguồn lực thực hiện tại điểm DLCĐ rồi cùng với ngƣời dân địa phƣơng đứng ra điều hành hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm mang lại lợi ích chung cho cả ngƣời dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân thông qua các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh của mình, đóng thuế, phí môi trƣờng và mua vé tham quan và các dịch vụ của ngƣời dân. Họ còn giúp cho ngƣời dân có đủ nguồn lực về kinh nghiệp kinh doanh để mở công ty phối hợp với ngƣời dân tổ chức hoạt động kinh doanh. - Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch của các điểm DLCĐ. Tại nhiều điểm DLCĐ, phần lớn lƣợng khách đến từ các nƣớc phát triển và một số ít nƣớc đang phát triển. Do vậy họ mong muốn đƣợc cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với ngƣời dân và tìm hiểu văn hóa bản địa. Nhƣng đối tƣợng khách này thì việc vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trƣờng và sinh hoạt không cần hiện đại nhƣng phải sạch sẽ. Tâm lý này của khách thì chỉ có những ngƣời chuyên làm du lịch mới nắm bắt và điều tiết các hoạt động kinh doanh hợp lý, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, các điểm DLCĐ cũng rất cần các công ty du lịch cùng phối hợp khai thác thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhà tài trợ, nhà khoa học, tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chuyên gia nghiên cứu... là nhân tố giúp cộng đồng lập các dự án quy hoạch điểm du lịch, tƣ vấn kỹ thuật cho cộng đồng các kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ vốn, kỹ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 247 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 98 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 51 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn