Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức
lượt xem 5
download
Luận văn "Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về dịch vụ sinh viên ở trường đại học và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý dịch vụ sinh viên ở trường ĐHVĐ, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường ĐHVĐ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG THIÊN THƯ QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG THIÊN THƯ QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi Nguyễn Hoàng Thiên Thư xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Hoàng Thiên Thư i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy/ Cô trong trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình tham gia học tập, cũng như thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Mỵ Giang Sơn, người đã vô cùng kiên nhẫn, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên trong nước và quốc tế tại trường Đại học Việt Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện khảo sát thực trạng cũng như khảo nghiệm các biện pháp quản lý cho đề tài. Tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại phòng Tiếp thị và Tuyển sinh trường Đại học Việt Đức đã luôn đồng hành và cho tôi những lời động viên và lời khuyên quý báu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em, bạn bè trong lớp đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Hoàng Thiên Thư ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 8. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 5 9. Cấu trúc của đề tài: .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...... 6 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 6 1.2. DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA . 9 1.2.1. Khái niệm dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học ................................................................................................................. 9 1.2.2. Mục tiêu của dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia .......... 14 iii
- 1.2.3. Nội dung dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ................ 16 1.2.4. Các phương thức tổ chức dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ................................................................................................................ 19 1.3. QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ....................................................... 20 1.3.1 Khái niệm quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học ............................................................................................. 20 1.3.2. Tầm quan trọng của quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học .................................................................................... 20 1.3.3. Quản lí dịch vụ lưu trú – kí túc xá ..................................................... 22 1.3.4 Quản lí dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho sinh viên ............ 23 1.3.5. Quản lí dịch vụ nghề nghiệp .............................................................. 24 1.3.5. Quản lí dịch vụ hỗ trợ tài chính ......................................................... 24 1.3.6. Quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, dịch vụ phát triển cá nhân ............................................................................................................. 25 1.3.7 Quản lý y tế, sức khỏe cho sinh viên .................................................. 25 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...................................................................................................................... 26 1.4.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường ......................................................... 26 1.4.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường ....................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC ...................................................................................................................... 30 2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC VÀ TÌNH HÌNH DỊCH VỤ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ................................................... 30 2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Việt Đức ............................................. 30 iv
- 2.1.2 Đặc điểm dịch vụ sinh viên tại trường Đại học Việt Đức.................. 31 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .......... 32 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 32 2.2.2. Nội dung khảo sát.............................................................................. 32 2.2.3. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 33 2.3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC ................................................................................................. 35 2.3.1. Thực trạng thực hiện các mục tiêu của các dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ....................................................................................... 35 2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ....................................................................................... 37 2.3.3. Đánh giá các thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ...................................................... 39 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC .... 42 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ...................................................................... 42 2.4.2. Thực trạng quản lí dịch vụ lưu trú – KTX trong môi trường đa quốc gia ................................................................................................................ 44 2.4.3 Thực trạng quản lí dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý xã hội trong môi trường đa quốc gia ....................................................................................... 48 2.4.4 Thực trạng quản lí dịch vụ nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia ..................................................................................................................... 52 2.4.5 Thực trạng quản lý dịch vụ hỗ trợ tài chính ....................................... 56 2.4.6 Thực trạng quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá nhân trong môi trường đa quốc gia ............................................................. 59 2.4.7 Thực trạng quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe trong môi trường đa quốc gia v
- ..................................................................................................................... 62 2.5. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC .............................. 65 2.5.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà trường .... 65 2.5.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường .. 67 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG .......................................... 68 2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................. 68 2.6.2. Hạn chế .............................................................................................. 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 69 CHƯƠNG 3. NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA TẠI ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC ...................................................................................................................... 71 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ................................ 71 3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu ...................................................................... 71 3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống ....................................................................... 71 3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn ...................................................................... 72 3.1.4. Bảo đảm tính khả thi ......................................................................... 72 3.2. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT ĐỨC ............................................................................................................ 72 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên về tầm quan trọng của quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ...................... 73 3.2.2. Cải tiến quản lí dịch vụ lưu trú – Kí túc xá ....................................... 76 3.2.3. Tăng cường quản lí dịch vụ tư vấn pháp lí, tâm lí xã hội ................. 78 3.2.4. Chú trọng quản lí dịch vụ nghề nghiệp ............................................. 81 3.2.5. Đẩy mạnh quản lí dịch vụ hỗ trợ tài chính ........................................ 84 3.2.6. Tăng cường quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, dịch vụ pháp vi
- triển cá nhân ................................................................................................ 87 3.2.7. Chú trọng quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe .......................................... 89 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP ........................ 92 3.4. KHẢO SÁT BẰNG BẢNG HỎI TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP ..................................................... 93 3.4.1. Mục đích, nội dung phương pháp khảo sát:. ..................................... 93 3.4.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các nhóm biện pháp được đề xuất ..................................................................................................................... 94 3.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp được đề xuất98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ 102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 106 PHỤ LỤC .................................................................................................. 109 Phụ lục 1.................................................................................................... 109 Phụ lục 2.................................................................................................... 120 vii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH Ban Giám Hiệu CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viện CLB Câu lạc bộ CSVC Cở sở vật chất CTSV Công tác sinh viên DVSV Dịch vụ sinh viên Đại học Việt Đức ĐHVĐ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSV Hội sinh viên KTX Ký túc xá NCKH Nghiên cứu khoa học QL Quản lí STT Số thứ tự SV Sinh viên TB Thứ bậc X Điểm trung bình XHCN Xã hội chủ nghĩa viii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mẫu khảo sát thực trạng ....................................................................... 33 Bảng 2 2. Quy ước về thang đo .............................................................................. 34 Bảng 2.3. Thang đánh giá các giá trị trung bình ................................................. 35 Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các mục tiêu của dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quôc gia tại trường Đại học Việt Đức ................................................. 36 Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung của dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ................................................. 38 Bảng 2.6. Đánh giá thực trạng thực hiện các phương thức tổ chức dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia ........................................................................ 40 Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá tầm quan trọng của quản lý dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ............................... 43 Bảng 2 8. Thực trạng quản lý dịch vụ lưu trú - Ký túc xá trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ................................................................... 45 Bảng 2.9. Thực trạng quản lý dịch vụ tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ................................................. 49 Bảng 2.10. Thực trạng quản lý dịch vụ nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ............................................................................ 53 Bảng 2.11. Thực trạng quản lí dịch vụ tài chính trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức................................................................................... 57 Bảng 2.12. Thực trạng quản lí dịch vụ hỗ trợ phương tiện di chuyển, phát triển cá nhân trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức................. 60 Bảng 2.13. Thực trạng quản lí dịch vụ y tế, sức khỏe trog môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức ............................................................................ 62 Bảng 2.14. Đánh giá các mức độ ảnh hưởng thuộc về nhà trường .................... 66 Bảng 2.15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nhà trường 67 Bảng 3.1: Quy ước đánh giá về mức độ cấp thiết, khả thi 94 Bảng 3.2: Quy ước thang đo .................................................................................. 94 ix
- Bảng 3 3: Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp được đề xuất ............. 95 Bảng 3.4: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất ................. 98 x
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Theo báo cáo thống kê của Bộ GD-ĐT đến hết năm học 2016-2017, Việt Nam hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Số lượng các trường trên phục vụ đào tạo hơn 1.700.000 SV khác nhau. Với số lượng các trường và số lượng SV mỗi tăng theo từng năm, giáo dục đại học trở thành một thị trường đầy tính cạnh tranh với rất nhiều sự lựa chọn cho SV tìm kiếm ngôi trường phù hợp với sở thích, năng lực học tập và khả năng tài chính của mình. Các cơ sở đại học muốn tăng tính cạnh tranh và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người học cần phải tìm kiếm các phương pháp hiệu quả và sáng tạo hơn trong công tác hoạt động của nhà trường bên cạnh các hoạt động đào tạo và học thuật nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với người học. Một cơ sở đại học dù công, tư hay là trường quốc tế đều phải tuân theo sự tương tác và cơ chế vận hành của thị trường, vì vậy sự cạnh tranh để lôi kéo người học – những “khách hàng tiềm năng” trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Để đạt được sự thành công học tập ở đại học, người học không chỉ học tập trong phạm vi lớp học mà còn phải tham gia các hoạt động bên ngoài lớp học. Chỉ đến giữa thế kỉ 20, việc tăng cường kĩ năng và kinh nghiệm của SV trong môi trường học đường mới bắt đầu được chú trọng (Roger B. Ludeman et al., 2009). Ngoài ra, những nghiên cứu sâu về hành vi học tập cũng chỉ ra sức khỏe tâm lý và xã hội của SV là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của việc học tập của SV. Vì lý do trên, trên khắp thế giới, công việc phát triển SV về tâm lí, sinh lí cũng như trang bị cho SV những kỹ năng thiết yêu bên cạnh kiến thức hàn lâm và hỗ trợ cuộc sống học đường đã trở thành một hoạt động vô cùng thiết yếu của trường đại học. Tại những nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Canada, Đức, Vương 1
- Quốc Anh v.v... Bộ phận CTSV được thành lập nhằm mục đích chính là cung cấp các giải pháp để SV có thể theo học thuận lợi nhất và được phát triển bản thân tốt nhất, những giải pháp này được gọi là DVSV. Việc cung cấp và vận hành DVSV nhằm đạt được sự hài lòng cao nhất của SV trong môi trường mình đang theo học. Trở lại với thị trường giáo dục đại học tại Việt Nam, với sự gia tăng của các cơ sở giáo dục đại học mà giờ đây còn có sự tham gia của các cơ sở giáo dục tại các nước phát triển, việc chú trọng đầu tư, phát triển và hoàn thiện DVSV đã trở thành một trong những yếu tố hết sức quan trọng nhằm gia tăng sự cạnh tranh của các trường qua đó thu hút nhiều người học hơn. Ngoài ra, việc xây dựng DVSV chuyên nghiệp và hiệu quả còn giúp người học gắn bó lâu hơn với nhà trường. DVSV còn giúp cho SV đạt được sự hài lòng về điều kiện học tập, sinh hoạt và phát triển giá trị bản thân, qua đó, danh tiếng của nhà trường được củng cố và rõ ràng tăng sự cạnh tranh hơn so với các trường khác. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới vào tháng 1 năm 2007 và kí Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), nền giáo dục nước nhà đã đối mặt với rất nhiều thách thức và cần thiết để thay đổi nhanh chóng chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh về kinh tế - kĩ thuật mạnh mẽ đang diễn ra trên toàn thế giới. Sự thay đổi còn cấp bách hơn nữa khi có nhiều trường kỉ nguyên công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ cách thức sản xuất toàn cầu, điều này đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nắm bắt được nhu cầu đó, hệ thống một số trường Đại học tiến tiến trên cơ sở hợp tác đào tạo với một quốc gia có nền giáo dục phát triển đã ra đời và đưa vào hoạt động trong khuôn khổ Chương trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Từ yêu cầu trên, vào năm 2008, Trường Đại học Việt Đức được thành lập với sự hợp tác giáo dục – đào tạo giữa Việt Nam và Cộng Hòa Liên Bang Đức. Việc hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và nước có nền giáo dục tiên tiến không những yêu cầu công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học phải đảm bảo chất lượng mà còn yêu cầu công tác QL cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Trong những tiêu chuẩn được đặt ra, tiêu chuẩn về phục vụ và hỗ trợ SV luôn được đề ra do ngoài 2
- SV Việt Nam, Đại học Việt Đức còn sự hiện diện của SV từ các nước khác nhau trên thế giới. DVSV như đã nói ở trên tại các trường đại học trên thế giới được xem là một phần không thể thiếu trong việc thu hút SV nhập học ngoài chất lượng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học. Ngay từ đầu, DVSV được yêu cầu phải được triển khai với chất lượng cao nhất nhằm thỏa mãn SV trong nước và đặc biệt là SV quốc tế đang theo học. Bên cạnh những công việc đạt được, việc QL DVSV của trường vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. 1.2. Về thực tiễn Việc hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và nước có nền giáo dục tiên tiến không những yêu cầu công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học phải đảm bảo chất lượng mà còn yêu cầu công tác QL cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Trong những tiêu chuẩn được đặt ra, tiêu chuẩn về phục vụ và hỗ trợ SV luôn được đề ra do ngoài SV Việt Nam, trường ĐHVĐ còn sự hiện diện của SV từ các nước khác nhau trên thế giới. DVSV như đã nói ở trên tại các trường đại học trên thế giới được xem là một phần không thể thiếu trong việc thu hút SV nhập học ngoài chất lượng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học. Ngay từ đầu, DVSV được yêu cầu phải được triển khai với chất lượng cao nhất nhằm thỏa mãn SV trong nước và đặc biệt là SV quốc tế đang theo học. Bên cạnh những công việc đạt được, việc QL DVSV của trường vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. Vì những lí do tên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lí dịch vụ sinh viên trong môi trường đa quốc gia tại trường Đại học Việt Đức” là cần thiết, đề tài sẽ góp phần đóng góp trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về DVSV ở trường đại học và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về QL DVSV ở trường ĐHVĐ, luận văn đề xuất các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường ĐHVĐ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3
- QL DVSV ở trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường ĐHVĐ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận của QL DVSV ở trường đại học.. Khảo sát, đánh giá thực trạng DVSV và QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Đề xuất các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ và khảo nghiệm tính câp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Nếu hệ thống hóa được lí luận QL DVSV ở trường đại học trong bối cảnh môi trường đa quốc gia dựa trên khảo sát, đánh giá đúng thực trạng QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường ĐHVĐ và đề xuất được các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường ĐHVĐ có tính cấp thiết và khả thi cao. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu công tác QL DVSV trong môi trường đa quốc gia của trường ĐHVĐ. 6.2. Về khách thể khảo sát Khảo sát SV trong nước và quốc tế, cán bộ QL, GV ở 11/11 chuyên ngành đào tạo của trường ĐHVĐ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến DVSV, lí luận về QL, lí luận về QL DVSV và lí luận về môi trường đa quốc gia để xây dựng khung lí luận về QL DVSV trong môi trường đa quốc gia. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: để tìm hiểu thực trạng DVSV và QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ; để khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn cán bộ QL, các chuyên gia, GV, SV, học viên về DVSV và QL DVSV. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: nghiên cứu các tài liệu, các văn bản có liên quan về QL DVSV ở trường đại học của các cấp QL giáo dục. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa lí luận về QL DVSV trong môi trường đa quốc gia; hình thành khung lí thuyết về QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học. 8.2. Về thực tiễn Mô tả sát thực, cụ thể, toàn diện thực trạng QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Đề xuất các biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Các biện pháp cấp thiết và khả thi, nều được triển khai sẽ góp phần đổi mới công tác QL DVSV ở trường ĐHVĐ. 9. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của QL DVSV trong môi trường đa quốc gia ở trường đại học Chương 2: Thực trạng QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. Chương 3: Biện pháp QL DVSV trong môi trường đa quốc gia tại trường ĐHVĐ. 5
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DỊCH VỤ SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA QUỐC GIA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, các nước phát triển đã quan tâm đến vấn đề QL con người và QL yếu tố con người trong đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội công nghiệp. Do đặc điểm, yêu cầu về nguồn nhân lực - đội ngũ công nhân kĩ thuật ở mỗi nước là khác nhau nên phương pháp, hình thức, qui mô đào tạo nghề cũng khác nhau, tuy nhiên có một điểm chung là đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp. Có thể đề cập đến một số nghiên cứu như sau: (Xukhomlinxki, 1984) đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề QL của Hiệu trưởng trường như: phân công nhiệm vụ của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, còn đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để tìm ra cách QL tốt nhất.. Đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL của QL giáo dục (P.V Zimin et al., 1985). Như vậy, các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trước đây thì khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động QL của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động QL, QL giáo dục và QL con người. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Về QL nhà trường, tác giả Trần Kiểm đã viết: “Hiệu quả QL nhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người Hiệu trưởng sử dụng thông tin khách quan đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên về chất lượng kiến thức, mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của học sinh” (Trần Kiểm, 2016). Ngoài những nghiên cứu trên có thể đề cập một số nghiên cứu về QL HS, SV tại các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như: 6
- Tác giả Trần Văn Phúc (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng QL SV nội trú ở trường Đại học sư phạm Đồng Tháp” – Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Đồng Thị Kim Thoa (2009) đã bảo vệ đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng SV ở cơ sở đào tạo nghề trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Thanh Hóa” – Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả Vũ Thị Việt Thái (2010) thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QL SV ngoại trú trường Cao đẳng Sư Phạm Bắc Ninh” – Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thảo với đề tài “Đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV về các dịch vụ hỗ trợ SV - tại trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2013. Tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lí luận khá chặt chẽ và cụ thể về chất lượng, dịch vụ, sự hài lòng và mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. trong đó có sử dụng lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của một dịch vụ hay một sản phẩm của tổ chức, đó là lí thuyết "Kỳ vọng - Xác nhận” được phát triển bởi (L.Oliver, 1980); sử dụng các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ: Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam và ISO 9000; Mô hình chất lượng dịch vụ của (Gronroos, 1990); Mô hình lý thuyết về chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index - CSI)... Tác giả đã triển khai khảo sát trên 735 SV/15.000 SV trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng của SV về các dịch vụ hỗ trợ SV. Kết quả cho thấy sự hài lòng của SV phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố giảng viên và cố vấn học tập. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang với đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của SV với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng" năm 2010; Với kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với số mẫu là 320, đề tài cũng thực hiện kiểm định và hiệu chỉnh mô hình thông qua: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố 7
- khẳng định CFA, và Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của SV cũng như chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Kết quả thu được cho thấy mức độ hài lòng của SV với chất lượng đào tạo là chưa cao, nhà trường cần phải tập trung cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, bao gồm nhân tố chức năng, nhân tố chất lượng kỹ thuật và nhân tố hình ảnh; Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu về “ Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2013" năm 2013. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 155 SV kinh tế theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên. Phương pháp phân tích nhân tố EFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với chất lượng đào tạo. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 2 nhóm có ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV, đó là "Tác phong, năng lực của giảng viên" và "CSVC", nhìn chung SV kinh tế cảm thấy hài lòng với chất lượng đào tạo của Khoa. Nghiên cứu của nhóm tác giả: Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Huệ Minh với đề tài “Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ" năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu 07 mô hình tiêu biểu đánh giá chất lượng dịch vụ gồm mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật/ chức năng, mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ, mô hình tổng hợp về chất lượng dịch vụ, mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên kết quả thực hiện, mô hình chất lượng dịch vụ bán lẻ và mô hình giá trị nhận thức, mô hình tiền đề và trung gian, mô hình chất lượng dịch vụ trong ngân hàng trực tuyến. Nhóm đã phân tích đặc điểm các mô hình và kết quả áp dụng các mô hình này vào thực tế. Nghiên cứu của Trần Xuân Kiên “Đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên" đã sử dụng mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 05 yếu tố: CSVC, khả năng thực hiện cam kết, đội ngũ giảng viên, sự nhiệt tình của cán bộ 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn