intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. Sử dụng đồ dùng trực quan: tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy. Lồng ghép vào các hoạt động khác và các trò chơi, củng cố làm quen với các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống. Hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc điểm từng cháu để cháu hiểu và nắm rõ kiến thức cần chuyền đạt. Nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

  1.                               ĐỀ TÀI : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH  THÀNH  BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5­6 TUỔI” I.PHẦN MỞ ĐẦU.  1.Lý do chọn đề tài Thật vinh dự  và tự  hào biết bao khi là một cô giáo mầm non, được chăm  sóc và giáo dục những mầm non của đất nước. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất  thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho   trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có.  Hình thành các biểu tượng toán học sơ  đẳng cho trẻ  mầm non là một nội   dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non mới. Hiệu quả  của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ  đẳng cho trẻ  mầm non không  chỉ phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp các hoạt động mà hơn nữa nội dung,   phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ  đẳng cho trẻ  mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.  Dạy toán cho trẻ  nhằm phát triển  ở  trẻ  khả  năng nhanh nhạy, trí thông  minh, sự phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp, giúp trẻ có những kiến thức sơ  đẳng về  con số,phép đếm. Đặc biệt hơn với trẻ  5­6 tuổi việc nhận biết số  lượng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào  lớp 1 góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách   trẻ Môn học “Làm quen với toán”  là một môn học rất khô khan, các phép đếm  thường lặp đi, lặp lại nhiều lần, phương pháp giống nhau chỉ khác về số lượng  5;6;7;8;9;10. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các  bước mà không có sự linh hoạt, sáng tạo của cô giáo thì sẽ không thu hút sự tích  cực chú ý của trẻ Muốn vậy cần phải hiểu được những quy luật tất yếu của sự  phát triển   tâm lý từ  thấp đến cao từ  đơn giản đến phức tạp, từ  cảm giác đến tri giác, từ  cảm xúc đến ngôn ngữ tư duy và ý thức. đây là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng to   lớn đối với sự phát triển những biểu tượng toán sơ  đẳng đầu đời và phát triển  tư  duy cho trẻ  mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi. Như  chúng ta đã biết những khái niệm về  toán đến với trẻ rất sớm, trẻ 2 ­ 3 tuổi đã biết đếm số lượng từ 1 ­ 10, trẻ 3 ­ 4   tuổi đã biết phân biệt to nhỏ, dài ngắn, cao thấp, biết so sánh thêm bớt…5 ­ 6   tuổi ngôn ngữ  và tư  duy của trẻ  đã phát triển từ  rất sớm trẻ biết phân tích, so  sánh tổng hợp, chú ý và ghi nhớ nhưng chưa thật sự bền vững, nếu trẻ không đi                                                      1
  2.                               học thì trẻ  vẫn biết đếm thêm bớt, so sánh…. Những gì trẻ  đã biết cũng chỉ  là  bắt trước người lớn và từ  những kinh nghiệm của trẻ  trong cuộc sống hàng  ngày. Trong trường mầm non trẻ được làm quen với toán có hệ thống kiến thức  đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp  nội dung của từng bài phù hợp với   các lứa tuổi tâm sinh lý của trẻ. Từ đó trẻ biết đếm, đong, đo, nhận biết chữ số  từ 1­ 10 một cách chính xác và có định hướng, biết phân tích, đối chiếu, so sánh,  tìm kiếm, phát hiện, sáng tạo.   Nhận thức được tầm quan trọng nói trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một   số  biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5­6   tuổi. 2. Mục têu, nhiệm vụ của đề tài. *Mục tiêu. ­ Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. ­ Sử  dụng đồ  dùng trực quan: tăng cường làm đồ  dùng và chú trọng sử  dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy. ­ Lồng ghép vào các hoạt động khác và các trò chơi, củng cố làm quen với   các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ  kiến thức hình thành biểu tượng toán   học vào cuộc sống. ­ Hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc điểm từng cháu để  cháu hiểu và nắm   rõ kiến thức cần chuyền đạt.  ­ Nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5­6 tuổi *Nhiệm vụ của đề tài . + Nghiên cứu cơ sở lí luận của sự hình thành những biểu tượng số lượng ở  trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và ở trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. + Phân tích, đánh giá thực trạng hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu   giáo 5­6 tuổi. + Xây dựng và thử nghiệm biện pháp tác động nhằm hình thành biểu tượng  số lượng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 ­ 6 tuổi) Đánh giá thực trạng dạy học.                                                     2
  3.                               Nhằm đưa ra một số  biện pháp mới, phù hợp vừa sức với trẻ, phát huy  được trí tuệ  , khơi dậy  ở  trẻ  tính tự  giác tư  duy .Cải thiện từng bước chất   lượng trong  giảng dạy và sự  tích cực hứng thú của trẻ  đối với  toán học, trẻ  mẫu giáo lớn 5­6 tuổi A2 trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng và trẻ  5­6  tuổi nói chung, việc cho trẻ làm quen với toán, biểu tượng tập hợp số lượng ban  đầu là rất cần thiết, từ  đó có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và  tiếp thu của trẻ ngày càng tốt hơn. 3.Đối tượng nghiên cứu.  Tôi nghiên cứu và áp dụng một số  biện pháp dạy trẻ  lớp mẫu giáo 5­ 6   tuổi  hình thành biểu tượng số lượng ở trường mầm non Hồng Thái Tây. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ­ Thời gian: Từ  tháng 9/2017 đến   4/2018 tại lớp   mẫu giáo 5 ­ 6 tuổi  trường mầm non Hồng Thái Tây­ Đông Triều­ Quảng Ninh. Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 ­ 6 tuổi, trên cơ sở  có đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng và   bước đầu tiến hành thực nghiệm nhằm xác định tính khả  thi của một số  biện  pháp dạy học mà tôi đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu. ­ Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non  ­ Nghiên cứu các tài liệu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ  do Bộ  giáo dục phát hành. ­ Học chương trình Bồi dưỡng thường xuyên. ­ Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. ­ Khảo sát đánh giá trẻ ­ Tăng cường cơ sở vật chất  ­ Ứng dụng CNTT. II.PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận                                                     3
  4.                               Bác Hồ kính yêu đã nói: " Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền   giáo dục tốt". Sự  nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát  triển đất nước, về trước mắt cũng như lâu dài.   Biểu tượng là một khái niệm,trong phạm trù  được nhiều nhà nghiên cứu  khoa học quan tâm nghiên cứu. Như vậy theo quan điểm của Mác ­ Lenin thì từ  những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn , đó là biểu   tượng. Theo nghiên cứu các nhà tâm lý học thì họ cho rằng: Đặc điểm chính của  biểu tượng là sự  thâm nhập giữa tính trực quan và tính khách quan. Như  vậy  biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh ra trong não.  Biểu tượng số  lượng  ở  trẻ  mẫu giáo lớn ( 5­6 tuổi) chính là biểu tượng   của tri giác đó cũng có nghĩa là: Tri giác là cơ  sở tạo nên những biểu tượng, có  tri giác có số  lượng thì mới có biểu tượng số  lượng. Nói cách khác, tri giác số  lượng là cơ sở để tạo nên hình ảnh về số lượng. Hơn thế nữa, việc tri giác phải   kỹ lưỡng, chính xác và tổng thể thì biểu tượng mới được trọn vẹn sâu sắc. Toán là một môn học đòi hỏi phải chính xác về  kỹ  năng ,chính xác về  phương pháp trong đó nghệ  thuật dạy trẻ cũng đóng một vai trò rất quan trọng   không thể  thiếu được trong giảng dạy. Nghệ  thuật là một mấu chốt vô cùng  quan trọng đối với trẻ   ở  độ  tuổi này, sự  thay đổi làm mới hình thức là rất cần   thiết khi đưa vào giảng dạy cho trẻ. Việc dẫn dắt vào bài phải có sự cuốn hút ,   tình huống bất ngờ  mới ngây được sự  hứng thú  của trẻ.  Việc dạy trẻ  là cả  một nghệ thuật sáng tạo không ngừng để trẻ phát triển năng lực sự  nhận biết,   tư duy, suy nghĩ của trẻ. Hệ thống xây dựng trên cơ sở cùng hợp tác, hành động  của tập thể  trẻ  với cô giáo. Trẻ  còn nhút nhát chưa tự  tin vì vậy còn hạn chế.   Để  khắc phụ  điều đó giáo viên phải kết hợp với các phương pháp dùng hình   ảnh minh họa sinh động hấp dẫn trẻ trong khi dạy,  nằm phát huy tối đa sự chú   ý nắng nghe  khi dạy trẻ. Mặc dù cách trình bày khá rõ nét về vấn đề này nhưng  công trình  ấy mới chỉ  dừng lại  ở  phần lý luận mà chưa có thực nghiệm. Dẫu   rằng đó cũng là một hướng đi tốt, cùng với một số bài viết trên đã làm nảy sinh  nghiên cứu và đề  xuất một số  biện pháp dạy trẻ  5­6 tuổi làm quen với biểu   tượng toán  ứng dụng vào bài tiết học cụ thể. Toán học là một môn học,  được áp dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống.   Nó chính là chìa khoá đa  năng cho sự  phát triển ngành khoa học. Chính vì vậy,   toán học đóng vai trò quan trong đối với sự  phát triển nhân cách của trẻ,  ở  lứa  tuối mầm non và chuẩn bị cho trẻ  học toán ở  trường cấp một. Nhưng thực tế,   khi tổ chức hoạt động cho trẻ 5 ­ 6 tuổi làm quen với toán ở lớp tôi chủ nhiệm   và qua thăm lớp sự  giờ  chị  em đồng nghiệp. Thực tế  cho thấy rằng, việc tổ                                                      4
  5.                               chức tiết học dạy đạt kết quả chưa cao trong quá trình dạy trẻ ít được tự mình   khám phá, tự hoạt động để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng chủ yếu là trẻ  mẫu giáo  làm theo sự  “bắt chước” của cô. Do đó tính sôi nổi khả  năng tìm tòi khám phá  sáng tạo của trẻ còn hạn chế.  Các biện pháp còn mang tính chất đồng loạt, gò bó, áp đặt nặng nề, ít huy   động được sự sáng tạo của trẻ. Chính vì thế làm cho tiết học kéo dài trẻ nhanh   mệt mỏi không hững thú học. Là giáo viên mầm non đã trải qua giảng dạy. Thực tế  tôi thấy việc dạy   toán học trong trường mầm non là rất quan trọng. Vì nó là một trong những nội   dung cần trang bị  cho trẻ  mầm non. Do đó, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tham   khảo các tài liệu có liên quan đến ngành học, học hỏi chị em đồng nghiệp và tự  mình rút kinh nghiệm trong cách giảng dạy của mình, để đóng góp phần nhỏ bé  đưa ra một số biện pháp tốt nhất để bài dạy đạt kết quả. 1. Thực trạng: Năm học 2017 ­ 2018 tôi được nhà trường giao cho chủ  nhiệm lớp 5 tuổi   A2 với số  lượng 37 trẻ. Để  thực hiện các biên pháp nâng cao chất lượng hình   thành biểu tượng số  lượng cho trẻ. Những thuận lợi, khó khăn, các nguyên  nhân, các yếu tố tác động khi thực hiện đề tài như sau. * Thuận lợi ­ Trường mầm non Hồng Thái Tây được xây dựng khang trang sạch đẹp,  khuôn viên trường, lớp, sân chơi rộng rãi thoáng mát. ­ Nhà trường có Phòng học thông minh, phòng đa năng, vườn rau, khu vui  chơi với đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, đồi cỏ cho trẻ vui chơi, trải nghiệm ­ Lớp học được trang bị máy tính Kismats, màn hình ti vi rộng, cùng các đồ  dùng, đồ chơi, sách học liệu đảm bảo, thuận tiện cho việc giảng dạy, ứng dụng   Công nghệ  thông tin trong các hoạt động nói chúng và hoạt động làm quen với  toán nói riêng.  ­ 100% giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn trở lên, được tham gia  các lớp tập huấn bồi dưỡng hè,  riêng với Giáo viên đứng lớp 5 ­ 6 tuổi có trình  độ trên chuẩn. ­ Trẻ được học ở các lớp đúng độ tuổi.                                                     5
  6.                               ­ Phụ huynh nhiệt tình  ­ Bên cạnh những thuận lợi trên, còn gặp không ít khó khăn. * Khó khăn ­ Như chúng ta đã biết nội dung dạy các biểu tượng về toán nói chung, nội  dung biểu tượng về  tập hợp số  lượng phép đếm nói riêng được phân bổ  đều  trong chương trình dạy học  ở  độ  tuổi mẫu giáo bé ­ mẫu giáo nhỡ  ­ mẫu giáo  lớn. Theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tuy nhiên   hầu   hết các cháu không được học qua mẫu giáo bé, mầu giáo nhỡ  mà học chương  trình mẫu giáo lớn. Chính vì thế, khi vào tiết học về  số  lượng phần đông trẻ  không biết xếp tương  ứng 1/1, không biết phân nhóm, tạo nhóm. Một số  trẻ  không biết đếm theo thứ  tự, đếm còn bỏ  sót, đếm bỏ  qua, vì trẻ  quen đếm tự  do. ­ Trẻ sống trên địa bàn xã thuần nông ít giao tiếp, một số cháu mới được đi   học nên  còn nhút nhát không thích tham gia vào hoạt động vui chơi, học tập, khi   giao tiếp với cô giáo, bạn bè còn rụt rè, e ngại. ­ Đồ  dùng, đồ  chơi chuẩn bị cho hoạt động toán đòi hỏi phải có nhiều về  số lượng, đẹp, phù hợp chủ đề  Từ thuận lợi và khó khăn trên vào đầu năm học tôi đưa ra bài tập “khảo sát   chất lượng về  kỹ  năng nhận biết số  lượng và so sánh kỹ  năng vận đụng   thực tế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và sự hứng thú của trẻ tham gia vào giờ   học”  Kết quả như sau Nội dung Nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt Số  Tốt Tỷ  Khá Tỷ  Trung  Tỷ  Yế Tỷ  lượn lệ lệ bình lệ  u lệ  g trẻ % % % % Kỹ năng nhận  37 5/37 13,5 7/37 18,9 20/37 54,0 5/37 13,5 biết số lượng và  so sánh Kỹ   năng   vận  37 5/37 13,5 5/37 13,5 20/37 54,0 7/37 18,9                                                     6
  7.                               dụng   vào   thực  tế Kỹ   năng   sử  37 5/37 13,5 5/37 13,5 20/37 54,0 7/37 18,9 dụng   ngôn   ngữ  mạch lạc Trẻ   hứng   thú  37 15/37 40,5 12/37 32,4 10/37 27,0 0 tham   gia   hoạt  4 3 động Đánh giá kết quả khảo sát. ­ Số lượng trẻ đạt tỷ lệ  tốt và khá còn ít ­ Số lượng trẻ đạt tỷ lệ trung bình chiếm đa số 3.Giải pháp, biện pháp  3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.  Trước hết cần xác định rõ loại tiết học để  chọn phương pháp thích hợp. Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ  dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc   kích thước   phong   phú. Lồng   ghép   vào   các   tiết   học   khác   và   các   trò   chơi.  Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành  biểu tượng toán học vào cuộc sống. Hệ  thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm  của từng cháu để cháu hiểu và nắm rõ kiến thức cần chuyền đạt.  Để thực hiện giải pháp giúp trẻ nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng  số lượng cho trẻ tôi đặt ra một số mục tiêu sau: ­ Kỹ năng nhận biết số lượng và so sánh: 95% ­ Kỹ năng vận dụng vào thực tế: 95% ­ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc; 100% ­ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động: 100% 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Biện pháp                                                     7
  8.                               Để hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi, căn cứ  vào  thực tiễn hiện nay, tôi đã sử dụng các giải pháp, biện pháp sau. ­ Giải pháp 1: Xây dựng  môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là  một trong những chuyên đề  được áp trong năm học 2017 ­ 2018, trẻ  sẽ  được  tham gia, được trải, phát huy tốt kỹ năng sống cho trẻ. ­ Giải pháp 2: Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ  đạo của trẻ, giáo  viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích hoat động, sáng tạo tích cực. ­ Giải pháp 3: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực  quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên. Khi sử dụng đồ dùng trực quan   giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi. Biện pháp  hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả  là gây sự  chú ý của trẻ  bằng cách sử  dụng   đồ dùng trực quan. ­ Giải pháp 4: Dạy nồng nghép tích hợp hoạt động toán vào các hoạt động.  Trẻ  lĩnh hội tri thức mọi lức, mọi nơi giúp trẻ  phát huy tính tích cực, áp dụng   vào thực tế, củng cố kiến thức đã học. ­ Giải pháp 5: Gây hứng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động, hoạt động này  hình thức là một tiết học nhưng  đòi hỏi phải chính xác hình thức đưa vào nhẹ  nhàng hướng trẻ  chú ý lôi cuốn vào bài một cách tự  giác, trẻ  tích cực tham gia  vào hoạt động.Vì vậy giáo viên nên thay đổi cách hướng dẫn trẻ . Để thực hiện các giải pháp trên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau. * Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Môi trường giáo dục là một yếu tố  cần thiết không chỉ  với môn toán nói  riêng mà các môn khác cũng vậy. Môi trường hoạt động phong phú góp phần   phát huy tính tích cực của trẻ. Môi trường giáo dục bao gồm môi trường trong lớp học và môi trường  ngoài lớp học. * Với môi trường giáo dục trong lớp. Trước hết phải trang trí sắp xếp lớp   gọn gàng, sạch sẽ, khoa học phù hợp với chủ đề, chủ điểm, thuận tiện cho trẻ  hoạt động. Đồ  dùng đồ  chơi sắp xếp nơi trẻ  dễ lấy, dễ quan sát, từ  đó sẽ   áp  dụng. Trẻ được tham gia các hoạt động nhóm.                                                     8
  9.                               Ví dụ  với tiết học: “Đo các đối tượng bằng một đơn vị  đo” trong chủ  đề  Nghề  Nghiệp.   Giáo viên bố  trí 3 góc chơi gồm “Cửa   hàng nội thất”; “Công  trình xây dựng” và “Nhà máy may” trẻ được tự  ý đo giường, tủ, bàn ghế  gạch,  thước xây và vải... và đưa ra kết quả đo. * Với môi trường ngoài lớp học. Cần tạo cảnh quan bằng cách: Tạo những   khoảng đất để  trồng hoa, trồng rau, khu vực chơi với cát và nước để  trẻ  tham   gia trải nghiệm. Để  áp dụng vào tiết “Làm quen với toán” Trẻ  được đếm số  lượng hoa,   rau.., được đong cát và nước... * Biện pháp 2:Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp. Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ  đạo của trẻ, giáo viên là người   hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ hoạt động, sáng tạo tích cực. Ví dục: Tiết học “Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết   chữ số 6” chủ đề “Gia đình”. Cô phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 6 tranh lô tô đồ dùng   gia đình đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để  tạo sự  phát triển trí  lực, cho trẻ  nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách đếm. Lời nói dễ  hiểu, gần gũi với trẻ để khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ.  Ví dụ Khi vào tiết học “Đo độ dài các vật bằng 1 đơn vi đo” Trẻ được thực  hiện phép đo các băng giấy sau đó đếm kết quả đo được, nhận xét, so sánh độ  dài các băng giấy. Phần ôn luyện cho trẻ đi thực tế bằng cách đo các đối tượng  mà trẻ thích như bàn ghế, ghạch hoa ..hoặc có thể  trẻ tìm  đối tượng  trên màn  hình, khi trẻ trả lời đúng có tiếng vỗ tay, trả lời sai là khuôn mặt mếu. Để  phát huy tính tích cực của trẻ  giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ  suy  nghĩ và tự hành động bằng các phương pháp kích thích, hướng dẫn, gợi mở  để  trẻ hoạt động. Những bạn thỏ đi hái hoa tặng mẹ nhân ngày 20/10­ trẻ  sẽ  xếp   các bạn thỏ  cùng số  lượng hoa tương  ứng 1­1. Nhận xét số  lượng hoa và thỏ  thêm, bớt để tạo sự bằng nhau Phần ôn luyện số lượng: Ví dụ: khi vào tiết Đếm đến 7 nhận biết nhóm có  7 đối tượng, nhận biết chữ số 7” chủ đề Nghề nghiệp. Khi vào tiết học cô cho  trẻ  ôn số  lượng 6, chuẩn bị  tiết mục văn nghệ  chọn 6 cháu lên biểu diễn, cho   trẻ chọn số quà tương ứng với số bạn lên tặng, cho trẻ tìm chữ số tương ứng ở  góc.                                                     9
  10.                               *Biện pháp 3: : Lựa chọn đồ dùng, đồ  chơi sáng tạo để tổ  chức hoạt   động Đồ dùng, đồ  chơi phục vụ giảng dạy là rất cần thiết, đồ  dùng, đồ  chơi là   chiếc cầu nối giữa trẻ và hoạt động nhận thức, cho trẻ hoạt động với đồ  dùng,   đồ  chơi là cách thức giúp trẻ  lĩnh hội kinh nghiệm sống sau này. Một tiết học   không thể  đạt kết quả  cao nếu như  thiếu đồ  dùng giảng dạy. Do đó việc lựa   chọn đồ  dùng phù hợp với tiết dạy là vô cùng quan trọng. Muốn dạy một giờ  học đạt kết quả cao thì khâu chuẩn bị chiếm 50%. Đồ dùng trực quan cũng như  những đồ  dùng để  phục vụ  cho các cháu trong hoạt động “Làm quen với môn  toán” phải đẹp, an toàn, dễ sử dụng, sinh động thì giờ học mới đạt kết quả cao. Mỗi tiết dạy đều gắn với từng chủ đề, chủ  điểm, chính vì vậy việc sưu   tầm, tích lũy, đổi mới đồ dùng đồ chơi luôn phải trú trọng. Với môn “Làm quen   với toán” nói chung và với tiết học “Hình thành các biểu tượng số  lượng” nói   riêng là rất cần thiết.  Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ  dùng trực quan hợp lý,  phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng, màu sắc kích thước phong phú.  Đây là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả  và gây sự  chú ý của trẻ.  Khi sử dụng đồ  dùng trực quan đẹp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức trọn vẹn, phấn   khởi, chính xác, Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có   sẵn  ở  địa phương như: Gỗ  vụn, hộp giấy, hột hạt... Để  tạo ra những đồ  dùng  học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của   trẻ phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. Ví dụ: Lấy muỗng sữa làm con chuồn chuồn hoặc len quấn làm con gà, vỏ  sò làm cá...Từ  những phế  liệu thô sơ  qua bàn tay khéo léo của cô đã tạo ra   những sản phẩm cho trẻ đẹp và hứng thú trong giờ  học tạo được sự  cuốn hút   hấp dẫn cuốn hút trẻ trong giờ học. *Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động  làm quen với toán.. Để hoạt động “Làm quen với toán” thật sự  hứng thú hấp dẫn trẻ, tôi tích  hợp một số  hoạt động khác vào hoạt động cho trẻ  làm quen với toán, qua đó   giúp giờ  học sinh động lại cung cấp và củng cố, mở  rộng kiến thức toán cho  trẻ.                                                     10
  11.                               Ví dụ: để ổn định tổ chức, dẫn dắt vào bài có thể cho trẻ hát, đọc thơ, kể  chuyện, câu đố.. thông qua các môn âm nhạc, Văn học Hay cho trẻ chơi các trò chơi luyện tập kết hợp Bật qua vật cản; Bật liên  tục vào vòng; Đi trên ghế thể dục. Tích hợp môn Tạo hình được vẽ, tô màu, dính hoa vào hai lọ hoa sao cho số  hoa  ở  2 lọ  hoa bằng nhau, hoặc dán quả  vào 2 cây sao cho số  quả  trên 2 cây  bằng số  lượng cô yêu cầu, biết nối số  tương  ứng với số  hoa, quả tương  ứng.   Qua đó trẻ  được phát huy trí tưởng tượng,  nhận biết số  lượng , phát huy tính   thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái, hứng thú trong giờ học. Với môn chữ cái có thể tích hợp vào hoạt động “ Làm quen với toán”  bằng   cách cho trẻ đếm số lượng các đối tượng mang chữ cái. “ Cho trẻ  làm quen với toán” là một môn học rất khó vì thế  việc dạy trẻ  trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở  mọi lúc  mọi nơi, đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để  tìm ra những sáng  kiến hay giúp ích cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ.  Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc: trong quá trình trẻ chơi ở  các góc tôi lại  gần trẻ đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời. + Góc nấu ăn con thấy có mấy bạn ngồi  ở  bàn? Mỗi bạn khi ăn cần có   mấy cái bát? Có 4 bạn thì cần có mấy cái bát? Mấy đôi đũa? Hôm nay con nấu   món gì? Con nấu mấy món ăn? Các món ăn này được chế  biến từ  nguồn thực  phẩm gì? Được chế  biến như thế  nào? Các món ăn này cung cấp chất gì? Qua   đó trẻ biết được mỗi người khi ăn cơm cần có 1 cái bát, 1 đôi đũa (Biết tương   ứng 1 ­ 1), biết tên các món ăn mà trẻ  chế  biến, biết các chất dinh dưỡng có  trong các món ăn này, trẻ biết đếm từ 1 đến 5. + Góc chơi gia đình tôi hỏi trẻ nhà con có những ai? Có tất cả mấy người?   Khi bế em con bế như thế nào? Khi em bé khóc con phải làm gì, khi em bé đói  con phải làm gì?. Qua đó trẻ biết tên các thành viên trong gia đình mình, biết gia   đình mình có tất cả  mấy người, trẻ  biết cách bế  em, biết dỗ  em bé khi em bé   khóc, biết dành tình cảm của mình cho người khác như yêu thương, quý mến em  bé, biết nhường nhịn em… + Góc Bác sĩ: Hôm nay con khám cho những bạn nào? Con khám cho mấy  bạn? Các bạn bị làm sao? Khi bệnh nhân đến khám thì bác sĩ phải làm gì? Con   khám như  thế  nào? Con dặn bệnh nhân của mình như  thế  nào? Khi chơi xong                                                      11
  12.                               con phải làm gì? Qua những câu hỏi của cô rèn cho trẻ biết đếm, biết các thao   tác chơi của góc bác sĩ… Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ  ở trong tiết học mà còn ở  mọi lúc, mọi nơi. Tôi đã sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ  dùng để  vào bài  sao cho hấp dẫn. Làm thế  nào để  với một  thời gian ngắn cô cung cấp đầy đủ  kiến thức cho trẻ, trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và trẻ hứng thú tham   gia hoạt động và nghĩ rằng đó là những điều có thật, đang xảy ra trong cuộc  sống hàng ngày của trẻ. Ví dụ: Giờ ăn tôi cho trẻ đếm số bạn ngồi ở bàn và hỏi trẻ bàn này có mấy  bạn ngồi, cần có mấy cái bát, mấy cái thìa để ăn cơm? Hôm nay các con ăn món   gì? Các món ăn hôm nay cung cấp chất gì cho cơ thể? Con ăn mấy bát cơm? Ví dụ: Hoạt động ngoài trời “Thăm quan khu vườn cổ  tích” tôi dẫn trẻ  thăm quan vườn cổ tích cùng trẻ đàm thoại dòng suối của vườn cổ tích có mấy   con cá, khu vườn cổ  tích có mấy khóm cọ, chúng mình cùng đến số  bậc thang  lên cầu nào… Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn bách thú, cô dùng phương pháp đàm thoại để  hỏi trẻ  đặc điểm, các con vật đếm số  lượng, phân biệt các nhóm con vật, khi  trẻ đếm cô phải dạy trẻ đếm theo thứ  tự  lần lượt không bỏ  sót. Cô có thể  hỏi   đặc điểm, hình dạng, màu sắc, cho trẻ đếm số lượng tương ứng với mỗi nhóm  ví dụ  có 6 con thỏ  phải tìm số  tương  ứng là mấy. Thông qua hoạt động ngoài   trời trẻ được làm quen với thiên nhiên, tôi thấy trẻ tiếp thu bài nhanh và tích cực  học hơn. Như  vậy cô vừa cho trẻ  lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh,  được kết hợp nồng ghép giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch  đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm  được điều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối, biến các hoạt động giữa trẻ và   cô thành các hoạt động, giữa trẻ với trẻ, để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, hướng cho   trẻ cách đọc, cách đếm, cách  chơi. Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý, các biện pháp,   biết giải quyết tình huống một cách mềm giẻo, biết vận dụng các thời cơ  tình  huống. *Biện pháp 5: Gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ.                                                     12
  13.                                “Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ”, trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”   Làm sao để trẻ học mà như là đang chơi. Mỗi tiết dạy làm quen với toán tôi đều có kế  hoạch cho trẻ  ôn luyện các   kiến thức cũ có nội dung ngắn gọn, có nội dung trẻ  sắp tham gia hoạt động  thông qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động khác bởi đây là cơ hội tốt để  trẻ làm quen  và hiểu rõ, khắc sâu hơn các kiến thúc cơ bản về biểu tượng toán Ví dụ 1: Qua các trò chơi “Tạo nhóm” trẻ tạo nhóm số lượng bạn chơi theo   số lượng cô yêu cầu : Trong quá trình chơi trẻ biết đếm số lượng, biết so sánh   số lượng hơn kém số lượng cô yêu cầu. Cô chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách, cô  chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ  hoặc  nói hộ trẻ, có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn và giúp   trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. Trong   một giờ  hoạt động giáo viên nên linh hoạt tổ  chức cho trẻ  được   hoạt động một cách loogic sôi động . Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”cho trẻ hát các bài hát “Gia đình gấu” đề để dẫn  dắt vào bài, hay hát “Trời nắng, trời mưa” để dẫn dắt các bạn thỏ đi hái hoa. Trong khi tổ  chức hoạt động không ngắt quãng thời gian hoạt động phải   uyển chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán. Ví dụ: đưa các câu đố liên quan đến bài học, hay làm thủ thuật “giấu tay”,  “Trốn cô” để trẻ lấy đồ dùng của mình Luôn khen ngợi, động viên khích lệ  trẻ  Trong khi học tạo không khí   sôi   nổi, trẻ  hứng thú hoạt động vào giờ  học đạt hiệu quả  Lựa chọn các thủ  thuật   cho phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động: Đếm đến 9... Thưởng cho trẻ 9 tiếng vỗ tay Các trò chơi thi đua cũng giúp cho không khí tiết học sôi nổi. Có thể cho trẻ  thi đua cá nhân “Ai nhanh nhất” trẻ  tìm nhóm đối tượng có số  lượng theo yêu   cầu xung quanh lớp; hay thi đua theo tổ, nhóm. Ví dụ: Trò chơi “Đội chăn nuôi giỏi” các thành viên trong đội lần lượt bật  qua vật cản, khoanh, nối nhóm con vật với số phù hợp, trong khoảng thời gian,  đội nào khoanh và nối đúng được nhiều nhóm đối tượng là đội chiến thắng.                                                     13
  14.                               Để tăng tính hấp dẫn của giờ học toán tôi áp dụng những trò chơi sáng tạo  vào các giờ học có tác dụng khích lệ trẻ tốt hơn. Song việc sáng tạo ra các trò  chơi quả là khó, các trò chơi vừa hấp dẫn trẻ, vừa mang tích tư duy và thông qua   trò chơi trẻ phải áp dụng những kiến thức khác nhau trong tiết học quả thật là  khó. Ví dụ: Đếm đến 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Chủ đề: Thế giới động vật. Cô chuẩn bị hình các con vật. Vào bài cô gây hứng thú cho trẻ, đội mũ các con vật để  trò chơi "Khi lấy   các con vật theo yêu cầu của cô" cô nói cách chơi luật chơi cho trẻ chơi và thực  hiện theo yêu cầu của cô. Trẻ  nhận xét và đếm các nhóm đã thực hiện được trong quá trình chơi cô  luôn động viên khen ngợi, để  trẻ  hứng thú khi chơi và cố  gắng chơi đúng, tích  cực để  được cô khen. Qua sử  dụng phương pháp này tôi thấy trò chơi không  những giúp trẻ  khắc sâu kiến thức, mà qua đó còn sửa được những nhầm lẫn,  lỗi   của  các  cháu   một  cách   dễ   dàng  hơn.  Phương  pháp  dùng  lời  hỗ  trợ  cho   phương pháp khác bao giờ cô giáo cũng là người hướng dẫn trẻ, một số kỹ năng   và thói.quen trong giờ  học. Khi hướng dẫn vào bài mới, có thể  kể  một câu  chuyện hoặc một bài thơ, hoạt động với đồ  vật như  để  dẫn dắt đến bài mới,   các hình thức dẫn dắt phải gần gũi sát với nội dung của bài gây hứng thú cho  trẻ, giới thiệu một cách tự nhiên, thoải mái, cô phải sử dụng hợp lý các phương   pháp dùng lời khi hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật.  Ví dụ: Cô kể câu chuyện “ Mèo thi câu cá” Một hôm trời mát mẻ các chú mèo rủ  nhau thi câu cá, nhưng có 7 chú mèo   câu được cá. (Mỗi trẻ xếp 8 con mèo thành hàng ngang tương ứng với 7 con cá).  Cho trẻ xếp tương  ứng 1/1 và phép đếm chỉ  là đưa ra mối quan hệ nhiều  hơn ít hơn, số cá ít hơn số mèo là mấy? Số mèo nhiều hơn số cá là mấy? Muốn   số mèo và số cá bằng nhau ta phải làm như thế nào? Lúc này số mèo và số cá như thế nào với nhau, đều bằng mấy? Khi vấn đáp câu hỏi rõ ràng chú ý, nêu bật được ý mình hỏi phải có tác  dụng gợi ý phát huy được tính sáng tạo của trẻ, phải đa dạng vào hình thức, số  lượng câu hỏi phải vữa đủ, không nêu đòi hỏi quá nhiều, quá đơn giản vì hỏi                                                      14
  15.                               quá đơn giản trẻ sẽ nhàm chán. Sau khi vấn đáp, cần tạo điều kiện cho trẻ trả  lời diễn đạt sử dụng từ ngữ đúng chính xác, không nên áp đặt trẻ chỉ hoàn toàn  nói theo yêu cầu của cô * Biện pháp: 6: Ứng dụng công nghệ thông tin. Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá,   hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ  thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của  xã hội, hiện nay các cấp học rất  cần được  ứng dụng công nghệ  thông tin vào  trong giảng dạy . Việc  ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong giảng dạy   ở  cấp học mầm non  làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ  được thay đổi   không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho  trẻ niềm hứng thú, hăng say tích  cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao.  ­ Nhưng Ứng dụng CNTT vào bài dạy như thế nào cho hiệu quả, nếu ứng   dụng CNTT nhiều tiết học sẽ  tĩnh, không sôi nổi, trẻ  ít được trải nghiệm cần  lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Trong khi đó tiện ích của Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng   dạy rất rõ rệt. + Giáo viên có thể soạn bài, và lên kế hoạch trên máy tính. + Khai thác mạng để lấy tài liệu dạy học: Tranh, ảnh, nhạc…… + Trình chiếu bài dạy bằng phần mềm PowerPoint để thu hút trẻ.   + Tạo hình ảnh động trên màn hành, cho trẻ thao tác với máy góp phần thu   hút trẻ  tích cực hoạt động Ví dụ: trẻ  tìm  đối tượng  trên  hình, khi trẻ  trả  lời   đúng có tiếng vỗ tay, trả lời sai là khuôn mặt mếu. Trên đây là một số  giải pháp biện pháp  tôi  ứng dụng vào dạy trẻ   nâng  cao chất lượng hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5­6 tuổi  3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Muốn thự hiện được giải pháp, biện pháp thì việc đầu tiên tôi phải nghiên  cứu các giải pháp phù hợp với độ  tuổi của trẻ. Có đầy đủ  các trang thiết bị  và   cơ sở vật chất thiết yếu đáp ứng với thực tế, khi trẻ hoạt động .  Sau đây là một vài điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp  sau:                                                     15
  16.                               Để  thực hiện giải pháp có hiệu quả  trong quá trình nghiên cứu, trước tiên   tôi phải chuẩn bị đầy đủ  điều kiện cơ  sở  vật chất, phòng học rộng rãi thoáng  mát, có đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, mát về mùa hè... Đồ  dùng học tập phải đầy đủ  phục vụ  cho môn học, chuẩn bị  thêm đồ  dùng đồ chơi, có hình dạng số lượng, kích thước, có nội dung liên quan đến bài  dạy. Nên chương trình, kế  hoạch, sắp xếp thời gian biểu, thời khóa biểu phù  hợp. Giáo án soạn đầy đủ, tham dự các chuyên đề  của trường, dự các tiết mẫu   về môn toán, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy nhằm ngây  sự  hứng thú cho trẻ, thường xuyên cập nhật các thông tin trên mạng Internet,  nghiên cứu qua sách báo, nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo môi tường học tập, rèn luyện cho trẻ một cách hợp lý, sắp xếp các đồ  dùng đồ  chơi khoa học để  cho trẻ quan sát. Nồng nghép môn toán vào các hoạt  động phù hợp vừa sức với trẻ. * Tăng cường cơ sở vật chất : ­ Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5 ­ 6 tuổi A2 tôi trực tiếp tham mưu với   ban giám hiệu trường, Các đoàn thể đóng trên địa bàn, phụ  huynh, đầu tư  thêm   trang thiết bị cơ sở vật chất thiết yếu để phuc vụ cho nhu cầu dạy và học trong   lớp, cho các tiết dạy được đảm bảo chất lượng tốt hơn, cần thay thế tu sửa các   trang thiết bị hư hỏng cũ nát…Như bàn học, nghế… Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị  dạy học như  vi tính, các công trình  lớp học, phòng nhóm, an toàn cho các cháu học tập, đặc biệt khi tham gia các  hoạt động hàng ngày của trẻ. Nhằm nâng cao chất lượng học tập và vui chơi  của trẻ ở lứa tuổi này. * Kiểm tra đánh giá; Thường xuyên kiểm tra đánh giá trên trẻ. Đánh giá theo nhóm lớp, từng cá  nhân trẻ. Đánh giá theo tiêu trí năm lĩnh vực phát triển và từng mục theo yêu cầu   độ  tuổi mà yêu cầu đưa ra các tiêu chí khác nhau, đánh giá theo năng lực theo   nhận thức của từng cá nhân trẻ,   để  làm cơ  sở  đánh giá theo giai đoạn trong   năm.                                                     16
  17.                               ­Về cơ sở vật chất : Kiểm tra cơ sở vật chất  ở lớp, các khu vực cụ thể để  báo cáo kịp thời về trường để nhà trường có biện pháp khắc phục số lượng hao   mòn  ở  từng nhóm lớp, đưa ra kế  hoạch kịp thời để  đảm bảo việc dạy học  ở  trên lớp đạt hiệu quả. * Phê phán rút kinh nghiệm : Trên thực tế bài dạy của tôi còn một số phương pháp và biện pháp cần rút  kinh nghiệm: Về phương pháp tôi cần linh hoạt ngắn gọn, cụ thể xúc tích hơn.  Các thủ  thuật vào bài cần hấp dẫn cuốn hút trẻ, các đồ  dùng đồ  chơi cần bổ  xung sinh động hơn, trẻ hứng thú học thì bài giảng mới đạt kết quả. Biện pháp: Cần giúp đỡ những trẻ nhút nhát, yếu, kém, trẻ nói chưa sõi.. Trong quá trình dạy học tôi còn thấy cơ  sở  vật chất  ở  lớp tôi điều tra  nghiên cứu còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu dạy và học của trẻ,   các đồ dùng đồ chơi của trẻ ở lớp tôi còn hư hỏng hao mòn nhiều.. Đôi khi báo cáo chưa kịp thời, công việc chưa đạt hiệu quả. Cần rút kinh nghiệm cho việc báo cáo lần sau được kịp thời hơn. *Biểu dương tuyên truyền Tuyên truyền với các bậc phụ huynh, về tầm quan trọng của bậc học mầm   non trong trường nói chung và ngoài trường nói riêng. Tuyên truyền vào các cuộc họp phụ  huynh thường kỳ. Việc kết hợp với   phụ  huynh chăm sóc và giáo dục trẻ  là vô cùng cần thiết đặc biệt là tầm quan   trọng của việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán trong trường mầm non. * Hình thức phối kết hợp với phụ huynh. Thông qua buổi họp phụ huynh, những giờ đón trả trẻ, tôi tuyên truyền đến  các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn toán. Những hình thức có thể  ôn luyện về số lượng ở gia đình. Thông qua cách tuyên truyền này,  tôi thấy phụ huynh đã quan tâm đến con   em mình hơn,  cách làm này rất nhẹ  nhàng mà lại rất thích thú bởi vì mình đã   làm việc có ích, việc tốt được người lớn khen ngợi. Từ  đó trẻ  khắc sâu kiến   thức về biểu tượng số lượng được sâu hơn.                                                     17
  18.                               3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu. *Kết quả thu được qua khảo nghiệm. Qua khảo nghiệm  35  học sinh lớp 5 tuổi A2 tr ường m ầm non H ồng Thái   Tây tôi thấy: Số  trẻ  biết đếm thành thạo từ  1 ­ 10 nhận biết các nhóm số  lượng trong   phạm vi 10 là: 100% ­ Số trẻ biết ghép tương ứng 1/1 là 100% ­ Số trẻ biết thêm bớt, so sánh chia nhóm trong phạm vi 10 là 95 % ­ Trẻ biết số lượng các nhóm và phân nhóm đối tượng theo yêu cầu gắn số  tương ứng giữa các nhóm phù hợp với số lượng tương ứng là 97%. ­ Số trẻ biết tô, viết số từ 1 ­ 10 là 100% Qua kết quả  khảo nghiệm trên,  tôi nhận định: Đa số  trẻ  có kiến thức về  tập hợp số lượng phép đếm có kỹ năng học toán. Các biểu tượng về số lượng của một số trẻ  chuẩn xác, các biện pháp phù  hợp đối với trẻ  để  trẻ  học tốt hơn trong việc hình thành biểu tượng số  lượng   toán học cho trẻ. Với những kinh nghiệm và sử dụng các phương pháp, tôi đưa ra ở trên qua  thời gian thực hiện trong thời gian dài tôi thấy trẻ có những biểu hiện tích cực  và đạt kết quả cao trong tiết học. * Về thái độ: ­ Trẻ mạnh dạn hứng thú tham gia vào hoạt động chơi chung cả lớp. ­ Thích được phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của cô. * Kết quả cụ thể: Kết quả thực nghiệm phân tích trên thực nghiệm mà tôi tiến hành đã có kết  quả và giải quyết một cách khoa học,  xây dựng ban đầu là hoàn toàn đúng đắn,   mức độ hình thành biểu tượng số lượng ở trẻ mẫu giáo lớn (5­6 tuổi) giáo viên  xây dựng được nội dung kiến thức hợp lý và sử  dụng các biện pháp dạy học  thích hợp ở mọi lúc mọi nơi, thì khả năng của trẻ trong lĩnh hội các biểu tượng                                                      18
  19.                               số  lượng sẽ  được nâng cao, cụ  thể  hơn về  mức độ  hình thành biểu tượng số  lượng của từng nhóm trẻ, bài tập cụ thể như sau: Bảng đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp. Nội dung Nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt Số  Tốt Tỷ  Khá Tỷ  Trung  Tỷ  Yế Tỷ  lượn lệ % lệ  bình lệ u lệ g trẻ % % % Kỹ   năng   nhận  37 35/37 94,5% 2/37 5,4% 0 biết số lượng và  so sánh Kỹ   năng   vận  37 35/37 94,5% 2/37 5,4% dụng   vào   thực  tế Kỹ   năng   sử  37 37/37 100% dụng   ngôn   ngữ  mạch lạc Nhìn vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, khả năng hình thành biểu tượng  số lượng ở trẻ tăng lên đáng kể, trẻ có khả năng so sánh số lượng các nhóm vật   và khả năng chia một nhóm vật thành 2 phần theo các cách khác nhau là tăng cao  tỉ lệ là trẻ xếp loại giỏi tăng  trẻ  rất hứng thú trong việc thực hiện các bài tập   hầu hết trẻ hoàn thành bài tập theo đúng thời gian qui định đạt kết quả cao  Bằng tất cả những kết quả trên tôi khẳng định rằng các biện pháp dạy học   mà chúng tôi đã thực hiện có kết quả  tốt phù hợp với hình thức đổi mới giáo  dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn (5 ­ 6 tuổi). *Gía trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Nhằm đưa ra một số  biện pháp mới, phù hợp vừa sức với trẻ, phát huy  được trí tuệ  , khơi dậy  ở  trẻ  tính tự  giác tư  duy .Cải thiện từng bước chất   lượng trong  giảng dạy và sự  tích cực hứng thú của trẻ  đối với  toán học, trẻ  mẫu giáo lớn 5­6 tuổi A2 trường mầm non Hồng Thái Tây nói riêng và trẻ  5­6  tuổi nói chung, việc cho trẻ làm quen với toán, biểu tượng tập hợp số lượng ban                                                      19
  20.                               đầu là rất cần thiết, từ  đó có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và  tiếp thu của trẻ ngày càng tốt hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được trên trẻ, điều đáng phấn khởi là các bậc   phụ  huỳnh đã có những hiều biết về  tầm quan trọng của môn toán  ở  trường   mầm non, chính vì thể  tôi đã nhận được sự   ủng hội tin tưởng của phụ  huynh.  Từ  đó phụ  huynh đã đóng góp, mua đồ  dùng đồ  chơi đầy đủ, để  phục vụ  bộ  môn học. Cho trẻ  học tập tốt hơn bằng những thực nghiệm trên có thể  khẳng   định rằng: Các biện pháp dạy học mà chúng tôi thực nghiệm là hoàn toàn có kết   quả tốt phù hợp với giai đoạn đổi hình thức giáo dục trẻ mầm non, đặc biết là   với trẻ mẫu giáo lớn (5­6 tuổi) III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua quá trình thực nghiệm của kết quả kiểm tra trên, tôi rút ra một số kết   luận sau: Phương pháp dạy trẻ  làm quen với tập hợp số  lượng và những phương  pháp, biện pháp phong phú, đa dạng, có hệ thống xiên suốt quá trình hoạt động  Trẻ dễ dàng có khả năng tiếp thu lĩnh hội tri thức kỹ năng đó. Kết quả  trên đây cho chúng ta thấy rõ, vai trò của việc dạy học đối với   việc dạy trẻ  làm quen với tập hợp số  lượng  ở  mẫu giáo lớn. Nó chứng minh   rằng đây là nhiệm vụ khó khăn đối với sự  nhận biết của trẻ, nhưng nó trở  lên   vừa sức với trẻ nếu chúng ta biết đưa phương pháp, biện pháp và hình thức dạy  học phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ, nó sẽ làm cầu lối tăng sự hiểu  biết của trẻ lên tầm cao mới và nó giúp cho trẻ phát huy vốn hiểu biết của mình   được tốt hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn tạo điều kiện cho trẻ  phát triển tri   thức toán học có cơ sở khoa học.  Bên cạnh đó ­ Giáo viên phải có lòng yêu nghề  mến trẻ, có lòng nhiệt tình và có lòng  ham muốn môn học. ­ Giáoviên phải là người giàu kinh nghiệm, phải có tính linh hoạt, tính tích  cực tìm tòi, học hỏi.                                                     20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1