Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi góp phần cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MARITIME BANK) Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 ĐỖ THỊ PHƯỢNG Người hướng dẫn: PGS, TS Hồ Thúy Ngọc Hà Nội-Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Đỗ Thị Phượng
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................ 8 1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM ............................. 8 1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM ............. 8 1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận ............................... 12 1.1.3. Các hành vi và thủ đoạn gian lận chính trong nghiệp vụ tín dụng 16 1.2. Phòng chống gian lận trong hoạt động tín dụng tại NHTM ..............................21 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng .............................................................................................................. 21 1.2.2. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng ....... 22 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM .................................................................................................................................26 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ........................................26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 26 2.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản........................................................................ 29 2.2. Tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ............................................................................................................................32 2.2.1. Hành vi và tổn thất do gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank ............................................................................................ 33 2.2.2. Đánh giá tình hình gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank ............................................................................................................. 37 2.3. Phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam......................................................................................................................44
- 2.3.1. Về cơ cấu quản trị và khung phòng chống gian lận ....................... 44 2.3.2. Về quy trình phòng chống gian lận ................................................. 50 2.3.3. Các công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng ....... 52 2.4 Đánh giá công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ..................................................................................58 2.4.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................. 59 2.4.2. Những điểm hạn chế......................................................................... 60 CHƢƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM....................................................................................65 3.1. Biện pháp đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ................................65 3.1.1. Biện pháp về mô hình và chính sách phòng chống gian lận ......... 66 3.1.2. Biện pháp về quy trình và các công cụ phòng chống gian lận ....... 71 3.2. Đề xuất đối với NHNN và các cơ quan hữu quan ................................................75 3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về phòng chống gian lận......................................................................................................... 76 3.2.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ triển khai phòng chống gian lận tại các NHTM .............................................................................................. 77 3.2.3. Củng cố, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngân hàng .................. 79 3.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ..................... 79 3.3. Đề xuất đối với các hiệp hội ngân hàng ............................................ 80 3.3.1. Hỗ trợ các cơ quan hữu quan trong việc ban hành những văn bản, hính sách về quản lý rủi ro hoạt động ....................................................... 82 3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường mối liên hệ với các tổ chức liên quan trong nước và quốc tế ................................................... 82 3.3.3. Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thành viên ................................ 83 KẾT LUẬN .......................................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................87
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết STT Từ đầy đủ tắt 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 E&Y Công ty kiểm toán Ernst & Young Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FDI Foreign Direct Investment Maritime Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 4 Bank Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 QLRR Quản lý rủi ro Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát 8 RCSA Risk control self assessment 9 TCTD Tổ chức tín dụng 10 TMCP Thương mại cổ phần Hiệp hội Ngân hàng 11 VNBA Vietnam Banks Association
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê các vụ gian lận bên ngoài trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017 ..................................................................................33 Bảng 2.2. Thống kê các vụ gian lận nội bộ trong nghiệp vụ tín dụng tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017.....................................................................................................35 Bảng 2.3. Một số hành vi gian lận điển hình trong nghiệp vụ tín dụng tại các TCTD tại Việt Nam ..........................................................................................................36 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát phòng chống gian lận..........................37 Bảng 3.1 Bảng câu hỏi “Am hiểu đồng nghiệp” minh họa ........................................72 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Tam giác gian lận theo lý thuyết của Donald R. Cressey .........................15 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Maritime Bank ................................................................28 Hình 2.2. Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012- 2016 ..............................................................................................30 Hình 2.3. Tổng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 ...............................................................................................................31 Hình 2.4. Tổng thu nhập trƣớc chi phí hoạt động theo loại nghiệp vụ....................32 tại Maritime Bank trong giai đoạn 2012 - 2016 ...........................................................32 Hình 2.5. Bức tranh gian lận nội bộ nghiệp vụ tín dụng của Maritime Bank ........35 Hình 2.6. Kết quả khảo sát phòng chống gian lận tại các NHTM Việt Nam..........46 Hình 2.7. Khung phòng chống gian lận tại của Maritime Bank.............................41 Hình 2.8. Cấu trúc quản trị trong phòng chống gian lận tại Maritime Bank ........43 Hình 2.9. Minh họa phân tích nguyên nhân gốc rễ bằng phƣơng pháp 5 Whys ...53 Hình 2.10. Minh họa phân tích nguyên nhân bằng phân tích lƣu đồ quy trình ....53 Hình 2.11. Minh họa giao diện công cụ Blacklist tại Maritime Bank ......................56
- TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết cùng với phương pháp chuyên gia và phối hợp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc tìm ra các khuyến nghị, đề xuất hữu ích cải thiện hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Trong chương I, luận văn đã khái quát hóa được những lý thuyết chung về gian lận và phòng chống gian lận, chỉ ra 03 nguyên nhân hình thành gian lận, từ đó xây dựng khung phòng chống nhằm xử lý các nguyên nhân hình thành nên hành vi gian lận nêu trên. Trong chương II, từ việc phân tích cách thức phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam theo khung đã nêu trong chương I, từ đó chỉ ra các kết quả đạt được và hạn chế trong công tác phòng chống gian lận tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các hạn chế này được phân chia 2 nhóm: mô hình chính sách và nhóm công cụ phòng chống gian lận. Chương II cũng phân tích thực trạng, xu hướng gian lận nội bộ và bên ngoài trong hoạt động tín dụng và chỉ ra các hành vi gian lận phổ biến nhất tại ngân hàng thông qua các dữ liệu từ lịch sử. Từ việc chỉ ra hạn chế trong chính sách và công cụ, cũng như tìm hiểu cách thức phòng chống gian lận tại các NHTM khác và qua việc tổng hợp kết quả khảo sát các nhân sự trong ngành ngân hàng, luận văn đưa ra các khuyến nghị cụ thể, có minh họa để cải thiện chính sách, quy trình và công cụ phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng, áp dụng phù hợp với thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Các đề xuất, khuyến nghị này cũng dễ dàng được thực thi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phòng chống gian lận trong thời gian tới, không chỉ tại
- Ngân hàng Maritime Bank và còn có thể vận dụng cho các Ngân hàng khác. Có 06 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về mô hình, chính sách đó là: Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa Phòng Quản lý rủi ro hoạt động và bộ phận Phòng chống gian lận cùng thuộc Khối Quản lý rủi ro; Ngân hàng cần tạo mối quan hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc điều tra và xử lý gian lận; Tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm và không khoan nhượng với mọi hành vi gian lận; Điều chỉnh chính sách nhân sự phù hợp; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán và cuối cùng là mua bảo hiểm rủi ro gian lận để xử lý với các rủi ro gian lận còn lại. Có 05 biện pháp cải thiện chủ yếu trong nhóm về công cụ phòng chống gian lận đó là: Bổ sung công cụ “Am hiểu đồng nghiệp”; Triển khai kiểm tra, kiểm soát tuân thủ với hồ sơ tín dụng; Theo dõi chỉ số về gian lận (KRI); Hoàn thiện quy trình phòng chống gian lận; Nghiên cứu và triển khai một số kỹ thuật phân tích dữ liệu kế toán pháp lý trong phòng chống gian lận. Trong các biện pháp cải thiện nêu trên, quan trọng nhất là triển khai kiểm tra tuân thủ hồ sơ tín dụng và tăng cường mối quan hệ với cơ quan hữu quan để điều tra, xử lý gian lận. Mỗi biện pháp đã có minh họa cụ thể việc triển khai vì vậy ngân hàng dễ dàng áp dụng và thực thi các biện pháp này trong vòng 2 năm tới và sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý gian lận cũng như nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý gian lận nói chung. Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan (Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng) trong việc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ cũng như nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng chống gian lận cho các ngân hàng tại Việt Nam, góp phần vào sự hoàn thiện, hiệu quả của công tác phòng chống gian lận trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần định hướng về chính sách chung cho các tổ chức tín dụng và Hiệp hội Ngân hàng là cầu nối giúp các tổ chức tín dụng chia sẻ thông tin, hợp tác với nhau trong phòng chống gian lận, cũng như là cơ quan đầu mối tổ chức các hội thảo, chuyên đề, các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý rủi ro gian lận cho các tổ chức tín dụng thành viên.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Trong 20 năm trở lại đây, lĩnh vực Tài Chính – Ngân hàng đã chứng kiến hàng loạt những vụ gian lận, gây ra các tổn thất rất lớn thậm chí có thể dẫn tới sự phá sản của một số ngân hàng như ngân hàng Barings – NHTM lâu đời nhất nước Anh vào năm 1995 do hành vi gian lận của một giám đốc kinh doanh chứng khoán thông qua thủ đoạn dùng một tài khoản trung gian của ngân hàng để che giấu những khoản lỗ khổng lồ (Johannes Rohde 1995, tr. 24). Hay như mới đây là vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Ấn Độ với con số thiệt hại 1,8 tỷ USD trong 7 năm mà không được phát hiện. Một cựu nhân viên tại Ngân hàng Quốc gia Punjab (PNB) thiết kế các giao dịch giả, bảo lãnh cho tỷ phú kim hoàn Nirav Modi vay từ nước ngoài mà không có bất kỳ tài sản thế chấp nào. Từ 2011 đến đầu 2017, các giao dịch trị giá 65 tỷ rupi (một tỷ USD) được phát hành, tiếp theo là 49 tỷ rupi khác từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 (Vinacorp, ngày 23/02/2018). Những vụ việc trên đã dấy lên mối quan tâm của cả thế giới về một loại rủi ro mới nhưng đã tồn tại từ rất lâu trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng, rủi ro gian lận. Gian lận có thể đánh giá là loại rủi ro xảy ra nhiều nhất, gây tổn thất lớn nhất và khó dự đoán nhất trong các loại rủi ro hoạt động. Không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào trên thế giới không phải đối mặt với vấn đề gian lận. Nguy cơ gian lận xảy ra với bất kỳ nghiệp vụ nào của một ngân hàng dù là đầu tư, tín dụng, huy động hay thậm chí là cả hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng. Hàng loạt các vụ án kinh điển với thủ đoạn nhân viên chiếm dụng tiền gửi khổng lồ của khách hàng mới xảy ra thời gian qua làm các ngân hàng Việt Nam như ngồi trên đống lửa điển hình như vụ án Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất, vụ án hơn 20 Khách hàng gửi 400 tỷ ở Ocean Bank Hải Phòng bị nhân viên ngân hàng chiếm đoạt rồi bỏ trốn (VNexpress, ngày 17/9/2017 và 22/02/2018). Không chỉ có hành vi chiếm dụng tiền, với việc áp dụng các công nghệ trong hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng còn phải đối mặt với các hacker luôn tìm mọi cách tấn công hệ thống như virus tống tiền có tên WannaCry lây lan khắp thế giới. Đối với các ngân hàng Việt Nam, dù đang có xu hướng dịch chuyển dần nhưng tín
- 2 dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động của một ngân hàng. Việc đối phó với gian lận trong tín dụng (gồm cả gian lận nội bộ và bên ngoài) là vấn đề nhức nhối mà chỉ cần chủ quan, buông lỏng thì thiệt hại mà các ngân hàng phải chịu là rất lớn. Nhiều vụ án gian lận tín dụng hiện đang được đưa ra xét xử gây xôn xao dư luận như vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như với sai phạm liên quan đến nghiệp vụ cho vay với tài sản thế chấp là các hợp đồng tiền gửi tại hàng loạt các ngân hàng, vụ án 5 ngân hàng bị kho “hàng giả” qua mặt lừa đảo 200 tỷ đồng gồm Seabank, Techcombank, LienVietPostBank, PG Bank và Navibank (nay đổi tên là NCB). Không chỉ khiến các Ngân hàng lo lắng vì khả năng gây thiệt hại khó lường, gian lận trong hoạt động tín dụng còn luôn là nỗi ám ảnh của các cán bộ ngân hàng bởi cho dù là bị khách hàng lừa đảo hay do có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng thì tội danh “vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” luôn là mối đe dọa treo lơ lửng trên đầu của bất kỳ cán bộ tín dụng nào khiến họ phải dè chừng và tỉnh táo trong các giao kết tín dụng với Khách hàng. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) cũng như hàng loạt các ngân hàng khác tại Việt Nam đang tập trung nguồn lực lớn cho công tác phòng chống gian lận bên cạnh việc tập trung chạy đua tăng trưởng tín dụng bởi các ngân hàng đều hiểu rõ tăng trưởng đi đôi với rủi ro nói chung và rủi ro gian lận tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, công tác phòng chống gian lận của Maritime Bank mới chỉ được tập trung trong thời gian tương đối ngắn là vài năm trở lại đây, vì vậy không tránh khỏi các hạn chế, bất cập cần điều chỉnh. Các vụ gian lận lớn trong cả lĩnh vực tín dụng và tiền gửi vẫn xảy ra hàng năm tại Maritime Bank, gây tổn thất lớn cho ngân hàng không chỉ về tài chính mà còn về uy tín của ngân hàng, thậm chí một hai vụ lớn đã có thể lấy đi gần như toàn bộ lợi nhuận trong kinh doanh của mảng đó trong cả năm, trong khi đó công tác phòng chống gian lận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em đã thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)” với mong muốn có thể
- 3 đưa ra những đánh giá, khuyến nghị xác đáng và hữu ích từ thực tế triển khai phòng chống gian lận tại một NHTM cụ thể, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm chung cho các NHTM Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương I. Cơ sở lý luận về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Chương II. Thực trạng hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương III. Một số biện pháp cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam II. Tình hình nghiên cứu Cùng chung mối quan tâm về phòng chống gian lận, nhiều tác giả quốc tế và Việt Nam đã có những bài nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên nghiên cứu chi tiết và cụ thể về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thì số lượng các bài còn hạn chế, các nghiên cứu liên quan đến gian lận chủ yếu tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu xảy ra gian lận của con người hoặc nguyên nhân, dấu hiệu liên quan đến các gian lận báo cáo tài chính, gian lận thẻ. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Một trong số các nghiên cứu về gian lận nổi tiếng trên thế giới phải kể đến nghiên cứu về gian lận của D. W. Steve Albrecht (How to detect and prevent business fraud, D. W. Steve Albrecht, 1990) và công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) (ACFE 2010, tr.35). Nghiên cứu về nguyên nhân hình thành gian lận của D. W. Steve Albrecht: D. W. Steve Albrecht là nhà tội phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham Young (Mỹ). Ông cùng với 2 đồng sự Keith Howe và Marshall Rommey đã tiến hành phân tích 212 trường hợp gian lận. Phương pháp luận nghiên cứu của Albrecht
- 4 là khảo sát thông tin thông qua sử dụng bảng câu hỏi. Những người tham gia vào công trình nghiên cứu này là kiểm toán viên nội bộ ở các công ty tại Mỹ. Thông qua khảo sát, ông đã thiết lập các biến số liên quan đến gian lận và đã xây dựng danh sách 50 dấu hiệu đỏ về chỉ dẫn gian lận, lạm dụng. Các biến số này tập trung vào 2 vấn đề chính: dấu hiệu của nhân viên và đặc điểm của tổ chức. Mục đích công trình nghiên cứu này là giúp xác định các dấu hiệu quan trọng của sự gian lận để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện chúng. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra các biện pháp phòng ngừa gian lận hiệu quả. Công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) Bổ sung các biện pháp phòng ngừa gian lận so với nghiên cứu của D. W. Steve Albrecht, công trình nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (The Association of Certified Fraud Examiners-ACFE) công bố báo cáo hoàn thiện năm 2010 chỉ ra được các loại gian lận chủ yếu, người thực hiện gian lận và tổn thất do hành vi gian lận gây ra, đồng thời chỉ ra 5 biện pháp chính để phòng ngừa gian lận đó là kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, biện pháp giáo dục, đường dây nóng (hotline) và kiểm tra đột xuất. Để xem xét tính hữu hiệu của mỗi biện pháp kiểm soát, ACFE đã tiến hành so sánh loại thiệt hại trung bình của các công ty có biện pháp kiểm soát và các công ty không có các biện pháp kiểm soát. Dù không thể có các chỉ dẫn rõ ràng cho giá trị của mỗi biện pháp kiểm soát, bởi lẽ thường nhiều biện pháp kết hợp mới đem lại hiệu quả nhưng kết quả nghiên cứu vẫn giúp hình dung tác động của từng biện pháp đối với việc giảm thiểu gian lận. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: Luận án tiến sỹ đề tài “Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính” của TS. Nguyễn Thành Trung – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016 phân tích gian lận dưới góc độ gian lận báo cáo tài chính, chỉ ra các yếu tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận báo cáo tài chính, nguyên nhân hình thành gian lận báo cáo tài chính và trách nhiệm các bên liên quan.
- 5 Luận án tiến sỹ đề tài “Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS. Lê Thị Vân Khanh- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016 nhìn nhận về gian lận và phòng chống rủi ro gian lận dưới góc độ là một loại rủi ro hoạt động lớn mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt. Từ đó đánh giá công tác phòng chống gian lận nói riêng và quản trị rủi ro hoạt động nói chung tại các ngân hàng. Luận văn đề tài “Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội” – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2016 có phân tích tình hình gian lận thẻ bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội, chỉ ra rủi ro gian lận thường phát sinh trong khâu phát hành và khâu thanh toán các loại thẻ ngân hàng. Các bài nghiên cứu về gian lận: TS. Lê Thị Thu Hà cũng có bài nghiên cứu về “Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại” đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán. Bài nghiên cứu chỉ ra được các hành vi gian lận chủ yếu theo từng bước của quy trình tín dụng và chỉ ra một số dấu hiệu của các hành vi gian lận này. Chỉ ra nguyên nhân theo từng bước của quy trình tín dụng, bài phân tích của ThS. Nguyễn Dương Hùng của Học Viện Ngân hàng với đề tài “Phát hiện rủi ro từ quy trình tín dụng” đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng, có bao gồm rủi ro gian lận. Bài phân tích cũng đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến danh mục, bảo hiểm, công nghệ thông tin, marketing... để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng. Bài viết do cán bộ ngành ngân hàng thực hiện phải kể đến bài phân tích của Thái Đức Minh- Cán bộ ngân hàng Vietcombank đăng trên trang chủ của Ngân hàng Nhà nước về “Nhận diện gian lận nội bộ trong quan hệ với quản trị rủi ro hoạt động” chỉ ra một số hình thức gian lận nội bộ điển hình tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua, đồng thời mô tả các công cụ cơ bản để kiểm soát và ngăn chặn hành vi gian lận nội bộ mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng
- 6 (gồm Phân chia công việc theo chức năng và nhiệm vụ, Công cụ kiểm soát từ hệ thống công nghệ thông tin, Hệ thống văn bản, quy định, quy trình nội bộ). Bài viết cũng chỉ ra mối quan hệ giữa quản trị rủi ro hoạt động với phòng ngừa và kiểm soát gian lận nội bộ, chỉ ra bản chất gian lận là một loại rủi ro hoạt động lớn mà ngân hàng phải đối mặt. Tuy nhiên, như phân tích ở trên cho thấy, hiện nay chưa có bài phân tích, nghiên cứu nào về hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank), vì vậy luận văn này sẽ căn cứ trên việc nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết về phòng chống gian lận và các công trình nghiên cứu về gian lận tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như rút kinh nghiệm từ thực tế triển khai phòng chống gian lận tại Maritime Bank và một số tổ chức tín dụng khác để đưa số một số biện pháp để cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng Maritime Bank. III. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng một cách khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá thực trạng triển khai phòng chống gian lận tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Sau cùng là đưa ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi không chỉ đối với bản thân các ngân hàng, mà rộng hơn là đối với các cơ quan hữu quan. IV. Mục đích nghiên cứu Tìm ra những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi góp phần cải thiện hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. V. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- 7 VI. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là hoạt động phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam từ năm 2015 đến 2017. Luận văn tập trung chủ yếu nghiệp vụ cho vay vì đây là nghiệp vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ tín dụng và cách thức phòng chống gian lận áp dụng cho hoạt động cho vay có thể được áp dụng cho các nghiệp vụ tín dụng khác một cách tương tự. VII. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuyên suốt luận văn là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong Chương I, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được kết hợp cùng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm khái quát một cách đầy đủ và hệ thống nhất những nội dung cơ bản về phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng. Tiếp đó, để đưa ra những nhận định thực tế và chính xác về thực trạng công tác phòng chống gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong Chương II, em đã sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua hình thức phỏng vấn những nhân sự cấp cao có chuyên môn về phòng chống gian lận trong ngân hàng. Với Chương III, phương pháp chuyên gia tiếp tục được vận dụng, đồng thời, phối hợp cùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện hoạt động phòng chống gian lận nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- 8 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về gian lận trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM 1.1.1. Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ tín dụng của NHTM 1.1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM NHTM là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên trên thế giới và ngày nay đã trở thành loại hình ngân hàng lớn nhất, phổ biến nhất và có vai trò quan trọng nhất trong các trung gian tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM cũng phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng. Theo Peter S.Rose, “NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất (đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán)” (Peter S. Rose 2001, tr. 53). Theo đó, NHTM được xem xét dưới góc độ rộng hơn, hoạt động phong phú hơn với “danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất”. Tại Việt Nam, căn cứ khoản 2 điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số: 47/2010/QH12) do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2). Tiếp đó, khoản 3 điều 4 Luật này có nêu: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Luật Các tổ chức tín dụng, tr.2). Theo đó, hoạt động ngân hàng được định nghĩa tại khoản12 điều 4 Luật này như sau: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Tóm lại, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện việc kinh
- 9 doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nằm mục tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó, NHTM được phép thực hiện một số nghiệp vụ cơ bản như sau: Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn là việc ngân hàng thực hiện thu hút nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế thặng dư vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Đây là nghiệp vụ khởi đầu, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của NHTM. Một số nguồn huy động vốn chính của ngân hàng, gồm có: Nguồn từ chủ sở hữu, nguồn tiền gửi, nguồn vay mượn,… Nghiệp vụ tín dụng: Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các NHTM, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng và là thành phần tài sản sinh lời nhiều nhất cho NHTM. Nghiệp vụ cấp tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Các NHTM luôn phấn đấu để đạt mức dư nợ cao nhất bởi thu lãi cho vay là nguồn thu chính, tuy nhiên, bên cạnh đó nghiệp vụ này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. NHTM thực hiện cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu dưới các hình thức sau đây: Cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh tán trong nước, bao thanh toán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận;… Nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán: Đây là nghiệp vụ mang tính dịch vụ đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó, nó còn tạo ra một nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh toán. NHTM có thể cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng các dịch vụ thanh toán như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tín dụng chứng từ L/C, thẻ ngân hàng, …Nhờ có các dịch vụ thanh toán, ngân hàng không những thu được các khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ. Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng – công cụ sinh lời chủ yếu của NHTM thì nghiệp vụ đầu tư tài chính cũng chiếm tỉ trọng đáng kể trong
- 10 tổng lợi nhuận và góp phần phân tán rủi ro cho NHTM. Đầu tư tài chính là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, đầu tư vào các tài sản tài chính như: giấy tờ có giá của Nhà nước, chứng khoán của công ty và các công cụ tài chính phái sinh. Khi thực hiện nghiệp vụ này, các NHTM chủ yếu hướng đến mục đích sinh lời, tiếp đến là đa dạng hoá danh mục tài sản nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng thanh khoản và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các nghiệp vụ khác: Ngày nay, các NHTM ngày càng quan tâm phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời, tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú, gồm có: dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh vàng, dịch vụ ủy thác, dịch vụ giữ hộ tài sản, … Như vậy, NHTM là một loại hình trung gian tài chính, có chức năng cơ bản là chuyển vốn từ nơi dư thừa tới nơi thiếu hụt. Với chức năng cơ bản đó, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các NHTM. Nghiệp vụ tín dụng cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. 1.1.1.2. Nghiệp vụ tín dụng của NHTM Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại, nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu. Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành: Căn cứ vào mục đích: Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai.
- 11 Cho vay công nghiệp và thương mại: loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay nông nghiệp. Thuê mua và các loại khác. Căn cứ vào thời hạn cho vay. Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp. Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt năm thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm.Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm. Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng. Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,… Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.
- 12 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả. Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Cho vay hoàn trả theo yêu cầu. Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: Tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng. 1.1.2. Gian lận và nguyên nhân hình thành gian lận 1.1.2.1. Khái niệm gian lận Chưa có khái niệm nào về gian lận nào được đưa ra và được hiểu thống nhất bởi vì ở các lĩnh vực khác nhau sẽ đưa ra các khái niệm về gian lận khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác. Theo nghĩa rộng gian lận là việc xuyên tạc sự thật, thực hiện các hành vi không hợp pháp nhằm lường gạt, dối trá để thu được một lợi ích nào đó. Ba biểu hiện thường thấy của gian lận là: chiếm đoạt, lừa đảo và ăn cắp. Khái niệm “gian lận” trong công tác kiểm toán, theo đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 mục “Gian lận và sai sót” thì: Gian lận là những hành vi chủ yếu lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, tài sản, công quỹ, liên quan đến việc xuyên tạc thông tin hoặc giấu giếm thông tin. Dù có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về gian lận tương ứng với từng lĩnh vực, nhưng tựu chung lại đối với lĩnh vực ngân hàng thường được hiểu: Gian lận là các hành vi có chủ ý của cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân, nhóm người có liên quan, cho tổ chức mà các hành vi này vi phạm quy định pháp luật hoặc quy định của ngân hàng, gây ra thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại cho ngân hàng (gồm cả thiệt hại tài chính và phi tài chính). Khi gian lận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn