Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích giúp nhận thức tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, sự cần thiết phải xây dựng Bộ máy Hồi động tự quản lớp; xác định thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác, các kĩ năng hoạt động, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của học sinh và xây dựng một số biện pháp, giải pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo, sự tận tình giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ học tập các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hai mặt quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ em. Có thể nói trường học là vườn ươm cho những tài năng tương lai của đất nước. Ở tiểu học, ngoài giáo viên dạy môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ…) mỗi giáo viên đều được phân công một lớp. Họ không những phải đảm nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Khác với các bậc học trên, trẻ em tiểu học còn nhỏ tuổi, các kĩ năng hoạt động còn hạn chế, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của các em chưa cao. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quyết định trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động trong suốt năm học. Nếu giáo viên biết làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, biết xây dựng và triển khai kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả sẽ có tác dụng tốt cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “ Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trường TH Lý Tự Trọng 1 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.1. Mục têu Nhận thức tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, sự cần thiết phải xây dựng Bộ máy Hồi động tự quản lớp. Xác định thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nề nếp, thói quen trong học tập, trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác, các kĩ năng hoạt động, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của học sinh và xây dựng một số biện pháp, giải pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 2, góp phần hình thành tri thức và nhân cách lâu dài, bền vững, đúng đắn. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng nề nếp, chỉ tiêu của lớp. Công tác tự quản của học sinh lớp 2A (VNEN) 4. Giới hạn của đề tài Công tác chủ nhiệm lớp 2A Trường Tiểu học Lý Tự Trọng huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk năm học 2015 2016 do tôi đảm nhận. Tổng số học sinh là 31 em. Trong đó có 1 em bị khuyết tật. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Trường TH Lý Tự Trọng 2 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. c) Phương pháp thống kê toán học II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức cần thiết trong môi trường giáo dục hiện nay. Để các em h ọc t ập t ốt h ơn, m ỗi giáo viên cần có tính kiên trì, nhẫn nại, tận tình, chịu thương và chịu khó. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Đổi mới công tác chủ nhiệm, người giáo viên tức là người làm công tác trong ngành giáo dục và là người chủ của một lớp học, người chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời phải là người chịu bất kì những hậu quả gì mà học sinh trong lớp chủ nhiệm của mình mang lại. Chính vì vậy, mà người giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm: Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Hội đồng tự quản là do các em học sinh tự tổ chức và thực hiện; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các Trường TH Lý Tự Trọng 3 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường. Hội đồng tự quản được thầy giáo, cô giáo quan tâm, hướng dẫn đi vào hoạt động sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả học tập và các phong trào thi đua của tập thể lớp và mỗi thành viên. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ đạo để các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Những người làm được việc đó không ai ngoài người trực tiếp giáo dục và giảng dạy các em hàng ngày và hơn ai hết đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ bậc tiểu học… Không có học sinh cá biệt, chỉ có giáo viên chủ nhiệm không đủ kiên nhẫn cảm hóa học sinh, không có tình yêu thương con trẻ, không biết lắng nghe, không biết chia sẽ và không yêu nghề mà mình đã chọn và sẽ gắn bó suốt đời. Hiện nay đôi khi còn chạy theo thành tích mà một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, chưa thấy được vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh, các hình thức hoạt động còn tẻ nhạt, chưa có sự cải tiến. Mặc dù giáo dục đang trong giai đoạn bùng nổ về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học song hầu như công tác chủ nhiệm lớp chưa thực sự đổi mới. Giáo viên chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với lớp học, chưa coi lớp học như ngôi nhà thứ hai của mình. Việc theo dõi, quán xuyến nhắc nhở học sinh không được thường xuyên, liên tục. Giáo viên còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy văn hóa, ít quan tâm đến nề nếp lớp. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, Trường TH Lý Tự Trọng 4 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. gia đình, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội chưa phát huy hiệu quả. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực chất lượng học tập của học sinh chưa cao. Trước một thực trạng như vậy, là giáo viên chủ nhiệm tôi không thể không suy nghĩ phải làm gì để thay đổi thực trạng này và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3. Nội dung và hình th ức c ủa gi ải pháp 3.1. M ục tiêu củ a gi ải pháp Rèn cho học sinh các nề nếp, thói quen tốt trong học tập, trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác cao. Tạo cho các em một môi trường học tập, sinh hoạt tốt. Từ đó nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh 3.2. N ội dung và cách th ức th ực hi ện gi ải pháp a) Nắm bắt thông tin của học sinh thông qua bản tự thuật: Ngay từ đầu năm, lúc nhận lớp, tôi đã cho các em viết vào bản tự thuật để có thời gian nghiên cứu sơ bộ hoàn cảnh, điều kiện sống cũng như về sở thích của từng em. Trên cơ sở đó tôi có thể làm căn cứ để viết vào sổ chủ nhiệm của mình một số thông tin cần thiết. Và đây là một số minh chứng mà tôi đã thực hiện. Qua phiếu điều tra này, phần nào tôi đã nắm được thông tin cần thiết nhất về học sinh của mình. Điều này có lợi cho tôi trong quá trình xây dựng nề nếp lớp học đặc biệt là trong việc bầu chọn Hội đồng tự quản lớp. b) Xây dựng nề nếp lớp học thông qua buổi sinh hoạt tập thể: Đầu năm học tôi cho các em tự xây dựng nội quy dựa trên cơ sở nội quy của nhà trường các em đã có ý thức xây dựng nội quy lớp học kết quả như sau: Nội quy lớp 2A Trường TH Lý Tự Trọng 5 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đi học đúng giờ. Tự giác, tự học, tự tin, tinh thần hợp tác cao. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Chăm ngoan, học giỏi. Chấp hành và thực hiện tốt luật giao thông. Luôn nói lời hay, làm việc tốt. Lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Tiết kiệm điện, nước. Đồng phục đúng quy định. Bỏ rác, đi vệ sinh đúng quy định. Tham gia tích cực các hoạt động của lớp. Thương yêu, đoàn kết giúp đỡ bạn. c) Bầu Bộ máy Hội đồng tự quản lớp: Việc chọn bầu và xây dựng Hội đồng tự quản lớp ở lớp tôi chủ nhiệm bao giờ cũng được tổ chức chu đáo, tôi xem đây là buổi lễ Đại hội lớp với tinh thần dân chủ và tự giác. Đầu tiên cho các em Ứng cử; tiếp đến là Đề cử; Công bố danh sách ứng cử và đề cử; Những người có tên trong danh sách tranh cử bằng giới thiệu về mình nói rõ chương trình hành động. Bầu ban kiểm phiếu. Ai có số phiếu cao nhất được làm Chủ tịch hội đồng tự quản, 3 người có số phiếu cao tiếp theo làm Phó Chủ tịch hội đồng tự quản. Để lớp học hoạt động theo mô hình tự quản tốt đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần có sự năng động, tự tin, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động tổ chức lớp học, có cái nhìn thấu đáo về các em học sinh. Từ những nội dung tiếp thu từ Ban quản lý Dự án VNEN Trung ương về tổ chức lớp học theo Mô hình tự quản, đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực trao đổi phương pháp mới và hướng dẫn học sinh thực hành ngay trên lớp học. Học sinh được ứng cử và đề cử vào Hội đồng tự quản của lớp mình dựa trên các tiêu chí cho từng vị trí lãnh đạo chủ chốt của lớp học như Chủ tịch hội đồng tự quản và Phó chủ tịch hội đồng tự quản. Vị trí này phải là những học sinh mạnh dạn, Trường TH Lý Tự Trọng 6 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. tự tin, năng động và sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động học tập và đặc biệt phải là những học sinh có tố chất thủ lĩnh để chỉ đạo, điều hành các hoạt động học tập của lớp. Bên cạnh đó các Trưởng ban như ban học tập, ban ngoại giao, ban văn nghệ, ban Thể dục thể thao, ban sức khỏe, ban vệ sinh, được chú trọng. Giáo viên chủ nhiệm phải tư vấn, giúp đỡ các em hiểu vị trí và trách nhiệm của cá nhân trong công việc được đảm nhận, từ đó các em thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ của bản thân, cộng đồng trách nhiệm đưa lớp học ngày càng học tập tiến bộ. Những vị trí trên được luân chuyển, thay phiên nhau để tất cả các em học sinh trong lớp học được giao nhiệm vụ phải cố gắng, từ đó các em sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn trong công tác điều hành lớp học. Tôi phân tích cho các em hiểu vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng tự quản lớp. + Vai trò của Chủ tịch hội đồng tự quản: Thay mặt giáo viên chủ nhiệm lớp điểm danh và ghi sĩ số học sinh của lớp vào góc quy định ( Có Bảng theo dõi Chuyên cần) Nhắc nhở các bạn chuẩn bị tốt trang phục, xếp hàng, điều khiển các bạn trong giờ chào cờ đầu tuần, trong lúc tập thể dục giữa giờ hay sinh hoạt tập thể. Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm tuyên dương hay nhắc nhở cá nhân hay nhóm hoạt động tích cực. Chào hỏi, giới thiệu về mình, cô giáo và lớp học mỗi khi có khách tham quan, thăm lớp dự giờ... Ngoài ra Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp còn phải thực hiện mọi nhiệm vụ giống như một giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết. + Vai trò của 3 Phó chủ tịch hội đồng tự quản lớp (Kiêm trưởng ban học tập, ban ngoại giao và ban thể dục thể thao) Vạch kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, cá nhân trong lĩnh vực học tập. Theo dõi việc học tập hằng ngày của các nhóm, cá nhân ghi lại chính xác ngày, Trường TH Lý Tự Trọng 7 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. giờ để từ đó lấy cơ sở đánh giá trong quá trình học tập. Ghi nhận những thành tích xuất sắc của nhóm, cá nhân để động viên khuyến khích cũng như nhắc nhở và có biện pháp giúp đỡ, khắc phục những vi phạm trong học tập và rèn luyện. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp khi Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp vắng mặt. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ như chữa bài tập hay sinh hoạt Sao, múa hát tập thể. Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của lớp mình với giáo viên chủ nhiệm. + Vai trò của các Trưởng ban (Ban học tập, ban ngoại giao, ban văn nghệ, ban thể dục, ban sức khỏe và ban vệ sinh) Theo dõi kế hoạch lao động của nhà trường để phổ biến, có kế hoạch, chỉ đạo cho lớp thực hiện. Chỉ đạo công việc vệ sinh, trực nhật của lớp. Gương mẫu trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tuyên truyền đến từng tổ nhóm, cá nhân trong công tác vệ sinh chung của nhà trường. * Kết quả bầu chọn và phân công nhiệm vụ cho Hội đồng tự quản như sau: + Chủ tịch Hội đồng tự quản: Đinh Trọng Nam Tiến + Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban học tập): Nguyễn Thị Cẩm Mỹ + Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban thể dục thể thao): Nguyễn Đức Toàn + Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban ngoại giao): Đoàn Thị Hải Ly. + Trưởng ban văn nghệ: Nguyễn Khánh Ly + Trưởng ban vệ sinh: Lê Thị Thảo Nguyên +Trưởng ban sức khỏe: Phạm Ngọc Chiến Trường TH Lý Tự Trọng 8 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tôi giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự quản lớp, tuy nhiên trong những ngày đầu hoạt động của Hội đồng tự quản lớp còn bỡ ngỡ nên kết quả đạt được không như tôi mong muốn. Tôi động viên các em cố gắng và tự tin vào năng lực của bản thân mình, tôi chỉ ra các hoạt động cụ thể cho từng buổi sinh hoạt. d) Hướng dẫn Hội đồng tự quản lớp hoạt động: Trong giờ sinh hoạt trước buổi học: Tôi đều hướng dẫn để Hội đồng tự quản lớp thực hiện sinh hoạt đúng nội quy của Sao đó là chữa bài tập, sinh hoạt văn nghệ,..Mỗi buổi sinh hoạt tôi hướng dẫn mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản lớp phụ trách: Giờ chữa bài tập do Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (Kiêm trưởng ban học tập) phụ trách: Trước hết nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm rồi báo cáo cho trưởng ban học tập, sau đó cho cả lớp làm vào bảng con để kiểm tra kĩ thuật tính toán và cách trình bày. Giờ sinh hoạt văn nghệ tôi hướng cho các em tập hát những bài hát theo chủ điểm của các tháng, tuần đúng như trong kế hoạch chủ nhiệm mà tôi đã nêu. Ngoài ra tôi hướng dẫn cho các em sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn đó là Tiếng hát dân ca, thi hùng biện giỏi, thi làm emxi. Tuy thời gian chỉ có 15 phút nhưng càng quan sát, tôi càng thấy các em có nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi. Trong giờ sinh hoạt cuối tuần: Mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần là một bài học kinh nghiệm cho từng em. Các em vừa nhìn lại được kết quả học tập, hoạt động của mình trong một tuần để biết được những mặt mạnh cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục. Tôi cho các nhóm trưởng nêu các ưu điểm và những hạn chế của nhóm mình từ đó đưa ra ưu điểm chung của cả lớp. Những tồn tại của tập thể, tôi có biện pháp hỗ trợ còn đối với cá nhân tôi gặp riêng trao đổi chứ không phê bình trước lớp. Cách làm đó của tôi hầu như em nào cũng đồng tình bởi thấy lớp có sự chuyển biến rõ rệt về học tập, lao động cũng như về các hoạt động khác. Trường TH Lý Tự Trọng 9 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong các tiết hoạt động tập thể: Tôi đã phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội hướng dẫn cho Phó chủ tịch Hội đồng tự quản kiêm trưởng ban văn nghệ, ban thể dục tổ chức cho các bạn sinh hoạt ngoài trời, hướng dẫn các bạn chơi những trò chơi hấp dẫn, sinh động, giúp các em thoải mái tinh thần. Tôi hướng dẫn thành viên trong Hội đồng tự quản lớp tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi xoay quanh những kiến thức các em đã học nhằm giúp các em hứng thú và khắc sâu kiến thức hơn. Trước đợt kiểm tra cuối kỳ 1, tôi thay mặt các thành viên trong Hội đồng tự quản lớp tổ chức “Đố vui để học” giữa các nhóm trong lớp để tạo một sân chơi bổ ích, giúp các em nắm bắt các kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng, thoải mái, để các em làm bài kiểm tra được tốt hơn. Để xây dựng một tập thể vững mạnh và giúp học sinh học tập tốt, phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”cũng được tôi quan tâm không kém phần quan trọng. Phát động phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vì “Nét chữ, nết người”, mà trong môi trường giáo dục, đặc biệt ở các trường tiểu học đã nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đầu năm tôi kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, phát hiện những lỗi chữ phổ biến để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học sinh qua từng thời gian. Chăm lo thường xuyên đến sách vở, chữ viết của học sinh. Hướng dẫn, nhắc nhở các em viết đúng độ cao, kiểu chữ, uốn nắn tư thế ngồi viết của các em qua từng tiết học ở trường và phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở nhà. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra xếp loại hàng tháng về vở sạch, chữ đẹp. Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia vào việc rèn luyện cho con em mình giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp. Thông qua các buổi họp cha (mẹ) học sinh lớp, giáo viên giới thiệu bộ vở của học sinh đạt chuẩn “Vở sạch, chữ đẹp", bài thi viết chữ đẹp,... để cùng phụ huynh có biện pháp rèn luyện cho học sinh. Tổ chức cho học sinh thi “ Vở sạch chữ đẹp” trong nhóm, trong lớp. Khen thưởng Trường TH Lý Tự Trọng 10 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. kịp thời để động viên các em. Ngoài ra để giúp học sinh “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, tôi thường nhắc nhở các em cần học hỏi noi gương Cao Bá Quát “Văn hay nhưng chữ phải đẹp” và kết hợp với việc chú ý, động viên những học sinh viết chữ chưa đúng mẫu. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh viết chữ đẹp cho các bạn học tập. Ngoài những biện pháp nêu trên tôi còn giúp một số em học sinh được gọi là cá biệt của lớp. Ví dụ: Trong giờ học, em Đức An là một học sinh ít chú ý, ít trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm. Vậy tôi phải làm gì đây ? Trong những ngày đầu của năm học, tôi thường xuyên nhắc nhở, động viên và khuyên bảo em “Nếu em không chú ý, không hợp tác với bạn bè thì em không hiểu bài vì thế em phải chú ý, mạnh dạn trao đổi với bạn để tiếp thu bài tốt hơn”. Mỗi lần thấy em giơ tay phát biểu được các bạn trong nhóm, lớp ủng hộ cho Đức An, tôi khen cả lớp đoàn kết, giúp nhau tiến bộ. Tôi thường bảo với em: “Nếu ngày nào em cũng chăm chỉ như hôm nay chắc em sẽ được cô khen nhiều lắm”. Trước mỗi tiết học tôi chú ý đến em và động viên em để em có tinh thần chuẩn bị tốt cho tiết học. Những điều đó có lẽ là động cơ tốt cho việc học tập của em, thế rồi dần dần em không còn là một học sinh trong giờ học làm việc riêng nữa. Trường hợp phát hiện trong lớp có tình trạng cãi nhau, tôi lại đọc cho các em nghe khổ thơ: Mẹ, mẹ ơi cô dạy Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. Tôi phát động ngay phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc phục tình trạng này. Hằng ngày giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng theo dõi thi đua từng cá nhân, Hội đồng tự quản lớp theo dõi chung trong lớp. Đến cuối tuần có tiết sinh hoạt tập thể sẽ tổng kết xếp loại thi đua cho từng Trường TH Lý Tự Trọng 11 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. nhóm. Những em biết khắc phục và có chuyển biến, giáo viên kịp thời khen ngợi động viên các em. Vì thế muốn khắc phục được tình trạng này giáo viên phải tác động nhiều lần và tác động thường xuyên. e) Họp cha mẹ học sinh: Tiến hành theo kế hoạch của nhà trường, vào đầu năm học, sau học kì 1 và cuối năm học nhằm thông báo kế hoạch giáo dục của lớp, của trường, tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, bàn các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đây là một trong những nội dung quan trọng tạo uy tín của giáo viên đối với các bậc cha mẹ học sinh nên tôi chuẩn bị thật chu đáo các nội dung, có năng lực tổ chức, biết kết hợp với Hội cha mẹ học sinh để thu hút đuợc sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc cha mẹ cho phong phào của lớp, của truờng. g) Lập bảng theo dõi từng cá nhân học sinh: Sau mỗi giai đoạn của năm học cần có sự đánh giá cơ bản về hành vi thái độ của từng học sinh để từ đó có sự điều chỉnh và tác động kịp thời đến từng em. Tôi thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho cha mẹ thông qua phiếu liên lạc. Những truờng hợp cần thiết tôi trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh. Duy trì tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục các em. 3.3. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp Các biện pháp, giải pháp được đưa ra khi thực hiện để tài này là: Biện pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng nề nếp, chỉ tiêu của lớp, hướng dẫn Hội đồng tự quản học hoạt động. Như vậy để học sinh có một môi trường học tập và rèn luyện thuận lợi thì giáo viên phải nhận thức được các giải pháp, biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau nói cách khác phải làm tốt việc này mới chuyển sang việc khác được. 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Trường TH Lý Tự Trọng 12 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong năm học 2015 2016, lớp 2A có tổng số học sinh là 31 em, trong đó có 17 nữ , 1 em bị khuyết tật. Trong địa bàn 29 em, ngoài địa bàn 2 em. Hầu hết các em là con của các hộ gia đình đủ ăn. Chất lượng giáo dục như sau: Trước khi thực hiện Môn Điểm KS đầu năm Năng lực Phẩm chất TB trở Dưới TB Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt lên SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Toán 25 80,6 6 19,4 24 77,4 7 22,6 26 83,9 5 16,1 Tiến 24 77,4 7 22,6 g Việt Sau khi thực hiện Môn Điểm KT cuối HKI Năng lực Phẩm chất TB trở Dưới TB Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt lên SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Toán 30 96,8 1 3,2 30 96,8 1 3,2 30 96,8 1 3,2 Tiến 30 96,8 1 3,2 g Việt Nhìn vào bảng tổng hợp ta dễ dàng nhận thấy chất lượng học tập của các em đầu năm chưa cao, trong giờ học một số em vẫn nói chuyện làm mất trật tự của giờ học, một số em còn lười, chưa tập trung vào học hành. Hội đồng tự quản học sinh chưa có phương pháp để nâng cao chất lượng trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Qua các biện pháp thực hiện, Hội đồng tự quản lớp trở thành những người gương mẫu, có năng lực quản lí tốt. Trường TH Lý Tự Trọng 13 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tập thể lớp có ý thức tự quản cao, tích cực, tự giác, chăm chỉ trong học tập. Kết quả học tập và rèn luyện của các em ngày một nâng cao. Qua việc vận dụng, thực hiện một số biện pháp theo quy trình trên. Đến hết học kì 1, tôi nhận thấy rằng: nề nếp lớp đã sớm được hình thành, hoạt động có hiệu quả. Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được nâng cao, các em biết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, tỷ lệ học sinh yếu giảm. Nề nếp lớp được duy trì tốt trong năm học, chấm dứt tình trạng học sinh đi học trễ. Hầu hết các em đều học bài và làm bài trước khi đến lớp. Điều mà làm cho tôi vui mừng là sau khi học xong các em rất thoải mái, vui vẻ và phấn khởi, các em có ý thức cao trong công việc được giao. Đặc biệt tôi thấy Hội đồng tự quản lớp làm tốt công tác quản lí, chỉ đạo nhóm, lớp hoạt động, thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường. Do đó tôi có điều kiện để dành thời gian cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh đã có một môi trường giáo dục tốt để học tập và rèn luyện. Các em được phát triển toàn diện cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Các bậc cha mẹ của học sinh trong lớp đã thực sự yên tâm khi gửi gắm con em mình cho các thầy giáo, cô giáo và cho nhà truờng. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có thể nói công tác chủ nhiêm là một công tác lớn bao gồm nhiều công việc cụ thể đựơc triển khai hàng ngày, hàng tuần và trong suốt năm học. Khi nhận lớp chủ nhiệm mỗi giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ tiêu nhà trường để lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của lớp mình. Biết cụ thể hóa các nội dung công việc, biện pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp, có kế hoạch theo dõi, đôn đốc kiểm tra và rút kinh nghiệm. Trường TH Lý Tự Trọng 14 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp đồng bộ các tổ chức như: Giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội, phụ huynh học sinh. Đối với tập thể lớp, người giáo viên bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm chung của lứa tuổi để có những tác động chung phù hợp, mặt khác phải nắm được đặc điểm riêng của từng em mới có tác động tích cực với từng đối tượng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với học sinh, nhằm thúc đẩy việc tiến bộ của lớp. Là một giáo viên tiểu học, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mình phụ trách, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó học hỏi, tham khảo và rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lớp mình phụ trách để giúp các em hình thành nhân cách và phát triển năng lực. 2. Kiến nghị Các cấp lãnh đạo, chuyên môn cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn nắm bắt, cập nhật thông tin kịp thời từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tại đơn vị trong thời gian qua. Thông qua đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện ở thời gian tới, với mục đích cuối cùng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường TH Lý Tự Trọng 15 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Buôn Trấp, ngày 7 tháng 3 năm 2017 Ng ười vi ết Trươ ng Th ị Thành NH ẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN …........................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ......... …........................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ...................................................................................................................... Trường TH Lý Tự Trọng 16 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. DANH M ỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KH ẢO TT Tên tài liệu Tác giả 1 Báo Th ế gi ới trong ta Ngô Văn Nghị tháng 4 + 5 / 2008. Trườ ng TH Nam Đào Nam Tr ực Nam Đị nh 2 Tổ ch ức l ớp học theo mô Đỗ Văn Chỉnh hình VNEN. Trườ ng TH Khánh Thượ ng Yên Mô Ninh Bình 3 Chuyên đề 1(VNEN) T ổ Phan V ượ ng Hội đồ ng tự qu ản học sinh. 4 10 bi ện pháp đả m bả o giáo Lê Th ị H ươ ng viên làm tốt công tác ch ủ Trườ ng THPT Tri ệu S ơn Thanh nhi ệm lớp. Hóa Trường TH Lý Tự Trọng 17 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. MỤC LỤC TT Tên mục Trang 1 I. Phần mở đầu 1 2 1. Lý do chọn đề tài 1 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 4 2.1. Mục tiêu 1 5 2.2. Nhiệm vụ 2 6 3. Đối tượng nghiên cứu 2 7 4. Giới hạn của đề tài 2 8 5. Phương pháp nghiên cứu 2 9 II. Phần nội dung 2 10 1. Cơ sở lý luận 2 11 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3 12 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 4 13 3.1. Mục tiêu của giải pháp 4 14 3.2. N ội dung và cách thức th ực hi ện gi ải pháp 5 15 3.3. Mối quan h ệ gi ữa gi ải pháp, biện pháp 11 16 3.4. K ết qu ả kh ảo nghi ệm, giá trị khoa học c ủa v ấn 12 đề nghiên cứ u, ph ạm vi và hiệu quả ứ ng dụng 17 III. Phần kết luận, kiến nghị 13 18 1. Kết luận 13 Trường TH Lý Tự Trọng 18 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 19 2. Kiến nghị 14 Trường TH Lý Tự Trọng 19 Giáo viên: Trương Thị Thành
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường TH Lý Tự Trọng 20 Giáo viên: Trương Thị Thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy Toán học
28 p | 3536 | 1529
-
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy và học
17 p | 452 | 105
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy - học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4
24 p | 444 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cabri 2D và GeoGebra trong giảng dạy chương I Hình học lớp 11 tại trường THPT Chu Văn Thịnh
34 p | 228 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2
35 p | 501 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc Tiểu học
5 p | 494 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học trong trường trung học phổ thông
7 p | 266 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc kết hợp Văn học để gây hứng thú cho học sinh
17 p | 219 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Hoá học về kim loại và oxit kim loại
15 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4
12 p | 200 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường tiểu học
22 p | 132 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
35 p | 21 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ
9 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, giúp học sinh phát triển lành mạnh trong thời đại công nghệ số
14 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh
38 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới sinh hoạt lớp theo bộ chủ đề Nhận thức để thành công nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đáp ứng Chương trình GDPT mới
15 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua câu lạc bộ
14 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài Ancol thông qua hoạt động trải nghiệm “Pha chế nước sát khuẩn tay” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
46 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn