Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động GDTC, hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Trên cơ sở đó, lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN === *** === ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Đồng tác giả: - NGÔ SĨ NHẪN - NGUYỄN HỮU CHƯƠNG ĐIỆN THOẠI: 0977138468 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC: 2023 - 2024
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2 V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu 2 2. Phương pháp phỏng vấn 3 3. Phương pháp quan sát sư phạm 3 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3 5. Phương pháp toán học thống kê 3 VI ĐIỂM MỚI CỦA SKKN 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1. Khái niệm Thể dục thể thao ngoại khóa 4 2. Tác dụng của thể dục thể thao ngoại khóa 4 3. Mục đích tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong 5 trường học 3.1 Thỏa mãn nhu cầu vận động của học sinh 5 3.2 Hình thành chế độ học tập - nghỉ ngơi hợp lý 3.3 Tạo môi trường vận động, vui chơi, giải trí lành mạnh, hướng học sinh vào các hoạt động tích cực, 6 tránh xa các tệ nạn xã hội 3.4 Phát triển thể chất và nâng cao kết quả học tập các 6 môn thể thao 4. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong 6 trường học 5. Lợi ích của tập luyện môn bóng rổ 7 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 8 1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao 8 ngoại khóa tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 1.1 Khảo sát về nhận thức tầm quan trọng của tập luyện 8 TDTT ngoại khoá đối với học sinh 1.2 Khảo sát về nhận thức về tác dụng của tập luyện 9 TDTT ngoại khoá đối với học sinh 2. Thực trạng hoạt động GDTC và hoạt động thể thao ngoại 10 khóa tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất 10
- 2.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và 10 hoạt động TDTT 2.3 Nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của 11 học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2.4 Hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa của học 12 sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2.5 Khảo sát về địa điểm các em tham gia tập luyện TDTT 12 ngoại khóa III GIẢI PHÁP 13 1. Cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả 13 hoạt động tập luyện ngoại khóa môn bóng rổ 1.1 Định hướng phát triển môn bóng rổ trong các trường 13 THPT 1.2 Quan điểm của giáo viên và học sinh về tác dụng tập luyện môn Bóng rổ để rèn luyện phát triển thể chất 13 học sinh 1.3 Quan điểm của giáo viên và học sinh về sự cần thiết tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Bóng rổ tại 14 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả 14 hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ 3. Đề xuất các giải pháp 15 3.1 Đề xuất và lựa chọn các giải pháp 15 3.2 Cách trả lời theo mức tương ứng. 15 3.3 Xây dựng nội dung giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt 18 động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ 4. Khảo sát đánh giá tính khả thi của các giải pháp 25 5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp 26 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 I KẾT LUẬN 30 II KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - THPT: Trung học phổ thông - TDTT: Thể dục thể thao - GD & ĐT: Giáo dục đào tạo - GDTC: Giáo dục thể chất - VH – TT Văn hóa thể thao - CSVC: Cơ sở vật chất - N.X.ÔN: Nguyễn Xuân Ôn - HS: Học sinh - SV: Sinh viên - WHO: Tổ chức Y tế thế giới - CLB: Câu lạc bộ - SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN, TỈNH NGHỆ AN PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới yếu tố con người, coi con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là mục tiêu phấn đấu cao nhất. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chất lượng nguồn nhân lực được quyết định bởi các yếu tố trí lực, tâm lực và thể lực. Vấn đề phát triển thể lực, tầm vóc người Việt nam luôn được đề cập tới trong nghị quyết của nhiều Đại hội Đảng toàn quốc. Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong trường học, đặc biệt các hoạt động ngoại khóa được xem như một hình thức tích cực giúp các em rèn luyện thể lực, nâng cao kỹ năng sống… Ngoài ra cũng thường xuyên tổ chức các giải thể thao phong trào cho học sinh với nội dung thi đấu đa dạng và phong phú đã động viên khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình. Bên cạnh nội dung Giáo dục thể chất (GDTC) chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh nhằm động viên khuyến khích học sinh tự giác tham gia luyện tập thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung chương trình môn GDTC trong trường phổ thông được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến lớp 12). Đặc biệt giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng, năng khiếu của mình và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Căn cứ vào điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của Nhà trường, nhu cầu tập luyện môn thể thao của học sinh, từ năm học 2022 – 2023 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã lựa chọn các môn thể thao: Bóng rổ, Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông để xây dựng kế hoạch dạy học ( Kế hoạch giáo dục ) môn GDTC, từ đó các em học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực, yêu thích để học tập, tập luyện. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy được sự hấp dẫn và lợi ích của môn Bóng rổ mang lại. Là môn thể thao đối kháng, có hệ thống kĩ thuật, chiến thuật phong phú và được vận dụng linh hoạt, biến hoá trong quá trình tập luyện và 1
- thi đấu. Vì vậy việc thường xuyên tham gia tập luyện Bóng rổ sẽ mang lại những tác dụng tích cực đối với sự phát triển thể chất cho học sinh như: phát triển các kĩ năng vận động chạy, nhảy, dẫn bóng, chuyền bóng, ném bóng, ….; phát triển các tổ chức chất thể lực nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khéo léo và phối hợp vận động. Từ thực tế, với kinh nghiêm giảng dạy của bản thân, chúng tôi nghiên cứu đề xuất sáng kiến: “Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động GDTC, hoạt động ngoại khóa tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Trên cơ sở đó, lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thực trạng hoạt động GDTC, hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh THPT Nguyễn Xuân Ôn IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: là các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. 2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2024 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu Đề tài đã sưu tầm tổng hợp và nghiên cứu các văn bản của Nhà nước, của ngành Thể dục thể thao, ngành Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; các giáo trình sinh lý, tâm lý lứa tuổi, giáo trình Bóng rổ và các bài báo khoa học liên quan đến phát triển phong trào TDTT nói chung, phong trào ngoại khoá nói riêng. Từ đó đề tài đã xác định được những cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khoá môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An. 2. Phương pháp phỏng vấn Quá trình điều tra khảo sát được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp qua phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh nhằm thu nhập thông tin phục vụ cho việc khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT ngoại khoá; khảo sát nhu cầu tập luyện, hình thức tập luyện môn
- thể thao ngoại khoá của học sinh; khảo sát quan điểm tác dụng và tính cấp thiết việc tổ chức hoạt động ngoại khoá; khảo sát lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khoá môn Bóng rổ; khảo sát đánh giá tính khả thi và kết quả áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khoá môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An. 3. Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp này được sử dụng nhằm quan sát thực tế các hoạt động TDTT nói chung, hoạt động TDTT ngoại khoá của học sinh tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn để tìm hiểu các vấn đề: đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào TDTT ngoại khoá, hoạt động ngoại khoá môn Bóng rổ; đồng thời thu thập thông tin giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Từ đó rút ra được nhận định chung làm căn cứ cho việc tìm ra các giải pháp phù hợp nâng có hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khoá môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động các giải pháp đã lựa chọn, xây dựng và áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh THPT Nguyễn Xuân Ôn. 5. Phương pháp toán học thống kê Đề tài sử dụng phương pháp toán học thống kê, phần mềm Excel để xử lý các số liệu thu được trong quá trình khảo sát, đánh giá kết quả. n Xi Số trung bình cộng: ( X ) X= i =1 n VI. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đánh giá đúng thực trạng hoạt động GDTC, hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khoá nói chung và môn Bóng rổ nói riêng. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm là sản phẩm khoa học góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình GDTC năm 2018 giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT) được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao. Tập luyện ngoại khoá môn Bóng rổ góp phần giúp học sinh tham gia tích cực các hoạt động TDTT để nâng cao sức khoẻ thể chất; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần đoàn kết, hợp tác thân thiện trong quá trình tập luyện và thi đấu.
- PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm Thể dục thể thao ngoại khóa TDTT ngoại khoá là khái niệm được sử dụng trong các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn hóa -Thể thao quy định về hoạt động tập luyện TDTT tự nguyện của học sinh trong trường học các cấp. Có thể hiểu rõ khái niệm này qua các văn bản sau: Trong Luật Thể dục, Thể thao của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 2006, “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao”. Thông tư 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường là thành lập, quản lý, phát triển các CLB thể thao tùy thuộc vào điều kiện thực tế của Nhà trường và nhu cầu, sở thích tập luyện, sức khỏe của học sinh. Bố trí thời gian hợp lý, lồng ghép hoạt động câu lạc bộ thể thao với môn học Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục các cấp học bảo đảm tính liên thông, góp phần phát triển toàn diện thể chất và thể thao trường học. Theo Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu GDTC thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao” . Như vậy, có thể hiểu hoạt động TDTT ngoại khoá là hoạt động tập luyện TDTT tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoài giờ học chính khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học được vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. 2. Tác dụng của thể dục thể thao ngoại khóa Hoạt động TDTT ngoại khoá có vị trí quan trọng trong giáo dục và TDTT trường học. Các hoạt động ngoại khóa kết hợp cùng các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. TDTT ngoại khoá cùng với GDTC nội khóa là một thể thống nhất của TDTT trường học và song song tồn tại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau không thể thiếu mặt nào.
- Trong quá trình tổ chức tập luyện thể thao còn có thể giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ: Tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa; giáo dục tố chất thể lực và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong sinh hoạt và lao động; trang bị những tri thức cần thiết để thực hành TDTT trong lao động và đời sống hàng ngày; hình thành thế giới quan duy vật về sự giác ngộ chính trị, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tập thể… phát hiện và tuyển chọn năng khiếu thể thao. Các buổi tập TDTT ngoại khoá có cấu trúc đơn giản, nội dung hẹp hơn so với giờ học chính khóa, đòi hỏi ý thức tự tập luyện, tinh thần độc lập, sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập ngoại khóa phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân, của những học sinh có nhu cầu, ham thích tập luyện TDTT trong thời gian nhàn rỗi, thông qua vận động tập luyện giúp phát triển thể chất, nâng cao thành tích thể thao cho học sinh. Giờ học TDTT ngoại khoá có thể sử dụng nhằm củng cố, hoàn thiện các bài học nội khóa, được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên GDTC hoặc tự tập luyện của học sinh. Do nội dung buổi tập ngoại khóa có sự khác biệt nên cách tổ chức tập luyện cũng có những đặc trưng riêng. Hoạt động TDTT ngoại khóa với sự năng động giúp thu hút đông đảo các cá nhân tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể, tham gia cổ vũ phong trào … 3. Mục đích tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học 3.1. Thỏa mãn nhu cầu vận động của học sinh Trong suốt những năm học phổ thông, học sinh chỉ được học chương trình GDTC nội khóa tương đương 2 tiết/ tuần và 35 tuần/ năm học, trong khi đó thời gian tập luyện TDTT ngoại khoá nhiều gấp bội. Vận động là nhu cầu cơ bản nhất của lứa tuổi học sinh vì vậy phải có đủ sân bãi, dụng cụ tập luyện TDTT là điều kiện không thể thiếu để thành lập một trường học đủ chuẩn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính: Khoảng 1.900.000 ca tử vong trên toàn cầu là do không hoạt động thể chất. Nguyên nhân này cũng chiếm khoảng 10-16% trong các trường hợp ung thư vú, ruột kết và trực tràng, bệnh tiểu đường, khoảng 22% bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên đến 1,5 lần ở những người không tuân theo tối thiểu các hoạt động thể chất như khuyến nghị. Tổ chức y tế thế giới cũng cảnh báo: “Giảm hoạt động thể chất và chương trình GDTC trong trường học là một xu hướng đáng báo động trên toàn thế giới”. Do đó, tổ chức thêm hoạt động TDTT ngoại khoá để thỏa mãn nhu cầu này là điều rất cần thiết. 3.2. Hình thành chế độ học tập - nghỉ ngơi hợp lý Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và lượng thông tin mới ngày càng nhiều làm cho lao động học tập của học sinh trong trường học các cấp ngày càng trở nên nặng nhọc, căng thẳng. TDTT là phương tiện để hợp lý để giảm tải áp lực học tập,
- tạo chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập ở trường. 3.3. Tạo môi trường vận động, vui chơi, giải trí lành mạnh, hướng học sinh vào các hoạt động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội Bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu, kinh tế xã hội phát triển, đời sống xã hội nói chung và học sinh phổ thông nói riêng càng cao và các điều kiện để thỏa mãn các loại nhu cầu này càng đa dạng. Thực chất họ có những nhu cầu rất lành mạnh và chính đáng như: Nhu cầu được vận động, tập luyện TDTT, vui chơi giải trí… nhưng hiện nay, do các trường còn nhiều khó khăn về sân bãi, cơ sở vật chất nên chưa thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu này. Trong khi đó, môi trường xã hội bên ngoài thì phức tạp và luôn cám dỗ giới trẻ đi chệch hướng. Theo tác giả Lê Châu: “Tình trạng thanh thiếu niên, HS, SV phạm tội có chiều hướng gia tăng. Trong số 24.608 đối tượng phạm tội có 2.333 là đối tượng học sinh, sinh viên chiếm 9,48%, 2.904 đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi chiếm 11,8%....”. Số liệu thống kê của Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS, phòng chống ma túy và mại dâm cũng chỉ ra số lượng HS, SV nghiện ma túy mỗi năm vào khoảng trên dưới 1.000 em. Ma túy đã gây ảnh hưởng xấu đến việc học tập, rèn luyện của những chủ nhân tương lai của đất nước. Qua đó, dễ nhận thấy việc tạo môi trường TDTT ngoại khoá lành mạnh, hướng học sinh vào các hoạt động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội là rất quan trọng và vô cùng cấp thiết. 3.4. Phát triển thể chất và nâng cao kết quả học tập các môn thể thao Thông qua việc hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa bằng các bài tập, các kỹ thuật động tác là điều kiện để con người phát triển cơ thể một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và năng lực chuyên môn, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh. Giờ học ngoại khóa giúp củng cố và hoàn thiện bài học chính khóa mà các em còn thiếu sót trong giờ học chính khoá, đồng thời hoạt động TDTT ngoại khóa cũng là môi trường để bồi dưỡng những học sinh có tài năng và năng khiếu thể thao, để từ đó có những có những đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao của trường, các cấp, các Câu lạc bộ, Hội khỏe phù đổng các cấp tổ chức. 4. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học Là các phương thức tập luyện ngoài giờ của cá nhân, tập thể nhằm duy trì và phát triển thể chất. Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường rất đa dạng, phương pháp linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, quy mô toàn trường, toàn khóa, ngành, lớp hoặc đội tuyển, nhóm và cá nhân. Tự tập luyện: người tập tự tập luyện TDTT theo nhu cầu cá nhân để tự chơi một số môn thể thao yêu thích. Hình thức này đòi hỏi khá cao ý chí của người tập, cùng sự am hiểu tối thiểu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện, tính hệ thống chặt chẽ trong việc xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập. Với hình thức này thì số
- người tập luyện khá đông nhưng không thường xuyên, lâu dài và tập luyện không được khoa học, khó có sự đảm bảo an toàn do đó khó có hiệu quả cao. Hình thức tập luyện buổi sáng: nhằm giúp cho cơ thể chuyển từ trạng thái uể oải vừa ngủ dậy sang trạng thái tỉnh táo, giúp cho cơ thể thích nghi với một ngày học tập, làm việc mới, tạo lên cảm giác sảng khoái, với bầu không khí trong lành, thoáng đãng, đây là hình thức tập luyện rất có lợi cho sức khỏe và dễ tập, ai cũng có thể tham gia. Hình thức tập luyện giữa giờ: Đây là hình thức tập luyện thường tiến hành cho học sinh sau các giờ học căng thẳng. Các bài tập thể dục giữa giờ thường là các bài thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, Aerobic có thể sử dụng kết hợp với nhạc, các bài tập này thường có kết cấu đơn giản và trong thời gian ngắn. Hình thức tập luyện theo nhóm, lớp: Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ với các nhiệm vụ khác biệt phù hợp cho mỗi nhóm. Tập luyện theo nhóm tổ chức thường là các cuộc thi đấu thể thao, các buổi tập nâng cao sức khỏe, các ngày hội TDTT. Chức năng của cuộc thi đấu thể thao rất phong phú. Thi đấu thể thao được tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau: tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm, củng cố tính đoàn kết, mở rộng quan hệ giao lưu. Đồng thời, còn là phương pháp giáo dục thể chất độc đáo. Hình thức tập luyện đội tuyển: Áp dụng trong giảng dạy, huấn luyện những người có năng khiếu về một môn thể thao lựa chọn: bóng đá, thể dục, bóng rổ… với mục đích phát triển các tố chất thể lực, trang bị những tri thức kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện phẩm chất ý chí, tinh thần đồng đội. Các giờ tập theo hình thức này được tiến hành theo phương pháp riêng, đặc biệt chú ý đến định mức lượng vận động và phòng ngừa chấn thương. Hình thức tập luyện câu lạc bộ: Đây là hình thức tập luyện TDTT mang tính xã hội, tự nguyện, nhằm thu hút người ham thích TDTT, được thành lập theo trình tự quy định, có cơ sở vật chất hoặc sân bãi tương đối ổn định, được tổ chức hướng dẫn theo kế hoạch. Mục đich của người tập hay nhóm người tập là nâng cao sức khỏe hoặc giải trí, thì hoạt động CLB TDTT phải đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác và tích cực. Như vậy tập luyện TDTT ngoại khoá có rất nhiều hình thức khác nhau và được tổ chức vào những khoảng thời gian nhàn rỗi của các em học sinh góp phần tạo lên nếp lành mạnh, sôi nổi, phong phú, tươi vui. 5. Lợi ích của tập luyện môn bóng rổ Bóng rổ là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải thực hiện nhiều động tác vận động khác nhau: đi, chạy, dừng, quay người, nhảy, bắt, ném và dẫn bóng. Tính đa
- dạng của các động tác giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, sự trao đổi chất và hoạt động của tất cả các hoạt động khác trong cơ thể. Bóng rổ không những là một “liệu pháp” thể thao hữu hiệu để tăng cường sức khỏe, cải thiện chiều cao mà còn là hoạt động làm giảm căng thẳng, giúp thư giãn, khơi dậy sự hào hứng cho người chơi. Trước những lợi ích của bóng rổ đối với sự phát triển của lứa tuổi học sinh, nhiều trường đã đưa bóng rổ vào giảng dạy như một môn Giáo dục thể chất bắt buộc nhằm giáo dục phát triển thể chất và tinh thần học sinh một cách toàn diện. - Tập luyện bóng rổ giúp phát triển các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. - Bóng rổ bồi dưỡng cho người tập tính ngoan cường, lòng dũng cảm với việc mang một tinh thần không bao giờ chịu khuất phục. Trong một trận đấu bóng rổ, đòi hỏi người chơi phải luôn hoạt động một cách tối đa bất cứ lúc nào có mặt trên sân thi đấu. Cho nên bạn sẽ không ngừng theo đuổi ước mơ, vượt qua mọi khó khăn và thất vọng để đạt được phần thưởng dù ở bất kì hoàn cảnh nào với một thái độ tích cực. - Bồi dưỡng tinh thần tập thể, chủ động, tính kỉ luật: Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, muốn giành được chiến thắng cần có sự đồng lòng đoàn kết với tinh thần vì tập thể rất cao. Mọi hoạt động của đội đều cần có tính kỷ luật để tổ chức và duy trì đội. Trong quá trình tập luyện người tập có thể sắp xếp thời gian hợp lý để rèn luyện riêng kỹ thuật cho mình khi có bóng và sân bóng rổ thông qua đó rèn luyện cho ngườ tập tính chủ động trong công việc. - Phát huy tính tư duy sáng tạo, trong TDTT: Bóng rổ giúp người tập luyện phải huy động hầu hết các giác quan trong cơ thể để tham gia thi đấu. Không chỉ có những kĩ thuật ném, chuyền và bắt – một người chơi bóng rổ sẽ luôn suy nghĩ xem mình sẽ làm gì, làm như thế nào, kết quả ra sao để giúp cho đội mình có ưu thế hơn. Chính vì vậy mà người chơi bóng rổ sẽ có được sự tư duy, sáng tạo trong quá trình tập luyện và thi đấu. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện TDTT ngoại khoá của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn các giáo viên, học sinh., phụ huynh: 1.1. Khảo sát về nhận thức tầm quan trọng của tập luyện TDTT ngoại khoá đối với học sinh
- Bảng 1.1 Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của tập luyện TDTT ngoại khoá tại trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Học sinh Phụ huynh Giáo viên Nội dung (n=530) (n=153) (n=62) ni % ni % ni % Rất quan trọng 159 30,0 34 22,2 20 32,3 Quan trọng 236 44,5 64 41,8 34 54,8 Không quan trọng 135 25,5 55 36,0 8 12,9 Qua bảng 1.1 cho thấy: Nhận thức của các nhóm đối tượng học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của tập luyện TDTT ngoại khóa là không đồng nhất. Nếu như đa số giáo viên nhận thức đúng về tầm quan trọng và rất quan trọng của tập luyện TDTT ngoại khóa thì còn tới 25,5% số học sinh được hỏi, 36% số phụ huynh học sinh được hỏi cho rằng tập luyện TDTT ngoại khóa không quan trọng. 1.2. Khảo sát về nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khoá đối với học sinh Bảng 1.2. Kết quả khảo sát nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khoá tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Học sinh Phụ huynh Giáo viên Nội dung (n=530) (n=153) (n=62) ni % ni % ni % Tác dụng tốt 157 29,6 39 25,8 38 61,2 Bình thường 162 30,5 69 45,2 13 20,3 Tác dụng ít 129 24,4 19 20,4 9 15,1 Không có tác dụng 82 15,5 13 8,6 2 3,4 Qua bảng 1.2 cho thấy: 24,4% số học sinh, 20,4% phụ huynh học sinh và 15,1% số giáo viên cho rằng tập luyện TDTT ngoại khóa có tác dụng ít và không có tác dụng Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy việc chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và tác dụng của việc tập luyện TDTT ngoại khóa trong trường phổ thông đã làm ảnh hưởng không tốt tới phong trào TDTT nói chung và phong trào TDTT ngoại khóa nói riêng tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Nên sự cần thiết phải có giải pháp để phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa.
- 2. Thực trạng hoạt động GDTC và hoạt động thể thao ngoại khóa tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất Trong công tác GDTC ở các trường THPT, người giáo viên giữ vai trò quan trọng. Họ chính là người giảng dạy, truyền thụ tri thức, hướng dẫn kĩ năng cho học sinh, là người tham mưu những chính sách phát triển phong trào TDTT cho nhà trường. Vì vậy, người giáo viên là nhân tố nòng cốt quyết định tới chất lượng giáo dục, sự phát triển phong trào TDTT trong trường học. Từ bảng 2.1 chúng ta thấy đội ngũ giáo viên GDTC Trường Nguyễn Xuân Ôn có trình độ đạt chuẩn đại học, đa số giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên. Có đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác GDTC cho học sinh và phát triển phong trào TDTT ngoại khóa trong nhà trường. Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên GDTC Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Tổng số Trình độ Thâm niên giáo Dưới 5 5 – 10 Trên 10 Đại học Thạc sĩ viên năm năm năm 8 8 0 0 2 6 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và hoạt động TDTT Qua bảng 2.2 cho thấy, sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác Giáo dục thể chất và hoạt động TDTT của Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn phong phú, đa dạng. Trong số đó gồm có: Nhà thi đấu TDTT và nhà tập luyện TDTT để tổ chức giảng dạy, hoạt động TDTT ngoại khóa các môn thể thao trong nhà; các công trình TDTT ngoài trời như sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh … được nhà trường quan tâm đầu tư, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của giáo viên, học sinh. Bảng 2.2. Cơ sở vật chất GDTC tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Hiện trạng sử Số dụng TT Sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị lượng Chưa Đạt - Tốt đạt I Sân bãi, nhà tập 1 Nhà tập TDTT 01 01 00 2 Sân cầu lông, đá cầu 03 03 00 3 Phòng tập bóng bàn 01 01 00 4 Sân bóng đá 01 01 00 5 Sân bóng chuyền 04 03 00 6 Sân bóng rổ 03 02 01
- Hiện trạng sử Số dụng TT Sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị lượng Chưa Đạt - Tốt đạt 7 Sân tập luyện TDTT chung 01 01 00 8 Hố nhảy xa, nhảy cao 02 00 02 II Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ TDTT 1 Bóng chuyền 50 35 00 2 Bóng đá 40 30 00 3 Bàn bóng bàn 10 08 02 4 Dụng cụ nhảy cao 02 01 01 5 Bóng rổ 30 25 05 7 Bàn đạp xuất phát (bộ) 04 04 00 8 Lực kế tay 02 02 00 9 Đồng hồ bấm giờ 08 08 00 2.3. Nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy: tỉ lệ lựa chọn môn thể thao ngoại khoa ưa thích tập luyện có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ: môn Bóng đá (nam 68,6%, nữ 17,4%); môn Bóng chuyền (nam 52,2%, nữ 26,7%); môn Bóng rổ (nam 62,7%, nữ 60,5%); môn Bóng bàn (nam 8,9%, nữ 14,3%); môn Cầu lông (nam 22,1%, nữ 40,5%); môn Võ Karatedo (nam 35,8%, nữ 33,3%); môn Vovinam (nam 41,9%, nữ 32,8%); môn Bơi lội (nam 45,7%, nữ 37,4%); môn Điền kinh (nam 10,7%, nữ 11,2%); môn Thể dục nhịp điệu (nam 9,6%, nữ 22,6%). Quan sát tỉ lệ học sinh nam và học sinh nữ lựa chọn yêu thích môn Bóng rổ có sự tương đồng, tỉ lệ học sinh lựa chọn 61,9%. Bảng 2.3. Môn thể thao học sinh ưa thích tập luyện Nam (n = 335) Nữ (n = 195) Tổng TT Nội dung SL % SL % SL % 1. 1 Bóng đá 230 68,6 34 17,4 264 49,8 2. 2 Bóng chuyền 175 52,2 52 26,7 227 42,8 3. 3 Bóng rổ 210 62,7 118 60,5 328 61,9 4. 4 Bóng bàn 30 8,9 28 14,3 58 10,9 5. 5 Cầu lông 74 22,1 79 40,5 153 28.8 6. 6 Võ Karatedo 120 35,8 65 33,3 185 34,9 7. 7 Võ Vovinam 140 41,9 64 32,8 204 38,5 8. 8 Bơi lội 153 45,7 73 37,4 226 42,6 9. 9 Điền kinh (chạy) 36 10,7 22 11,2 58 10,9 10. 10 Thể dục nhịp 44 22,6 76 14,3 32 9,6 điệu
- 2.4. Hình thức tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Tiến hành khảo sát 300 học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn về hình thức các em tham gia tập luyện các môn thể thao ngoài khóa ngoài giờ học. Kết quả tại bảng 2.4: có 59,6% HS tham gia theo hình thức “Tự tập”, 16,3% HS “Tập với CLB”, 15.3% HS “Tập với người hướng dẫn” và chỉ có 8,6% HS tập với “Tập vói nhóm, lớp”. Bảng 2.4. Kết quả khảo sát hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh TT Nội dung Số lượng (n = 300) Tỉ lệ % 1 Tự tập 179 59,6 2 Tập với nhóm, lớp 26 8,6 3 Tập với câu lạc bộ 49 16,3 4 Tập với người hướng dẫn 46 15,3 2.5. Khảo sát về địa điểm các em tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa Kết quả khảo sát tại bảng 2.5 cho thấy: địa điểm tập thể thao ngoại khóa của học sinh chủ yếu ở nơi khác ngoài trường (64,7%), số học sinh tập luyện trong sân trường chỉ 35,3%. Bảng 2.5. Kết quả khảo sát địa điểm tập luyện thể thao ngoại khóa của học sinh TT Nội dung Số lượng (n = 300) Tỉ lệ % 1 Sân trường 106 35,3 2 Địa điểm khác nhau 194 64,7 *Tóm lại: Kết quả khảo sát thực trạng cho chúng ta thấy: đội ngũ giáo viên nhận thức, đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa là quan trọng, có tác dụng tốt trong quá trình giáo dục học sinh phổ thông; tỉ lệ học sinh nam, học sinh nữ Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn có nhu cầu tập luyện môn Bóng rổ tương đối đông và tỉ lệ tương đồng; điều kiện về đội ngũ giáo viên GDTC đáp ứng yêu cầu; điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cơ bản đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa. Tuy nhiên, nhận thức của số đông phụ huynh, học sinh không đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa là không quan trọng và có tác dụng ít; việc tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn chủ yếu đang theo hình thức tự tập không có người hướng dẫn và địa điểm tập luyện của các em chủ yếu là ngoài trường. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng cho học sinh tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn là thật sự cần thiết.
- III. GIẢI PHÁP 1. Cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn bóng rổ 1.1. Định hướng phát triển môn bóng rổ trong các trường THPT Chương trình GDTC 2018 nêu rõ quan điểm: đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT) môn GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng năng khiếu của mình và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Mục tiêu của chương trình là giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất. Từ sự đổi mới của chương trình GDTC 2018, Sở GD&ĐT Nghệ An, lãnh đạo các trường phổ thông ủng hộ việc lựa chọn một số môn thể thao phù hợp với điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên, nhu cầu của học sinh để chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học môn GDTC cho học sinh. Và Bóng rổ là môn thể thao đáp ứng các tiếu chí: được số đông học sinh yêu thích; điều kiện sân bãi, bóng, thiết bị tập luyện đơn giản; kĩ thuật dễ thực hiện; các CLB bóng rổ phát triển nhanh và mạnh, … nên được nhiều trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, tổ chức hoạt động TDTT nhân các ngày lễ cho học sinh. 1.2. Quan điểm của giáo viên và học sinh về tác dụng tập luyện môn Bóng rổ để rèn luyện phát triển thể chất học sinh Việc đánh giá tác dụng của tập luyện môn Bóng rổ để rèn luyện phát triển thể chất học sinh là sự cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. Kết quả cho thấy: 80% cán bộ quản lý, 68,8% giáo viên, 56,3% học sinh có quan điểm tác dụng tốt; chỉ có 20% cán bộ quản lý, 17,8% giáo viên, 25,3% học sinh có quan điểm tác dụng bình thường. Bảng .1.2. Quan điểm của giáo viên và học sinh về tập luyện môn Bóng rổ Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh Nội dung (n = 15) (n = 45) (n = 300) ni % ni % ni % Tác dụng tốt 12 80 31 68,8 169 56,3 Bình thường 3 20 8 17,8 76 25,3 Tác dụng ít 0 0 4 8,9 43 14,3 Không có tác dụng 0 0 2 4,5 12 4,1
- 1.3. Quan điểm của giáo viên và học sinh về sự cần thiết tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Bóng rổ tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn Qua khảo sát giáo viên và học sinh về mức độ cấp thiết tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Bóng rổ. Kết quả bảng 1.3 cho thấy: đối với cán bộ quản lý đánh giá 60% rất cấp thiết, 40% đánh giá cấp thiết; đối với giáo viên đánh giá 31,1% rất cấp thiết, 51,1% đánh giá cấp thiết, chỉ có 13,3% đánh giá ít cấp thiết; đối với học sinh đánh giá 52,3% rất cấp thiết, 38,3% đánh giá cấp thiết, chỉ 7,3% đánh giá ít cấp thiết. Bảng 1.3. Quan điểm của giáo viên và học sinh về sự cần thiết tổ chức tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh (n = 15) (n = 45) (n = 300) Nội dung ni % ni % ni % Rất cấp thiết 9 60 14 31,1 157 52,3 Cấp thiết 6 40 23 51,1 115 38,3 Ít cấp thiết 0 0 6 13,3 22 7,3 Không cấp thiết 0 0 2 4,5 6 2,0 2. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ Để các giải pháp được đề xuất mang lại hiệu quả cao, qua tham khảo tài liệu, quan sát thực tiễn và phỏng vấn các giáo viên từ đó đưa ra một số nguyên tắc mang tính khách quan khoa học trong quá trình lựa các giải pháp: - Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn: Các biện pháp được lựa chọn và xây dựng phải dựa trên thực tiễn hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn nhằm phát huy tối đa các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm, tồn tại, hạn chế trong hoạt động TDTT ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh. - Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi: Các biện pháp được lựa chọn và xây dựng phải thực hiện được trong điều kiện thực tế hoạt động TDTT ngoại khóa môn Bóng rổ tại các trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. - Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống: Các giải pháp được lựa chọn và xây dựng phải có ảnh hưởng tới hoạt động TDTT ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. - Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: Các biện pháp lựa chọn và xây dựng phải đảm bảo tính khoa học, cập nhật với xu thế phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp hiện nay.
- - Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện: Giải pháp được đề ra phải mang lại hiệu quả trong thực tiễn. - Nguyên tắc bảo đảm tính hợp lý: Các giải pháp phải đảm bảo sự hợp lý trong quá trình tổ chức các hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tế mà trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đang có. 3. Đề xuất các giải pháp 3.1. Đề xuất và lựa chọn các giải pháp Việc lựa chọn các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ cho học sinh THPT Nguyễn Xuân Ôn được tiến hành thông qua tham khảo tài liệu, phân tích và tổng hợp có chọn lọc kết quả các tài liệu khoa học, thực tiễn tại nhà trường. Đề tài đã lựa chọn đề xuất các giải pháp sau: Giải pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa nói chung, ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng. Giải pháp 2: Đảm bảo cơ chế, chính sách cho hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung, ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng. Giải pháp 3: Đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoại khóa môn Bóng rổ. Giải pháp 4: Tăng cường chất lượng và số lượng đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn tập luyện môn Bóng rổ. Giải pháp 5: Có chế độ đãi ngộ, ưu tiên với các cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực cho phong trào Bóng rổ. Giải pháp 6: Đưa Bóng rổ vào chương trình GDTC dạy học chính khóa Giải pháp 7: Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Giải pháp 8: Vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em mình tham gia tập luyện TDTT. Giải pháp 9: Mở rộng câu lạc bộ Bóng rổ và tăng cường tổ chức, tham gia các giải thi đấu Bóng rổ. Giải pháp 10: Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động ngoại khóa. Để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc lựa chọn các giải pháp khi đưa vào thực tiễn áp dụng, đề tài tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia, 20 giáo viên GDTC của các Trường THPT tại tỉnh Nghệ An, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.Cách trả lời theo mức tương ứng: Rất cấp thiết: 4 điểm Cấp thiết: 3 điểm
- Ít cấp thiết: 2 điểm Không cấp thiết: 1 điểm Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện ngoại khóa môn Bóng rổ của học sinh THPT Nguyễn Xuân Ôn (n=25) Mức độ đánh giá TT Giải pháp Rất cấp Ít cấp Không Cầp thiết thiết thiết cấp thiết ∑ TB SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng GP1 của tập luyện 12 48 8 24 5 10 0 0 82 3.28 TDTT ngoại khóa nói chung, ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng Đảm bảo cơ chế, chính sách cho hoạt động TDTT ngoại GP2 4 16 6 18 8 16 7 7 57 2.28 khóa nói chung, ngoại khóa môn Bóng rổ nói riêng Đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật GP3 15 60 10 30 0 0 0 0 90 3.6 chất phục vụ hoạt động ngoại khóa môn Bóng rổ Tăng cường chất lượng và số lượng đội ngũ cộng tác GP4 10 40 10 30 4 8 1 1 79 3.16 viên hướng dẫn tập luyện môn Bóng rổ Có chế độ đãi ngộ, GP5 ưu tiên với các cá 5 20 6 18 5 10 9 9 57 2.28 nhân, tập thể có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 405 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân của học sinh 11 trường THPT Đào Duy Từ
12 p | 149 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy – học trên lớp và hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM ở môn Tin học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh THPT
67 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT
100 p | 79 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo lập thư viện đề thi trắc nghiệm môn toán THPT
18 p | 50 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số minh hoạ Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Toán THPT
32 p | 41 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn