MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT“HOẠT ĐỘNG GÓC”
lượt xem 96
download
Hiện nay việc đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục, dạy học liên quan đến tổ chức các góc hoạt động (vui chơi) nhằm để tạo điều kiện cho trẻ được học và chơi theo ý thích, thúc đẩy chủ động của cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Vì vậy hoạt động góc (vui chơi) giữ vai trò chủ đạo. Vì vui chơi chiếm nhiều thời gian nhất trong một ngày ở lớp. Qua vui chơi, không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT“HOẠT ĐỘNG GÓC”
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT “HOẠT ĐỘNG GÓC” I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU : Hiện nay việc đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục, dạy học liên quan đến tổ - chức các góc hoạt động (vui chơi) nhằm để tạo điều kiện cho trẻ được học và chơi theo ý thích, thúc đẩy chủ động của cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Vì vậy hoạt động góc (vui chơi) giữ vai trò chủ đạo. Vì vui chơi chiếm nhiều thời gian nhất trong một ngày ở lớp. Qua vui chơi, không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng, sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng tình cảm, nguyện vọng và mối quan hệ với những người xung quanh. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. II. LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ : Mỗi khi tổ chức “Hoạt Động Góc” theo hình thức đổi mới, tôi luôn gặp nhiều khó khăn - về khâu quản lý và tổ chức các góc chơi rời rạc, thụ động, không trật tự… Có một số cháu ch ơi rất say mê, có cháu chỉ thích cầm một loại đồ chơi nào đó, hoặc lắp ráp một loại đồ chơi không thành sản phẩm… Sắp xếp và sử dụng các loại đồ chơi chưa phù hợp. Ngược lại có một số
- cháu lúc đầu cũng hăng hái, nhưng một lúc sau lại chạy lung tung, tranh d ành, trêu chọc phá đồ chơi của bạn. Kết quả quá trình chơi không đạt yêu cầu, nên khi nhận xét giữa các góc sau buổi vui - chơi cũng đơn điệu, nghèo nàn. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn mà tôi vừa nêu cũng có những thuận lợi cơ bản - như : Không gian lớp học rộng rãi, có đủ kệ để đồ chơi, được cung cấp những đồ chơi có sẳn. Ngoài ra còn được dự giờ và sự hướng dẫn rõ ràng của hiệu trưởng. Nhưng kết quả buổi vui chơi vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi có suy nghĩ muốn thực hiện tốt “Hoạt Động Góc”, - bản thân giáo viên phải có một số biện pháp nh ư thế nào để cho việc : “Tổ Chức Hoạt Động Góc” đạt hiệu quả hơn. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Biện pháp tốt là cần phải có hướng giải quyết vần đề một cách cụ thể, nhằm giúp trẻ biết - vận dụng hiểu biết của m ình vào cuộc sống… Sau này trẻ sẽ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để tổ chức tốt “Hoạt Động Góc” cho trẻ mẫu giáo, thì giáo viên cần nắm vững mục đích yêu cầu, nội dung của chương trình và phải đưa ra nhiều biện pháp, cách tổ chức khác nhau. Sau đây là điển hình một số biện pháp mà tôi đã thực hiện một cách có hiệu quả: -
- IV. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH : Phải soạn giáo án cụ thể. - Tôi bố trí, sắp xếp các góc ch ơi cho hợp lý, chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi cần thiết - để phục vụ trong quá trình chơi theo từng chủ điểm. Tôi tự sáng tác các b ài thơ, bài hát để ổn định và kết thúc. Sau đó cho cháu làm quen các góc chơi và trao đổi với trẻ về các yếu tố sau : + Gọi tên các góc chơi. + Ở góc này có những đồ chơi gì và phải chơi như thế nào ? Cần bao nhiêu bạn khi chơi ? Trước khi chơi phải làm gì ? Tôi cho cháu lấy ký hiệu đem đến góc chơi mà cháu tự chọn. - Gợi ý để cháu chọn nhóm trưởng và biết cách phân vai cho bạn. - Để quá trình chơi của trẻ có chất lượng, phản ánh được sinh hoạt hằng ngày, tôi tập cho - cháu biết liên hệ thực tế vào các vai chơi. VD : Góc Phân Vai. + Cháu chơi bán cửa hàng ăn uống. Ngoài việc dạy cháu sắp xếp những đồ dùng để nấu nướng, trưng bày những thức ăn để bán cho khách, tôi còn chuẩn bị “thực đơn, giá tiền, hoá đơn tính tiền”. Trong lúc chơi, cháu biết giao tiếp với bạn. + Chào quí khách, mời quí khách ngồi ghế ! Quí khách dùng gì ?
- Cháu biết nhìn lên thực đơn để gọi món ăn. Sau đó, cháu biết tính tiền bằng hoá đ ơn như sau : Đĩa mực : giá 8 ngàn trên thực đơn, cháu biết tính tiền bằng 8 chấm tròn vào ô vẽ mực ở hoá đơn tính tiền (cháu được ôn các chữ số và số lượng tương ứng). THỰC ĐƠN GIÁ TIỀN MÓN ĂN
- + Còn ở phòng khám bệnh, tôi bố trí phòng khám có ghế ngồi chờ đợi, bệnh nhân bắt thăm số thứ tự. Bác sĩ khám bệnh cho thuốc theo đ ơn. Khi bệnh nhân khai đau mắt, bác sĩ sẽ cho thuốc vào toa thuốc ô vẽ mắt ba chấm đỏ hoặc ba chấm vàng … Cô y tá cho thuốc theo đơn và dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ. TOA THUỐC
- BỆNH ÁN THUỐC UỐNG
- Với bộ đồ chơi ở góc xây dựng, tôi cùng phụ huynh tìm nhiều vật liệu phế thải, hộp bánh, hộp sữa… để làm hàng rào. Vỏ sò, vỏ nghiêu tôi làm ếch, cua mực… để hấp dẫn trẻ. Đặc biệt ở góc tạo hình, cháu vừa làm, vừa chơi, cùng cô tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ các góc chơi khác. VD : Để có Bupbê đi dạo trong mô hình ở góc xây dựng, tôi dùng phần đầu của bình nước suối nhỏ (phần còn lại làm chậu cắm hoa) làm phần mình Búpbê và gắn thêm đầu bắng trái banh Bong. Phần còn lại, các cháu sẽ trang trí : tóc, áo, mắt, mũi bằng vải, len vụn… Sắp kết thúc buổi vui ch ơi, tôi báo cho các góc chơi biết để chuẩn bị đi tham quan một - công trình vừa xây dựng… Tôi gợi ý có hệ thống để các nhóm báo cáo lại quá tr ình chơi và cùng góp ý cho nhau. VD1 : Lúc nảy cô đi qua phòng khám, định vào khám bệnh. Nhưng thấy đông người quá. Hôm nay ở phòng khám hoạt động như thế nào ? + Nhóm trưởng : Tôi xin báo cáo với các anh, chị, ở phòng khám của chúng tôi có tôi là bác sĩ, chi Mai là y tá… Chúng tôi rất vui vẽ, nhẹ nhàng, chăm sóc tốt các bệnh nhân nên phòng khám của chúng tôi lúc nào cũng đông khách như thế. VD2 : Sao hôm nay tôi không th ấy chi Mi đến làm việc ở phòng khám ? (Hôm nay chi Mi xin nghỉ phép một buổi để đưa gia đình đi xem ca nhạc). Với hình thức này, tôi giúp các cháu tích cực trong việc liên kết các góc chơi, đồng thời các cháu được nhận vai làm nhóm trưởng cũng có ý thức trách nhiệm của m ình để giúp tôi quản lý từng nhóm chơi nhỏ.
- Bằng những gợi ý và nhiệu loại đồ chơi hấp dẫn, đa dạng, gần gủi trẻ, tôi đ ã cuốn hút - các cháu vào góc chơi rất trật tự. Cũng có lúc một hai cháu làm ồn lớp, đi lại tự do… Tôi không bao giờ dùng hình thức la, nạt hoặc gò ép cháu. Nhưng Tôi sẽ vào một vai chơi : Chào anh (chị) định đi đâu đấy ? để tôi cùng đi với cháu, nhắc nhở nhỏ nhẹ để đưa cháu vế góc chơi. V. KẾT QUẢ : Với các biện pháp kể trên, trong lớp tôi không còn hiện tượng quậy phá, tranh nhau đồ - chơi, làm theo ý riêng trong giờ vui chơi nữa. Thay vào đó, các cháu thích tham gia vào hoạt động góc, tự tin, mạnh dạn thể hiện vai ch ơi rõ ràng, sáng tạo trong cách chơi, sử dụng tốt các loại đồ chơi. Cháu biết phối hợp các góc chơi với nhau, phản ánh được những sinh hoạt hằng ngày trong xã hội. Làm được như thế, tôi thấy sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh cũng phong phú. - Ngôn ngữ giao tiếp của các cháu cũng đa dạng hơn. Ở trường, Ban Giám Hiệu yêu cầu tôi lên tiết tốt để giáo viên dự, nhân rộng ở các lớp. - Hiện nay các lớp đã tổ chức được hoạt động góc, không còn lo sợ nữa. Ngoài ra, tôi còn được các bạn ở trường khác đến dự. Qua những lần dự giờ của Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, Của trường tôi đều được xếp - loại tốt. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đạt được, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để thực hiện tốt “Hoạt Động Góc” như sau : Trong công tác giảng dạy, người giáo viên mẫu giáo ngoài lòng yêu nghề mến trẻ còn - phải cần cù, nhẫn nại, luôn đầu tư, sáng tạo, phát huy năng lực, giải quyết kịp thời các tình huống. Thường xuyên dự giờ, học hỏi các bạn đồng nghiệp. Tiếp thu ý kiến đóng góp của l ãnh - đạo để đúc, rút kinh nghiệm cho bản thân. Một trong những yếu tố rất quan trọng để trẻ hứng thú, tích cực tham gia chơi : - + Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng, đồ chơi cho các góc chơi. + Giáo viên cần gợi ý để trẻ biết phối hợp các góc chơi và luôn duy trì, chỉ bảo kỹ năng về các vai chơi, sử dụng các đồ chơi (có liên hệ thực tế). Uốn nắn h ành vi và phải duy trì hoạt động tích cực của trẻ. + Ngoài ra, giáo viên ph ải biết kết hợp với phụ huynh tận dụng hết các vật liệu phế thải để tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng ngộ nghĩnh, có màu sắt tươi sáng… Trong đó có cháu cùng góp sức vào để hoàn thành nhiều sản phẩm chung và sử dụng có hiệu quả. Long Xuyên, ngày 20 tháng 4 năm 2003 Người viết
- Đàm Thị Minh Hiếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để quản lý, bảo quản tốt công văn đi và công văn đến
10 p | 1240 | 227
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái
18 p | 1426 | 160
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp tỉnh
26 p | 274 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2
29 p | 237 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về nghĩa cho học sinh lớp 5
42 p | 154 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động dự giờ
22 p | 132 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái
24 p | 207 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn nề nếp cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
17 p | 33 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý trong việc bảo quản, cải tạo trường sở
12 p | 94 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ
24 p | 103 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp kết thúc bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
89 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả chủ nhiệm lớp 10 ở trường THPT Thừa Lưu
27 p | 23 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu
22 p | 229 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái
24 p | 42 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp để dạy tốt môn Tin Học ở Tiểu Học
18 p | 61 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung
31 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên Dân tộc thiểu số tại trường MN Cư Pang
25 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn