intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

75
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định tỷ giá thực và đo lường tác động của tỷ giá thực đối với cán cân thương mại Việt Nam, nhận định về tình hình biến động tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó đề xuất một số gợi ý chính sách tỷ giá nhằm duy trì khả năng cạnh tranh hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ NHẬT VY TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ NHẬT VY TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Hà Quang Đào TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. TÓM TẮT Nghiên cứu tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 với mục tiêu xác định tỷ giá thực và đo lường tác động của tỷ giá thực đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nhận định về tình hình biến động tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Tác giả vận dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng trong nghiên cứu của đề tài. Phương pháp định tính được áp dụng thông qua phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp trong việc phân tích làm rõ về mặt lý thuyết và thực tế về tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam. Phương pháp định lượng sử dụng mô hình hồi quy của Mohsen Bahmani – Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) để phân tích mối quan hệ tương quan giữa tỷ giá thực và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu. Với biến chỉ số tỷ giá thực song phương RER, kết quả ước lượng cho thấy RER nghịch biến với cán cân thương mại, nghĩa là khi chỉ số RER tăng 1%, đồng nghĩa với VND mất giá thì cán cân thương mại (CCTM) không được cải thiện mà còn thâm hụt đi 2.87% (tỷ giá thực song phương tác động tiêu cực đến CCTM). Với biến chỉ số tỷ giá thực đa phương REER, kết quả ước lượng cho thấy REER nghịch biến với CCTM, nghĩa là khi chỉ số REER tăng 1%, đồng nghĩa với VND mất giá thì cán cân thương mại không được cải thiện mà còn thâm hụt đi 0.004%, như vậy tỷ giá thực đa phương tác động tiêu cực đến CCTM. Điều này có thể giải thích là do Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu cao, ngoài ra các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, nông sản, thủy sản chế biến giá trị thấp, trong khi phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại giá trị lớn nên khi phá giá đã không làm cải thiện CCTM của Việt Nam. Do đó, muốn đạt được mục tiêu thặng dư CCTM bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã các sản phẩm xuất khẩu là chủ yếu thì cầncũng phải xét đến vấn đề tỷ giá. Điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả ở trong nước và quốc tế, do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
  4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2017
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hà Quang Đào, người đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các anh chị đi trước và tất cả bạn bè. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh,ngày 01 tháng 11 năm 2017
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề………………………………………………………………………..1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………1 1.3. Mục tiêu của đề tài………………………………………………………………2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………….2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………..2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………………...3 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………3 1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………………3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………...3 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………..3 1.7. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………4 1.8. Đóng góp của đề tài……………………………………………………………..5 1.9. Bố cục dƣ kiến của luận văn………………………………………………….....5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................6 2.1. Tỷ giá hối đoái .....................................................................................................6 2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................................. 6 2.1.2. Một số loại tỷ giá thông dụng ........................................................................... 8 2.1.3. Các học thuyết tỷ giá ......................................................................................... 9 2.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái ..................................................... 12
  7. 2.1.5. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở ............................................ 14 2.2. Cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại ...........................17 2.2.1. Khái niệm cán cân thƣơng mại ....................................................................... 17 2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại ............................................ 18 2.2.3. Tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại ................................................... 22 2.3. Tổng quan về đề tài nghiên cứu………………………………………………..26 2.3.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................................26 2.3.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại ở các nƣớc phát triển .............................................................................. 27 2.3.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại ở các nƣớc đang phát triển ..................................................................... 28 2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................29 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................32 3.1. Mô hình nghiên cứu định lƣợng .........................................................................32 3.2. Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp định lƣợng ....................................................36 3.2.1. Kiểm định tính dừng ....................................................................................... 36 3.2.2. Kiểm định đồng tích hợp .................................................................................37 3.2.3. Ƣớc lƣợng mô hình hồi quy đồng tích hợp .....................................................38 3.2.2. Các kiểm định cần thực hiện ...........................................................................39 3.2.2. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ......................................................................39 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................41 4.1. Thực trạng tỷ giá và sự tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 .........................................................................................................41 4.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ..........................................49 4.3. Ma trận tƣợng quan giữa các biến ......................................................................51 4.4. Phân tích hồi quy ................................................................................................51 CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN TÌNH HÌNH TỶ GIÁ NHẰM TẠO TÍNH CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ...............................................................60
  8. 5.1. Những giải pháp tác động tốt đến tình hình tỷ giá nhằm tạo tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................61 5.1.1. Nâng cao khả năng điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tới…………………………………………………………………………61 5.1.2. Tăng cƣờng quy mô dự trữ ngoại hối………………………………………..65 5.1.3. Hoàn thiện thị trƣờng ngoại hối Việt Nam…………………………………..67 5.2. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo………………………68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCTM Cán cân thương mại CPI Chỉ số giá tiêu dùng REER Tỷ giá thực đa phương RER Tỷ giá thực song phương TGHĐ Tỷ giá hối đoái TTNH Thị trường ngoại hối CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Mô tả các biến 32 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 49 Bảng 4.2 Kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình 51 Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng của các biến bằng kiểm Bảng 4.3 52 định ADF Bảng 4.4 Kết quả xác định độ trễ tối ưu thông qua mô hình VAR 52 Bảng 4.5 Kiểm định đồng liên kết 53 Kết quả hồi quy tác động của tỷ giá thực song phương đối với Bảng 4.6 54 chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu Kết quả hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với Bảng 4.7 56 chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu
  11. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1. Minh họa hiệu ứng đường cong tuyến J 29
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Việc xác định tỷ giá hiện tại có đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hay không là rất cần thiết. Tỷ giá thực biến động khác nhau trong từng thời điểm khác nhau sẽ có cách nhận định về chính sách tỷ giá rất khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, việc cập nhật tỷ giá thực và đánh giá những tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là vô cùng cần thiết, từ đó đề xuất chính sách tỷ giá phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Tỷ giá hối đoái là yếu tố tác động tới nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội trong một nền kinh tế mở, ảnh hưởng đến vai trò và tính hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như ảnh hưởng đến lòng tin của thị trường vào chính sách của Nhà nước. Do những tác động của tỷ giá đối với đời sống kinh tế - xã hội, hầu hết các quốc gia đều tìm cho mình một tổng thể các quy tắc xác định cơ chế điều tiết tỷ giá. Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Thực tế trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta đã có tác động tích cực trong việc ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng Việt Nam. Mặt khác, khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và còn tiếp tục diễn ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mặc dù, Việt Nam đã chuyển hướng chính sách để đối phó với khủng hoảng, tuy độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng còn chịu tác động bất lợi trên cả ba bình diện: thương mại, đầu tư và tài chính nên sẽ đứng trước nhiều thách thức.
  13. 2 Chúng ta cần xem xét và nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề tỷ giá hối đoái và việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đối với sự phát triển của quốc gia nhằm có thể khắc phục được những hậu quả của cuộc khủng hoảng và hạn chế ở mức thấp nhất các tác động do chúng gây ra, đồng thời làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới. Xuất phát từ sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề trên, nên tôi chọn đề tài “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam”. 1.3. Mục tiêu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ giá thực và đo lường tác động của tỷ giá thực đối với cán cân thương mại Việt Nam, nhận định về tình hình biến động tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó đề xuất một số gợi ý chính sách tỷ giá nhằm duy trì khả năng cạnh tranh hàng hóa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích diễn biến TGHĐ trên TTNH Việt Nam và thực trạng tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam. Tìm ra những tồn tại của chính sách TGHĐ, nhận định các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó tìm ra hướng giải quyết. Phân tích mối quan hệ tương quan giữa tỷ giá thực song phương, tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại từ năm 2000 đến nay. Đề xuất một số định hướng và giải pháp tác động tốt đến tình hình tỷ giá trong thời gian tới.
  14. 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam như thế nào? 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về diễn biến tỷ giá tiền Việt Nam đồng so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Tỷ giá thực song phương đồng nội tệ của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam so với đồng USD. Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và các đối tác thương mại. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu cho giai đoạn từ năm 2000-2016, với số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước với Việt Nam đồng và Đô la Mỹ. Các đồng tiền được chọn để tính tỷ giá thực với Việt Nam đồng và Đô la Mỹ là: khối đồng tiền chung châu Âu với đại diện là hai nước Đức và Pháp (EURO), Singapore (SGD), Trung Quốc (CNY), Nhật (JPY), Đài Loan (TWD), Mỹ (USD), Úc (AUD), Hàn Quốc (KRW), Thái Lan (THB). Đây là các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Thêm vào đó, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu phân tích tác động của tỷ giá thực song phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương đến cán cân thương mại – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cán cân vãng lai. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp định tính: được vận dụng qua phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp trong việc phân tích làm rõ về mặt lý thuyết và thực tế về diễn biến tỷ giá của
  15. 4 Việt Nam đồng so với đồng tiền các nước được chọn, sau đó tổng hợp số liệu để tính tỷ giá thực đa phương của Việt Nam. Phƣơng pháp định lƣợng: sử dụng mô hình hồi quy của Mohsen Bahmani – Oskooee and Tatchawan Kantipong (2001) để phân tích mối quan hệ tương quan giữa tỷ giá thực và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Số liệu về tỷ giá bán VND/USD lấy từ trang web của NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB). Số liệu về tỷ giá giữa đồng tiền các nước được chọn so với USD lấy từ các nguồn nhữ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)… Số liệu về GDP của Việt Nam và các nước lấy từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ kế hoạch đầu tư. Số liệu GDP của các nước đối tác thương mại của Việt Nam được chọn lấy từ trang web của diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)… 1.7. Nội dung nghiên cứu - Trình bày một cách tổng quan đề tài nghiên cứu bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Trình bày cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái, tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại. - Phân tích tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái đa phương, phân tích và đánh giá kết quả - Nhận định về biến động tỷ giá và việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
  16. 5 - Đề xuất một số gợi ý về chính sách tỷ giá tác động tốt đến nền kinh tế Việt Nam. 1.8. Đóng góp của đề tài Góp một phần nhỏ vào việc xác định được tỷ giá thực tác động đến cán cân thương mại Việt Nam như thế nào trong giai đoạn 2000-2016, nhận định hiệu ứng đường cong tuyến J đối với trường hợp Việt Nam. Từ những lý thuyết và thực tiễn, tác giả đề xuất những giải pháp hỗ trợ tác động tốt đến tình hình tỷ giá của Việt Nam nhằm duy trì khả năng cạnh tranh hàng hóa trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.9. Bố cục dự kiến của luận văn Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại và tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu Chương 4: Thực trạng tỷ giá và sự tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2016 và kết quả nghiên cứu Chương 5: Đề xuất giải pháp tác động tốt đến tình hình tỷ giá nhằm tạo tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
  17. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Tỷ giá hối đoái 2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái Theo Paul Anthony Samuelson, tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi lấy tiền của một nước khác. Với Slatyer, tỷ giá là một đồng tiền của một quốc gia nào đó bằng giá trị của một số lượng tiền của một quốc gia khác (trích bởi Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc, 2005). Theo các nhà kinh doanh, tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền phát sinh từ các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Hoặc, một cách tổng quát “tỷ giá hối đoái” là giá của một đồng tiền được biểu thị bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2011). Theo Luật Ngân hàng Nhà nuớc năm 2010, “tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Trong phạm vi đề tài “tỷ giá hối đoái”, “tỷ giá” được sử dụng với cùng một nội dung đó là giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ. Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), Nguyễn Thị Tuyết Nga (2012) tỷ giá được bao gồm các khái niệm sau: Tỷ giá danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) Là tỷ lệ trao đổi số lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền. Hay, tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền đuợc biểu thị thông qua đồng tiền khác. Tỷ giá danh nghĩa song phương - (Norminal Bilateral Exchange Rate) Tỷ giá của hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương. Sự thay đổi của tỷ giá song phương thể hiện sự lên hoặc xuống giá của đồng tiền này so với đồng tiền kia. Khi tỷ giá tăng, đồng tiền yết giá sẽ đổi được nhiều đồng tiền định giá hơn, nên gọi là lên giá
  18. 7 (appreciation); đồng tiền định giá trở nên đổi được ít đồng yết giá hơn, nên gọi là giảm giá (depreciation). Khi tỷ giá giảm, đồng tiền yết giá sẽ đổi được ít đồng tiền định giá hơn, nên gọi là giảm giá (depreciation); đồng tiền định giá trở nên đổi được nhiều đồng yết giá hơn, nên gọi là lên giá (appreciation). Trên thị trường hối đoái, giá trị của một đồng tiền được đo lường bằng nhiều lượng đồng tiền khác. Nói cách khác, tại cùng một thời điểm, trong cùng một thị trường, luôn tồn tại nhiều tỷ giá song phương của một đồng tiền với nhiều đồng tiền khác. Trên Thế giới có trên 170 đồng tiền, nếu sử dụng trên 170 tỷ giá song phương để tính giá trị của một đồng tiền thì quá phức tạp và không cần thiết. Ðể giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế đã tìm ra một giải pháp hữu hiệu, đó là tỷ giá đa phương (tỷ giá trung bình). Tỷ giá đa phương - Effective Exchange Rate: Cách xác định tỷ giá đa phương (tỷ giá trung bình) tương tự cách tính chỉ số giá trung bình. Nếu chỉ số giá trung bình phản ảnh sự thay đổi mặt bằng giá cả chung và được tính dựa vào sự biến động giá của một rổ hàng hoá chuẩn; thì tỷ giá đa phương được tính dựa vào sự thay đổi giá trị của một đồng tiền so với một rổ đồng tiền chuẩn. Thông thường tỷ giá đa phương được xác định dựa trên tỷ giá danh nghĩa song phương được gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange Rate – NEER) là tỷ giá phản ánh giá trị trung bình của một đồng tiền so với hai hay nhiều đồng tiền khác. Xác định NEER dựa trên tỷ trọng thương mại giữa một nước với nhóm các nước có đồng tiền tham gia trong rổ. Tỷ giá thực (Real Exchange Rate): Tỷ giá thực đo luờng giá cả tương quan của hàng hoá giữa hai quốc gia. Tỷ giá thực được xác định bằng cách so sánh giá quốc tế của hàng hoá đuợc tính bằng đồng tiền yết giá với giá trong nuớc của hàng hoá được tính bằng đồng tiền định giá. Tương quan giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được biểu diễn bằng công thức sau: ER= E* P*/ P
  19. 8 Trong đó, - ER: tỷ giá thực (dạng chỉ số). - E: tỷ giá danh nghĩa. - P*: Mức giá nước ngoài bằng ngoại tệ. - P: Mức giá trong nước bằng nội tệ. Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate – REER) được xác định bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước có đồng tiền tham gia trong rổ, do đó nó là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Khi REER lớn hơn 100 đồng nội tệ bị định giá thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 đồng nội tệ bị định giá cao và REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ. 2.1.2. Một số loại tỷ giá thông dụng 2.1.2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia ra làm 2 loại: Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào. Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoảng chênh lệch đó (SPREAD) là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. 2.1.2.2. Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá hối đoái Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi: Tỷ giá cố định (Tỷ giá chính thức) là tỷ giá do NHTW công bố và không thay đổi trong một khoảng thời gian.
  20. 9 Tỷ giá thả nổi (Tỷ giá thị trường) là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên thùy theo tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. 2.1.2.3. Căn cứ vào phương diện thanh toán quốc tế Tỷ giá tiền mặt: là loại tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng. Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá áp dụng cho các trường hợp giao dịch thanh toán ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Loại tỷ giá này thường thấp hơn tỷ giá tiền mặt do khi sử dụng tỷ giá chuyển khoản không cần phải có sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự, do vậy giảm được chi phí lưu thông tiền mặt. 2.1.2.4. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá chào hàng đầu tiên của một ngày giao dịch. Nó có thể là tỷ giá chào hàng vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch đầu tiên trong ngày làm việc. Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày làm việc. Trong giao dịch ngoại, thông thường các ngân hàng không thông báo tất cả tỷ giá của các hợp đồng ký trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng cửa. Hai tỷ giá này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tỷ giá mở cửa thường được hình thành trên cơ sở tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước có tham khảo sự biến động tỷ giá trên thị trường quốc tế trong đêm đó. 2.1.2.5. Căn cứ vào thời điểm chuyển vốn, tỷ giá hối đoái đƣợc chia ra thành Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch mà việc chuyển vốn, thanh toán xảy ra đồng thời với thời điểm ký hợp đồng (đồng thời ở đây được hiểu theo nghĩa trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán ngoại hối).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0