Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là nhận biết rõ những khác biệt giữa hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; nêu những quan điểm ứng dụng tối ưu các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam; trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán Ngân hàng để đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý và hội nhập thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- NGUYỄN LÊ DIỄM PHƯƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- NGUYỄN LÊ DIỄM PHƯƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Kim Yến. Nguồn số liệu được thu thập trung thực, chính xác. Tất cả tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Người cam đoan Nguyễn Lê Diễm Phương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG ...............................................................................................3 1.1. Lý luận về chuẩn mực kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ..........3 1.1.1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán và sự cần thiết của chuẩn mực kế toán ........3 1.1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................5 1.2. Lý luận về kế toán ngân hàng .........................................................................16 1.2.1 Định nghĩa kế toán ngân hàng ..........................................................................16 1.2.2 Đối tượng của kế toán ngân hàng.....................................................................17 1.2.3 Đặc điểm của kế toán ngân hàng .....................................................................18 1.2.4 Vai trò của kế toán ngân hàng ..........................................................................19 1.2.5 Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng .....................................................................19 1.3. Mối quan hệ giữa kế toán và quản trị trong hoạt động ngân hàng .............20 1.4. Kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ở một số nền kinh tế tiêu biểu............................................................................................................................22 1.4.1. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế ở một số nền kinh tế tiêu biểu .......22 1.4.2. Bài học kinh nghiệm hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng thương mại theo chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................23 1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế .....................................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................27
- CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ....................................................................................................28 2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................28 2.2. Tổng quan về sự khác biệt ...............................................................................30 2.2.1. Tính thống nhất về hệ thống tài khoản ............................................................30 2.2.2. Kỹ thuật ghi chép tài khoản ............................................................................31 2.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán .................................................................................32 2.2.4. Tính bắt buộc về hình thức..............................................................................32 2.2.5. Hệ thống phương pháp đánh giá tài sản ..........................................................33 2.3. Thực trạng sự khác biệt theo từng khoản mục cụ thể ..................................33 2.3.1. Sự khác biệt các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán ...............................33 2.3.2. Sự khác biệt các khoản mục trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....41 2.3.3. Sự khác biệt trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................43 2.3.4. Sự khác biệt báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu ................................................44 2.4. Minh họa sự sai lệch của một số chỉ tiêu tài chính do sự khác biệt giữa hệ thống kế toán ngân hàng và chuẩn mực kế toán quốc tế.....................................44 2.4.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................................................................................44 2.4.2. Phân tích về vốn chủ sở hữu ...........................................................................47 2.4.3. Phân tích tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – ROA ..........................................48 2.4.4. Phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE .....................................50 2.5. Đánh giá những vấn đề tồn tại của hệ thống kế toán....................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ...................55 3.1. Nguyên nhân chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................................................................................55 3.1.1. Nhân tố về nền kinh tế ....................................................................................55 3.1.2. Nhân tố về hệ thống luật pháp ........................................................................56
- 3.1.3. Nhân tố về công nghệ thông tin ......................................................................56 3.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam .......................57 3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế ................................................................................................58 3.3.1. Đẩy nhanh phát triển nền kinh tế thị trường ...................................................58 3.3.2. Sửa đổi luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, để chủ động triển khai phù hợp với đặc thù kế toán ngân hàng ....................................58 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam ....................60 3.3.4. Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ kế toán của ngân hàng thương mại hiện đại ..........................................................................64 3.3.5. Cải thiện nội dụng, phương pháp đào tạo chuyên môn thuộc lĩnh vực kế toán – tài chính cho đội ngũ cán bộ kế toán ngân hàng ....................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................67 KẾT LUẬN ..............................................................................................................68 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA: ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN CHXHCN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa IAS: International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB: International Accounting Standards Board Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASC: International Accounting Standards Committee Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS: International Financial Reporting Standard Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRIC: International Financial Reporting Interpretations Committee Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc tế NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại SAC: Standards Advisory Council Hội đồng tư vấn chuẩn mực SEC: Security and Exchange Commission Ủy ban chứng khoán quốc gia Hoa Kỳ TMCP: Thương mại cổ phần US-GAAP: United States Generally Accepted Accounting Principles Nguyên tắc kế toán chung của Hoa kỳ VAS: Vietnamese Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam WTO: World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Việt theo IAS Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt Bảng 2.4: Bảng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt theo IAS Bảng 2.5: Bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - ROA Bảng 2.6: Bảng phân tích về tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn - ROE
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc IASB Hình 1.2: Quy trình soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế
- 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Cùng với xu thế đó Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế như gia nhập AFTA, WTO,... Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Phải làm sao sớm hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân về hoạt động kinh doanh cũng như công nghệ ngân hàng, trong đó có công cụ quản lý, công nghệ điều hành trên cơ sở phù hợp với thực tiễn về các mặt ở Việt Nam. Một trong những công cụ quản lý quan trọng của ngân hàng là hệ thống kế toán. Kế toán ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp các số liệu, phản ánh diễn biến các hoạt động kinh tế và nhờ đó có thể kiểm tra hoạt động của ngân hàng có hiệu quả không. Do đó, hệ thống kế toán ngân hàng phải không ngừng được hoàn thiện. Trong thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về sự hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống pháp luật kế toán nhằm mục đích hội nhập quốc tế. Song hầu hết các đề tài nghiên cứu về kế toán nói chung, chưa tập trung nghiên cứu sâu về hệ thống kế toán ngân hàng. Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ” MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhận biết rõ những khác biệt giữa hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; Nêu những quan điểm ứng dụng tối ưu các chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam; Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán Ngân hàng để đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý và hội nhập thế giới.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính, bằng cách sử dụng phương pháp suy luận logic, phân tích so sánh,... Ngoài ra luận văn còn tham khảo kết quả của các nghiên cứu trước đây. Dữ liệu sử dụng: dữ liệu thứ cấp, được thu thập thông qua các nghiên cứu trước đây về kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán ngân hàng thương mại,... ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hệ thống quy định pháp luật về kế toán Việt Nam; Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; Hệ thống chuẩn mực kế toán Quốc tế; Hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam; Hệ thống kế toán Ngân hàng TMCP Nam Việt (minh họa). Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu có giới hạn, đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu sâu những chuẩn mực nổi bậc liên quan đến hoạt động kế toán ngân hàng. KẾT CẤU LUẬN VĂN Nội dung luận văn bao gồm: Mở đầu Chương 1: Lý luận về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán ngân hàng Chương 2: Phân tích thực trạng khác biệt giữa hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế Kết luận
- 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG 1.1. Lý luận về chuẩn mực kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán và sự cần thiết của chuẩn mực kế toán 1.1.1.1 Khái niệm về chuẩn mực kế toán Kế toán được xem là một công cụ trợ giúp trong việc phản ánh quản lý trên góc độ tài chính các hoạt động kinh tế. Trong thời kỳ Phục Hưng Fraluca Pacioli đã phát minh nguyên tắc ghi sổ kép (double entry) phục vụ cho phản ánh các tài khoản thương mại ở Ý vào thế kỷ XIV. Từ đó, ghi sổ kép đã thâm nhập vào Đức, Pháp sau đó tới Anh (trung tấm thế giới vào giữa thế kỷ XVII, XVIII). Những sự đầu tư của nước này vào công nghiệp, bảo hiểm và đường sắt tại các nước Bắc Mỹ đã kéo theo ảnh hưởng kế toán của Anh tới khu vực này, kế toán Hà Lan đã ảnh hưởng tới Indonesia và Nam Phi, ảnh hưởng từ các nước Châu Âu lan tỏa ra toàn thế giới, từ Tây Ban Nha tới các quốc gia Châu Mỹ - La tinh. Gần đây, với uy thế về kinh tế của mình, Mỹ trở thành nước đầu tiên phát triển nguyên lý kế toán và xuất khẩu các mô hình báo cáo tài chính của quốc gia này ra toàn thế giới. Sự phát triển của kế toán ở các nước thường khác nhau về quy định và thực hành kế toán. Khi mà các hệ thống kinh tế và các điều kiện thương mại khác nhau từ nước này sang nước khác thì mô hình và phương pháp kế toán cũng khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng như là mức độ tập trung về kinh tế, mức độ kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp, bản chất của các hoạt động kinh tế từ xã hội quân bình đơn giản tới các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, giai đoạn phát triển kinh tế,... Định nghĩa về kế toán được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: - Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (1953) định nghĩa: “kế toán là một nghệ thuật ghi nhận, phân loại và tổng hợp các sự kiện kinh tế dưới hình thái tiền tệ theo một phương thức có ý nghĩa và giải thích các kết quả đó”.
- 4 - Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ - AAA (1966) thì định nghĩa kế toán là “quá trình xác định, đo lường và cung cấp những thông tin kinh tế hữu ích cho việc đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”. Kế toán là một hoạt động chuyên môn cao có chức năng cung cấp thông tin trung thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán giúp cho người sử dụng thông tin hiểu được, so sánh được các thông tin tài chính. Muốn vậy, cần phải có các quy định là khuôn mẫu đánh giá, ghi nhận và trình bày thông tin tài chính, đó chính là chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất làm cơ sở ghi chép kế toán và Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu). Nếu như không có chuẩn mực kế toán, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình. Tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai doanh nghiệp không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở. Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sử dụng các thủ pháp kế toán để điều chỉnh báo cáo tài chính theo ý muốn. Các doanh nghiệp thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp thành có lãi. Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được tùy ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên
- 5 báo cáo tài chính. Họ có thể che giấu các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình. Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính được. Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính được dễ dàng hơn. Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo tài chính, bản chất của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính xác và đưa ra quyết định hợp lý. Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các doanh nghiệp và các kiểm toán viên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Người sử dụng có thể không có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các chuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm định việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các doanh nghiệp cũng như của các kiểm toán viên có liên quan. Như vậy, việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 1.1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 1.1.2.1 Lịch sử hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chính là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế - IASC. Đây là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân, có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các nhà kinh doanh và các tổ chức trên thế
- 6 giới sử dụng để lập báo cáo tài chính. Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế được thành lập vào năm 1973 dưới sự cam kết của các chuyên gia kế toán của các nước Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Anh, Ailen và Mỹ. Từ năm 1983 các thành viên của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm toàn bộ các chuyên gia kế toán thuộc thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế - IFAC. Tính đến tháng 01/1999 số các thành viên đại diện cho hơn hai triệu chuyên gia kế toán là 142 thành viên thuộc 103 quốc gia khác nhau. Đến tháng 12/1999, IASC đã chỉ định ủy ban lựa chọn và thành lập Hội đồng thành viên Trustees gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực và chuyên môn khác nhau. Năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB ra đời thay thế cho IASC. Cấu trúc IASB có những cơ quan sau: Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB foundation). Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc tế và các văn bản khác của IASB. Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc giám sát và gây quỹ cần thiết. Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư vấn chuẩn mực – SAC và ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc tế – IFRIC
- 7 Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (22 ủy viên) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia và các bên liên quan Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (14 thành viên) Hội đồng tư vấn chuẩn mực Ủy ban giải thích các chuẩn mực kế toán quốc tế (12 thành viên) Chú thích Bổ nhiệm Báo cáo cho Có liên hệ với Tham vấn Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc IASB Các ủy viên quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC. Bên cạnh việc giám sát IASB để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này và gây quỹ, các ủy viên quản trị còn phê chuẩn ngân sách của IASB và chịu trách nhiệm xem xét những thay đổi trong điều lệ hoạt động của hội đồng. Các ủy viên quản trị được bầu sao cho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 người đến từ Châu Âu, 4 người đến từ Châu Á Thái Bình Dương và 3 đến từ các khu vực khác để đảm bảo sự cân bằng địa lý. Hội đồng tư vấn chuẩn mực – SAC tạo ra một cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người mà đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng, được đưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các ủy viên quản trị. Hội đồng này bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3 lần một năm. Hội đồng này được tham vấn bởi IASB trong những dự án quan trọng. Hội đồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên trong lịch trình hoạt động và tác động của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người sử dụng và người lập báo cáo tài chính.
- 8 Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế - IFRIC đưa ra những chỉ dẫn về cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Ủy ban này chịu trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái ngược. Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số chuẩn mực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn mực kế toán mới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó. 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế Thiết lập và công bố những chuẩn mực kế toán quốc tế công khai được xem xét trong việc lập báo cáo tài chính và khuyến khích sự chấp nhận, xem xét rộng rãi các chuẩn mực đó. Thực hiện một cách chung nhất cải thiện và hài hòa các quy định, chuẩn mực kế toán và thủ tục liên quan đến việc lập báo cáo tài chính. Xây dựng các thủ tục hoạt động dài hạn phù hợp với điều khoản hiến pháp của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế. 1.1.2.3. Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trình chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các bước sau: Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề mà có thể làm cho hội đồng quan tâm. Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềm năng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồng công khai. Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ tham vấn Hội đồng cố vấn chuẩn mực để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên.
- 9 Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực khác. Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm làm việc. Bước 4: Mặc dù một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt buộc trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận cho những chủ đề mới quan trọng. Thông thường thì một văn bản mời thảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB và một lời mời đưa ra ý kiến. Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phải đưa ra lý do giải thích. Bước 5: Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc trong quy trình chuẩn. Bản thảo này phải được chính thành viên của IASB phê chuẩn. Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn. Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham vấn khác. Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo chính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một chuẩn mực kế toán mới phải được chính thành viên của IASB phê chuẩn.
- 10 Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế Xem xét việc hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc gia Thành lập các nhóm làm việc Đưa ra văn bản mời thảo luận Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng Thu thập và xem xét các nhận xét Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán quốc tế Hình 1.2 Quy trình việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế 1.1.2.4. Khái quát hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành và quản lý bởi Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc tế - IASs vẫn được kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành trước đây và Ủy ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Hiện nay, có sự dịch chuyển dần từ IAS sang IFRS bằng việc ban hành thêm IFRS. IFRS đề cập nhiều hơn đến việc trình bày thông tin tài chính như thế nào để đảm bảo lợi ích cao hơn cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được lập ra từ kết quả của công việc kế toán.
- 11 Chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm 2 nhóm chính là: IASs (International Accounting Standards) – nhóm chuẩn mực kế toán IFRSs (International Finalcial Reporting Standards) - các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Nhóm chuẩn mực kế toán IAS so IASC ban hành có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong kế toán: IAS 1 Trình bày các báo cáo tài chính. Chuẩn mực này được dùng để trình bày tất cả các báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung, và không được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của người sử dụng. IAS 2 Hàng tồn kho. Chuẩn mực này quy định cho tất cả hàng tồn kho là tài sản. IAS 3 Được ban hành năm 1976, được thay thế bởi IAS 27 và IAS 28 IAS 4 Khấu hao, được thu hồi năm 1999 IAS 5 Không còn hiệu lực. Được thay thế bởi IAS 1 IAS 6 Không còn hiệu lực. Được thay thế bởi IAS 15 IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Luồng lưu chuyển tiền tệ bao gồm luồng thu và luồng chi của cả tiền mặt và các tài sản tương đương tiền mặt. IAS 8 Lỗ lãi ròng của cả kỳ, các lỗi cơ bản và thay đổi chế độ kế toán. Chuẩn mực này khi trình bày lỗ/lãi từ các hoạt động thông thường, các khoản bất thường và báo cáo thay đổi trong các dự toán, lỗi cơ bản và thay đổi chế độ kế toán. IAS 9 Không còn hiệu lực. Được thay thế bởi IAS 39, có hiệu lực vào ngày 01/07/1999. IAS 10 Các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản. Chuẩn mực này phải được áp dụng trong việc kế toán và công bố toàn bộ những sự kiện sau ngày lập bảng tổng kết tài sản, kể cả có lợi hay bất lợi xảy ra trước ngày các báo cáo tài chính được ban hành. IAS 11 Các hợp đồng xây dựng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn