intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó đánh giá mô hình nghiên cứu đề xuất; kiểm định cơ sở lý thuyết tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đưa ra được một số khuyến nghị đối với BIDV, các ban ngành và DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong việc quyết định cho vay đối với các DNNVV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HUYỀN TRANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. I BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HUYỀN TRANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THẨM DƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. I LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tp. HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện luận văn Lê Thị Huyền Trang
  4. II LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, không thể thiếu sự động viên và tận tình giúp đỡ từ phía nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn bè. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thẩm Dương, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại Học Ngân Hàng TP. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho bản thân tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam các chi nhánh ở Bình Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thu thập dữ liệu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè là những người đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn tốt nhất song cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Tp. HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện luận văn Lê Thị Huyền Trang
  5. III TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cở sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay được đề cập trong mô hình 5C là: uy tín của doanh nghiệp, năng lực của doanh nghiệp, vốn tự có của doanh nghiệp, tài sản thế chấp của doanh nghiệp, các điều kiện khác của doanh nghiệp và lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách tín dụng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Điều này giúp các ngân hàng có cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố liên quan của doanh nghiệp, nền kinh tế và nội bộ ngân hàng cần xét đến khi thẩm định quyết định cho vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy các các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay không hoàn toàn xuất phát từ các ngân hàng mà còn đến từ phía các doanh nghiệp. Do đó, để gia tăng khả năng trong việc tiếp cận các khoản vay, các doanh nghiệp nên chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực của chính mình. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay có những nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định hơn là hàm ý để ngân hàng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình tín dụng để gia tăng hiệu quả của công tác quyết định cho vay.
  6. IV Mục lục TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài:.............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: ..................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3 1.3.2 Đối tượng khảo sát: ....................................................................................... 3 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu: phương nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng ........................................................................................ 4 1.4.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................ 4 1.4.2 Phương pháp thực hiện.................................................................................. 4 1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu: ........................................................................... 5 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................ 5 1.6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6 2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................... 6
  7. V 2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................... 6 2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................... 9 2.1.3 Vai trò của các DNNVV .............................................................................. 10 2.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................ 11 2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................... 11 2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV .................................... 12 2.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ........................................... 12 2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ..................................... 14 2.4. Tổng quan về hoạt động cho vay DNNVV của BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................................................................................ 16 2.4.1. Đặc điểm của hệ thống BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương ..................... 16 2.4.2. Đặc điểm về hoạt động của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........... 17 2.4.3. Tổng quan hoạt động cho vay của BIDV đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 18 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV ............................................................................................................... 20 2.5.1. Cơ sở lý thuyết về mô hình 5C: ................................................................... 20 2.5.2. Chính sách tín dụng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng .... 22 2.5.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV ..................................................................................................... 24 2.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với DNNVV ........................................ 26 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 26 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 29 2.6.3. Khoảng trống trong các nghiên cứu ........................................................... 31 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất: ..................................................................... 32 2.7.1 Phương pháp pháp hồi quy Binary Logistic ............................................... 32
  8. VI 2.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................ 34 2.7.3 Giải thích các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu........................ 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 42 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 42 3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 44 3.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 44 3.4. Kích thước mẫu .......................................................................................... 45 3.5. Phương pháp thu nhập dữ liệu .................................................................. 45 3.6. Thang đo...................................................................................................... 46 3.7. Thang đo hiệu chỉnh ................................................................................... 49 3.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo ..................................................................... 51 3.9. Kiểm định giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. 52 3.10.Kiểm định giả thuyết .................................................................................. 53 3.11.Tóm tắt: ...................................................................................................... 54 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 55 4.1 Mô tả mẫu ................................................................................................... 55 4.2 Kết quả Cronbach alpha ............................................................................ 55 4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................... 57 4.4 Kết quả kiểm định hồi quy nhị phân ......................................................... 58 4.5 Kết luận chương 4....................................................................................... 61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 68 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 68 5.2 Khuyến nghị ................................................................................................ 69 5.2.1 Đối với các ban ngành có liên quan ........................................................... 72 5.2.2 Đối với hệ thống BIDV ............................................................................... 73 5.2.3 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 76 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 78 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 79
  9. VII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CKH Có kỳ hạn CTCP Công ty cổ phần DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa GSO General Statistics Office: Tổng cục thống kê KHDN Khách hàng doanh nghiệp MPI Ministry of Planning and Investment: Bộ kế hoạch và đầu tư NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương mại OECD Organization for Economic Cooperation Development TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa WB World Bank
  10. VIII DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực trên thế giới ………6 Bảng 2. 2: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam……………………….8 Bảng 2.3: Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình ………………….............40 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu có sử dụng thang đo liên quan...............................................................................................................................47 Bảng 3.2: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay sau điều chỉnh ……………………………………………………………………….………..……..50 Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu ……………………………..…………..…….55 Bảng 4.2: Kết quả Cronbach alpha ………………………………………….……...56 Bảng 4.3 Kết quả phân tích EFA …………………………………………………...57 Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến …………………………………58 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy ………………………………………………………….59 Bảng 4.6: Kết quả dự đoán …………………………………………………….…...60 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wald …………………………………………………60
  11. IX DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Quy trình quyết định cho vay của ngân hàng ………………………..…….16 Hình 2.2: Biểu đồ dư nợ cho vay DNNVV của BIDV ………………………….……20 Hình 2.3 : Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………… ……..….39 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu …………………………………………..…………..43 Hình 4.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV………….……..67 Hình 5.1: Các khuyến nghị……………………………………………………………71
  12. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế. Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng trong giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt dòng vốn vay rất quan trọng với cả DNNVV và ngân hàng giúp cả hai có đủ nguồn lực để cùng đồng hành phát triển. Cơ sở lí luận về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với DNNVV đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện. Đối với những địa phương và ngân hàng khác nhau thì có những yếu tố đặc thù riêng; hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ứng dụng các cơ sở lí luận về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng với DNNVV ứng dụng với hệ thống BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngày 11/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về “Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Theo đó vai trò của các ban ngành, ngân hàng trong việc hỗ trợ DNNVV sẽ lớn hơn; đặc biệt đối với ngân hàng là việc hoàn thành quy trình quyết định cho vay DNNVV. Tỉnh Bình Dương là tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm nhanh nhất cả nước. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư tư nhân là rất lớn. Đây là những nguồn lực lớn tạo điều kiện để việc cho vay của ngân hàng đối với DNNVV phát triển. Khi đánh gía toàn diện được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng đưa ra những định hướng cụ thể hỗ trợ DNNVV trong việc vay vốn. Cụ thể như: chính sách tín dụng về việc tiếp cận, cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn, quy định về chính sách tài sản bảo đảm, nguồn vốn tự có, sản phẩm đặc thù, đánh giá uy tín, lịch sử giao dịch, phân tích dòng tiền, hiệu qủa phương án,…. Phù hợp với chủ trương của Chính phủ, NHNN thì hệ thống BIDV xác
  13. 2 định DNNVV là đối tượng khách hàng ưu tiên và đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy trình cho vay áp dụng riêng với DNNVV. Thực tế cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với DNNVV rất quan trọng và cấp thiết đóng vai trờ quyết định đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng lên của DNNVV. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó đánh giá mô hình nghiên cứu đề xuất; kiểm định cơ sở lý thuyết tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đưa ra được một số khuyến nghị đối với BIDV, các ban ngành và DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong việc quyết định cho vay đối với các DNNVV. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của DNNVV tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Xác định được chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố quyết định cho vay của DNNVV tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề xuất được một số khuyến nghị đối với BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương để nâng cao hiệu quả việc quyết định cho vay DNNVV. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: Nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
  14. 3 Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương ? Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả việc quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông qua đánh giá những người làm công tác quyết định cho vay. Tập trung chủ yếu vào những cán bộ chuyên trách về tín dụng để có thể đưa ra nhận xét chính xác và sát với thực tế nhất. 1.3.2 Đối tượng khảo sát: Cả bộ phận khách hàng doanh nghiệp và các bộ phận khác nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phạm vi về không gian: do hạn chế về mặt địa lý nên đề tài chỉ nghiên cứu tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  15. 4 Phạm vi về thời gian: các số liệu thống kê và khảo sát được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: phương nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng 1.4.1 Nguồn dữ liệu Số liệu thứ cấp: thu thập và phân tích các nghiên cứu đã xuất bản trong và ngoài nước. Nguồn thông tin chính này bao gồm các nghiên cứu đã xuất bản trong các tạp chí khoa học chuyên ngành như Emerald Management, sách điện tử eBrary, CSDL ProQuest, Journal of Marketing Education, Journal of Management Education. Số liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát bằng 500 bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho nhân viên các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.4.2 Phương pháp thực hiện Trong luận văn này tác giả sử dụng phương nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng để có thể xác định được chính xác các mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua kỹ thuật thảo luận với người hướng dẫn khoa học, thảo luận nhóm tập trung với các cán bộ nhân viên tại các chi nhánh BIDV ở Bình Dương, được thực hiện để tìm hiểu sơ bộ về sự hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện điều chỉnh bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua gửi phiếu khảo sát để thu thập thông tin từ nhân viên đang làm việc các chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh
  16. 5 Bình Dương. 1.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu: Kiểm định sơ bộ thang đo: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy nhị phân để xác định mối quan hệ. Đo lường mức độ tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Thảo luận kết quả. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu kiểm tra thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ý nghĩa lý thuyết: góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị trong ngành ngân hàng cũng như cung cấp tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.6. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  17. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về DNNVV, các định chế tài chính quốc tế, các quốc gia lại có định nghĩa khác nhau về loại hình doanh nghiệp này, nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là do tiêu chí dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp, nhưng nhìn chung các tiêu chí cũng dựa vào một số tiêu chuẩn định lượng về quy mô doanh nghiệp như doanh thu, tổng tài sản và số lượng lao động. Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB), DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể được chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp siêu nhỏ với số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người và doanh nghiệp vừa có từ 50 đến dưới 300 lao động. Theo một số quốc gia trên thế giới: Bảng 2.1: Phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực trên thế giới Quốc gia Số lượng lao động (người) Các tiêu chí khác USA Hammer et al. < 500 (2010, pp. 1-3) EU Doanh thu < 50 triệu Euro hoặc tổng < 250 OECD (2005) tài sản < 43 triệu Euro Trung Quốc Từ ít hơn 200 đến 3000 lao Tổng tài sản < 400 triệu RMB hoặc Wang (2008, p. 2) động tùy từng ngành doanh thu < 300 triệu RMB Malaysia Ngành sản xuất và các Doanh số bán hàng
  18. 7 SME Master Plan ngành dịch vụ liên quan, 2012 – 2020, p.127 nông nghiệp
  19. 8 lâu dài về mặt thời gian, thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp đang tham gia. Còn các tiêu chí doanh thu, vốn…là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ nhưng thiếu ổn định do thường xuyên chịu tác động bởi các biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát… Tại Việt Nam, hiện tại DNNVV được xác định theo nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 dựa theo các tiêu chí: Quy mô vốn, quy mô lao động theo từng khu vực Bảng 2.2: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng doanh Tổng doanh Tổng doanh thu Số lao Số lao Số lao Khu vực thu hoặc tổng thu hoặc tổng hoặc tổng động động động nguồn vốn nguồn vốn nguồn vốn Nông nghiệp, lâm DT < 3 tỷ đồng DT < 50 tỷ DT < 200 tỷ nghiệp, < 10 < 100 < 200 hoặc NV < 3 tỷ đồng hoặc NV đồng hoặc NV thủy sản người người người đồng < 20 tỷ đồng < 100 tỷ đồng và công nghiệp, xây dựng Thương DT < 10 tỷ DT < 100 tỷ DT < 300 tỷ < 10 < 50 < 100 mại, dịch đồng hoặc NV đồng hoặc NV đồng hoặc NV người người người vụ < 3 tỷ đồng < 50 tỷ đồng < 100 tỷ đồng (Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018) Cách phân loại phân chia DNNVV theo 3 nhóm ngành chính là thương
  20. 9 mại và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông – lâm – nghiệp và thủy sản; quy mô doanh nghiệp cũng được phân loại chi tiết hơn là vừa, nhỏ, và siêu nhỏ nhằm mục đích giúp Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ phù hợp, sát sao hơn đối với các doanh nghiệp. Đối tượng doanh nghiệp được đề cập ở đây bao gồm các loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân. 2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ cách phân loại của các định chế tài chính quốc tế và các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhìn chung DNNVV có những đặc trưng riêng để phân biệt với các doanh nghiệp quy mô lớn như sau: Đặc điểm về vốn: DNNVV thường hoạt động kinh doanh với số vốn không lớn do có nhu cầu về nhà xưởng, thiết bị, máy móc, vốn lưu động thấp. Khi cần đầu tư mở rộng sản xuất hoặc bổ sung vốn lưu động thường phải sử dụng vốn tự có hoặc các nguồn tín dụng phi chính thức do gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đặc điểm về quản lý: DNNVV thường có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Quyền quyết định, điều hành thường tập trung chủ yếu ở chủ doanh nghiệp. Chính về thế mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các DNNVV còn rất thấp so với yêu cầu. Đặc điểm về lao động: DNNVV sử dụng lao động có trình độ không cao, không đồng đều và số lượng lao động hạn chế. Đặc điểm về phạm vi hoạt động: DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, không đủ nguồn lực để có thông tin đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, thường chỉ phục vụ những phân khúc khách hàng cụ thể trong địa phương, thiếu năng lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2