Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á
lượt xem 40
download
Hiện nay, phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với các nước trên thế giới, lấy lợi ích Quốc Gia làm chuẩn mực khi thực hiện chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế. Đối với các nước đang phát triển xuất khẩu trở thành một hoạt động kinh tế không thiếu.Việt Nam cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á
- Luận văn tốt nghiệp Đề tài Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á 1
- LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với các nước trên thế giới, lấy lợi ích Quốc Gia làm chuẩn mực khi thực hiện chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế. Đối với các nước đang phát triển xuất khẩu trở thành một hoạt động kinh tế không thiếu.Việt Nam cũng nằm trong xu thế phát triển chung đó. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng với rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau như thủy sản, dệt may, giầy dép, mây tre đan, giấy vở… Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân. Có thể nói một trong những mặt hàng không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân nói chung và đời sống xã hội nói riêng , đó là Giấy – một trong những mặt hàng chi ến lược của nền kinh tế. Ngành giấy là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Đặc biệt, sau một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Trung Quốc đã đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện, có cơ hội thâm nhập và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành giấy nước ta vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị chưa đồng bộ, trình độ công nghệ hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, trình độ quản lý còn yếu kém… Công ty cổ phần đầu tư Châu Á là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, kinh doanh các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giấy cũng như mở rộng sản xuất và gia công các sản phẩm giấy vở xuất khẩu. 2
- Hoạt động xuất khẩu của công ty tuy còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. trong quá trình thực tập ở công ty tôi đã quyết định chọn đề tài :“Hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu giấy của công ty cổ phần đầu tư Châu Á, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản phẩm giấy của công ty trong thời gian tới. 3
- CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á (AI JSC): 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 1.1 Lịch sử hình thành Comment [q1]: Thời gian, điều kiện, nguồn lực đầu tư ban đầu Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CHÂU Á Tên viết tắt : A.I JSC Tên giao dịch : Asia Investment Joint Stock Company Tr ụ sở chính : C1 Ngõ 210 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Điện thoại : 04.22128806 Fax : 04.37515156 Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn, t ừ cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đến nguồn nhân lực. Sau một thời gian hoạt động các thành viên trong Công ty đã nỗ lực phát huy hết khả năng của mình để xây dựng được một phần thành quả như hi ện nay. Tách ra từ Công ty TNHH TM và Công nghệ Điện tử Thăng Long. Thành lập 18 tháng 05 năm 2000. Lập chi nhánh tại Hà Nội: 5/2000. Lập VPĐD tại Trung Quốc: 8/2006. Trở thành Thành Viên Vàng của Cổng TM ĐT Quốc gia: 8/2007. 1.2 Quá trình phát triển Comment [q2]: Sự phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Những năm đầu, Công ty chỉ tập trung vào sản xuất nhưng hiện nay đã tiến tới xuất khẩu các sản phẩm giấy. Từ các hoạt động trong nước nay đã mở rộng ra thị trường nước ngoài, từ lúc máy móc trang thiết bị còn thô sơ nay đã hoàn thiện hơn. Sau thời gian hoạt động, C«ng ty tập trung vào thị trường nguyên li ệu và dây chuyền máy móc ngành giấy. Hiện nay, với khối lượng tiêu thụ hàng tháng lớn và phong cách làm việc chuyên nghiệp, AI JSC được lựa chọn là đại diện chính thức của nhiều Công ty sản xuất bột, giấy, dây chuyền sản xuất và các nhà phân phối nguyên liệu ngành giấy có uy tín nhiều năm. Đội ngũ nhân viên tr ẻ, năng động, am 4
- hiểu về sản phẩm, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị trường, AI JSC có thể tư vấn cho khách hàng những nguyên li ệu và dây chuyền sản xuất tốt nhất cho sản phẩm của mình, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trên thị trường. Bên cạnh mảng kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. Là đại diện duy nhất và độc quyền tại Việt Nam về hạt SAP của hãng Gulec Chemicals – nhà sản xuất hạt SAP nổi tiếng trên thế giới. Trở thành Hội Viên Chính thức của Phòng TM và CN Việt Nam: 12/2002. Được cấp bằng SHTT tháng 11 năm 2002. AI JSC đã đặt mục tiêu ngay từ khi bắt đầu thành lập là sẽ trở thành nhà cung cấp nguyên liệu số 1 của các làng nghề, cơ sở sản xuất giấy trong nước trong vòng 02 năm. Và tiến tới, sẽ mở rộng thị trường ra các nước lân cận trong vòng 03 năm tới. Đến nay, AI JSC đang từng bước thực hiện mục tiêu của mình ở thị tr ường Miền Bắc Việt Nam và đang ngày càng được biết đến nhiều hơn ở thị trường Miền Nam. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Hội đồng q uản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc công ty là Bà Phan Dân Huyền, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Dưới giám đốc là 3 phó giám đốc chức năng: Phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc tài chính. 5
- 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. SƠ ĐỒ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty CP đầu tư Châu Á Héi ®ång qu¶n trÞ Ban kiÓm so¸t gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch Phã gi¸m ®èc KINH DOANH tµi chÝnh S¶N XUÊT C¸c phßng, ban nghiÖp vô C¸c ®¬n vÞ thµnh viªn trùc thuéc vµ bé m¸y qu¶n lý (Nguồn: P. Hành Chính- Công ty CP đầu tư Châu Á) 6
- 2.2 Chức năng của các bộ phận. o Phòng kinh doanh: Gồm 5 người,chuyên trách mảng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng được sản xuất trong nước tại thị trường nội địa. o Phòng xuất nhập khẩu: Gồm 4 người, chuyên trách việc nhập khẩu những mặt hàng như bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và các nguyên phụ liệu vật tư phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục xuất khẩu. o Phòng tài chính – kế toán: Gồm 3 người, chuyên trách các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán và quản lý tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, tổng hợp sổ sách chứng từ và lập báo cáo tài chính. o Phòng kế hoạch - vật tư: Gồm 3 người, chuyên trách việc lên kế hoạch sản xuất, dự trù và ti ến hành thu mua vật t ư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. o Phòng hành chính – nhân sự: Gồm 3 người, chuyên trách giải quyết các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các công việc liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty. o Phân xưởng sản xuất: Gồm 20 người, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. 3. Nhiệm vụ của công ty. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, - tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra. Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp - hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. 7
- Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài - chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao - động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của - Công ty CP đầu tư C hâu Á. 4. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty Kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu - khác phục vụ ngành giấy. Sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở. - Kinh doanh thương mại quốc tế các mặt hàng giấy vở, bao bì. - Xuất khẩu các mặt hàng giấy, vở viết. - Chuyển giao công nghệ dây chuyền máy móc ngành giấy. - Công ty không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và - mẫu mã để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các thị trường nước ngoài khó tính. Bên cạnh mảng nhập khẩu và kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. Ngoài ra công ty còn thực hiện các dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các đối tác trong nước. Công ty còn được phép kêu gọi hợp tác đầu tư và liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ Việt Nam cho phép hợp tác đầu tư theo quy định của pháp luật. 8
- 5. Tài sản và nguồn vốn của Công ty. BẢNG 1 TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 2005- 2008 Đơn vị: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản A 14.755.634.565 25.822.360.490 49.062.484.931 95.488.377.525 TS lưu động 1 13.735.306.875 24.311.579.570 47.328.359.951 92.474.030.714 TS cố định 2 1.020.327.690 1.510.780.920 1.734.124.980 3.014.346.811 Nguồn vốn B 14.755.634.565 25.822.360.490 49.062.484.931 95.488.377.525 Nợ phải trả 1 11.528.094.565 21.091.674.965 42.870.182.869 88.492.852.588 Vốn chủ sở hữu 2 3.227.540.000 4.730.685.525 6.192.302.062 6.995.524.937 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm cho thấy sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty: - Từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng 11.066.725.925 VNĐ, tăng 75%. - Từ năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng 23.240.124.441 VNĐ, tăng 90%. - Từ năm 2007 đến năm 2008 nguồn vốn của công ty tăng 46.425.892.594 VNĐ, tức là tăng 94,62%. Vì công ty CP đầu tư Châu Á thiên về hoạt động thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động l uôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2005 tài sản lưu 9
- động chiếm 93,08% tổng tài sản; năm 2006 là 94,15%; năm 2007 là 96,46% và năm 2008 là 96,84%. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thì tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng lên, tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất, gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu, khi đó tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Trong cơ cấu nguồn vốn của công t y, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, nguồn vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn vì công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi. 10
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CHÂU Á : 1. Quy trình xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty Kinh doanh xuất khẩu giấy là hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu cao cho công ty. Hoạt động này phải được tổ chức thực hiện qua rất nhiều nghiệp vụ khác nhau từ khâu điều tra nghiên cứu thị tr ường trong nước để xác định nhu cầu mà lựa chọn đối tượng xuất khẩu. Tiếp đến phải lựa chọn thị tr ường cung ứng nước ngoài, tìm đối tác giao dịch, các bước tiến hành giao dịch, đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa được chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mình tại cảng quy định, hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán, hơn nữa còn phải tiếp nhận hàng hoá về kho sau khi tiến hành các thủ tục hải quan, tổ chức các nghiệp vụ bán hàng và thanh quyết toán trong lưu thông nội địa… Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và thận trọng. Chúng phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì chỉ cần một trong các khâu này gặp sai sót thì toàn bộ dây chuyền hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này đã được chứng minh qua thực tế, đó là sự thua lỗ lớn thậm chí là phá sản một doanh nghiệp có khi chỉ ở khâu hàng không bán được do chưa nghiên cứu thị trường hoặc một cơn sốt bất thường của giá cả hàng hoá đã gây nên sự lầm tưởng về nhu cầu. Để thực hiện tốt các khâu nghiệp vụ, các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty phải nắm được đầy đủ chính xác các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tập quán ti êu dùng, giá cả, xu hướng biến động, chu kì sống của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác các cán bộ công ty luôn học tập, nghiên cứu nâng cao kĩ thuật, các văn bản cũng như các chính sách của nhà nước và các B ộ, ngành có liên quan về hàng hoá xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty gồm các nghiệp vụ sau: 11
- 1.1 Nghiên c ứu thị trường Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công ty CP đầu tư Châu Á kinh doanh xuất khẩu giấy thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung cần nắm vững về một thị trường nước ngoài là: Những điều kiện chính trị,thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh những điểm trên đây, Công ty CP Châu Á cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường ngoài nước ngoài đó như: Thị trường Trung Quốc,Ấn Độ, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá cả. Trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài công ty thông qua nhiều nguồn thông tin tìm hiểu đối tác là các nhà cung cấp máy móc thiết bị ở các nước đó. Sau đó liên lạc với họ xin báo giá về các loại máy móc thiết bị yêu cầu. Bước tiếp theo công ty tiến hành xem xét, so sánh giữa các báo giá, phân tích lựa chọn đối tác có các nhu cầu phù hợp nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Để nghiên cứu thị trường nước ngoài, Công ty áp dụng hai phương pháp chủ yếu là: Điều tra qua tài liệu sách báo như tạp chí Thị Trường, tạp chí Kinh Tế, phương pháp này còn gọi là nghiên cứu tại văn phòng làm việc. Đây là phương pháp phổ biến nhất ít tốn kém.Tài liệu thường dùng để nghiên cứu là các bản tin giá cả của các trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại, các báo cáo của cơ quan thương vụ Việt nam ở nước ngoài, các báo và tạp chí nước ngoài. Điều tra tại chỗ: Theo phương pháp này công ty Châu Á cử nhân viên kinh doanh đến tận thị tr ường để tìm hiểu tình hình, tiếp xúc với các thương nhân. Phương pháp này tuy tốn kém nhưng giúp cho công ty mau chóng nắm bắt được thông tin chắc chắn và an toàn. Một mặt công ty xem xét doanh số bán hàng theo tháng hoặc quý của các salon, đánh giá sự tăng giảm giá của các loại giấy chuyêm dùng của mình. Mặt 12
- khác công ty thông qua Bộ thương mại, các nguồn như báo chí để lấy thông tin về sự biến động của các mặt hàng giấy. Sau cùng dựa trên các kết quả có được Công ty thay đổi và bổ sung các sản phẩm kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường là công tác rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên Công ty chưa chú trọng lắm, chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Các hoạt động marketing, tìm hiểu thị trường, tìm bạn hàng … đều do nhân viên của phòng kinh doanh trực tiếp đảm nhận và tiến hành các nghiệp vụ xuất khẩu, do công ty không có phòng Marketing riêng. Đây là điểm bất cập mà công ty cần khắc phục. 1.2 Xác định mức giá xuất khẩu Xác định mức giá xuất khẩu là điều kiện tối quan trọng trong quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Công ty thường sử dụng đồng USD hay EUR làm đồng tiền tính giá giấy xuất khẩu vì đây là đồng tiền chung Châu Âu và Thế Giới. Tuỳ theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá cả có thể đ ược tính theo các mức khác nhau cho từng trường hợp. Tuy nhiên Công ty thường sử dụng giá CIF tại cảng Hải P hòng để xuất khẩu giấy. BẢNG 2 GIÁ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA CÔNG TY Đơn vị: USD STT M ặt hàng Giá Đơn vị tính Giấy in 1 Kg 0 ,99 Giấy Tissue 2 Kg 0 ,69 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ rộng Quyển 3 0,8 Vở viết gáy lò xo dòng kẻ hẹp Quyển 4 0,7 13
- Vở viết gáy may Quyển 5 0 ,61 Vở viết gáy dán Quyển 6 0 ,61 (Nguồn P.Tài Chính - Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) Với lợi thế về nhân công và nguyên liệu rẻ, giá bán của công ty là khá cạnh tranh so với các công ty nước ngoài. Theo nghiên cứu của công t y, so với các nước Thái Lan, Malaysia, sản phẩm cùng loại của Việt Nam có giá bán thấp hơn từ 5% đến 10%. Đây là đ iều kiện tốt để công ty có thể cạnh tranh hiệu quả hơn. 1.3 Lập phương án kinh doanh Theo quy định của công ty thì mọi hoạt động xuất khẩu dưới mọi hình thức đều phải lập phương án kinh doanh để các bộ phận có chức năng xem xét tính toán có nên thực hiện hay không. Phương án kinh doanh phải được sự phê duyệt của giám đốc căn cứ vào những đánh giá nhận xét của các phòng tài chính, phòng sản xuất. Đối tác kinh doanh: Tên điạ chỉ, tư cách pháp nhân Thời gian dự kiến thực hiện: Thời gian bắt đầu kết thúc Phương thức, điạ điểm, giao nhận. Xuất xứ hàng hoá, tên, số lượng, chất lượng quy cách Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh: Giá bán, giá vốn ( gồm giá mua+ thuế nhập khẩu+ thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có), chi phí trực tiếp( phí làm thủ tục lưu kho lưu bãi, lãi ngân hàng…) Hiệu quả: các khoản công ty thu được và các khoản công ty phải chi( chi phí thanh toán, vận chuyển, giám định, giao nhận… ) Diễn giải: Điều kiện thanh toán( khách hàng nào tự thanh toán hay chuyển qua công ty thanh toán ), hình thức thanh toán ( L/C, TTR…), thuế xuất khẩu, chi phí giao nhận vận chuyển giám định… do công ty nộp hay bên uỷ thác nộp 14
- 1.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng Trong công ty thường thì trưởng phòng Kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền có tư cách pháp nhân để đàm phán và kí kết hợp đồng. Các hình thức đàm phán được sử dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Công ty thực hiện kí kết hợp đồng dưới hình thức văn bản và có thể được kí theo hai cách: - Các bên chủ động gặp nhau cùng bàn bạc và đi đến kí kết - Hoặc một trong hai bên soạn thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia kí sau. Đôi khi có những hợp đồng phức tạp thì một trong các bên dự thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia xem xét thống nhất ngày gặp gỡ bàn bạc trực tiếp để đi đến kí kết. Thực hiện hợp đồng Giống như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khác, Công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thì mới nhận được hàng: Trong hợp đồng yêu cầu mở L/C, Công ty phải mở L/C tại ngân hàng của mình theo yêu cầu của hợp đồng. Nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng giữa 2 bên. Nhận tiền bằng TTR, công ty phải nhận tiền của ngân hàng do bên nhập chuyển. Sau khi nhận được thông báo giao hàng, công ty ra ngân hàng để nhận bộ chứng từ giao hàng. Làm thủ tục thanh toán cho bên nhập khẩu nếu không có vướng mắc gì về lô hàng đó. Khác với các doanh nghiệp khác, trong phần thực hiện hợp đồng, việc giao nhận hàng hoá xuất khẩu của công ty được chia làm 2 loại: Giao nhận hàng hoá xuất khẩu kinh doanh và giao nhận hàng hoá xuất khẩu uỷ thác. o Đối với giao nhận hàng hoá xuất khẩu kinh doanh: Khi nhận được thông báo tàu đã nhập cảng, công ty nhanh chóng thực hiện mọi thủ tục liên quan đến giao nhận hàng hoá nhằm giảm chi phí lưu kho, lưu bãi. Việc giao nhận hàng hoá xuất khẩu với ga cảng được công ty thực hiện trực tiếp hoặc uỷ thác cho các chi nhánh của công ty tại Hải Phòng thực hiện. 15
- o Đối với giao nhận hàng hoá uỷ thác: Khi hàng hoá sang đến cảng thì công ty lập lệnh giao hàng đ ồng thời chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho khách hàng uỷ thác để họ thực hiện việc giao nhận hang hoá với ga cảng. Khi giao nhận nếu có sự tổn thất, tranh chấp về hàng hoá thì công ty có trách nhiệm đứng ra thay mặt khách hàng uỷ thác yêu cầu giám định, khiếu nại các bên có liên q uan nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên uỷ thác. Sau khi giao nhận xong thì hàng hoá thuộc toàn quyền quyết định của bên uỷ thác. Có trường hợp b ên uỷ thác xuất khẩu yêu cầu công ty thực hiện giao nhận hàng hoá với cảng rồi mới giao hàng cho mình ngay tại cảng hoặc vận chuyển tới một địa điểm nào đó để bàn giao. Khi đó công ty đ ứng ra thực hiện giao nhận rồi mới giao cho khách hàng hoặc vận chuyển tới địa đ iểm đã thoả thuận. Tổ chức bán hàng hoá xuất khẩu Đây là khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Với mục tiêu là thu được lợi nhuận, công ty cần phải tiêu thụ được hàng hoá và càng bán được nhiều thì mới có khả năng thu lợi nhuận cao, đứng vững và phát triển trên thị trường. Hàng hoá không bán được sẽ dẫn đến thua lỗ phá sản. Sau khi xuất hàng đi, đối với những hợp đồng uỷ thác và các đơn đặt hàng thì công ty chuyển thẳng hàng cho nhà uỷ thác và khách hàng, còn đối với hàng hoá tự doanh thì công ty tập trung phân phối thông qua bộ phận bán hàng của công ty trên thị trường. Nhận thức được tính chất đặc biệt của hàng hoá xuất khẩu, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng. 2. Phương thức xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty 2.1 Xuất khẩu trực tiếp: Công ty CP đầu tư Châu Á thực hiện giao dịch thương mại, trong đó người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. o Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp là: 16
- Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số - lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận. - Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp. - o Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp: Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có - quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ - kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới. o Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp: Để tiến hành, Công ty cần phải thực hiện các công việc sau: Nghiên cứu thị trường và thương nhân. - Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá - xuất khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái. Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương - mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch. Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu. - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. - 2.2 Xuất khẩu qua trung gian: Công ty CP đầu tư Châu Á cũng thực hiện phương thức xuất khẩu qua trung gian là xuất khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý và người môi giới: 17
- - Đại lý: là thương nhân, họ tiến hành hoạt động xuất khẩu theo sự ủy thác của người ủy thác, thù lao được hưởng là khoản tiền hoa hồng được tính trên doanh số hoặc khối lượng công việc thực hiện được. Quan hệ giữa người ủy thác với người đại lý thể hiện hợp đồng đại lý. - Người môi giới: Là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng. o Ưu điểm của xuất khẩu qua trung gian: Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, - pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác. Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất - định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng. Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người - ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. o Nhược điểm của xuất khẩu qua trung gian: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường. - Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng. - Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới. - Lợi nhuận bị chia sẻ. - Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường - hợp thật cần thiết như: Khi thâm nhập vào thị trường mới. - Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới. - 18
- Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian. - Khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ: Hàng tươi sống… - 2.3 Xuất nhập khẩu đối lưu: Công ty xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu là hình thức xuất khẩu liên kết ,người bán hàng đồng thời là người mua, l ượng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. 2.4 Kinh doanh tái xuất: Công ty thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua r ẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. 3.Kim ngạch xuất khẩu. Tuy công ty cổ phần đầu tư Châu Á được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng khi đó lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy. Trong mấy năm trở lại đây công ty mới bắt đầu bước sang lĩnh vực xuất khẩu. Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để phát triển hoạt động sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. 19
- BẢNG 3 TỔNG K IM NGẠCH XUẤT K HẨU SẢN PHẨM GIẤY CỦA C ÔNG TY 2 005 - 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 2500 2000 1500 Tổng kim ngạch xuất khẩu (1000 USD) 1000 500 0 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (Nguồn P.Kinh Doanh- Công ty cổ phần đầu tư Châu Á) 4. Cơ cấu xuất khẩu 4.1 Sản phẩm xuất khẩu Nguyên liệu loại 1: giấy và bột giấy Phế liệu, tồn kho: giấy và bột giấy. Dây chuyền máy móc ngành giấy. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
99 p | 261 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Huyện Ngân Sơn
39 p | 184 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 31 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng PVcomBank chi nhánh An Giang giai đoạn 2016-2018
80 p | 51 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Mới, tỉnh An Giang
82 p | 28 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch An Minh giai đoạn 2018-2020
77 p | 20 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007
79 p | 115 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vân Anh
75 p | 26 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020
88 p | 18 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020
83 p | 34 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông OCB - chi nhánh Cà Mau
74 p | 22 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 19 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 17 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
90 p | 15 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 20 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 18 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp Quản lý xã hội: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xã hội cấp cơ sở của trưởng thôn, bản trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay
16 p | 97 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học ở Học viện Chính trị hiện nay
104 p | 47 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn