NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển quy trình quản lý tiến trình nghiệp vụ trong lĩnh<br />
vực ngân hàng thương mại Việt Nam.<br />
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý Mã số: 62340405<br />
Nghiên cứu sinh: Phan Thanh Đức Mã NCS: NCS31.72TT<br />
Người hướng dẫn: (1) PGS. TS. Nguyễn Văn Vỵ (2) PGS. TS. Trần Thị Song Minh<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
A. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
- Luận án đã phát hiện sáu bài toán cơ bản đối với việc ứng dụng quản lý tiến trình nghiệp<br />
vụ (Business Process Management - BPM) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ<br />
cho tổ chức. Đó là: 1. Bài toán về năng suất, chất lượng (chuyên môn hóa, tự động hóa<br />
và đồng bộ hóa); 2. Bài toán mô tả, chuẩn hóa và tổ chức lưu trữ (quy trình nghiệp vụ);<br />
3. Bài toán xây dựng quy trình (phát triển và tích hợp); 4. Bài toán vận hành và giám<br />
sát (hoạt động); 5. Bài toán chẩn đoán, hoàn thiện, tái thiết kế; 6. Quản trị sự thay đổi<br />
và tri thức.<br />
- Luận án đề xuất quy trình BPM trong lĩnh vực ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận<br />
tiến trình. Quy trình đề cập tới các hoạt động 1. Khởi tạo (phân tích - thiết kế); 2; Tích<br />
hợp (tích hợp - lưu trữ); 3; Giám sát - Hoàn thiện. Quy trình là hoàn toàn mới vì làm<br />
theo cách tiếp cận mới, xây dựng trên cơ sở các phương pháp và các công cụ mới. Quy<br />
trình cũng đã được thực nghiệm bằng việc tin học hóa một số nghiệp vụ ngân hàng: quy<br />
trình tin học hoá nghiệp vụ; quy trình khởi tạo khoản vay và quy trình thẩm định giá.<br />
- Luận án đã xác định và trình bày phương pháp luận (methodology) cho hoạt động tin học<br />
hóa nghiệp vụ ngân hàng theo định hướng tiến trình, đề xuất phương pháp (method) và<br />
công cụ (tools) triển khai việc quản lý quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.<br />
- Luận án đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực hệ thống thông tin (tích hợp,<br />
lưu trữ, giám sát, khai phá quy trình) để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nghiệp<br />
vụ trong các tổ chức theo hướng sử dụng công nghệ mới.<br />
B. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án<br />
- Luận án đã phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý quy trình hoạt động và<br />
tin học hóa nghiệp vụ ngân hàng trên các mặt tổ chức, quản lý, định hướng và ứng dụng<br />
công nghệ. Từ đó, đưa ra giải pháp cụ thể bằng việc lựa chọn ngôn ngữ mô hình hóa, đánh<br />
giá các hệ BPMS và xây dựng quy trình BPM. Luận án đề xuất việc sử dụng ngôn ngữ<br />
BPMN cho việc mô hình hóa nghiệp vụ và làm rõ sự phù hợp của giải pháp IBM-BPMS<br />
trong quản lý quy trình hoạt động tại ngân hàng.<br />
- Dựa trên các kiến thức, công nghệ và công cụ được trình bày trong luận án, tác giả đề xuất<br />
việc xây dựng các chương trình đào tạo và tư vấn về BPM, BPMN và BPMS nhằm hỗ trợ<br />
các tổ chức/doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ.<br />
- Vì tin học hóa nghiệp vụ là bài toán chung cho mọi tổ chức/doanh nghiệp, nên tác giả đề<br />
xuất việc điều chỉnh và mở rộng quy trình BPM để áp dụng cho các hoạt động nghiệp vụ ở<br />
các lĩnh vực khác mà bản chất hoạt động là các quá trình thông tin (đầu vào, đầu ra và các<br />
xử lý là thông tin) như các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />