intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga bộ quốc phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga bộ quốc phòng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI TRUNG DŨNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA/BỘ QUỐC PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI TRUNG DŨNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA/BỘ QUỐC PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ luận văn nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .................................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ................................... 6 1.2.1. Một số vấn đề chung về vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ......................... 6 1.2.2. Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ................................................ 10 1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.................. 12 1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ...................................................................................... 16 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ............... 18 1.3.1. Các nhân tố chủ quan ......................................................................... 18 1.3.2. Nhân tố khách quan ........................................................................... 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 23 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin. ..................................................................... 23 2.1.1. Dữ liệu sơ cấp .................................................................................... 23 2.1.2. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................... 23 2.2. Phƣơng pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu. ............................................ 24 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA/ BỘ QUỐC PHÒNG ................................................................................................................... 27 3.1. Khái quát về Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/Bộ Quốc phòng ..................... 27
  5. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/Bộ Quốc phòng..................................................................................... 27 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng. ................................................................................................. 30 3.1.3. Tình hình hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/Bộ Quốc phòng. ........................................................................................................... 34 3.1.4. Khái quát tình hình đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga/ Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013-2016 ......................... 37 3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng............................................................... 43 3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ......... 43 3.3.2. Thực trạng kiểm soát và thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ...................................................................................... 47 3.2.3. Thực trạng quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ........................................................................................................... 49 3.2.4. Thực trạng theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ............................................................................... 49 3.3. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga ............................................................................................... 51 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga ....................................... 51 3.3.2. Những hạn chế trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN ....... 52 3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 55 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ... 57 VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI ............... 57 VIỆT NGA-BỘ QUỐC PHÒNG .......................................................................... 57 4.1. Định hƣớng quy hoạch phát triển tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng đến năm 2020 .................................................................................... 57
  6. 4.1.1.Quan điểm phát triển ........................................................................... 57 4.1.2.Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển..................................................... 58 4.1.3.Nhiệm vụ phát triển trong thời gian tới .............................................. 58 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc phòng ................................................... 59 4.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan tới lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN ........................................................................ 59 4.2.2. Hoàn thiện khâu tổ chức triển khai thực hiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB .......................................................................................................... 60 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế lập kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc trong Bộ Quốc phòng theo hƣớng thực hiện theo kế hoạch đầu tƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ................................................................................. 62 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế cấp phát, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc ............................................................................................... 63 4.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ...................................................................... 64 4.2.6. Xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN.................................................................................. 67 4.2.7. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên môn trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB nguồn NSNN ...................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 69
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BQP Bộ Quốc phòng CGCN Chuyển giao công nghệ ĐTXD Đầu tƣ xây dựng KBNN Kho bạc nhà nƣớc KH&CN Khoa học và công nghệ NSNN Ngân sách nhà nƣớc TTNĐVN Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Số lƣợng nguồn nhân lực hiện có .................................................. 32 Bảng 3. 2: Vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc ................................... 38 Bảng 3. 3: Cơ cấu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chia theo danh mục đầu tƣ ...... 39 Bảng 3. 4: Tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB .......... 47 Bảng 3. 5: Tình hình ghi lại kế hoạch vốn năm trƣớc do không thực hiện .... 53 ii
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quy trình thực hiện đầu tƣ dự án xây dựng cơ bản ...................... 11 Sơ đồ 1. 2: Quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCN từ NSNN ........................... 12 Sơ đồ 1. 3: Nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB ............................................ 12 Sơ đồ 2. 1: Các phƣơng pháp nghiên cứu chính sử dụng trong luận văn .........24 Sơ đồ 3. 1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga ................... 31 iii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (TTNĐ Việt – Nga), trƣớc đây là TTNĐ Việt – Xô, đƣợc thành lập theo Nghị định số 52-HĐBT ngày 7/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ ký ngày 07/3/1987 giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết về việc hợp tác xây dựng công trình đặc biệt trên lãnh thổ CHXHCN Việt Nam. Sau gần 30 năm hình thành và phát triển Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong hoạt động nghiên cứu, khoa học và công nghệ cũng nhƣ đóng góp nhiều ứng dụng cho hoạt động dân sinh. Tuy nhiên cũng nhƣ nhiều cơ quan khác, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga cũng gặp phải những khó khăn trong các hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, trong những năm qua Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản phục vụ cho công việc chính trị của Trung tâm là hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ.Tuy nhiên, những hạn chế về công tác quản lý vốn nói chung và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng vẫn thƣờng xuyên là câu hỏi mà Ban Tổng Giám đốc Trung tâm luôn đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị trong những năm tới, đặc biệt là trong thời gian tới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga ngày càng mở rộng hoạt động nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và trên các địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam, việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng, cơ sở nghiên cứu và các phòng thí nghiệm là rất cấp bách. Hiện nay, các dự án của Trung tâm đƣợc Ban Tổng giám đốc Trung tâm giao cho Ban Quản lý các dự án đại diện cho Chủ đầu tƣ (Trung tâm) quản lý, điều hành, giám sát toàn bộ các dự án thuộc Trung tâm. 1
  11. Thực tế cho thấy, hiện nay công tác quản lý vốn nói chung và công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc nói riêng tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga gặp rất nhiều hạn chế trong cả ba khâu: Kế hoạch, tổ chứcthực hiện và đánh giá kết quả. Đứng trƣớc điều này việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga là điều rất cấp thiết và quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc đối với sự phát triển của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, tác giả đã lựa chọn đề tài “QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT - NGA/BỘ QUỐC PHÒNG” làm luận văn thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu: Ban Quản lý các dự án của Trung tâm cần làm gì để hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga/BQP. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga giai đoạn 2013 – 2016. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga trong giai đoạn tới. 2
  12. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớctại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016; cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc, những khó khăn, bất cập, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bảntại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga/BQP từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Về thời gian: Số liệu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga giai đoạn 2013 – 2016 và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. 4. Kết cấu luận văn: Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga/BQP. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga/BQP. 3
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ giai đoạn trƣớc, đề tài về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói riêng và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung là đề tài nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ các học giả, các chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn mà Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ bản một cách mạnh mẽ. Trong phạm vi của đề tài, tác giả trích dẫn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: - Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giảCấn Quang Tuấn (Năm 2009): “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý”. Đề tài đã tập trung khai thác một số vấn đề chung về đầu tƣ phát triển và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách nhà nƣớc, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nƣớc thành phố Hà Nội thời gian qua và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB tập trung từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Kim Khuyên Trƣờng đại học Đà Nẵng (Năm2012) "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng"; Đề tài đã hệ thống hoá đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc , quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. Làm rõ thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc tại kho bạc Nhà nƣớc Đà Nẵng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thanh 4
  14. toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc Đà Nẵng trong thời gian tới. - Luận án tiến sỹ Kinh tế của tác giảNguyễn Thị Bình- Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân ( Năm 2013): “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc, và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc trong ngành giao thông vận tải Việt Nam hai năm gần đây. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Huy HuyếnTrƣờngĐại học Kinh tế Quốc dân (2013) về "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Lai Châu"; Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ về việc kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nƣớc , phân tích đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua hệ thống KBNN tỉnh Lai Châu. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thu Phƣơng -TrƣờngHọc viện Tài chính (2015) về "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Lai Châu"; Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nƣớc, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát thanh toán và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợngkiểm soát thanh toán vốnđầutƣXDCBquahệthốngKBNN tỉnh Lai Châu. Nhƣ vậy, nhìn chung, đề tài về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là đề tài nhận đƣợc sự quan tâm từ nhiều học giả từ nhiều đơn vị khác nhau trong suốt nhiều năm qua, cũng là đề tài đƣợc nghiên cứu cả về cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp, phạm vi nghiên cứu cũng ở nhiều địa phƣơng, tỉnh thành khác nhau trên cả nƣớc, và nội dung nghiên cứu cũng bao hàm 5
  15. nhiều khía cạnh khác nhau trong các nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, trong đó có các nội dung về quản lý nhà nƣớc, quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Các công trình khoa h ọc nêu trên đã đề cập đến tình hình quản lý, phát huy vi ệc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Có những công trình nghiên cứu cụ thể về tình hình quản lý Nhà nƣớc đối với vốn đầu tƣ, có công trình nghiên cứu riêng về vốn đầu tƣ phát tri ển, cũng có những công trình nghiên cứu về phát triển một lĩnh vực riêng biệt của đầu tƣ xây dựng cơ bản… Tuy nhiên, xét về các đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, và trong thời điểm nghiên cứu hiện nay là không có. Vì vậy, tính trùng lặp khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này không tồn tại, đồng thời, đề tài cũng có ý nghĩa thực tiễn đối với riêng Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đặc biệt là trong giai đoạn mà các yêu cầu, đòi hỏi về chất lƣợng quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga cũng nhƣ các đơn vị khác ngày càng cao. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 1.2.1. Một số vấn đề chung về vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.2.1.1. Khái niệm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước * Vốn Là nguồn lực tích lũy đƣợc của xã hội, các cơ sở sản xuất vả kinh doanh dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân, đƣợc huy động từ nƣớc ngoài đƣợc biểu hiện dƣới các dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình và các loại hàng hóa đặc biệt khác. Theo bách khoa toàn thƣ của Việt Nam thì từ “vốn” đƣợc sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau nên có nhiều hình thức vốn khác nhau. Trƣớc hết, vốn đƣợc xem là toàn bộ những yếu tố đƣợc sử dụng vào việc sản xuất ra các của cải; Vốn tạo nên sự đóng góp quan trọng đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế. * Vốn đầu tư 6
  16. Vốn đầu tƣ trong nền kinh tế thị trƣờng, việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định là điều kiện quyết định đến sự tồn tại của mọi chủ thể kinh tế, để thực hiện các điều này, các tác nhân trong nền kinh tế phải dự trữ tích lũy của các nguồn lực. Khi các nguồn lực này đƣợc sử dụng vào quá trình sản xuất để tái sản xuất ra các tài sản cố định của nền kinh tế thì nó trở thành vốn đầu tƣ. Vậy vốn đầu tƣ chính là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của nhân dân và vốn huy động từ nguồn khác, đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. * Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt đƣợc mục đích đầu tƣ bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác đƣợc tính trong dự toán. Theo Luật đầu tƣ số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014của Quốc hội: “Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Có thể hiểu nhƣ sau: Đầu tƣ XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tƣ nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc hình thành từ các nguồn: thứ nhất là nguồn trong nƣớc, đây là nguồn vốn có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn từ vốn ngân sách nhà nƣớc bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơngđƣợc hình thành từ sự tích lũy của nền kinh tế. Vốn tín dụng đầu tƣ do ngân hàng đầu tƣ phát 7
  17. triền và quỹ hỗ trợ phát triển quản lý, vốn của các cơ cở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc thành phần kinh tế khác; thứ hai là vốn nƣớc ngoài bao gồm vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế nhƣ ADB, WB, các tổ chức phi chính phủ nhƣ NGO, các tổ chức chính phủ JBIC (OECF), nguồn ODA, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua hình thức 100% vốn nƣớc ngoài liên doanh, hợp đồng hợp tác khai thác kinh doanh. * Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước: “Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”. Theo điều 1 Luật Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về ngân sách nhà nƣớc. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; chi trả nợ của Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Vậy từ khái niệm đầu tƣ XDCB và các phân tích về NSNN có thể hiểu khái niệm Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là một phần của vốn đầu tƣ phát triển của NSNN đƣợc hình thành từ sự huy động của Nhà nƣớc và dùng để chi cho đầu tƣ XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân. Từ quan niệm về vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, có thể thấy nguồn vốn này có hai nhóm đặc điểm cơ bản: gắn với hoạt động đầu tƣ XDCB và gắn với NSNN. Gắn với hoạt động đầu tƣ XDCB, nguồn vốn này chủ yếu đƣợc sử dụng để đầu tƣ phát triển tài sản cố định trong nền kinh tế. Khác với các loại đầu tƣ 8
  18. nhƣ đầu tƣ chuyển dịch, đầu tƣ cho dự phòng, đầu tƣ mua sắm công v.v., đầu tƣ XDCB là hoạt động đầu tƣ vào máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, kết cấu hạ tầng... Đây là hoạt động đầu tƣ phát triển, đầu tƣ cơ bản và chủ yếu có tính dài hạn. Gắn với hoạt động NSNN, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN đƣợc quản lý và sử dụng đúng luật, theo các quy trình rất chặt chẽ. Khác với đầu tƣ trong kinh doanh, đầu tƣ từ NSNN chủ yếu nhằm tạo lập môi trƣờng, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều trƣờng hợp không mang tính sinh lãi trực tiếp. 1.2.1.2. Phân loại và đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN * Phân loại nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN Để quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, cần thiết phải phân loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tƣ, ngƣời ta phân chia thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất,nhóm vốn đầu tƣ XDCB tập trung của NSNN, nhóm này đƣợc bao gồm: vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tích chất đầu tƣ xây dựng, vốn đầu tƣ cho các chƣơng trình mục tiêu. Thứ hai, nhóm vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN dành cho các chƣơng trình mục tiêu đặc biệt. Thứ ba, nhóm vốn vay trong nƣớc và vay từ nƣớc ngoài. Nguồn vay vốn vay trong nƣớc chủ yếu là từ trái phiếu chính phủ (vay trong nƣớc của nhân dân để đầu tƣ vào hệ thống giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế). Nguồn vốn vay ngoài nƣớc chủ yếu là của các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức ( nguồn ODA) và một số nguồn vay khác. Thứ tư, nhóm vốn đầu tƣ theo cơ chế đặc biệt nhƣ đầu tƣ cho các công trình an ninh, quốc phòng, công trình khẩn cấp (chống bão lũ), các công trình tạm. * Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN 9
  19. Vốn đầu tƣ Xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc coi là thành phần quan trọng của vốn đầu tƣ trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời đây là nguồn lực tài chính công rất quan trọng của nhà nƣớc. Là một loại vốn đầu tƣ nên nó có các đặc điểm giống với nguồn vốn đầu tƣ thông thƣờng, ngoài ra vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm khác nhƣ sau: - Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận - Vốn đầu tƣ XDCB tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. - Chủ thể sở hữu của vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là Nhà nƣớc. - Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN đƣợc gắn bó chặt chẽ với NSNN. 1.2.2. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN * Khái niệm Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc là các tác động có tổ chức và đƣợc điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động xây dựng cơ bản của các tổ chức, các nhân; do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm giúp các chủ đầu tƣ thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngƣời đại diện sở hữu vốn Nhà nƣớc trong các dự án đầu tƣ; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nƣớc nhằm tránh thất thoát, lãng phí. Từ đó có thể rút ra một số đặc điểm sau: Thứ nhất,đối tƣợng quản lý ở đây là vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, là nguồn vốn đƣợc cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu: xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng kế hoạch, xây dựng dự toán, định mức tiêu chuẩn, chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự án hàng năm, phân bổ hạn mức kinh phí hàng quý có chia ra từng tháng, thực hiện tập trung các nguồn thu, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi quỹ NSNN, và báo cáo 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1