intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phạm Thái - tài hoa và bi kịch _3

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cố công đi tìm vẻ đẹp của từ nói chung cũng như của từ Phạm Thái nói riêng, Chế Lan Viên đã phát hiện ra một bí mật: “Đúng rồi! chữ có mấy đâu, chữ có gì đâu mà sao nó cứ gợi ngoài chữ, ngân ngoài lời đến vậy (…).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phạm Thái - tài hoa và bi kịch _3

  1. Phạm Thái - tài hoa và bi kịch
  2. Cố công đi tìm vẻ đẹp của từ nói chung cũng như của từ Phạm Thái nói riêng, Chế Lan Viên đã phát hiện ra một bí mật: “Đúng rồi! chữ có mấy đâu, chữ có gì đâu mà sao nó cứ gợi ngoài chữ, ngân ngoài lời đến vậy (…). Bí mật nằm ở chỗ lặp lại “Quế nhạt hương đưa. Sen nhạt hương đưa…”(9). Như vậy, điệp âm là yếu tố hết sức quan trọng trong rất nhiều điệu từ mà Phạm Thái đã khai thác, tạo nên cái vẻ “điệu nghệ” riêng cho phong cách từ của họ Phạm viết bằng chữ Nôm đứng bên cạnh những tên tuổi khác viết bằng chữ Hán. Với ông, sự điệu nghệ của nghệ sĩ còn phải được thể nghiệm ở những chỗ bất ngờ nhất trong quy trình sáng tạo. Phải ngược với “cái người ta”. Nguyễn Huy Lượng viết Tây Hồ cảnh tụng thì trái lại, ông viết Phản Tây Hồ cảnh tụng, các tác gia truyện Nôm lấy cốt truyện từ các nguồn du nhập để sáng tác thì ông nhận ngay ra đời sống tình ái của ông là nguồn thi liệu tuyệt vời và đặc biệt khác người… Chính vì thế, với tài hoa thiên bẩm, Phạm Thái đã mang đến cho công chúng yêu truyện thơ một tiếng nói nghệ thuật độc đáo giàu chất nhân bản bởi cái tính thời sự, tính chân thật đời thường và trực cảm: yêu say đắm mà buồn đau cũng không cùng. Như vậy, ông và Quỳnh Như đã thoát khỏi cái “vòng kim cô” - “lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” của Khổng Tử, cùng các tác giả khác như Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… đưa cái đau thương bi luỵ vào văn chương, truyền nhắn lại cho hậu thế, tìm sự đồng điệu trong tâm hồn với thế hệ mai sau. * Trước nay hầu hết các ý kiến đều xuất phát từ góc độ thể loại để chê trách cấu trúc nghệ thuật của Sơ kính tân trang là lỏng lẻo, chắp vá, cảm hứng không liền mạch, tác giả gặp gì viết nấy, xây dựng nhân vật sơ lược, kém bản sắc, v.v… Tóm lại, tác phẩm không tuân thủ quy tắc một truyện Nôm truyền thống. Thực ra, chỗ “khác người” - mà một số nhà nghiên cứu gọi là “nhược điểm” của Phạm Thái lại chính là ưu điểm, là đặc trưng cơ bản làm nên phong cách họ Phạm: đó là tính ngẫu hứng trong tư duy nghệ thuật, là bút pháp hết sức phóng túng. Ông cầm bút không dưới một ý đồ nghệ thuật nào định lối trước, cầm bút chỉ là để thỏa mãn cảm xúc sáng tạo, viết gì, hình thức nghệ thuật nào – không định trước- cứ để cho cảm xúc điều khiển. Cho nên không riêng Sơ kính tân trang mà ở một số thể thơ khác như thơ Nôm ngũ ngôn, ông vừa là người khai sinh ra nó: Đèn mờ khôn tỏ bóng,
  3. Nguyệt khuyết mái tây hiên, Xa xa rền tiếng trống, Lồng lộng chốn binh điền(10). (Trời Đông nghe trống đánh) lại cũng là người “phá luật”, thêm cho nó cái kết của thơ yết hậu: Một năm mười hai tháng, Một tháng ba mươi ngày, Hũ lớn cạn, hũ bé cạn, Hay !...(11) (Con trả lời) Hoặc như ở bài Văn triệu linh Trương Quỳnh Như, ông lại là người trước nhất đặt những bước đi ban đầu cho một kiểu dạng mới của thể song thất lục bát, đó là dạng “trữ tình tự tình” mà sau này Cao Bá Nhạ thể hiện rất thành công với tác phẩmTự tình khúc. Ngòi bút của ông luôn chịu sự chi phối sâu sắc bởi một tư duy nghệ thuật hết sức duy cảm. Dòng cảm xúc, ý tưởng thơ đưa nhà thơ đến đâu thì ngòi bút của ông theo đến đấy. Khi cần vận dụng thể tài nào là nhà thơ đưa ngay vào trang thơ, do đó Sơ kính tân trang của ông bao gồm rất nhiều thể tài, là một tác phẩm “hỗn dung thể loại”: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn luật, từ… khiến cho: “Nhịp thơ đi như triều lên gió loạn, bẻ gãy mọi tiết tấu hiền hòa êm dịu của thể thơ lục bát vốn mềm mại để tạo ra một nhịp điệu mới, hỗn độn và ngang tàng”(12). Với nhãn quan đó thì Sơ kính tân trang như một “nghịch truyện” đính kèm một nghịch lý tương ứng: cuốn hút và thỏa mãn thưởng thức. Thỏa mãn ở chỗ: người đọc có thể tìm thấy mình ngay trong câu chuyện của họ Phạm mọi trạng thái tinh thần: vui, buồn, sảng khoái, hài hước, phẫn uất… tất cả đều thoắt ẩn thoắt chuyển, bất ngờ lỏng lẻo nhưng không thể nhàm chán. Một kết cấu lạ và phá cách như thế dự báo rằng: hình thức quy phạm của kết cấu cốt truyện thơ lục bát đang chuyển động theo hướng rạn vỡ và sẽ đến thời điểm tự nó sẽ mở ra một chiều hướng kết cấu mới làm phong phú thêm cho mô hình kết cấu của thể loại. Tuy nhiên, trước mắt, Phạm Thái vẫn một mình một giọng, chủ trì bút pháp “say mê bồng bột”,
  4. tác phẩm của ông như bài thơ trường thiên, tự do… chi phối bởi một cá tính sáng tạo trực cảm, phóng túng, trữ tình đến say mê. Một bài văn - một tiếng khóc Theo như tiểu sử thì Phạm Thái phải phiêu bạt giang hồ từ rất sớm nên chắc chắn thơ văn của ông cũng lưu lạc nhiều, song chỉ với những tác phẩm còn truyền đến nay, phải thừa nhận Phạm Thái là một nhà thơ có tài, bút lực của ông thật khỏe, kỹ xảo thơ ông không mấy ai theo kịp. Nguyễn Tử Mẫn, người gần như đương thời với Phạm Thái nhận xét: “Ban đầu tôi đọc tập Sơ kính tân trang cho là thơ văn của ông chỉ có nguyên đấy, nhưng sau lại được đọc nhiều bài khác, mới biết ông là bậc toàn tài. Người xưa nay như ông thực hiếm có: Nhiều bài Đường luật đem so với văn chương Lý, Đỗ cũng không kém gì (…). Ông từ lúc còn bé đến khi nhớn, hết gặp gia biến lại gặp quốc nguy, trải bao cảnh ngộ đắng cay, thế mà văn càng điêu luyện, võ đủ lược thao, cho đến cầm kỳ thi họa cũng đều tinh thạo. Không phải bậc đại tài mà được như vậy sao?”(13). Như vậy theo Nguyễn Tử Mẫn, Phạm Thái còn sáng tác bằng chữ Hán và thơ chữ Hán của ông sánh ngang Lý Bạch, Đỗ Phủ. Thế mà hiện tại chúng ta hầu như không có trong tay một bài thơ chữ Hán nào, tất cả là thơ Nôm khiến thoạt tưởng ông chỉ là nhà thơ quốc âm. Tuy nhiên, mảng thơ đã mất không vì thế ảnh hưởng vị trí tuyệt đỉnh của ông trong lịch sử văn chương trung đại Việt Nam. Về điều này, Sở Cuồng Lê Dư cũng xác nhận: “Tới nay gần hai trăm năm, đọc lại lời văn, vẫn hãy còn lâm ly cảm khái… cái giá trị của văn chương ấy thực có bổ ích cho đời, có ảnh hưởng đến nghìn muôn thu…”(14). Nói về cái tài diệu của “lâm ly cảm khái” hẳn chúng ta không thể bỏ qua Văn tế Trương Quỳnh Như. Bài này cùng với Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh (chị ông là vợ Phạm Nguyễn Du), Văn tế vua Quang Trung của Lê Ngọc Hân là một trong ba bài văn tế được xem như nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII. Nếu phải đặt lên bàn cân ba bài văn này thì có lẽ vị trí số một vẫn dành cho bài của Phạm Thái: “Cả bài văn là tiếng kêu thương bi thiết chân thành, là hiện thân của nỗi thống khổ đau nóng sốt không hề vướng bận một chút kỹ thuật văn chương”(15). Thật ra kỹ thuật đạt đến độ không còn là kỹ thuật nữa thì đó chính là kỹ thuật vậy. Bài văn khởi đầu và kết thúc đều bằng những câu hỏi “bởi vì đâu” lặp đi lặp lại, tạc vào năm tháng: Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!
  5. Nỗi đau càng được khoét sâu thêm bởi số phận trớ trêu của người bạc mệnh: gia cảnh hiếm hoi, lúc này ông bà Trương chỉ còn có mình nàng, anh trai đã mất, nàng lại cũng bỏ cha mẹ mà đi, một kiếp người của nàng chỉ có “đôi mươi năm”: Lại có điều đau đớn thế. Nhà huyên ví có năm có bảy, riêng một mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có nhẽ. Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa. Thân là thân hiếm hoi chừng ấy. Nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn non bồng nước Nhược, đỉnh gì không đoái đến cõi phù sinh! Rồi nhà thơ lại đưa ra những lời cật vấn liên tiếp: nếu nàng có là tiên giáng thế thì sao không nguyện thân này cho vẹn kiếp mà đuề huề xuân huyên, phu tử “rồi sẽ rong chơi nơi chín suối, cớ gì riêng bỗng vội vàng chi?”. Nhà thơ xác nhận tình yêu của họ gắn bó như “nghĩa cương thường” với biết bao “tâm sự”: Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suồng sã, những như thân gia ấy, tình cảm ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ, nhưng tình duyên là chừng ấy, cũng là một chút cương thường: dẫu rằng kẻ đấy người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao tâm sự! Vừa than thở vừa tự hỏi, tự đáp, rồi có lúc giọng văn lại chuyển sang thủ thỉ như tâm tình với người yêu, lại như tự nói với riêng mình: Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên; mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh. Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm; Chua xót cũng vì đâu? Não nuột cũng vì đâu? Câu chữ trau chuốt một cách tự nhiên, nhịp điệu trập trùng hài hòa làm nền cho những suy tưởng về lẽ sống chết, về những chướng căn bất ngờ chi phối số phận con người, do đó ai cũng có thể tìm thấy “cái tôi” của mình trong cái tôi của tác giả. Tình yêu này kéo theo biết bao hệ luỵ, trở thành thảm kịch bởi nó không chỉ kết thúc với cái chết oan khuất của Quỳnh Như, làm tan nát trái tim cha già mẹ yếu của nàng
  6. mà đối với Phạm Thái - người con trai từng vì hạnh phúc tình yêu bỏ cả chí hướng sự nghiệp, lại cũng bởi “Một mối chung tình tan mấy mảnh” mà trở nên tàn lụi, cũng tuyệt mệnh ở tuổi hoa niên. Các sách đều chép sau khi Quỳnh Như mất, Phạm Thái chán nản, sống mà như chết, lang thang vất vưởng nay đây mai đó, lao sâu vào rượu, hủy hoại mình trong nỗi nhớ người yêu: Trời xanh thăm thẳm mấy tầng khơi, Nỡ để duyên ai luống ngậm ngùi. Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói, Sầu châm chén ngọc, rượu chìm hơi, Lầu Tây nguyệt gác, mây lồng bóng. Ải Bắc hồng bay bổng tuyệt vời, Một mối chung tình tan mấy mảnh, Suối vàng ai nhắn hộ đôi lời! Và cũng như các nhà thơ tình thời này, Phạm Thái đã nhận ra một giá trị rất lớn của cuộc sống là tình yêu, có tình yêu trong hôn nhân, ngoài hôn nhân, có tình yêu phải được kết quả ở hôn nhân. Song đáng tiếc, khi ông cùng các nhà nho - thi sĩ thời này nhận chân được điều đó, phát hiện được vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu, giác ngộ sâu sắc bản ngã của con người, thì cũng là lúc họ phải chịu hệ luỵ từ chính những tư tưởng đó: là hiện thân vẻ đẹp tinh thần thời đại nhưng họ lại bị hủy hoại bởi chính tinh thần đó. Tuy nhiên, với Phạm Thái, lịch sử văn chương dân tộc sẽ nhớ mãi về ông - nhà thơ của mỗi thể loại một tác phẩm tuyệt đỉnh: một bài phú, một truyện thơ, một bài văn tế…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2