intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LA THỊ DUYÊN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LA THỊ DUYÊN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH LÀO CAI NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG HỢP THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều có nguồn gốc rõ ràng Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được đề tài: “ Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai”. Tôi xin chân thành cám ơn Quý Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, thầy cô giáo Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường và quá trình nghiên cứu làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Quang Hợp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình làm Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch ............................................................. 5 1.1.1. Lý luận chung về du lịch ......................................................................... 5 1.1.2. Phát triển du lịch ................................................................................... 13 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ........................................................ 21 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương trong nước......... 21 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lào Cai ............................................ 28 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30 2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 32 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 33 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 33
  6. iv Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI............................................................................................. 36 3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai ............................................................. 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 40 3.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Lào Cai............................................................ 45 3.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................... 46 3.2.1. Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch .......... 46 3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch ............................ 48 3.2.3. Quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch ........................ 52 3.2.4. Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................. 56 3.2.5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ........................................................... 61 3.2.6. Xây dựng sản phẩm du lịch ................................................................... 65 3.2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch .................................................. 68 3.2.8. Kết quả khảo sát về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai ......................................................................................................................... 71 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Lào Cai ...................... 75 3.3.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 75 3.3.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 76 3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai .............. 78 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 78 3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................ 80 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ........................................................................................................ 84 4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025 ..... 84 4.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025 .................. 84 4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2025 ....................... 85 4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................ 86
  7. v 4.2.1. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo môi trường du lịch tốt........... 86 4.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch ................................................................................................................... 88 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ......................................................... 91 4.2.4. Đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch ......................................................................................... 92 4.2.5. Tăng cường công tác quản lý các dịch vụ du lịch ................................. 93 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 99
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân EU Liên minh châu Âu HĐND Hội đồng nhân dân ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo Likert .............................................................................. 31 Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019 ...................................................................................... 47 Bảng 3.2: Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 ................................................................................................. 52 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................... 58 Bảng 3.4: Tình hình doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 .............................................................................. 60 Bảng 3.5: Nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019 ......................................................................................................... 63 Bảng 3.6: Nguồn lực hướng dẫn viên du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 ......................................................................................................... 65 Bảng 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 ................................................................................................. 69 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của đối tượng 01 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................................. 72 Bảng 3.9: Kết quả đánh giá của đối tượng 02 về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai ................................................................. 73 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019 ................................................................................................. 71
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ. Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại nhiều vùng, miền khác nhau. Vì vậy, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu hiện nay. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam. Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và văn hóa, Lào Cai là một trong những địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những năm qua, hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến tích cực, ngành du lịch tiếp tục nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các đoàn thể do đó đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cơ bản vào hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2019, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 5.106.851 lượt khách, tăng 20,3% so với năm 2018. Trong đó, khách quốc tế đạt 806.106 lượt khách, tăng 12,2%; khách nội địa đạt 4.300.745 lượt khách, tăng 21,9%. Tổng thu du lịch đạt 19.203 tỷ đồng, tăng 43,2% so với năm 2018; trong đó tổng thu khách quốc tế đạt 5.441,1 tỷ đồng, tăng 26,6%; tổng thu khách nội địa đạt 13.761,9 tỷ đồng, tăng 51,1%. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đang xuất hiện một số vấn đề cần giải quyết, đó là: công tác quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách quốc tế còn hạn chế, chưa tổ chức được nhiều hoạt
  11. 2 động xúc tiến để quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách trọng điểm, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa hiệu quả; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu đội ngũ lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng; chưa có nhiều điểm vui chơi, giải trí để tạo sức hấp dẫn cho du khách; công tác quy hoạch triển khai còn chậm; hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu điểm du lịch xuống cấp nghiêm trọng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tăng về số lượng nhưng còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh thời vụ, chất lượng dịch vụ phục vụ còn chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp. Những vấn đề nói đặt ra yêu cầu cấp thiết cho tỉnh Lào Cai là cần có các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch trong thời gian tới theo hướng ngày càng kiện toàn hơn, hiện đại hơn, “chính quy” hơn nhằm khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần giải quyết yêu cầu cấp thiết nói trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019. - Phân tích các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017- 2019.
  12. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Phạm vi về thời gian: các số liệu được thu thập và phân tích trong luận văn được lấy trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. - Phạm vi về nội dung: tập trung phân tích, đánh giá hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai thông qua các nội dung chủ yếu: xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ phát triển du lịch; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch; nguồn nhân lực phục vụ du lịch; xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch; kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. 4. Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận Luận văn góp phần tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch. - Về mặt thực tiễn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Luận văn là tài liệu tham khảo để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai có được các giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
  13. 4 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chương 4: Một số giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  14. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch 1.1.1. Lý luận chung về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 thì du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017). Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động tổ chức phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú để thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Du lịch là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào, đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón du khách và dân cư sở tại. Du lịch có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên: + Đối với du khách: là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. + Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch: là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. + Đối với chính quyền địa phương: đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. + Đối với dân cư: là tham gia hoạt động du lịch địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất
  15. 6 những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương. 1.1.1.2. Đặc điểm của du lịch - Du lịch là hoạt động cung cấp sản phẩm chủ yếu là dịch vụ Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. Thường thì các sản phẩm du lịch mang một phần lớn yếu tố vô hình trong cấu tạo của nó. Vì vậy, trong nhiều năm gần đây, ngành du lịch nói chung và khách du lịch nói riêng luôn luôn đề cập tới “chất lượng dịch vụ du lịch”. Dịch vụ du lịch rất rộng, bao gồm từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và các doanh nghiệp tham gia ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. - Du lịch mang tính tương tác cao Du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa các tổ chức cung ứng và khách hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu, khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng dịch vụ đó. Hàng hóa mà dịch vụ du lịch tạo ra được sản xuất và tiêu thụ đồng thời, không có thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng để kiểm tra sản phẩm hỏng. - Du lịch gắn với yếu tố tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép. Nhiều hoạt động du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa… gắn liền với mỗi địa phương. Đặc điểm này khiến nhiều sản phẩm du lịch là không thể di chuyển. Hay nói một cách khác, chúng ta không thể đưa sản phẩm du lịch đến tay người tiêu dùng mà có thể đưa khách hàng đến nơi có sản phẩm du lịch để giúp họ
  16. 7 thỏa mãn nhu cầu thông qua việc tiêu dùng sản phẩm. - Đối tượng khách hàng có nhu cầu không đồng nhất và khó định lượng: đối tượng khách hàng của du lịch rất đa dạng và phong phú. Mỗi khách hàng có một sở thích khác nhau, yêu thích các sản phẩm du lịch khác nhau tùy thuộc vào sở thích, tuổi tác, giới tính, tâm lý. Vì vậy, để có thể thu hút đông đảo lượng du khách đến ghé thăm, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương có điểm du lịch cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch để có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của du khách. 1.1.1.3. Phân loại du lịch - Căn cứ vào mục đích chuyến đi + Du lịch thiên nhiên: loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của thiên nhiên. + Du lịch văn hóa: loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương. + Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này. + Du lịch hoạt động: loại hình du lịch này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của
  17. 8 mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định. + Du lịch giải trí: loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới. + Du lịch thể thao: thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này. + Du lịch chuyên đề: loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ. Ví dụ như: những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour thực tập, nghiên cứu. + Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau. Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay. + Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này. + Du lịch dân tộc học: loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.
  18. 9 - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ + Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ (biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. + Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. + Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. + Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài. - Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch + Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của điểm đến. + Du lịch thượng lưu: chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho điểm đến. + Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm (không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp. + Du lịch đại chúng tiền khởi: một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp.
  19. 10 Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương. Đây là sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng (đại quy mô) sau này. + Du lịch đại chúng: một số lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở cả quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách, các điểm đến du lịch. 1.1.1.4. Tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường a) Tác động tích cực - Góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững: hoạt động du lịch có quan hệ với các hoạt động khác và tạo thu nhập quan trọng cho ngân sách của quốc gia và địa phương có tuyến điểm du lịch. Hoạt động du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch phong phú, các giá trị về di sản văn hóa, âm nhạc, đời sống dân cư và môi trường, khí hậu. Các sản phẩm du lịch được tiêu dùng ở nơi sản xuất, đồng thời tạo nên khả năng sản xuất các sản phẩm được tiêu thụ bởi du lịch và du lịch cần đáp ứng. Từ đó, hoạt động du lịch sẽ tạo ra thu nhập qua hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch phát triển góp phần kích thích đầu tư trong nước và ngoài nước, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế địa phương. Chính vì vậy, phát triển hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, trong đó chi tiêu du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, khi hoạt động du lịch phát triển, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần gia tăng giá trị dịch vụ, đồng thời
  20. 11 tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP sẽ giảm dần và tỷ trọng khu vực dịch vụ sẽ tăng lên. - Tạo việc làm, tăng thu nhập: sự phát triển hoạt động du lịch góp phần tăng quy mô việc làm, thu nhập của người dân và xã hội. Hoạt động du lịch sử dụng nhiều lao động, do đó, phát triển hoạt động du lịch sẽ góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Hoạt động du lịch có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (người làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, vận chuyển du lịch, nhà hàng, bán lẻ và các cơ sở giải trí), cũng như lao động gián tiếp (từ các hoạt động kinh tế khác, làm việc cho các cơ sở cung ứng cho hoạt động du lịch). - Thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, quốc gia, vùng: hoạt động du lịch tác động làm hình thành các mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, giữa các địa phương của các quốc gia. Du lịch quốc tế làm hình thành, phát triển ngành giao thông quốc tế, quan hệ ngoại hối quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Du lịch đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu với hiệu quả cao thông qua “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình”. “Xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa theo giá bán lẻ cao cho du khách và thông qua con đường du lịch nên không phải chịu thuế mậu dịch quốc tế. “Xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, truyền thống phong tục tập quán đến với người dân ở các nước khác trên thế giới. Phát triển hoạt động du lịch còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển địa phương đồng thời xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch là cần thiết và có lợi cho cả đôi bên. - Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau: điều này làm cho các quốc gia, dân tộc hiểu nhau hơn và giúp cho việc hội nhập quốc tế ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2