Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác Lênin. Khi sử dụng phương pháp luận này sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận động. Điều này giúp cho việc xác định, phân loại nguyên nhân gây ra RRTD và những mối liên hệ của quản trị RRTD trong hoạt động của tổ chức, từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét khách quan phù hợp với thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỤY VY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỤY VY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRANG THỊ TUYẾT THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thụy Vy
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung, Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trang Thị Tuyết đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu. Cô luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn quan tâm giúp đỡ, cung cấp rất nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Trân trọng! Học viên Nguyễn Thụy Vy
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 7 1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương ...................... 7 1.1.1. Định nghĩa về rủi ro tín dụng ......................................................................... 7 1.1.2. Các bộ phận của rủi ro tín dụng ..................................................................... 8 1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng .................................................................. 10 1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng .......................................................................... 13 1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng................................................................... 14 1.2. Lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương........... 17 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ................................................................ 17 1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng ....................................................... 18 1.2.3. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................ 19 1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ................................................................. 20 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng ......................................... 31 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế giới 34 1.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng .......................... 34 1.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo nguyên tắc tín dụng thận trọng ........................ 35 1.3.3. Quản trị rủi ro tín dụng bằng hạn mức cho vay ............................................ 35 1.3.4. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát ........................... 36 Kết luận chương 1 ................................................................................................. 36 Chương 2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................................................................. 37 2.1. Khái quát về Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................. 37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 37 2.1.2. Kết quả hoạt động ........................................................................................ 42 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................... 47 2.2.1. Tình hình cho vay ........................................................................................ 47 2.2.2. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, theo thành phần kinh tế, theo lĩnh vực cho vay .......... 51 2.2.3. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro ............................... 54 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 55 2.3.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng ........................................ 55 2.3.2. Chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro tín dụng ........................... 57 2.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng ................................................................. 62 2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế.......................... 75 2.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 75 2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục...................................................................... 78 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên........................................................... 80 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 83 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................................ 84 3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế .................... 84 3.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 84 3.1.2. Quan điểm ................................................................................................... 84
- 3.1.3. Phương hướng ............................................................................................. 85 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 85 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự quản trị rủi ro tín dụng... 85 3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản trị rủi ro tín dụng ............... 89 3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng .................. 92 3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất quản trị rủi ro ........................ 97 3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng ......... 98 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ năng lực phòng chống rủi ro cho khách hàng ......... 100 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 101 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích CIC Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HUEDCF Quỹ Đầu tư Phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế KH Khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Công ty Moody’s và Standard & Poor’s ............. 28 Bảng 2.1: Vốn hoạt động của HUEDCGF giai đoạn 2016-2018 ............................ 43 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của HUEDCGF giai đoạn 2016-2018 ....................... 45 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của nhận ủy thác của HUEDCGF ............................. 46 giai đoạn 2016-2018 .............................................................................................. 46 Bảng 2.4: Tình hình cho vay đầu tư của HUEDCGF giai đoạn 2016-2018 ............ 48 Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn đầu tư xã hội của HUEDCGF ............................. 49 giai đoạn 2016-2018 .............................................................................................. 49 Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay đầu tư theo ngành kinh tế của HUEDCGF .................... 51 giai đoạn 2016-2018 .............................................................................................. 51 Bảng 2.7: Tình hình cho vay đầu tư theo thành phần kinh tế của HUEDCGF giai đoạn 2016-2018 ..................................................................................................... 53 Bảng 2.8: Tình hình cho vay đầu tư theo địa bàn của HUEDCGF.......................... 54 giai đoạn 2016-2018 .............................................................................................. 54 Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của HUEDCGF .............................. 54 giai đoạn 2016-2018 .............................................................................................. 54 Bảng 2.10: Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội HUEDCGF được thực hiện cho vay đầu tư ............................................................ 58 Bảng 2.11: Hạn mức cho vay tại HUEDCGF......................................................... 59 Bảng 2.12: Bảng lãi suất cho vay cụ thể của HUEDCGF từ tháng 8/2017 đến nay 61 Bảng 2.13: Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm theo xếp hạng tín dụng của HUEDCGF ... 62 Bảng 2.14: Thẩm định năng lực của khách hàng tại HUEDCGF ............................ 64 Bảng 2.15: Các nhóm chỉ tiêu tài chính trong phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại HUEDCGF .................................................................................... 65 Bảng 2.16: Phân tích và đánh giá dự án đầu tư của khách hàng tại HUEDCGF ..... 67 Bảng 2.17: Bảng phân loại khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của HUEDCGF ............................................................................................................ 70 Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của HUEDCGF .................................................... 72 Bảng 3.1: Hệ số rủi ro đối với một số tài sản bảo đảm tại HUEDCGF (đề xuất) .... 90
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng vốn cho vay của HUEDCGF giai đoạn 2016-2018 .............. 51 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của HUEDCGF ........................................................... 41 Sơ đồ 2.2: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng của HUEDCGF ..... 68 Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của HUEDCGF (đề xuất) .................... 86
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế phát triển và quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại một môi trường kinh doanh năng động cho các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong tiến trình đó, hoạt động tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối điều hòa lưu chuyển nguồn vốn trong xã hội. Tuy nhiên, rủi ro từ hoạt động tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây nên hậu quả rất nghiêm trọng; ảnh hưởng đến sự an toàn, hiệu quả, uy tín của TCTD và của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh; góp phần nâng cao uy tín của TCTD đối với KH. Trải qua hơn 03 năm hình thành và phát triển, HUEDCGF luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của tỉnh để thực hiện các dự án kinh doanh của mình. Bên cạnh một số thành tích đạt được trong công tác quản trị RRTD, HUEDCGF vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD tại HUEDCGF, đồng thời xác định được tầm quan trọng của việc hạn chế RRTD đối với hoạt động cho vay của HUEDCGF, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị RRTD, đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu như sau: Luận án tiến sĩ Luận án “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay” của nghiên cứu sinh Lê Đức Thọ, bảo vệ năm 2005 tại Học 1
- viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam, nêu lên được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng và giải pháp để hạn chế RRTD trong các ngân hàng thương mại. Luận án “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Thị Huyền Diệu, bảo vệ năm 2010 tại Học viện Ngân hàng Hà Nội. Nội dung đề tài chủ yếu xem xét những lý thuyết cơ bản về rủi ro và quản lý RRTD dưới góc độ rủi ro giao dịch, chưa đi sâu vào các góc độ khác của RRTD, cũng như đề ra các giải pháp để hạn chế RRTD. Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn trước và sau năm 2000, khi hệ thống văn bản pháp luật đang dần được hoàn thiện, chính sách cho vay chưa đạt được tầm chiến lược, chưa đạt được nguyên tắc thị trường nên một số nội dung đã không còn phù hợp với các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Luận án “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Nội dung của đề tài đã tiếp cận quản trị RRTD theo thông lệ quốc tế, phạm vi nghiên cứu rộng; tập trung phân tích thực trạng quản trị RRTD trên các góc độ khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, luận án chưa đưa ra nhận định rằng ngân hàng nên chọn mô hình quản trị RRTD nào. Luận án “Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Tú, bảo vệ năm 2013 tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án dựa trên những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản trị RRTD trong hoạt động ngân hàng; chỉ ra những mặt đã đạt được và những hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại ngân hàng Công Thương Việt Nam; từ đó đề xuất những mô hình thích hợp để ngân hàng Công Thương có thể áp dụng nhằm 2
- nâng cao công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, luận án chưa đánh giá rằng tại ngân hàng nên áp dụng mô hình quản trị rủi ro nào là phù hợp. Luận văn thạc sĩ Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của học viên Nguyễn Quang Vinh, bảo vệ năm 2007 tại Đại học Ngoại thương TP Hồ Chí Minh. Nội dung của luận văn chỉ tập trung phân tích về RRTD mà chưa đi sâu vào nghiên cứu những nội dung chính trong quản trị RRTD cũng như các chuẩn mực đánh giá về quản trị RRTD. Luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng” của học viên Thân Thị Thanh Thảo, bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Đà Nẵng. Nội dung đề tài đã đưa ra được những khái niệm cơ bản nhất về tín dụng, RRTD, những nguyên nhân dẫn đến RRTD của ngân hàng, phân loại RRTD, các giải pháp hạn chế RRTD. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến các tiêu chí để đánh giá RRTD, sự cần thiết của công tác quản trị RRTD, các dấu hiệu cảnh báo RRTD để từ đó đề ra các giải pháp hạn chế RRTD trong ngân hàng. Luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” của học viên Nguyễn Mạnh Phát, bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học quốc gia Hà Nội. Nội dung đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị RRTD. Tuy nhiên, đề tài chỉ phân tích thực trạng RRTD, chưa phân tích được thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng này. Chính vì vậy, đề tài chưa đề xuất được chính sách tín dụng hiệu quả và mô hình quản trị rủi ro phù hợp cho ngân hàng để góp phần giảm thiểu RRTD. Luận văn "Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương" của học viên Đặng Thị Thu Hà, bảo vệ năm 2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đúc kết lại những lý thuyết cơ bản về RRTD, tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị RRTD, đi sâu vào phân tích các quy trình cấp tín dụng, các văn bản quy chế hiện đang áp dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương. Luận văn đánh giá công tác quản trị RRTD thông qua một số công cụ đo lường quản trị RRTD như: Xếp hạng KH, kiểm 3
- tra giám sát tín dụng...Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa nghiên cứu đến mô hình quản trị RRTD hiện nay của Ngân hàng TMCP Đại Dương. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể về quản trị RRTD tại HUEDCGF. Do đó, việc lựa chọn đề tài này của tác giả không trùng lắp với các đề tài nói trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại HUEDCGF. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD của HUEDCGF. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại HUEDCGF. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD của HUEDCGF. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản trị RRTD của HUEDCGF. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung toàn diện về công tác quản trị RRTD. - Về mặt không gian: Quản trị RRTD tại HUEDCGF. - Về mặt thời gian: Số liệu phân tích thực trạng trong giai đoạn 2016-2018. Các giải pháp đưa ra trong giai đoạn từ năm 2019 trở đi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác Lênin. Khi sử dụng phương pháp luận này sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận động. Điều này giúp cho việc xác định, phân loại nguyên nhân 4
- gây ra RRTD và những mối liên hệ của quản trị RRTD trong hoạt động của tổ chức, từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét khách quan phù hợp với thực tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng quan tài liệu: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản trị RRTD cũng như các nghiên cứu có liên quan đến quản trị RRTD nhằm có cách nhìn tổng quát đối với nội dung nghiên cứu, rút ra các điểm chung. - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Luận văn vận dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của HUEDCGF; các số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế; từ sách, báo, tạp chí ở lĩnh vực có liên quan. - Phương pháp thống kê, mô tả so sánh: Trên cơ sở các số liệu thứ cấp tổng hợp được, tác giả tiến hành thống kê, mô tả, đối chiếu, so sánh để phân tích và đánh giá thực trạng quản trị RRTD của HUEDCGF. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Luận văn xây dựng khung lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương; đưa ra một số nội dung về quản trị RRTD theo chuẩn mực quốc tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn đánh giá được thực trạng, chỉ rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại HUEDCGF. Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của HUEDCGF nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của đơn vị này. 7. Kết cấu của đề tài Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. 5
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế. 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Lý luận về rủi ro tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương 1.1.1. Định nghĩa về rủi ro tín dụng P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Như vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyên là RRTD. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD: Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange thì RRTD được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của tổ chức tín dụng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Theo quan điểm của ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của tổ chức tín dụng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Theo khái niệm này thì RRTD có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa TCTD và KH mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà TCTD thực hiện. Theo The World Bank, RRTD tức là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệ hơn là không được chi trả toàn bộ, điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của TCTD. Theo cách hiểu tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi 7
- nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” . Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, có thể tóm lược cách hiểu về RRTD của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương như sau: RRTD là rủi ro do phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, biểu hiện thực tế qua việc KH không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký. Trong hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, RRTD là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến giải thể. Ngoài ra, có thể hiểu RRTD theo nghĩa xác suất, theo đó là khả năng có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn về lúc này Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chưa biết chắc giao dịch đó hoàn thành hay không. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị RRTD của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được chủ động hơn. 1.1.2. Các bộ phận của rủi ro tín dụng RRTD được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục tiêu quản trị rủi ro. 1.1.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được phân chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. - Rủi ro giao dịch: Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, đánh giá KH và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch là loại hình RRTD phát sinh trong quá trình giao dịch tín dụng giữa Quỹ Đầu tư phát triển địa phương và KH. Rủi ro giao dịch là loại rủi ro mang nặng tính chủ quan của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương trong quá trình tác nghiệp, bao gồm: + Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để ra quyết định cho vay chưa tốt. Phân tích, đánh giá KH thiếu bao quát, còn nhiều sơ hở. 8
- Phân tích, lựa chọn phương án vay vốn của KH còn lỏng lẻo, qua loa. Lựa chọn phương án thu nợ thiếu cân nhắc, có nhiều sơ hở dẫn đến rủi ro. + Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay như các tiêu chuẩn về bảo đảm mức tiền vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm. Điều khoản bảo đảm tín dụng thiếu chặt chẽ, rõ ràng. Danh mục tài sản bảo đảm thiếu tính cụ thể. Hình thức bảo đảm và phương pháp xử lý tài sản còn bất cập. Ty lệ bảo đảm tài sản thiếu dứt khoát, rõ ràng. + Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục: Rủi ro danh mục là RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay. Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan lại vừa tác động của các nhân tố khách quan. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn. + Rủi ro tập trung: Liên quan đến đến việc kém đa dạng hóa cho vay như cho vay quá nhiều vào một số KH, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc có thể là cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2.2. Căn cứ vào tính chất của rủi ro - Rủi ro khách quan: Là RRTD xảy ra do thiên tai, địch hoạ, người vay trốn chạy, mất tích hoặc do những tác động ngoài dự kiến làm cho thất thoát vốn vay. - Rủi ro chủ quan: Là RRTD xảy ra do KH hoặc Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vô tình hay cố ý làm cho thất thoát vốn vay. 9
- 1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 1.1.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan - Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: + Rủi ro do tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. + Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Tình trạng này cũng có thể kéo theo việc tập trung đầu tư tín dụng quá mức của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cho một số ngành kinh tế và hệ quả không tránh khỏi là RRTD tập trung trên danh mục của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. + Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tình hình kinh tế vĩ mô trong nước dẫn đến các trường hợp bất ổn về các chỉ số tài chính như lạm phát cao, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái không ổn định... có thể là các tác nhân dẫn đến rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các KH) cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. - Rủi ro môi trường pháp lý không thuận lợi: + Sự chồng chéo, kém hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước, hành lang pháp luật yếu, thường xuyên thay đổi và không đồng bộ, việc thực thi pháp luật một cách chậm chạp có thể là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đây là điều không tránh khỏi tại các quốc gia kém hoặc đang phát triển. + Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của cơ quan giám sát. Đây là nhân tố tác động hai chiều đối với hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Ở chiều tích cực, nếu cơ quan giám sát có thể tạo tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương trong việc phòng chống rủi ro, dẫn đến nhiều khi xử lý rủi ro chậm trễ, hậu quả khắc phục rất thấp. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 20 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 37 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 25 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 11 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn