Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến biến động giá chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, tìm ra quy luật cũng như cách mà giá cổ phiếu biến động từ đó đưa ra những quyết định cũng như kiến nghị đầu tư phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NHUNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG NHUNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN DUY LINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu : “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Duy Linh là nghiên cứu của riêng tôi, không có sự sao chép ý tưởng của bất kỳ các nghiên cứu hay bài viết nào trước đó. Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong nghiên cứu đều được lấy từ các nguồn dữ liệu chính thống và có kiểm định. Các giải pháp đưa ra đều là đề xuất của bản thân được hình thành từ khi lên ý tưởng đề tài, lấy số liệu, chạy mô hình cũng như phân tích kết quả nghiên cứu. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những cam kết nêu trên. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 26 tháng 3 năm 2023 Người thực hiện Nguyễn Hồng Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả tình cảm của sự chân thành và biết ơn nhất, Tôi xin gửi lời cám ơn đến : - Các Giảng viên trường Đại học Ngân hàng, các Thầy cô khoa sau đại học đã giảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích và hỗ trợ rất nhiệt tình trong suốt 2 năm học vừa qua. - Giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Linh, Thầy đã góp ý rất nhiệt tình từ cách trình bày sao cho chỉnh chu chuyên nghiệp đến các nội dung từ đề cương cho đến luận văn sao cho hoàn chỉnh nhất. - Thầy Trần Hữu Thuận, chủ nhiệm lớp CH23B, cũng như các Thầy cô Phòng đào tạo khoa sau đại học đã luôn nhiệt tình hỗ trợ, trả lời những thắc mắc của tôi rất kịp thời. - Lớp CH23B và Nhóm 4, chúng ta đã cùng nhau cố gắng, giúp nhau học tập và tạo ra khoảng thời gian 2 năm vui có, áp lực có nhưng trên hết, luôn động viên nhau không được dừng lại. - Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đến các anh chị em đồng nghiệp Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn phòng giao dịch Tân Mỹ, đến bạn bè, đến Tú Anh. Mọi người đã luôn động viên và tạo điều kiện về không gian và thời gian tốt nhất cho tôi đi đến ngày hôm nay.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài : Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tóm tắt : Lý do chọn đề tài: biến động giá cổ phiếu là một yếu tố vô cùng quan trọng và được quan tâm hàng đầu đối với nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, với doanh nhiệp niêm yết khẳng định vị thế trên TTCK mà còn giúp chính phủ đưa ra những sách lược giúp ổn định nền kinh tế tài chính. Mục tiêu của nghiên cứu: phân tích các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu sẽ giúp những chủ thể trong nền kinh tế nói trên có thể phân tích, đánh giá và đạt được những mục tiêu đặt ra. Phương pháp nghiên cứu: để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu định lượng với mẫu được lấy là 551 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX với tổng 6.612 quan sát giai đoạn 2010-2021. Kết quả nghiên cứu: Thông qua kết quả của mô hình hồi quy cũng như các kiểm định liên quan, đề tài đã tìm ra được 9 biến có ý nghĩa và 0 biến không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết luận và khuyến nghị: kết quả nghiên cứu cũng đưa ra được các biến có tác động là cùng chiều hay ngược chiều với biến động giá cổ phiếu, từ đó đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô, khuyến nghị cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra những hạn chế của đề tài từ đó đưa ra những đề xuất cho những nghiên cứu trong tương lai. Từ khóa: biến động giá cổ phiếu, nhân tố tác động, thị trường chứng khoán Việt Nam, phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu định lượng.
- iv ABSTRACT Title: Factors affecting share prices volatility of enterprises listed on Vietnam stock market Motivation: Stock price volatility is indeed an important concern for investors, particularly those who are looking to make a profit through buying and selling stocks. This volatility can be also an indicator of market sentiment towards a particular company. At a macro-level, stock price fluctuations can have a significant impact on the overall stability of the financial economy, and as a result, governments may implement strategies to help stabilize financial markets and reduce volatility. Scope of study: Analyze the factors that affect stock price volatility to provide valuable insights for investors, companies, and governments to achieve their economic goals. Method: This study use quantitative and descriptive statistics approach to analyze a sample of 551 companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) and Hanoi Stock Exchange (HNX) over a period of 2010-2021 with 6612 observations. Result : Based on the results of the regression model and the related statistical tests, the study has identified 9 variables that are statistically significant in explaining stock price volatility, while no insignificant variables were found. Conclusions: According to the results, the identified variables have been found to have either a positive or negative effect on stock price volatility. Based on the findings, the study provides recommendations on macroeconomic policies, as well as recommendations for investors and businesses to help manage stock price volatility and achieve their economic goals. In addition, limitations of the study were pointed out and suggested directions were discussed for the future study. Keyword: Stock price volatility, factors affecting, Vietnam stock market, quantitative and descriptive statistics.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng Dow Jones Industrial Chỉ số trung bình công nghiệp Dow DJIA Average Index Jones DPS Dividend Payout Ratio Tỷ lệ chi trả cổ tức EPS Earnings per Shares Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định Ước lượng bình phương tối thiểu GLS Generalized Least Squares tổng quát GOLD Gold Volatility Biến động giá vàng HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán Thành HOSE Exchange phố Hồ Chí Minh IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế INF Inflation Lạm phát INT Deposit Rate Lãi suất tiết kiệm NĐT Investors Nhà đầu tư OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất Hệ số giá trên thu nhập của mỗi cổ P/E Price to Earning Ratio phiếu PV Price Volatility Biến động giá cổ phiếu REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên
- vi Growth Rate of Gross Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm RGDP Domestic Product quốc nội SIZE Company Size Quy mô doanh nghiệp WB World Bank Ngân hàng Thế giới TTCK Stock market Thị trường chứng khoán
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v MỤC LỤC ....................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.1.2. Điểm mới của đề tài .................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4 1.7. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 4 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6 2.1. Thị trường chứng khoán ........................................................................................ 6 2.1.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán. ........................................................... 6 2.1.2. Vai trò của thị trường chứng khoán ................................................................ 7 2.1.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam................................................................. 9 2.2. Cổ phiếu .............................................................................................................. 10 2.3. Phân loại giá cổ phiếu ......................................................................................... 11 2.3.1. Mệnh giá ....................................................................................................... 12
- viii 2.3.2. Thư giá .......................................................................................................... 12 2.3.3. Giá trị lý thuyết ............................................................................................. 12 2.3.4. Giá trị thị trường ........................................................................................... 12 2.4. Biến động giá cổ phiếu........................................................................................ 13 2.4.1. Các lý thuyết liên quan đến biến động giá.................................................... 15 2.4.2. Một số phương pháp ước lượng biến động giá cổ phiếu .............................. 17 2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu.................................................. 19 2.5.1. Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................................... 19 2.5.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp............................................... 23 2.6. Lược khảo các nghiên cứu trước đây ............................................................... 25 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 25 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 27 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................... 29 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 3.1. Mô hình thực nghiệm và dữ liệu ...................................................................... 30 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 33 3.2.1. Giả thuyết 1: lạm phát và biến động giá cổ phiếu ..................................... 33 3.2.2. Giả thuyết 2: biến động lãi suất tiết kiệm và biến động giá cổ phiếu ....... 34 3.2.3. Giả thuyết 3: tốc độ tăng trưởng kinh tế và biến động giá cổ phiếu ......... 34 3.2.4. Giả thuyết 4: chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và biến động giá cổ phiếu ................................................................................................................... 35 3.2.5. Giả thuyết 5: biến động giá vàng và biến động giá cổ phiếu .................... 35 3.2.6. Giả thuyết 6: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và biến động giá cổ phiếu ...... 36 3.2.7. Giả thuyết 7: tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động giá cổ phiếu...................... 36 3.2.8. Giả thuyết 8: hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu và biến động giá cổ phiếu ................................................................................................................... 36
- ix 3.2.9. Giả thuyết 9: quy mô doanh nghiệp và biến động giá cổ phiếu ................ 37 3.3. Phương pháp định lượng và các kiểm định ..................................................... 39 3.3.1. Mô hình hồi quy ........................................................................................ 39 3.3.2. Kiểm định mô hình.................................................................................... 42 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 46 4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................... 46 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến ........................................................................................ 53 4.2.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình hồi quy ................... 53 4.2.2 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) ................................................................ 55 4.3 Lựa chọn mô hình ước lượng ............................................................................... 56 4.3.1. Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) ............. 56 4.3.2 Mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM ....... 57 4.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình ......................................................................... 59 4.4 Kiểm tra các khuyết tật mô hình .......................................................................... 60 4.4.1 Kiểm định tự tương quan ............................................................................... 60 4.4.2 Kiểm định phương sai thay đổi...................................................................... 61 4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................................... 61 4.5.1 Mô hình hồi quy bằng ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) ... 61 4.5.2 Kiểm định giả thuyết và phân tích kết quả nghiên cứu ................................. 63 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................... 74 CHƯƠNG 5 : GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ........................................... 75 5.1. Kết Luận .............................................................................................................. 75 5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................. 76 5.2.1. Về chính sách vĩ mô và thị trường ................................................................ 76 5.2.2. Đối với doanh nghiệp niêm yết .................................................................... 76 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu sau ...................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................................ i PHỤ LỤC ....................................................................................................................... v
- x
- xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số thứ tự Nội dung Trang Bảng 3.1 Tóm tắt các biến số dữ liệu và chiều tác động kỳ vọng 38 Bảng 4.1 Thống kê mô tả tất cả các biến được sử dụng trong mô 46 hình Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình hồi 54 quy Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai VIF 55 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hình OLS 56 Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả hồi quy theo mô hình FEM và REM 57 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian 59 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Hausman 60 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình FEM 60 Bảng 4.9 Kiểm định phương sai thay đổi của mô hình FEM 61 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo ước lượng GLS 62 Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 63
- xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Nội dung Trang Biểu đồ 4.1. Biến động trung bình của giá cổ phiếu (PV) 47 Biểu đồ 4.2. Biến động trung bình của lạm phát (INF) và biến động lãi 48 suất (INT) Biểu đồ 4.3. Biến động trung bình của tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm 49 quốc nội (RGDP) và biến động giá vàng (GOLD) Biểu đồ 4.4. Biến động trung bình của chỉ số công nghiệp Dow Jones 50 (DJIA) Biểu đồ 4.5. Biến động trung bình của thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 50 Biểu đồ 4.6. Biến động trung bình của tỷ lệ chi trả cổ tức (DPS) 51 Biểu đồ 4.7. Biến động trung bình của hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ 52 phiếu (P/E) Biểu đồ 4.8. Biến động trung bình của quy mô doanh nghiệp (SIZE) 53 Biểu đồ 4.9. Tương quan giữa PV và INF 64 Biểu đồ 4.10. Tương quan giữa PV và INT 65 Biểu đồ 4.11. Tương quan giữa PV và RGDP 66 Biểu đồ 4.12. Tương quan giữa PV và DJIA 67 Biểu đồ 4.13. Tương quan giữa PV và GOLD 68 Biểu đồ 4.14. Tương quan giữa PV và EPS 69
- xiii Biểu đồ 4.15. Tương quan giữa PV và DPS 70 Biểu đồ 4.16. Tương quan giữa PV và P/E 71 Biểu đồ 4.17. Tương quan giữa PV và SIZE 72
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu 1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam không ngừng hoàn thiện, cung cấp cho công chúng các sản phẩm phong phú, đa dạng hóa danh mục đầu tư và hạn chế rủi ro. Chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được mở bằng 4 năm 2017-2020 cộng lại1. Điều đó cho thấy sức hút lợi nhuận mà chứng khoán mang lại cho nhà đầu tư, góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỉ USD/phiên và liên tục đưa chỉ số chứng khoán VN-Index thiết lập những kỷ lục mới. Giá cổ phiếu là một trong những chỉ số quan trọng giúp người đầu tư biết được cổ phiếu đó bao nhiêu tiền, cổ phiếu nào đáng mua và có khả năng sinh lợi tốt nhất. Sự thay đổi của giá cổ phiếu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn quyết định đầu tư hay không đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể bởi nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà khách hàng kiếm được thông qua chênh lệch giá mua và giá bán. Chính vì vậy, người đầu tư luôn cố gắng tìm ra quy luật cũng như cách mà giá cổ phiếu biến động, mục đích cuối cùng để dự báo sự biến động của giá cổ phiếu và từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Có rất nhiều nhân tố khác nhau cùng tác động nên biến động giá cổ phiếu với những mức độ cùng chiều hay ngược chiều, đó có thể là các nhân tố bên bên ngoài doanh nhiệp như: lạm phát, lãi suất tiết kiệm, tốc độ tăng trưởng kinh tế, TTCK Mĩ, biến động giá vàng hay các nhân tố của doanh nghiệp tác động nên biến động giá cổ phiếu như: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, khi TTCK ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều nhà đầu tư mới tham gia tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường này. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới chưa có nhiều kiến thức về kinh tế - tài chính, chưa hiểu rõ các thông số tác động lên biến 1 Nguồn: Theo số liệu trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)
- 2 động cổ phiếu gây ra việc đầu tư theo đám đông hoặc hoặc tiếp cận với các thông tin không chính thống, mơ hồ, từ đó sẽ gây ra nguy cơ mất vốn của NĐT đồng thời ảnh hưởng xấu đến cả thị trường. Điều đó thật sự cần thiết khi có 1 nghiên cứu phân tích về các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu, từ đó giúp NĐT có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn với các thông số thu thập được. Chính vì vậy, tôi đã chọn “Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam” làm đề tài cho nội dung nghiên cứu của luận văn này. 1.1.2. Điểm mới của đề tài Các nghiên cứu của các luận văn trước đây chỉ tập trung tìm hiểu các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu trên HOSE hoặc với các nhóm ngành cụ thể như bất động sản, ngân hàng…mà chưa phân tích các nhân tố tác động lên biến động giá cổ phiếu của HNX. Vì vậy trong nghiên cứu của luận văn này, tôi sẽ tìm hiểu các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến giá cổ phiếu trên HOSE, HNX. Ngoài ra, việc bổ sung biến mới là TTCK Mỹ, với đại diện là chỉ số công nghiệp Dow Johns nhằm đánh giá những tác động lan tỏa của TTCK toàn cầu đại diện là Mỹ lên biến động giá của cổ phiếu Việt Nam, từ đó tìm câu trả lời cho nhận định TTCK Mỹ tác động mờ nhạt hoặc không rõ rệt đến TTCK Việt Nam hiện nay. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua các nghiên cứu trước của các chuyên gia trên thế giới cũng như tình hình kinh tế Việt Nam, tác giả mong muốn tìm hiểu các nhân tố tác động đến biến động giá chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, tìm ra quy luật cũng như cách mà giá cổ phiếu biến động từ đó đưa ra những quyết định cũng như kiến nghị đầu tư phù hợp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, đề tài xây dựng các mục tiêu cụ thể:
- 3 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán; - Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến biến động giá chứng khoán giai đoạn 2010 - 2021; - Gợi ý các chính sách và đưa ra những kiến nghị nhằm tăng sự ổn định về giá của chứng khoán niêm yết, đảm bảo sự ổn định của TTCK. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: - Nhân tố nào tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến động giá là cùng chiều hay ngược chiều? - Biện pháp và kiến nghị nào được đưa ra nhằm tăng sự ổn định về giá của chứng khoán niêm yết? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến biến động giá của cổ phiếu của doanh nghiệp. Phạm vi của nghiên cứu: được thực hiện với mẫu được lấy là 551 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX với tổng 6.612 quan sát giai đoạn 2010 - 2021. Giai đoạn 2010- 2021 là thời điểm TTCK phát triển mạnh mẽ với số lượng các doanh nghiệp niêm yết, số lượng nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Ngoài ra, giai đoạn này cũng là thời điểm nền kinh tế biến động mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Việc không lựa chọn cổ phiếu trên Upcom để phân tích do tính minh bạch trên thị trường này thấp hơn HOSE và HNX. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định lượng được tác giả lựa chọn là phương pháp sử dụng chính trong đề tài này. Áp dụng các kiểm định mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và sử dụng ước lượng GLS để khắc phục hiện tượng sai số
- 4 nhiễu tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình được chọn nhằm đánh giá tác động của các biến: lạm phát, lãi suất tiết kiệm, GDP, TTCK Mĩ, giá vàng, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm, hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu và quy mô của các doanh nghiệp niêm yết tác động nên giá cổ phiếu. Mô hình cung cấp một thử nghiệm về mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và các biến phụ thuộc từ đó đánh giá tác động của mỗi biến với sự thay đổi của giá cổ phiếu. 1.6. Kết cấu của luận văn Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở trên, đề tài nghiên cứu đặt ra những nội dung nghiên cứu sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về TTCK và khảo lược các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Gợi ý chính sách và kết luận. 1.7. Đóng góp của đề tài Thông qua nghiên cứu này, sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu, từ đó có thể phân tích, đánh giá tiềm năng, đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp đặc biệt là những NĐT mới tham gia thị trường. Giúp doanh nghiệp hoạch định chính sách phát triển tăng giá trị thị trường của công ty. Đồng thời, giúp chính phủ đưa ra những sách lược phù hợp nhằm ổn định nền kinh tế.
- 5 Tóm tắt chương 1 Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu được tổng quan đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết cũng như điểm mới của đề tài. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài. Phạm vi nghiên cứu được lựa chọn là 551 doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2010- 2021 bằng phương pháp định lượng được tác giả lựa chọn là phương pháp sử dụng chính trong đề tài này. Áp dụng các kiểm định mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và sử dụng ước lượng GLS để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình được chọn nhằm đánh giá tác động của các biến. Từ đó, tác giả mong muốn cung cấp thông tin một các tổng quan nhất về các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu giúp các NĐT, doanh nghiệp niêm yết cũng như chính phủ đưa những quyết định phù hợp, nhằm đảm bảo sự ổn định của TTCK.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 424 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 29 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 32 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 149 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 60 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn