Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá Nitơ, Phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá biến động mật độ tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Vibrio và khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục nhằm nhằm cung cấp cơ sở khoa học về tác động của việc nuôi ghép lên các chỉ tiêu môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá Nitơ, Phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUỲNH VĂN VÌ HUỲNH VĂN VÌ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MẬT ĐỘ VI KHUẨN VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NITƠ, PHỐT PHO CỦA MÔ HÌNH NUÔI GHÉP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản HUẾ, 2019 Huế, 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUỲNH VĂN VÌ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA MẬT ĐỘ VI KHUẨN VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NITƠ, PHỐT PHO CỦA MÔ HÌNH NUÔI GHÉP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản MS: 9620301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC PHƯỚC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN …………………………………………………... Huế, 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 02 tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Huỳnh Văn Vì PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự khích lệ từ phía nhà trường, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Qúy thầy cô giáo Khoa Thủy sản – Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình đến thầy giáo T.S Nguyễn Ngọc Phước, người đã trực tiếp định hướng cho tôi trong việc chọn đề tài cũng như đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi có những bước đi đúng đắn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Thực hành Thủy sản, Thầy giáo Hoàng Nghĩa Mạnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về phương pháp cũng như cơ sở vật chất trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, anh chị em, những người đã luôn động viên, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm, góp ý của qúy thầy cô cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 01 năm 2019 Học viên thực hiện Huỳnh Văn Vì PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá biến động mật độ tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Vibrio và khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục nhằm nhằm cung cấp cơ sở khoa học về tác động của việc nuôi ghép lên các chỉ tiêu môi trường. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện với tôm và cá cỡ nhỏ 0,22 ± 0,05 g/con với tôm thẻ chân trắng và 1,2 ± 0,15 g/con với cá đối mục. Thí nghiệm được thực hiện trên các bể với thể tích 4 m3, với một nghiệm thức thí nghiệm nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục và một nghiệm thức nuôi đơn tôm thẻ chân trắng, là nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.1). Có 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, tương ứng 6 bể tổng cộng. Trong đó, nghiệm thức 1 chỉ nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ 80 con/m3 tương ứng với tổng khối lượng tôm trong 1 bể ban đầu là 70,4 g. Nghiệm thức 2 nuôi tôm thẻ chân trắng (80 con/m3) thả ghép với cá đối mục (cá được thả với mật độ 10% trong lượng quần đàn tôm. Sử dụng thức ăn có độ đạm 35% cho ăn 4 lần/ngày với lượng cho ăn 3-8% trọng lượng thân/ngày. Các yếu tố để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức là yếu tố thủy lý, thủy hóa, tổng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn Vibrio của môi trường nước, tỷ lệ chuyển hóa Nitơ và Phốt pho trong các nghiệm thức thí nghiệm. Kết quả chủ yếu Kết quả sau 75 ngày nuôi trên bể cho thấy: Các chỉ tiêu môi trường nước (TSS, NH4+-N, NO2-N), tổng số vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn Vibrio ở nghiệm thức thả ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục thấp hơn so với nghiệm thức nuôi đơn. Tích lũy Nitơ và Phốt pho vào tổng sinh khối của động vật đã thu hoạch (tôm và cá đối mục) cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức, với tỷ lệ thấp hơn trong nghiệm thức đối chứng (16,28% đối với Nitơ và 4,68 % đối với Phốt pho), và tỷ lệ cao hơn được tìm thấy trong nghiệm thức nuôi ghép (nghiệm thức thả ghép Nitơ tích lũy là 16,68% và Phốt pho 5,14%). Qua quá trình thí nghiệm đã cho thấy hiệu quả rõ ràng của việc thả ghép tôm và cá đối mục. Với tỷ lệ thả ghép cá đối mục bằng 10% tổng sinh khối tôm sẽ làm cải thiện chất lượng lượng, khống chế sự tăng trưởng mật độ của tổng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn Vibrio, Nitơ và Phốt pho thải ra ngoài môi trường nước thấp hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 4 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ................................................. 4 2.1.1. Hệ thống phân loại...................................................................................................... 4 2.1.2. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc ................................................................................ 4 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................................. 5 2.1.4. Tập tính sống .............................................................................................................. 5 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................................. 6 2.1.6. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................... 6 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ ĐỐI MỤC ...................................................................... 6 2.2.1. Đặc điểm phân loại, phân bố ...................................................................................... 6 2.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ......................................................................................... 8 2.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................................. 9 2.2.4. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................................. 9 2.2.5. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................... 9 2.3. TÌNH HÌNH NUÔI GHÉP GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỶ SẢN ........................ 10 2.3.1. Cơ sở khoa học của việc nuôi xen ghép ................................................................... 10 2.3.2. Tình hinh nuôi ghép trên thế giơí ............................................................................. 11 2.3.3. Tình hình nuôi ghép tại Việt Nam ............................................................................ 12 2.3.4. Tình hình nuôi ghép tại Thừa Thiên Huế ................................................................. 13 2.3.5. Tổng quan tình hình kinh tế ở huyện Phú Vang ....................................................... 15 2.4. CHUYỂN HOÁ DINH DƯỠNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ................. 17 2.4.1. Nitơ ........................................................................................................................... 17 2.4.2. Phốt pho .................................................................................................................... 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 2.5. MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM THẺ .................. 23 2.5.1. Vi khuẩn Bacillus ..................................................................................................... 23 2.5.2. Vi khuẩn Lactobacillus ............................................................................................. 24 2.5.3. Vi khuẩn Coliform.................................................................................................... 26 2.5.4. Vi khuẩn Vibrio ........................................................................................................ 26 2.6. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 29 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31 3.1. VẬT LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 31 3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................ 32 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 32 3.3.1. Theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường ở mô hình nuôi đơn tôm thẻ chân trắng và mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng và cá đối mục.................................. 32 3.3.2. Theo dõi sự biến động mật độ vi khuẩn ở hai mô hình nuôi đơn và nuôi ghép ....... 32 3.3.3. Đánh giá sự chuyển hoá Nitơ và Phốt pho ở nghiệm thức nuôi đơn tôm thẻ chân trắng và nghiệm thức nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá đối mục ................................. 32 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 32 3.4.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm .............................................................................. 32 3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước ................................................ 33 3.4.3. Phương pháp xác định mật độ tổng số vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn Vibrio trong nước .................................................................................................................................... 34 3.4.4. Phương pháp thu mẫu, phân tích Nitơ và Phốt pho.................................................. 39 3.4.5. Phương pháp tính toán cân bằng dinh dưỡng ........................................................... 39 3.4.6. Phương pháp tính tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài ..................................... 39 3.4.7. Xác định hệ số chuyển đổi thức ăn ........................................................................... 40 3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 40 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 41 4.1. KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ........................................... 41 4.1.1. Diễn biến yếu tố nhiệt độ.......................................................................................... 42 4.1.2. Diễn biến yếu tố pH.................................................................................................. 42 4.1.3. Diễn biến độ kiềm..................................................................................................... 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii 4.1.4. Sự biến động của TAN (NH4+/NH3) ....................................................................... 44 4.1.5. Sự biến động NO2- trong các chu kỳ lấy mẫu ở các nghiệm thức ............................ 45 4.1.6. Sự biến động Nitrate (NO3-N) ở các nghiệm thức.................................................... 46 4.1.7. Sự biến động của phosphorus (P) ở các nghiệm thức .............................................. 46 4.1.8. Sự biến động hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) ở các nghiệm thức ....................... 47 4.2. BIẾN ĐỘNG CỦA MẬT ĐỘ VI KHUẨN Ở CÁC NGHIỆM THỨC THÍ NGHIỆM ............................................................................................................................................ 48 4.2.1. Biến động mật độ vi khuẩn tổng số trong nước ở các nghiệm thức thí nghiệm....... 48 4.2.2. Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ở các nghiệm thức thí nghiệm ........ 50 4.2.3. Biến động số lượng vi khuẩn V.parahaemolyticus, V.vulnificus, V.alginolyticus trong nước trên môi trường Chrom agar. ........................................................................... 51 4.2.4. Đặc điểm sinh hóa các chủng vi khuẩn phân lập được ............................................ 53 4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NITƠ VÀ PHỐT PHO Ở CÁC NGHIỆM THỨC ........... 54 4.4. CÂN BẰNG DINH DƯỠNG Ở CÁC NGHIỆM THỨC THÍ NGHIỆM ................ 56 4.4.1. Cân bằng Nitơ trong các ngiệm thức thí nghiệm..................................................... 56 4.4.2. Cân bằng Phốt pho ở các nghiệm thức thí nghiệm .................................................. 60 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 63 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 63 5.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 63 Phần 6 ................................................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 65 6.1. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC......................................................................................... 65 6.2. MỘT SỐ TRANG WEB ............................................................................................. 67 6.3. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI.......................................................................................... 68 Phần 7. PHỤ LỤC .............................................................................................................. 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DO : Oxy hòa tan IMOLA : Dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá NT : Nghiệm thức NTĐC : Nghiệm thức đối chứng NN và PTNT : Nông nghiệp và phát tiển nông thôn TSS : Tổng chất rắn lơ lửng TAN : Tổng đạm Amonia N : Nauplius Z : Zoea M : Mysis PL : Postlarvae CTV : cộng tác viên CFU : Colony - Forming Unit FAO : Food and Agriculture Organization FCR : Food Change Rate PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Cân bằng Nitơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng .............................................. 20 Bảng 2.2. Cân bằng Phốt pho trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ....................................... 22 Bảng 2.3. Một số bệnh do Vibrio gây ra trên tôm .............................................................. 29 Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm nuôi ghép tôm chân trắng với cá đối mục ............................. 33 Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức................................................... 41 Bảng 4.2. Biến động mật độ vi khuẩn tổng số trong nước ở các nghiệm thứcthí nghiệm ( ............................................................................................................................................ 49 Bảng 4.3. Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ở các nghiêm thức thí nghệm . 50 Bảng 4.4. Biến động số lượng vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. vulnificus, V.alginolyticus trong nước trên môi trường Chrom agar. .................................................. 52 Bảng 4.5. Màu sắc khuẩn lạc các chủng vi khuẩn Vibrio trên môi trường Chrom agar .... 53 Bảng 4.6. Kết quả thử phản ứng sinh hóa: (+) dương tính, (-) âm tính .............................. 54 Bảng 4.7. Hàm lượng Nitơ và Phốt pho ở các mẫu phân tích ............................................ 55 Bảng 4.8. Các kết quả đầu vào và đầu ra ở các nghiệm thức thí nghiệm........................... 56 Bảng 4.9. Cân bằng Nitơ trong các nghiệm thức thí nghiệm ............................................. 56 Bảng 4.10. Cân bằng P ở các nghiệm thức thí nghiệm ..................................... 60 Sơ đồ 4.1. Cân bằng Nitơ ở nghiệm thức nuôi đơn ............................................................ 57 Sơ đồ 4.2. Cân bằng Nitơ ở nghiệm thức nuôi ghép .......................................................... 59 Sơ đồ 4.3. Cân bằng Phốt pho ở nghiệm thức nuôi đơn58 Sơ đồ 4.4. Cân bằng Phốt pho ở nghiệm thức nuôi ghép ................................................... 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH Đồ thị 4.1. Biến động nhiệt độ ở các nghiệm thức thí nghiệm........................................... 42 Đồ thị 4.2. Biến động pH ở các nghiệm thức thí nghiệm ................................................... 43 Đồ thị 4.3. Biến động độ kiềm ở các nghiệm thức thí nghiệm........................................... 44 Đồ thị 4.4. Biến động TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................................... 43 Đồ thị 4.5. Biến động Nitrite ở các nghiệm thức thí nghiệm ............................................. 46 Đồ thị 4.6. Biến động Nitrate ở các nghiệm thức thí nghiệm............................................. 46 Đồ thị 4.7. Biến động Phosphorus ở các nghiệm thức thí nghiệm………………...46 Đồ thị 4.8. Biến động chất rắng lơ lững ở các nghiệm thức thí nghiệm ............................ 48 Đồ thị 4.9. Biến động mật độ vi khuẩn tổng số trong nước ở các nghiệm thức thí nghiệm ............................................................................................................................................ 50 Đồ thị 4.10. Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ở các nghiệm thức thí nghiệm ............................................................................................................................................ 51 Đồ thị 4.11. Biến động số lượng vi khuẩn V. parahaemolyticus, V. vulnificus, V.alginolyticus trong nước ở các nghiệm thức................................................................... 53 Hình 2.1. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei Boone, 1931. ................................... 4 Hình 2.2. Cá đối mục ........................................................................................................... 7 Hình 2.3. Phân bố ca đối mục trên thế giới ............................................................... 7 Hình 2.4. Hình thái vi khuẩn Bacillus ................................................................................ 23 Hình 2.5. Hình thái vi khuẩn Lactobacillus........................................................................ 25 Hình 2.6. Hình thái vi khuẩn Coliforms ...................................................................25 Hình 2.7. Vi khuẩn Vibrio trên môi trường TCBS............................................................. 27 Hình 3.1. Các bể thí nghiệm ............................................................................................... 31 Hình 3.2. Giống tôm thẻ chân trắng .........................................................................30 Hình 3.3. Giống cá đối mục................................................................................................ 32 Hình 3.4. Dụng cụ thu mẫu và môi trường nuôi cấy .......................................................... 34 Hình 3.5. Phương pháp pha loãng mẫu lỏng nồng độ theo dãy thập phân......................... 35 Hình 3.6. Đổ môi trường và pha loãng mẫu ....................................................................... 36 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xii Hình 3.7. Nuôi cấy và đếm khuẩn lạc ................................................................................ 36 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hiện nay loại tôm này đã được nuôi nhiều ở châu Á, điển hình là Thái Lan, Trung Quốc, Philippine, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam… So với tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu việt như: tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi mật độ cao, tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt ngay cả trong điều kiện độ mặn biến động lớn, và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp hơn 15oC. Đặc biệt, tôm thẻ chân trắng đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn tôm sú nên ngày càng được phát triển rộng rãi [9]. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phu Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước. Đặc biệt, từ đầu năm 2008, được sự cho phép của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm mở rộng diện tích, đa dạng đối tượng nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường. Cuối tháng 6/2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đạt hơn 12.400 ha và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn, đến cuối tháng 12/2012, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên 25.483 ha và năng suất đạt hơn 200.000 tấn . Năm 2017, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 721.100 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 622.400 ha và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 98.700 ha; Sản lượng tôm nước lợ năm 2017 đạt 683.400 tấn trong đó sản lượng tôm sú 256.400 tấn và sản lượng tôm thẻ chân trắng 427.000 tấn [33]. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản hiện nay đang đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn là dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Do nguồn chất hữu cơ và cac bon dồi dào từ thức ăn và chất thải của tôm nên môi trường ao nuôi là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, tùy thuộc vào thời gian nuôi, mật độ vi khuẩn trong hệ thống nuôi có thể đạt đến mật độ 104 –107CFU/ml [46]. Trong tổng số vi khuẩn có mặt trong môi trường, một số vi khuẩn như Bacillus, Lactobacillus đóng vai trò quan trọng trong phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất lượng nước trong ao, một số khác như Vibrio có thể gây ra dịch bệnh chính trên tôm nuôi [45]. Để giải quyết vấn đề này các chủ trại nuôi thường sử dụng các chất hoá học và kháng sinh, sự lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến sự kháng thuốc của những dòng vi khuẩn này [49]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Một trong những loại hình nuôi thủy sản được ứng dụng phổ biến và có hiệu quả làm giảm chất thải, duy trì chất lượng nước ao nuôi thủy sản, hạn chế ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi thủy sản và dịch bệnh trên tôm nuôi đó là nuôi kết hợp nhiều đối tượng trong một ao nuôi. Biện pháp này được áp dụng phổ biến trong vài năm gần đây ở các nước Philippines, Thái Lan, Ecuador với việc thả ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm. Cá rô phi có thể nuôi trực tiếp trong ao tôm với mật độ khoảng 0,1con/m2, hoặc nuôi cá rô phi trong lồng đặt giữa ao tôm với mật độ thả 10 con/m2 lồng, hay nuôi cá rô phi trong ao lắng tuần hoàn nước với ao tôm để làm giảm hàm lượng ô nhiễm hữu cơ trong ao [42]. Bên cạnh cá rô phi, cá đối mục được xem là đối tượng phù hợp để nuôi ghép, do tốc độ sinh trưởng nhanh có khả năng thích nghi tốt với sự biến động môi trường. Trong điều kiện nuôi, ngoài thức ăn tự nhiên là tảo, cá đối có thể sử dụng chất vẫn hữu cơ từ thức ăn dư thừa hay chất thải trong ao nuôi tôm [34], [37]. Do đó, việc thả ghép cá đối mục có khả năng làm sạch môi trường ao hồ, tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, giảm chi phí đầu tư. Việc thả ghép cá đối mục vào ao nuôi tôm đã được thử nghiệm tại Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ hoạt động dự án IMOLA [19], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của việc thả ghép cá đối mục trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng lên chu trình chuyển hoá Nitơ, Phốt pho và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá sự biến động của mật độ vi khuẩn và sự chuyển hoá Nitơ, Phốt pho của mô hình nuôi ghép tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài tập trung nghiên cứu trên mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931) và cá đối mục (Mugil cephalus) 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đánh giá sự biến động mật độ vi khuẩn và đánh giá sự chuyển hóa Nitơ và Phốt pho trong mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng và cá đối mục nhằm cung cấp cơ sở khoa học của mô hình nuôi ghép này trong việc giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất cho người nuôi, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học về quá trình chuyển hoá Nitơ và Phốt pho, cũng như biến động của tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số vi khuẩn Vibrio trong mô hình nuôi ghép giữa tôm thẻ chân trắng và cá đối mục nhằm đánh giá hiệu quả về mặt môi trường và năng suất các đối tượng nuôi trong mô hình nuôi ghép này. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã cho thấy việc thả ghép cá đối mục và tôm thẻ chân trắng với mật độ cá thả ghép bằng 10% khối lượng tôm làm tăng khả năng tăng trưởng của tôm và tác động tốt đến các yếu tố môi trường nước trong hệ thống nuôi ghép, giúp người nuôi có thêm mô hình phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 2.1.1. Hệ thống phân loại Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White leg shrimp) (Hình 2.1) có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidea Giống: Litopenaeus Loài: Litopenaeus vannamei Boone, 1931. Hình 2.1. Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei Boone, 1931[6]. 2.1.2. Đặc điểm phân bố và nguồn gốc Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở Ecuador. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã có mặt hầu hết ở các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 khu vực nuôi tôm vùng ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á [9]. 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng Cũng như các loài tôm he khác, tôm thẻ chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae. Giai đoạn Nauplius: Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút, sau đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Nauplius thay vỏ cả thảy 4 lần (N1 đến N5) mỗi lần kéo dài 7 giờ. Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi một đoạn rất ngắn rồi lại nghỉ và lại tiếp tục bơi. Giai đoạn Nauplius dinh dưỡng bằng noẵn hoàng. Giai đoạn Zoea: sau giai đoạn Nauplius 5, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea, giai đoạn này ấu trùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du. Zoea lột xác biến đổi hình thái từ Zoea 1 tới Zoea 3trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ. Giai đoạn Mysis: thời kỳ này ấu trùng trảiqua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ. Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du. Trong khi Nauplius có khuynh hướng bơi gần mặt nước thì Mysis bơi hướng xuống sâu và bơi ngược, đuôi đi trước, đầu đi sau. Giai đoạn Postlarvae: Ở thời kỳ này Postlarvae đã có đủ các bộ phận, chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile. Từ đây tôm trưởng thành Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu 3g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuần lễ). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực [9]. 2.1.4. Tập tính sống Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm: đáy cát, độ sâu 0 - 72m; nhiệt độ nước ổn định từ 25 - 320C, độ mặn từ 28 - 340/00, pH từ 7,7 - 8,3.Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột của môi truờng sống [9]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cũng cần thành phần: protid, lipid, vitamin và muối khoáng...thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Khả năng tiêu tốn thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn uớt). Trong thời kỳ tôm sinh sản đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hằng ngày tăng lên gấp 3 - 5 lần. Thức ăn cần hàm lượng protein 35% là thích hợp, (tôm sú cần 40%, tôm he Nhật Bản cần 60% protein) [9]. 2.1.6. Đặc điểm sinh sản Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao phối, sinh sản trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28oC, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn sinh sống ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ. Tôm thẻ chân trắng trưởng thành phân biệt rõ đực, cái thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con đực phần giữa đôi mái chèo thứ nhất có một cơ quan gọi là petasmata. Trong khi giao hợp petasmata sẽ chuyển tinh trùng sang thelycum của con cái. Ở con cái có một cơ quan gọi là thelycum để tiếp nhận tinh trùng của con đực. Thelycum nằm ở phía bụng của phần ức, giữa cặp chân bò thứ 4 và thứ 5. Tôm thẻ chân trắng có thelycum mở khác với loại hình túi chứa tinh kín như ở tôm sú và tôm he Nhật Bản. Tôm cái sau khi thành thục sẽ đẻ trứng trực tiếp vào trong môi trường nước, trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn thích hợp trứng sẽ nở thành ấu trùng [9]. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ ĐỐI MỤC 2.2.1. Đặc điểm phân loại, phân bố 2.2.1.1. Khóa phân loại Theo Nelson 1994, đặc điểm phân loại của cá đối mục (tên tiếng Anh là Grey mullet hay Flathead mullet) (Hình 2.2) như sau: Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Mugiliformes PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Họ: Mugilidae Giống: Mugil Loài: Mugil cephalus Linnaeus, 1758 2.2.1.2. Đặc điểm phân bố Họ cá đối là một họ rất lớn trong đó có khoảng 13 loài được coi là đối tượng nuôi phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên được chú ý nhất là loài Mugil cephalus bởi vì chúng có phân bố rất rộng, lớn nhanh và kích thước lớn khi đạt đến trưởng thành [30]. Cá đối là loài rộng muối phân bố ở nhiều khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Cá đối có thể sống ở biển, cửa sông và cả trong sông nước ngọt. Cá đối mục Mugil cephalus phân bố ở vùng nước ven biển, vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của tất cả các vùng biển trên thế giới: từ đông Thái Bình Dương: California, Mỹ Chile đến tây Thái Bình Dương như Nhật Bản đến Australia Tây Ấn Độ Dương: từ Ấn Độ đến Nam Phi (Hình 2.3). Cá đối mục còn thấy phân bố ở tây Đại Tây Dương: như vùng biển Nova Scotia (Canada), Brazil, Cape Cod phía nam vịnh Mexico, phía Đông Đại Tây Dương: Vịnh Biscay đến Nam Phi, bao gồm cả vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen (Hình 2.3) [30]. Hình 2.2. Cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758)[36] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Hình 2.3. Phân bố ca đối mục trên thế giới [30] Ở Việt Nam, cá đối phân bố từ Bắc tới Nam, tập trung nhiều nhất là vùng biển Nam Định. Cá đối là loài rộng muối chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Ở các vùng cận nhiệt đới, cá giống nhỏ (< 200mm) và cá giống (201 - 300mm) thường tập trung quanh năm trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành, môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo mùa và nó liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi chúng bắt đầu sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng nước ngọt. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt đối với các quần thể cá đối ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cá đối mục trưởng thành đã được tìm thấy ở vùng biển khác nhau, từ không có độ mặn đến 75‰, trong khi chưa thành niên chỉ có thể chịu được độ mặn phạm vi rộng như vậy sau khi chúng đạt đến độ dài 4 - 7cm. Những cá thể trưởng thành tập trung ở những vùng biển có bề mặt đáy cát hoặc bùn và thảm thực vật dày đặc; di chuyển xa bờ để đẻ trứng. Ấu trùng di chuyển gần bờ nước nông, nơi có nguồn thức ăn phong phú. Sau khi đạt đến kích thước về chiều dài khoảng 5cm, những cá đối mục con di chuyển vào vùng nước sâu hơn [34], [37]. Điều kiện môi trường tối ưu cho cá đối mục với nhiệt độ: 24 - 300C, độ mặn: 15 - 30‰, cá sống ở độ sâu: 1 - 120m, chất đáy phù hợp là cát, cát pha bùn, với độ ôxy hòa tan: 4 - 7mg/l và pH: 7,0 - 8,5 nhưng cá ưa sống ở các vùng cửa sông nhiều hơn do dễ tìm kiếm thức ăn lơ lửng trong các dòng chảy [6]. 2.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo Thân hình tương đối nhỏ, cơ thể dài từ 100 - 150mm, có con dài đến 200mm. Thân hình ống tròn, cân đối, phần trước bằng, dẹt, phần sau dẹp dần về phía hai bên . Chiều dài bằng 3,9 - 4,7 chiều cao. Màu xanh ô liu, hai bên sườn và bụng màu nhạt hoặc màu bạc; bên thân có 6 - 7 sọc nâu chạy dọc thân. Đầu ngắn,đỉnh đầu bằng phẳng, chiều dài đầu bằng 0,27 - 0,29 lần chiều dài thân tiêu chuẩn. Lưng rộng và hơi lồi (Hình 2.2). Cá có mõm rộng và ngắn, mắt cá lớn và mỡ mí mắt phát triển, bao phủ hầu hết các đồng tử. Miệng nhỏ, môi trên mỏng, viền của hàm trên và hàm dưới đều có răng lông nhung [37]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững
69 p | 151 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Trị
138 p | 130 | 22
-
Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản: Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở các qui mô khác nhau
24 p | 116 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre
147 p | 119 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
74 p | 115 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận
116 p | 121 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 129 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Thủy sản Bến Tre - Hiện trạng và định hướng phát triển
130 p | 79 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp
126 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi"
71 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định
87 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Tỉnh Bình Định
86 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế
84 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình
80 p | 22 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Xanh (Onychostoma fusiforme Kottelat, 1998) vùng Đakrong – Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
78 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình
83 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
102 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn