intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

25
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho SAIGONBANK. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ PHÙNG THÚY NGUYÊN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: D340201 Tháng 10 – Năm 2020
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ PHÙNG THÚY NGUYÊN MSSV: 4179170502 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS. NCS. LÊ THỊ KIM LOAN Tháng 10 – Năm 2020
  3. LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện cho tôi có được nơi thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Kim Loan đã tận tình chỉ dẫn, góp ý cho nghiên cứu của tôi. Tiếp theo tôi xin gửi tới Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Sóc Trăng lời cảm ơn chân thành về việc tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ngân hàng những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên đề tài khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Tôi rất mong sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ngân hàng. Sau cùng tôi xin chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị trong Ngân hàng, dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hậu Giang, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện Phùng Thúy Nguyên i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Hậu Giang, ngày tháng năm 2020 Người thực hiện Phùng Thúy nguyên ii
  5. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên hướng dẫn: ThS. NCS. Lê Thị Kim Loan Nhận xét quá trình thực hiện của sinh viên: Phùng Thúy Nguyên Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Khóa 9 Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 – 2019. Nội dung nhận xét: 1. Về tinh thần, thái độ thực hiện luận văn của sinh viên: Tích cực, nghiêm túc thực tập, nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến góp ý, hướng dẫn để hoàn thiện luận văn. 2. Về chất lượng nội dung luận văn: Nội dung luận văn đã giải quyết được các mục tiêu đề ra, kết quả nghiên cứu đạt ý nghĩa về khoa học và có giá trị thực tế, các giải pháp đề xuất phù hợp với kết quả nghiên cứu, phân tích và phù hợp với thực tiễn. Đánh giá điểm quá trình, sinh viên đạt: 8,5 điểm (thang điểm 10) Đánh giá điểm luận văn, luận văn đạt: 8,5 điểm (thang điểm 10) Hậu Giang, ngày 02 tháng 12 năm 2020 Giảng viên hướng dẫn (Ký, ghi họ tên) iv
  7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4.1 Không gian ........................................................................................ 3 1.4.2 Thời gian ........................................................................................... 3 1.4.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................ 3 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 5 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ............................................... 5 2.1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại ........................................... 10 2.1.3 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ..................... 12 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ............................................................................................... 17 2.1.5 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại ....................... 20 2.1.6 Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại .................... 27 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 30 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 30 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 32 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ...................................................... 32 3.1 Lịch sử hình thành ................................................................................. 32 3.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 35 3.3 Chức năng nhiệm vụ .............................................................................. 37 v
  8. 3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................ 37 3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển .......................................... 42 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 45 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ......................... 45 4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019....................... 45 4.2 Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Sóc Trăng................................................................... 47 4.2.1 Huy động vốn theo thành phần kinh tế ........................................... 47 4.2.2 Huy động vốn theo kỳ hạn .............................................................. 50 4.2.3 Huy động vốn theo loại tiền............................................................ 52 4.3 Các chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn .......................................... 52 4.3.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động .................................................. 54 4.3.2 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ................................................ 54 4.3.3 Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn ............................................ 55 4.3.4 Vốn huy động không kỳ hạn trên vốn huy động ............................ 56 4.3.5 Vốn huy động có kỳ hạn trên vốn huy động ................................... 57 4.3.6 Dư nợ trên vốn huy động ................................................................ 58 4.3.7 Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn ................................. 59 4.3.8 Dư nợ trung dài hạn trên vốn huy động trung dài hạn .................... 59 4.3.9 Thu nhập lãi trên chi phí lãi ............................................................ 61 4.3.10 Chi phí lãi trên tổng chi phí .......................................................... 61 4.3.11 Chi phí lãi trên tổng nguồn vốn huy động bình quân ................... 61 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 63 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SAIGONBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ............... 63 5.1 Các kết luận qua nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng ..................................................... 63 5.1.1 Kết quả đạt được ............................................................................. 63 5.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân ............................................... 64 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại SAIGONBANK– Chi nhánh Sóc Trăng ...................................................... 65 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 68 vi
  9. 6.1 Kết luận .................................................................................................. 68 6.2. Kiến nghị............................................................................................... 69 6.2.1 Kiến nghị đối với NHNN................................................................ 69 6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương .................................... 70 6.2.3 Kiến nghị đối với hội sở ................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72 vii
  10. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 .................................... 39 Bảng 4.1 Nguồn vốn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................................ 45 Bảng 4.2 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 ............................................................ 48 Bảng 4.3: Vốn huy động theo kỳ hạn SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019 ........................................................................................ 50 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu dùng để tính toán chỉ số đánh giá tình hình huy động vốn SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019................ 53 Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019. ................................................. 54 viii
  11. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Chức năng trung gian tín dụng của NHTM ....................................... 7 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của SAIGOBANK - chi nhánh Sóc Trăng ............. 35 Hình 3.1: Thu nhập – Chi phí – Lợi nhuận giai đoạn 2017-2019 ................... 40 Hình 4.1: Vốn huy động – Vốn điều chuyển của SAIGONBANK – CN Sóc Trăng qua 3 năm (2017 – 2019) ...................................................................... 46 Hình 4.2: Tỷ trọng huy động vốn theo thành phần kinh tế .............................. 48 Hình 4.3: Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2019 .............. 50 Hình 4.4: Vốn huy động và Tổng nguồn vốn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019. ...................................................................... 55 Hình 4.5: Vốn điều chuyển và Tổng nguồn vốn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019. ........................................................... 56 Hình 4.6: Vốn huy động không kỳ hạn và tổng nguồn vốn huy động của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019....................... 56 Hình 4.7: Vốn huy động có kỳ hạn và tổng nguồn vốn huy động của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019....................... 57 Hình 4.8: Dư nợ và tổng nguồn vốn huy động của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019. ........................................................... 58 Hình 4.9: Dư nợ ngắn hạn và tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019....................... 59 Hình 4.10: Dư nợ trung dài hạn và tổng nguồn vốn huy động trung dài hạn của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019....................... 60 Hình 4.11: Thu nhập lãi và chi phí lãi của SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2019. ............................................................................. 61 ix
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CN : Chi nhánh HĐV : Huy động vốn NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SAIGONBANK : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương TMCP : Thương mại cổ phần VHĐ : Vốn huy động x
  13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Việt Nam là đất nước đang phát triển nên việc thu hút vốn đầu tư luôn là vấn đề quan trọng, cấp thiết nhất hiện nay của kinh tế Việt Nam. Nguồn vốn là một trong những điều kiện tiên quyết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng. Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc có các khoản vốn nhàn rỗi không cần sử dụng nhưng muốn thêm một khoản thu nhập từ khoản vốn nhàn rỗi đó, họ rất cần có một nơi có thể cho vay hoặc gửi an toàn và uy tín. Ngân hàng thương mại (viết tắt NHTM) với vai trò có chức năng trung gian tín dụng là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn là nơi phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân. Vì các NHTM là cầu nối nên luôn chú trọng vào công tác huy động vốn, luôn mong muốn có một nguồn vốn nhàn rỗi đủ để đáp ứng, duy trì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là chỗ dựa đáng tin cậy để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân,… trong việc cho vay và huy động nguồn vốn, ngoài ra NHTM còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước nhà. Số lượng NHTM hiện nay tại Việt Nam là 441 với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp 63 tỉnh thành nên việc tìm kiếm một ngân hàng uy tín để gửi tiền hoặc vay tiền đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân,… đã không còn là một việc làm khó khăn. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, số lượng chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch tương đối nhiều với các ngân hàng như: Agribank, Sacombank, Vietcombank, Saigonbank, Kienlongbank, Lienvietpostbank và BIDV. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương (hay SAIGONBANK) hoạt động từ năm 20132 tại Thị xã Vĩnh Châu với lịch sử hình thành, phát triển từ năm 19873 1 Hệ thống các tổ chức tín dụng, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd?_afrLoop=1040 713497433151#%40%3F_afrLoop%3D1040713497433151%26centerWidth% 3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26sho wFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dyo58rvf6z_969, ngày truy cập 03/09/2020 2 Giới thiệu, https://www.saigonbank.com.vn/vi/gioi-thieu, ngày truy cập 04/09/2020 1
  14. nên có kinh nghiệm trong huy động vốn. Từ đó, góp phần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị xã Vĩnh Châu cùng đồng hành và giúp đỡ con người nơi đây từ giai đoạn còn nghèo khó đến khi thoát nghèo và đi lên làm giàu. Song song đó, SAIGONBANK luôn phải cạnh với các Ngân hàng khác tại địa bàn, vì vậy, nguồn vốn huy động càng ngày trở nên khan hiếm hơn nên hoạt động huy động vốn tại SAIGONBANK cũng chịu ảnh hưởng từ đó. Nên cần có sự nghiên cứu phân tích để tìm hiểu các nguyên nhân đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho SAIGONBANK. Vì những lý do đó mà đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2019” được chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2019 nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho SAIGONBANK. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tổng hợp một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong huy động vốn của ngân hàng thương mại. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2019. Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2019. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Kết quả hoạt động kinh doanh của SAIGONBANK trong giai đoạn 2017 đến 2019 như thế nào? - Hoạt động huy động vốn của SAIGONBANK trong giai đoạn 2017 đến 2019 có hiệu quả không và nguyên nhân như thế nào? - Từ đó, làm như thế nào để nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của SAIGONBANK? 3 Giới thiệu, https://www.saigonbank.com.vn/vi/gioi-thieu, , ngày truy cập 04/09/2020 2
  15. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng. 1.4.2 Thời gian Các số liệu về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng trong 3 năm 2017 – 2019, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2019 và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc trăng một cách phù hợp nhất nhằm giúp SAIGONBANK có thể phát triển vững mạnh, bố cục của đề tài bao gồm. - Chương 1: Giới thiệu. - Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng. - Chương 4: Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng. - Chương 5: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Sóc Trăng. - Chương 6: Kết luận và Kiến nghị. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Diệp Thị Dung, 2009. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ, luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. Ở đề tài tài này này tác giả đã phân tích hoạt động vốn trong ngân hàng thông qua phân tích thực trạng, đánh giá hiện quả, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và cuối cùng là đề xuất giải pháp, nhưng trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng tác giả viết chỉ trình bày sự ảnh hưởng do sự cạnh tranh của các ngân hàng mà bỏ qua các yếu tố tác động khác như chính trị, pháp luật, môi trường,… Do đó, ở đề tài tác giả sẽ cung cấp thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn. 3
  16. Đỗ Thị Hà Thu, 2019. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Thành, luận văn thạc sĩ. Học Viện Khoa Học Xã Hội. Nội dung nghiên cứu của tác giả là đánh giá thực trạng HĐV và hiệu quả HĐV tại Agribank chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2016 - 2018 và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các NHTM. Các nghiên cứu trên nêu ra thực trạng về hoạt động huy động vốn và những hạn chế cần khắc phục, từ đó, đưa ra các giải pháp hữu ích phù hợp với điều kiện và mục tiêu chiến lược của NHTM được nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào được thực hiện cho hoạt động huy động vốn tại SAIGONBANK – Chi nhánh Sóc Trăng.Từ các bài viết tham khảo trên, đã giúp tôi nắm được cách trình bày cho đúng, biết viết về nội dung và cách thức phân tích số liệu từ đó đúc kết kinh nghiệm của riêng mình để phát triển mở rộng thêm trong nghiên cứu mà tôi đang tiến hành. 4
  17. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM4: Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính". Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức được thành lập để kinh doanh tiền tệ, hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Từ những nhận định trên ta có thể thấy trên mỗi phương diện khác nhau, tại mỗi quốc gia khác nhau lại có những quan niệm, nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên tất cả điều đó điều cho thấy rõ hơn về khái niệm ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng, thấy được vai trò định chế tài chính trong các hoạt động của ngân hàng. 2.1.1.2 Bản chất của ngân hàng thương mại NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, bản chất của NHTM thể hiện qua:  NHTM là một loại loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là một tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Vì 4 Ngân hàng thương mại, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_th%C6%B0%C6% A1ng_m%E1%BA%A1i, ngày truy cập 11/10/2020 5
  18. NHTM có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước như các đơn vị kinh tế khác.  Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Để thể hiện qua NHTM phải có vốn ( vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông góp vốn nếu là ngân hàng cổ phần…), phải tự chủ về tài chính. Đặc biệt mục tiêu cuối cùng hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn là lợi nhuận và nó phải trên cơ sở chấp hành đúng pháp luật của nhà nước.  Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Nó là lĩnh vực đặc biệt, nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, kinh doanh tiền tệ đòi hỏi sự thận trọng, khéo léo và cũng góp phần một khối lượng vốn lớn thông qua các hoạt động tín dụng của ngân hàng. 2.1.1.3 Hệ thống NHTM Việt Nam Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp. Hệ thống này bao gồm:  Ngân hàng thương mại nhà nước – NHTM quốc doanh là ngân hàng thương mại được thành lập 100% vốn ngân sách nhà nước.  Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại dược thành lập dưới hình thức cổ phần giữa nhà nước và nhân dân. Trong đó, một cá nhân hay pháp nhân được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng Việt Nam và một bên khác là ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là ngân hàng được thành lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.  Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là ngân hàng của người nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại việt Nam. Đây là loại ngân hàng nước ngoài có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động của ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ hoàn toàn hệ thống luật pháp của Việt Nam. 2.1.1.4 Chức năng và vai vai trò của ngân hàng thương mại Chức năng của ngân hàng thương mại  Chức năng trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của 6
  19. NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này chức năng “trung gian tín dụng” NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, v.v...) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Cho vay gián tiếp Người cho vay Người đi vay (Các tổ chức, NHTM (Các tổ chức, cá nhân) cá nhân) Cho vay trực tiếp Hình 2.1: Chức năng trung gian tín dụng của NHTM Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các NHTM thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. - Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân.  Chức năng trung gian thanh toán NHTM giữ vai trò là một đơn vị trung gian đứng ra tổ chức, thực hiện thanh toán, chi trả thay cho khách hàng của mình. 7
  20. Mua bán hàng hóa / Cung ứng dịch vụ Bên trả tiền Bên thụ hưởng Lệnh chi (Các tổ chức, cá (Các tổ chức, NHTM cá nhân) nhân) Báo có Báo nợ Hình 2.2: Chức năng trung gian thanh toán của NHTM  Chức năng tạo bút tệ Kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán, NHTM tạo ra lượng tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gởi thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền gởi ban đầu của khách hàng.Công thức xác định lượng tiền ghi sổ do ngân hàng thương mại tạo ra: U1 x(1- qn) Sn = (2.1) (1 − q) Sn: Tổng số lượng tiền ghi sổ tạo ra U1: Lượng tiền gởi ban đầu n: Số ngân hàng tham gia q: Tỷ lệ tiền gởi được sử dụng để cho vay (1 − q): Tỷ lệ dự trữ bắt buộc n Khi n→∞ thì q →0 vì q < 1 nên: U1 Sn = (2.2) (1 − q) 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0