Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm khái quát lý luận về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm thương mại. Nghiên cứu thực trạng về tình hình đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng LÊ ĐỖ QUỲNH PHƯƠNG
- Hà Nội, Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG *** LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: LÊ ĐỖ QUỲNH PHƯƠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN PHÚC HIỀN
- Hà Nội, Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của đề tài là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Người cam đoan Lê Đỗ Quỳnh Phương
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI .............................. 5 1.1. Khái quát về bảo hiểm thương mại ........................................................... 5 1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của bảo hiểm thương mại: ................... 5 1.1.2. Phân loại bảo hiểm thương mại ............................................................. 8 1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động trong Bảo hiểm thương mại: ....................... 9 1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trò của hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm thương mại .......................................... 11 1.2.1. Khái niệm hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm thương mại. ..................................................................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm thương mại ............................................................................................. 11 1.2.3. Vai trò của hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm thương mại ...................................................................................................... 13 1.3. Các hình thức đầu tư tài chính và các hình thức tổ chức hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm: ..................................................... 14 1.3.1. Các hình thức đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm ............. 14 1.3.2. Các hình thức tổ chức đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm: . 19 1.4. Nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm .......................................................................... 20 1.4.1. Nguyên tắc của hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm ................................................................................................................. 20 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) TRONG GIAI ĐOẠN 20112016 24 .................................................................................................................................
- 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) .................................................................................................................... 24 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 24 .......................................................................................................................... 2.1.2. Tổng quan về Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) .............................. 25 2.1.3. Các lĩnh vực và sản phẩm hoạt động chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). ...................................................................................................... 28 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) .................... 29 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ......................................................................................................... 29 2.2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) . 29 2.2.2. Các hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ................................................................................................................. 32 2.2.3. Công tác lập dự phòng giảm giá đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ....................................................................................................... 65 2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ....................................................................................................... 68 2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) trong giai đoạn 20112016 ....................................................................... 70 2.3.1. Một số kết quả đạt được ...................................................................... 70 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ...................................... 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) ............................................. 75 3.1. Định hướng phát triển về hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ...................................................................................... 75 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng đầu tư va phát triển Việt Nam (BIDV): ............................................................................................................. 75 3.1.2. Định hướng phát triển chung của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) 75 .......................................................................................................................... 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ...................................................................................... 77
- 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ....................................................................................... 77 3.2.1. Giải pháp chung về hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). ............................................................................................ 77 3.2.2. Giải pháp về các hoạt động tài chính hiện tại của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). ............................................................................................ 84 3.2.3. Một số kiến nghị về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đối với Chính phủ ................................................................................... 87 3.2.4. Một số kiến nghị về hoạt động đầu tư tài chính của BIC đối với BIDV và nhà đầu tư chiến lược Fairfax. .................................................................. 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 95
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Bảng tỷ trọng danh mục đầu tư đối với DNBH ............................ 19 Bảng 2.1: Nguồn vốn hợp nhất giai đoạn 2011 – 2016 ................................... 31 Bảng 2.2: Danh mục hoạt động đầu tư tài chính giai đoạn 2011 – 2013 33 ....... Bảng 2.3: Danh mục hoạt động đầu tư tài chính giai đoạn 2014 – 2016 35 ...... Bảng 2.4: Cơ cấu lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính giai đoạn 2014 – 2016 ........................................................................................................................ 37 Bảng 2.5: Danh mục mã chứng khoán kinh doanh trong danh mục đầu tư của BIC tại thời điểm 31/12/2016 ....................................................................... 38 Bảng 2.6: Danh mục các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn của BIC thời điểm 31/12/2016 ..................................................................................................... 58 Bảng 2.7: Danh mục các khoản đầu tư dài hạn khác của BIC tại thời điểm 31/12/2016 ............................................................................................................... 61 Bảng 2.8: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của BIC giai đoạn 2011 – 2016 ......................................................................................................................... 63 Bảng 2.9: Chỉ tiêu hệ số ROI của BIC giai đoạn 2011 – 2016 ......................... 65 Bảng 2.10: Lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính của BIC ........................... 73 Biểu đồ 2.1: Bảng tỷ lệ Tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2016 ......................... 31 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2016 .......... 32 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng giá trị danh mục đầu tư theo kỳ hạn giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................................. 34 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị danh mục đầu tư theo kỳ hạn giai đoạn 2014 – 2016 .................................................................................................. 36 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng danh mục đầu tư của BIC giai đoạn 2011 – 2016 61 ..... Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng danh mục đầu tư tại BIC giai đoạn 2011 – 2016 62 ....... Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính của BIC giai đoạn 2011 – 2016 ............................................................................ 64 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) ..................... 29 Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạt động đầu tư tiền gửi tại BIC ................................ 39
- Sơ đồ 2.3: Quy trình hoạt động đầu tư trái phiếu của BIC ........................... 45 Sơ đồ 2.4: Quy trình hoạt động đầu tư cổ phiếu của BIC ............................ 50
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm Ngân hàng TMCP đầu tư và phát BIDV triển Việt Nam BIC Tổng công ty Bảo hiểm BIDV CVĐT Chuyên viên đầu tư Ban KTTC Ban Kế toán tài chính Lãnh đạo BĐT Lãnh đạo Ban Đầu tư Ban ĐT Ban Đầu tư HĐQT Hội đồng quản trị TCTD Tổ chức tín dụng HĐTD Hợp đồng tín dụng Lãnh đạo TCT Lãnh đạo Tổng công ty BCTC Báo cáo tài chính ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông TGĐ Tổng giám đốc ROI Hệ số thu nhập trên đầu tư
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong thời kỳ hội nhập kinh tế trong nước và thế giới, kèm theo đó là sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn đa quốc gia tạo cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói riêng nhiều cơ hội và thách thức mới. Chính vì vậy để đứng vững và tồn tại trên thị trường, các DNBH phải có những định hướng, chiến lược để có những giải pháp hoạt động và đầu tư đúng đắn và mang lại hiệu quả tối ưu. Đồng thời đối với một doanh nghiệp thì vấn đề tài chính luôn đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại cũng như phát triển, việc đánh giá và đưa ra những giải pháp đầu tư đúng đắn giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong kinh doanh của mình, mở rộng quy mô và có điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) cũng không nằm ngoài cuộc chơi kinh doanh này, để tồn tại và phát triển hơn nữa buộc BIC phải có những định hướng rõ ràng cũng như chiến lược cụ thể trong vấn đề tài chính của mình. Hoạt động đầu tư tài chính của BIC có lợi nhuận khá cao, thông thường chiếm 1/3 tỷ lệ tổng lợi nhuận của doanh nghiệp (lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính của BIC trong năm 2015, 2016 lần lượt là 117,864 và 154,371 tỷ đồng) , điều này chứng tỏ đầu tư tài chính mang lại nguồn vốn không hề nhỏ đối với tổng nguồn vốn chung của cả công ty, việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính cũng được xem như là một trọng tâm trong vấn đề phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời BIC vẫn chỉ mới sử dụng một số hình thức đầu tư tài chính như tiền gửi có kỳ hạn, mua bán cổ phiếu trái phiếu; đồng thời nguồn vốn đầu tư cho tiền gửi vẫn giữ tỷ trọng cao (trong năm 2016 chiếm 82% tổng nguồn vốn đầu tư) cho thấy BIC chưa vận dụng hết nguồn lực cũng như chưa có định hướng tham gia thêm các hình thức khác mà chỉ mới đảm bảo tính đầu tư an toàn.
- 2 Chính vì vậy, trước những thách thức lớn trong tình hình kinh tế hiện nay và thực trạng đầu tư tại BIC vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc đưa ra những giải pháp thiết thực về hoạt động đầu tư tài chính để doanh nghiệm có đủ tiền lực phát triển và cạnh tranh với thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa là yêu cầu vô cùng cấp bách. Do vậy tác giả chọn đề tài luận văn như sau: “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)” 2. Tình hình nghiên cứu: Hoạt động đầu tư tài chính tại doanh nghiệp bảo hiểm là một trong những hoạt động được các nhà nghiên cứu và ban lãnh đạo các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu, thảo luận xung quanh vấn đề hoạt động đầu tư tài chính nói chung và hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Luận văn tiến sĩ của tác giả Mark Gerard Hayes (2003), University of Sunderland: “Investment and Finance under fundamental uncertainty” đã đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư tài chính trong nền kinh tế cũng như đối với một doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả, đồng thời nêu ra những giải pháp để nâng cao hoạt động đầu tư này đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Luận văn tiến sĩ kinh tế của tác giả Trịnh Chi Mai (2013), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “ Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” đã hệ thống những nguyên tắc đầu tư và việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư đối với doanh nghiệp đặc thù như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Từ đó tác giả đưa ra những định hướng mới cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong hoạt động đầu tư, cũng như đề xuất những phương pháp vận dụng lý thuyết trong các thước đo các chỉ tiêu đánh giá.
- 3 Luận văn tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Thị Định (2004), Trường đại học Kinh tế Quốc dân: “Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam” đã đưa ra nhận định chung nhất về hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính này. Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước tại Việt Nam giai đoạn này, đưa ra những kiến nghị và giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Trong các luận văn nghiên cứu trên, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và đưa ra sự lựa chọn về khái niệm hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm; làm rõ vai trò, sự cần thiết và nêu ra những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư; định hướng và đưa ra các kiến nghị cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vẫn còn mang tính chất định tính, chưa chỉ ra được những hoạt động riêng biệt đối với một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời, Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có hoạt động đầu tư tài chính nên sẽ có những điểm khác biệt so với các doanh nghiệp tài chính khác trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, trong luận văn này ngoài việc đưa ra những cơ sở lý luận, tác giả sẽ mô tả toàn diện về các hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV. Những “khoảng trống” trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi ý tác giả những hướng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu: Khái quát lý luận về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm thương mại. Nghiên cứu thực trạng về tình hình đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC).
- 4 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). + Thời gian: Giai đoạn 20112016 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động đầu tư tài chính tại doanh nghiệp bảo hiểm. Phân tích thực trạng đầu tư tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC). Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hóa lý thuyết. Bên cạnh đó thực hiện phân tích số liệu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở ba chương sau đây: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm và hoạt động đầu tư tài chính
- 5 Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) trong giai đoạn 20112016 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC)
- 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về bảo hiểm thương mại 1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của bảo hiểm thương mại: 1.1.1.1. Khái niệm của bảo hiểm thương mại: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Bảo hiểm là một ngành dịch vụ đang phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong đời sống cũng như tác động tới các ngành khác trong xã hội. Cho đến nay người ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của bảo hiểm bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên tất cả mọi người đều công nhận rằng: Các hoạt động sơ khai mang tính bảo hiểm đã có từ rất lâu. Các hoạt động đó đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người ở mọi lúc mọi nơi. Khi xã hội phát triển ngày càng nhanh, các nhu cầu cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, cả về quy mô, mức độ và thời gian. Theo đó, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. các hoạt động này dần dần được quy định lại theo các tiêu chuẩn khác nhau một cách chính thức, hợp pháp và gọi chung là Bảo Hiểm. Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của nghành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế, ngày càng chứng tỏ vai trò của mình đối với nền kinh tế trong nước. Cho đến bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm thương mại mà người ta chỉ đưa ra các quan điểm về bảo hiểm thương mại theo các cách tiếp cận khác nhau: Theo người Pháp, “Bảo hiểm thương mại là một hoạt động thông qua đó một cá nhân hay tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình hay cho người khác. Khoản bồi thường hoặc chi trả này có một tổ chức đảm nhiệm, tổ chức
- 6 này có trách nhiệm trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng quy luật thống kê”. Bằng cách nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro,tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ cho rằng: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10, “Bảo hiểm thương mại (còn được gọi là Bảo hiểm rủi ro hoặc Bảo hiểm kinh doanh) là một thỏa thuận, qua đó, bên tham gia Bảo hiểm cam kết trả cho DNBH một khoản tiền gọi là phí Bảo hiểm; ngược lại, DNBH cũng cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thường một khoản tiền khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất”. 1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm thương mại: Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một “sự đóng góp của số đông vào rủi ro của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tích hậu quả tài chính của những vụ tổn thất. Thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong cùng một cộng đồng bảo hiểm xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm như một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền. Như vậy, về bản chất, bảo hiểm thương mại là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cũng có khả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. 1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm thương mại:
- 7 Trong hoạt động kinh tế xã hội, bảo hiểm thương mại phát huy rất nhiều tác dụng: Vai trò kinh tế của bảo hiểm thương mại: Bù đắp tổn thất, khắc phục thiệt hại từ những rủi ro là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng. Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Sử dụng hiệu quả khoản tiền nhàn rỗi: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn phải tính đến những rủi ro có thể gặp phải và muốn chủ động trong tình huống xấu nhất, từ đó để dành một khoản dự phòng để sử dụng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi, nếu xét trên toàn xã hội thì sẽ là khoản tiền không nhỏ nhưng sinh lợi lớn nếu được sử dụng đầu tư. Việc tham gia bảo hiểm giúp đề phòng rủi ro xảy ra với mức tiền mỗi năm thấp hơn rất nhiều. Tạo nên các quỹ tiền tệ lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế: Do đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi thường và chi trả thường phát sinh sau một thời gian, khi có rủi ro xảy ra, nên các khoản tiền này thường có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Thông qua hoạt động bảo hiểm mà một lượng tiền lớn phân tán, rải rác các nơi được tập trung về một nơi và hình thành quỹ tiền tệ lớn. Từ đó DNBH có thể sử dụng để đầu tư mang về lợi nhuận. Giúp tăng thu ngân sách nhà nước: Nhờ hoạt động bảo hiểm mà ngân sách nhà nước có thể hạn chế được các khoản trợ cấp lớn để bù đắp khi tổn thất xảy ra. Đồng thời hàng năm doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn đóng góp thêm các khoản như thuế thu nhập doanh nghiệp, … Từ đó tăng nguồn thu, góp phần ổn định cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho ngân sách nhà nước có thêm các khoản đầu tư.
- 8 Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư: Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi bỏ vốn đầu tư. Việc bồi thường hay chi trả bảo hiểm một phần giúp các nhà đầu tư bảo toàn tài sản, tiền vốn của mình trước rủi ro. Thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò xã hội của bảo hiểm thương mại: Tác động đến công tác phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn xã hội: Các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn tổn thất, xác định nguyên nhân đồng thời đề ra và phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất. Tạo nên lối sống tiết kiệm, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần cho xã hội. Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động. 1.1.2. Phân loại bảo hiểm thương mại 1.1.2.1. Phân loại theo phương thức quản lý: Bảo hiểm tự nguyện: Việc tham gia bảo hiểm hay không phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Các DNBH có đáp ứng được hay không cũng phụ thuộc vào khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của công ty đó. Bảo hiểm bắt buộc: Bao gồm các sản phẩm bảo hiểm mà luật pháp có những quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà tổ chức hay cá nhân tham gia bảo hiểm và các DNBH có nghĩa vụ phải thực hiện 1.1.2.2. Phân loại theo kỹ thuật bảo hiểm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
109 p | 46 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 53 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
87 p | 26 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 23 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 26 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Bình Dương
87 p | 15 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
100 p | 22 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
88 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của quản trị ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
96 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Thanh Hóa
91 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Số hóa quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
96 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
81 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
87 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
136 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn