intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt nam trang 9 ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của Atlat địa lí trang 9 nhằm phục vụ học tập nói chung và đối với việc ôn thi tốt nghiệp nói riêng; Đề tài cũng đánh giá thực trạng về kĩ năng sử dụng Atlat của HS trong việc ôn thi TN THPT. Đặc biệt cách khai thác sử dụng Atlat trang 9; Từ đó đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hướng dẫn HSsử dụng Atlat để ôn thi TN THPT một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt nam trang 9 ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG AT LÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM TRANG 9 ĐỂ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT Người thực hiện: MAI THỊ LAN Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lý Thanh Hóa, năm 2021 1
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC Trang 1.MỞ ĐẦU 2 1.1.Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3.Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 5 2.NỘI DUNG 5 2.1.Cơ sở lý luận 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết 6 2.3.1.Quy tắc khai thác sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi 7 2.3.2. Hướng dẫn cụ thể trang 9 Atlat là Đọc từngmiềnkhí hậu 7 2.3.3. Phân tích yếu tố khí tượng 8 2.3.4. Xây dựng bộ đề yêu cầu sử dụng Atlat trang 9 10 2.4. Hiệu quả SKKN 18 3. Kết luận 19 3.1. Kết luận: 19 3.2. Kiến nghị 20 Tài liệu 21 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Địa lí (ĐL) là môn học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn. Đồng thời, ĐL còn rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp 2
  3. với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Bên cạnh đó, môn ĐL còn có vai trò bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy (tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,...); trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ. Vì vậy, ĐL là môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông, nhằm góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục trong bối cảnh mới. Tuy vậy, thực tế cho thấy trong bối cảnh hiện nay việc dạy và học ĐL ở bậc THPT nói chung và hướng dẫn HS sử dụng Atlat để ôn thi tốt nghiệp THPT nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân khiến việc dạy và học ĐL gặp nhiều khó khăn là sự chậm đổi mới về nội dung, phương pháp và cách thức dạy học của hệ thống giáo dục và người giáo viên (GV) giảng dạy ĐL. Về phía HS và gia đình các em cũng có cách nhìn nhận chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn ĐL đối với sự phát triển toàn diện của một công dân. Dạy học Địa lí ở bậc THPT nói chung và rèn luyện kĩ năng sử dụng khai thác ATLAT để ôn thi tốt nghiệp cho HS nói riêng về cơ bản là không khó nếu chỉ dạy đúng nội dung. Song để thực sự tạo hứng thú và xác định được động cơ, mục đích học tập cho HS là điều không phải dễ thực hiện. Trong quá trình nỗ lực để nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí, ngành giáo dục nói chung và đội ngũ GV nói riêng đã không ngừng thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học. Đồng thời việc nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng Atllat cũng được nhiều nhà nghiên cứu, Giáo viên và các nhà quản lí giáo dục có quan tâm. Song chưa hiện nay chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích các phương pháp cụ thể từng trang Atlat Địa lí. Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn ĐL thì kỹ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn ĐL ở nhà trường phổ thông, nhất là HS lớp 12. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp, là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT QG, chính kiến thức trong đó đã giúp các học sinh lấy được 50% điểm trong bài thi tổ hợp. Đối với học sinh lớp 12, đòi hỏi kỹ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học. 3
  4. Trong chương trình Địa lí lớp 12 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy khi giảng dạy ĐL, GV nên tích cực rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng Atlat đểcác em biết cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat là rất cần thiết, các em vận dụng lâu dài sau này. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy môn ĐL ở bậc THPT, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lí Việt nam trang 9 ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông” để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của Atlat địa lí trang 9 nhằm phục vụ học tập nói chung và đối với việc ôn thi tốt nghiệp nói riêng. - Đề tài cũng đánh giá thực trạng về kĩ năng sử dụng Atlat của HS trong việc ôn thi TN THPT. Đặc biệt cách khai thác sử dụng Atlat trang 9. - Từ đó đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm hướng dẫn HSsử dụng Atlat để ôn thi TN THPT một cách hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề học Atlat để ôn thi TN THPT của HS và các giải pháp từ phía GV nhằm giúp HS sử dụng Atlat trang 9 một cách có hiệu quả trong quá trình ôn thi TN THPT. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; giả thuyết, lịch sử và logic. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin gồm: Quan sát, điều tra, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, thực nghiệm. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Xác xuất thống kê, tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 là bản đồ Khí hậu Việt Nam thiết kế gồm 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp nhau. Trên bản đồ khí hậu chung thể hiện các yếu tố khí 4
  5. tượng và các miền khí hậu. Miền khí hậu được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi miền gắn với 1 nền màu thể hiện các miền khí hậu có những đặc điểm rất khác nhau. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh. Miền khí hậu Đông Trường Sơn có mùa mưa thu đông. Miền khí hậu phía nam (Nam Bộ và Tây Nguyên) nóng quanh năm có mùa mưa hạ, thu. Yếu tố gió, bão (theo mùa, theo tháng) được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Mũi tên màu đỏ thể hiện gió mùa hạ và màu xanh gió mùa đông. Mầu của mũi tên chỉ bản chất gió, nóng – lạnh. Hướng mũi tên chỉ hướng gió, độ lớn và chiều dài của mũi tên chỉ cường độ, hiện tượng gió mạnh yếu khác nhau. Ví dụ: mũi tên chỉ màu đỏ to dài chỉ gió thổi từ Ấn Độ Dương qua vịnh Bengen đến trung tâm áp cao Ấn Độ - Mianma vào Việt Nam..., bản chất của gió này nóng ẩm trong các tháng V, VI khối khí này di chuyển vào Việt Nam theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Mũi tên chỉ màu đỏ nhỏ cùng hướng mũi tên màu đỏ lớn biểu hiện gió khi vượt qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam (từ Lào sang) là gió Tây khô nóng (gió vượt núi). Mũi tên màu xanh to dài chỉ gió mùa đông. Xuất pháp từ áp cao Xibia tràn xuống nước ta được gọi là gió mùa đông bắc. Mũi tên màu xanh nhỏ là gió mậu dịch (còn gọi là Tín Phong) gió này thổi vào Việt Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương (đối chiếu với bản đồ nhiệt độ tháng 1) hoạt động quanh năm xong ở Việt Nam chỉ mạnh vào thời kì chuyển tiếp xuân, thu. Hướng gió và tần suất được biểu hiện bằng biểu đồ hoa gió – thể hiện phương pháp biểu đồ định vị. Tần suất gió từ tháng I đến tháng VII không được giải thích bằng trị số, số lượng là 1 điều đáng tiếc làm cho bản đồ thể hiện thiếu hẳn thông tin. Nên GV hướng dẫn học sinh sử dụng tham khảo các ATLAT trước để khai thác. Trên bản đồ còn thể hiện nhiệt độ và lượng mưa bằng phương pháp biểu đồ định vị. Các yếu tố nhiệt độ lương mưa được biểu hiện kết hợp trên 1 biểu đồ đặt tại các trạm khí tượng tiêu biểu của vùng lãnh thổ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
  6. Đối với việc hướng dẫn HS sử dụng Atlat địa lý Việt Nam trang 9 ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, cùng với kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí ở trường trong những năm qua tôi nhận thấy thực tế việc áp dụng các biện pháp trước đây của bản thân và một số GV cho HS còn tồn tại một số vấn đề sau: - Đối với giáo viên: + Phần lớn GV có quan tâm tới việc hướng dẫn Atlat ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS trong dạy học nhưng vẫn còn một số GV chưa thực sự quan tâm tới hoạt động này trong quá trình dạy học của mình. + Một số GV quan tâm tới việc hướng dẫn HS Atlat ôn thi tốt nghiệp THPT thì quá trình thực hiện lại chưa đồng đều, thực hiện qua loa, sơ sài, chiếu lệ đặc biệt với trang 9 lại là trang Khí hậu có kiến thức rộng, khó. + Khi thực hiện các biện pháp hướng dẫn HS sử Atlat trang 9 ôn thi tốt nghiệp THPT một số GV còn ngại đổi mới, tiếp thu các phương pháp mới, do đó lặp đi lặp lại các phương pháp đã sử dụng dẫn đến hiệu quả chưa cao, HS không có hứng thú học tập. Từ đó kết quả khai thác sử dụng Atlat trang 9 thi tốt nghiệp THPT của HS chưa đạt yêu cầu. - Đối với học sinh: + HS chưa chủ động, tích cực trong quá trình học tập, đặc biệt là việc rèn luyện các các kĩ năng trên Atlat của HS còn yếu. + Bên cạnh một số HS có đam mê học tập nói chung và ham tìm hiểu về kiến thức của môn học để vận dụng vào thực tiễn nói riêng thì còn nhiều HS chưa tìm được phương pháp học tập. + HS chưa thực sự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học tập môn Địa lí nói chung và việc sử dụng khai thác Atlat để thi tốt nghiệp THPT nói riêng. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết 2.3.1. Quy tắc khai thác sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi Bước 1: Đọc trang Bước 2: Đọc nội dung câu hỏi Bước 3: Đọc chú giải. Chú ý ngoài chú giải ở trang cần tìm thì HS tìm chú giải kết hợp ở trang đầu (trang 3) Atlat. Riêng phần này HS phải nắm kỹ kí hiệu, nếu không nắm vững kí hiệu thì khó tìm được nội trả lời, sau đó mới đi vào nội dung. 2.3.2. Hướng dẫn cụ thể trang 9 Atlat là: Đọc từng miền khí hậu. 6
  7. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và phân tích, giải thích từng yếu tố khí tượng, xác định mối quan hệ giữa các yếu tố kết hợp với nhau (ví trí địa lý địa hình yếu tố khác). - Trong miền khí hậu phía Bắc học sinh đọc các đường biểu diễn nhiệt độ, biểu đồ lượng mưa, biểu đồ gió(hoa gió) trên các biểu đồ định vị đặt ở các địa điểm Lạng Sơn, Điện Biên, Sa Pa, Hà Nội, Thanh Hóa, giải thích sự khác nhau về nhiệt độ biên độ nhiệt lượng mưa các tháng trong năm, lũ, hướng gió, tần xuất của gió. - Trong miền khí hậu Đông Trường Sơn học sinh đọc và phân tích các biểu đồ định vị ở ba địa điểm Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang, để nhận thấy rõ, biên độ nhiệt giảm dần từ Đồng Hới vào Nha Trang mưa lệnh sang thu đông. Giáo viên hướng dẫn xác định vị trí, địa hình vai trò của dãy Trường Sơn gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam. Từ đó học sinh tự so sánh các yếu tố lượng mưa nhiệt độ của các miền khí hậu. Rút ra sự khác biệt khí hậu của phía bắc. - Miền khí hậu phía nam, hướng dẫn học sinh đọc các biểu đồ định vị Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau. Sau đó phân tích giải thích khí hậu của miền so sanh nhiệt độ lượng mưa giữa ba miền để nắm rõ đặc điểm khí hậu từng miền. 2.3.3. Phân tích từng yếu tố khí tượng. GV hướng dẫn nhiệt độ các vùng từ Bắc vào Nam biến đổi từ tháng 1 đến tháng 12 bằng cách đọc, quan sát biểu đồ nhiệt độ qua các thông tin sau (Vị trí, kí hiệu, độ cong của đường biểu diễn (độ uốn cong nhiều hay ít nói lên điều gì). Vì sao đường biểu diễn nhiệt độ của các biểu đồ định vị ở phía bắc cong hơn phía nam? Biên độ nhiệt các tháng trong năm nóng nhất, lạnh nhất chênh lệch nhiều hay ít, điều hòa hay cực đoan, vì sao có đường biểu diễn nhiệt độ có một đỉnh cao , có đường hai đỉnh rõ rệt? Vì ở phía Bắc thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn, ở phía Nam thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh dài). GV Hướng dẫn khai thác lược đồ nhiệt độ trung bình năm nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7. GV hướng dẫn học sinh đọc ba lược đồ này rút ra quy luật biến đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao (chú ý địa hình và chuyển động biểu kiến của Mặt trời). Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và hoạt động của gió mùa nên bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 200C, riêng Nam bộ quanh năm trên 200C, biên độ nhiệt thấp nhiệt độ khá điều hòa. 7
  8. + Lượng mưa: GV hướng dẫn học sinh quan sát các biểu đồ lượng mưa, khai thác các thông tin sau. - Vị trí kí hiệu biểu đồ nằm gần biển hay xa biển, sườn đón gió hay khuất gió. - Đọc độ cao của biểu đồ tháng 11 và tháng 4, từ tháng 5 đến tháng 10 đặt tại các địa phương. - So sánh lượng mưa chênh lệch của các tháng mùa mưa nhiều nhất, ít nhất của các địa phương. - Giải thích sự khác nhau về mùa mưa, mùa lũ của ba miền khí hậu? GV hướng dẫn học sinh đọc bản đồ, đối chiếu nền màu trong bản chú giải với nền màu trên bản màu lượng mưa trung bình năm xác định vùng mưa nhiều (ven biển Cà Mau, Kiên Giang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Ngọc Lĩnh, Hoàng Liên Sơn, Móng Cái) vùng mưa ít (ven biển Nam Trung Bộ, Sơn La, Mường Xén) giải thích hiện tượng này chú ý các mối quan hệ địa lý tự nhiên, địa hình (độ cao, hướng địa hình, hướng sườn đón gió, khuất gió) và vĩ độ, vị trí gần biển hay xa biển. + Gió: Được biểu hiện bằng các hoa gió đặt tương ứng với trạm đo nhiệt độ lượng mưa, cánh hoa màu đỏ chỉ gió mùa hạ, cánh hoa màu xanh chỉ mùa đông. GV hướng dẫn học sinh khái quát hướng gió thịnh hành ở nước ta. Các loại gió ảnh hưởng thời tiết, khí hậu. GV hướng dẫn học sinh đọc từng loại gió. Gió mùa hạ (gió gì, nguồn gốc, tính chất), gió mùa đông (thời gian, nguồn gốc tính chất), gió bão (thời gian,tính chất, số lượng)... Khi sử dụng các trang bản đồ khí hậu, GV cần chú ý khí hậu có quan hệ chặt chẽ với sông ngòi, miền thủy văn. Miền thủy văn Bắc Bộ có mùa lũ và mùa hạ, Miền Đông Trường Sơn mùa lũ lệch sang thu đông, Tây Nguyên và Nam Bộ lũ vào hạ thu dòng chảy vào mùa cạn rất nhỏ. Trong quá trình hướng dẫn sử dụng Atlat GV yêu cầu HS đọc được các hệ thống sông chính. * Trên các bản chú giải của bản đồ nhiệt độ lượng mưa thể hiện sự biến thiên liên tục, học sinh có thể kết hợp thang phân tầng độ cao trên hình thể trang 6, 7 và trang 9 Atlat địa lý việt nam để giải thích nhiệt độ phân tầng theo độ cao GV cần hướng dẫn học sinh đọc các bản đồ, VD “Nhiệt độ trung bình năm”, “Nhiệt độ trung binh tháng 1”, “Nhiệt độ trung bình tháng 7”. Trước khi tìm hiểu câu trả lời nghiên cứu kĩ từng bản đồ. Ngoài ra trong Atlat trang 9 học sinh cần nắm rõ 8
  9. phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền định lượng, phương pháp biểu đồ định vị. Như vậy trang 9 Atlat địa lí Việt Nam là trang khí hậu, nội dung kiến rát nhiều về tự nhiên. Nên GV cần chọn lọc kiến thức hướng dẫn học sinh khai thác phù hợp từng đối tượng đạt kết quả mong muốn. 2.3.4. Xây dựng các bộ đề yêu cầu sử dụng Atlat để thực hiện nhằm hướng dẫn HS tự học Atlat để thi tốt nghiệp THPT, cụ thể khai thác từ trang 9. HS sử dụng Atlat trang 9 để thực hiện một số dạng câu hỏi như sau: * Dạng câu hỏi cụ thể sử dụng Atlat trang 9 Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địalí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đồng Hới có lượng mưa lớn nhất? A. Tháng IX. B. Tháng X. C. Tháng XI. D. Tháng XII. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Nha Trang có lượng mưa lớn nhất? A. Tháng IX. B. Tháng X. C. Tháng XI. D. Tháng XII. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây có tần suất bão cao nhất nước ta? A. Đông Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 4. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam. Câu 5. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng chính nào sau đây? A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 6. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng? A. Tây Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? A. Lạng Sơn. B. Sa Pa. C. Điện Biên Phủ. D. Hà Nội. Câu 8. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu BắcTrung Bộ? 9
  10. A. Tháng VIII. B. Tháng IX. C. Tháng X. D. Tháng XI. Câu 9. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ? A. Tháng VI. B. Tháng VIII. C. Tháng IX. D. ThángX. Câu 10. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây nằm trong miền khí hậu phía Bắc? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Sa Pa thuộc̣̣ vùng khí hâụ nào dưới đây? A. Đông BắcBộ. B. Tây Bắc Bộ. C. BắcTrung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Đà Lạt thuộc̣ vùng khi hậu nào dưới đây? A. BắcTrung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây không có gió Tây khô nóng? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. BắcTrung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 14. Căn cứ vào At lat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Đà Nẵng có lượng mưa ít nhất? A. Tháng I. B. Tháng II. C. Tháng III. D. Tháng IV. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng SaPa có lượng mưa ít nhất? A. Tháng I. B. Tháng X. C. Tháng XI. D. Tháng XII. * Câu hỏi khai thác kiến thức từ Atlats trang 9 về Khí hậu Việt Nam Thông hiểu Câu 1: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do A. gió mùa mùa đông. B. ảnh hưởng của biển. C. địa hình nhiều đồi núi. D. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa. Câu 2: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do A. vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp Biển Đông. 10
  11. B. vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của mặt trời. C. vị trí nước ta nằm trong vùng gió mùa giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm. D. vị trí nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều. Câu 3: Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là A. tích tụ. B. mài mòn. C. xâm thực. D. xâm thực, bồi tụ. Câu 4: Ý nào sau đây khôngđúng về biểu hiện theo mùa của các yếu tố hải văn trên Biển Đông? A. Dòng biển nóng và lạnh chảy theo mùa. B. Nhiệt độ nước biển khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa. C. Sóng trên Biển Đông mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc. D. Độ mặn trung bình của nước biển tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn. B. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. C. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. D. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây. Câu 6: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần. B. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. C. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. D. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta? A. Chỉ hoạt động ở miền Bắc. B. Thổi liên tục suốt mùa đông. C. Hầu như kết thúc ở dãy Bạch Mã. D. Tạo nên mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh ở miền Bắc. Câu 8: Gió thịnh hành trong mùa đông từ vĩ tuyến 160B trở vào là A. gió mùa Đông Bắc thổi từ cao áp cận cực. 11
  12. B. gió Tây Nam thổi từ cao áp ở Ấn Độ Dương. C. gió Tín Phong nửa cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc. D. gió Tây Nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam. Câu 9: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây? A. Gió Mậu dịch Bắc bán cầu. B. Gió Mậu dịch Nam bán cầu. C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió phơn Tây Nam. Câu 10: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là A. xâm thực – bồi tụ. B. xâm thực. C. bồi tụ. D. bồi tụ - xâm thực. Câu 11: Nơi có sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất là A. đồng bằng. B. trung du. C. miền núi.D. ven biển. Câu 12: Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện là A. hiện tượng xâm thực. B. thành tạo địa hình cacxto. C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất. D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. Câu 13: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được qui định bởi vị trí địa lí A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. nằm ở bán cầu Đông trên trái đất. C. có tầng bức xạ lớn. D. nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc nước ta? A. Nửa đầu mùa đông lạnh khô. B. Nửa sau mùa đông lạnh ẩm. C. Tạo nên một mùa đông lạnh. D. Tạo nên một mùa khô sâu sắc. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Mang lại lượng mưa lớn và độ ẩm cao. B. Giảm tính chất lạnh khô trong mùa đông. C. Tạo nên sự phân mùa cho khí hậu nước ta. D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không đúng với hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta? A. Hình thành địa hình Cacxto. B. Hiện tượng đất trượt, đá lở. 12
  13. C. Các đồng bằng mở rộng. D. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ. Vận dụng Câu 1. Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có A. mưa nhiều vào thu đông. B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. C. thời tiết đầu hạ khô nóng. D. hai mùa khác nhau rõ rệt. Câu 2. Gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu Bắc Bộ nước ta có A. nhiệt độ đồng nhất khắp nơi. B. nhiều thiên tai lũ quét, lở đất. C. một mùa đông lạnh và ít mưa. D. thời tiết lạnh ẩm, mưa nhiều. Câu 3. Các khối khí di chuyển qua biển làm cho khí hậu nước ta có A. nhiệt độ trung bình cao. B. độ ẩm không khí lớn. C. sự phân mùa sâu sắc. D. địa hình nhiều đồi núi. Câu4. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có A. tổng bức xạ trong năm lớn. B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. D. nền nhiệt độ cả nước cao. Câu 5. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên có A. mùa đông lạnh và kéo dài. B. độ ẩm cao, lượng mưa lớn. C. nhiệt độ đồng nhất khắp nơi. D. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. Câu 6. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương làm cho khí hậu vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta có A. mưa lớn vào đầu mùa hạ. B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. C. hai mùa khác nhau rõ rệt. D. mưa nhiều vào thu đông. Câu 7. Tín phong bán cầu Bắc làm cho khí hậu vùng ven biển Trung Bộ nước ta có A. mưa lớn vào đầu mùa hạ. B. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. C. hai mùa khác nhau rõ rệt. D. mưa nhiều vào thu đông. Câu 8: Vùng biển chịu ảnh hưởng mạnh nhất của sóng trên Biển Đông ở nước ta là A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ. C. Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9: Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông. C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng sông ở hạ lưu sông vào mùa hạ. 13
  14. D. gây cản trở cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp Câu 10. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp. B. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi. D. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa. Câu 11: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do A. địa hình nhiều đồi núi. B. gió mùa mùa đông. C. địa hình và gió mùa. D. ảnh hưởng của biển. Vận dụng cao Câu 1. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam. Câu 2. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa mưa ở nước ta là A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam. Câu 3. Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Nam Bộ là A. gió phơn Tây Nam. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió mùa Tây Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 4. “Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ có nguồn gốc từ A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. C. khối khí cực lục địa từ áp cao Xibia. D. khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương. Câu 5. Nhân tố chủ yếu làm cho đất feralit ở nước ta có lớp đất dày là do A. nhiệt ẩm dồi dào. B. mùa mưa kéo dài. C. mùa khô sâu sắc. D. khí hậu phân mùa. Câu 6. Nhân tố chủ yếu làm cho đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do A. nhiệt ẩm dồi dào. B. mùa mưa kéo dài. C. mùa khô sâu sắc. D. khí hậu phân mùa. Câu 7. Khí hậu phần đất liền nước ta mang nhiều đặc tính hải dương chủ yếu do 14
  15. A. nằm hoàn toàn ở trong vùng nội chí tuyến. B. ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. C. tác động của các khối khí di chuyển qua biển. D. giáp Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương. Câu 8. Trở ngại lớn nhất của khí hậu đối với sản xuất nôngnghiệp ở nước ta là do A. nóng, ẩm quanh năm. B. diễn biến thất thường. C. mưa đá trên diện rộng. D. phân hóa theo vùng. Câu 9. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu do A. địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế và lượng mưa lớn. B. thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn. C. lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật. D. mưa lớn và nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Câu 10. Ven biển Nam Trung Bộ thuận lợi cho nghề làm muối chủ yếu do A. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, sông nhỏ. B. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh nước sâu. C. mùa mưa kéo dài, nhiều vịnh cửa sông. D. có bãi triều rộng, nhiều đảo và quần đảo. Câu 11. Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có A. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. B.khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. C.tổng lượng bức xạ trong năm lớn. D.nhiệt độ trung bình cả nước cao. Câu 12. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc chủ yếu do A. khí hậu phân mùa, lãnh thổ hẹp ngang. B. xâm thực, bóc mòn mạnh ở miền đồi núi. C. mưa lớn, địa hình đồi núi chia cắt mạnh. D. chế độ nước theo mùa, giáp Biển Đông. Câu 13.Mưa vào mùa hạ ở nước ta chủ yếu do tác động của A. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới. B. gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và bão. C. khối khí hướng đông bắc và hoạt động của bão. D. gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với ôn thi tốt nghiệp 15
  16. Qua quá trình giảng dạy môn Địa lí ở bậc THPT, tôi thường xuyên áp dụng các biện pháp trên vào các tiết dạy, kết quả thu về là tín hiệu đáng mừng cho việc mạnh dạn thay đổi và áp dụng phương pháp trong dạy học của tôi: - Tiết học sôi nổi hơn, HS hứng thú hơn với bài học. - HS tham gia tích cực, nghiêm túc các hoạt động học tập mà GV tổ chức. - Đặc biệt, HS nắm và rèn luyện được các kĩ năng sử dụng Atlat đểôn thi TN TPHT, đặc biệt Atlat trang 9. Để có căn cứ sử dụng và điều chính các biện pháp cho phù hợp với hoạt động giảng dạy của bản thân. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng sử dụng Atlat nhằm ôn thi TN THPT của HS. Cụ thể như sau: Kết quả trước khi chưa hướng dẫn khai thác Atlat về như sau: Thàn Kĩ h Kĩ năng Lớp Sĩ số thạo năng Kĩ năng yếu trung kĩ khá bình năng 11N 30 0 % 5 16% 8 27% 17 57% 11P 32 0 % 7 22% 8 25% 17 53% 11Q 33 0 % 7 21% 10 30% 16 49 Kết quả sau khi giáo viên hướng dẫn cách sử dụng Atlat : Thàn Kĩ h Kĩ năng Lớp Sĩ số thạo năng Kĩ năng yếu trung kĩ khá bình năng 12N 30 10 33% 8 27% 8 27% 4 13% 12P 32 13 41% 13 41% 4 12% 2 6% 12Q 33 17 52% 9 27% 5 15% 2 6% Nhìn vào bảng kết quả trên có thể thấy, mức độ kĩ năng sử dụng Atlat khi chưa hướng dẫn sử dụng Atlat ôn thi TN THPT của HS lớp 12, và sau khi hướng dẫn có sự khác biệt rõ rệt, HS yếu về kĩ năng sử dụng Atlat chỉ còn rất ít. Như vậy, có thể thấy việc áp dụng các biện pháp hướng dẫn HS sử dụng Atlat cụ thể từ trang 9 để ôn thi TN THPT đã mang lại hiệu quả tích cực. Kết quả thu về là tín hiệu ban đầu đáng mừng cho việc mạnh dạn áp dụng, đổi mới các biện pháp của tôi. 16
  17. 3. Kết luận 3.1. Kết luận Để nâng hiệu quả việc áp dụng các biện pháp vừa trình bày, thì mỗi GV cần xác định rõ việc tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng HS, nội dung bài giảng, nội dung các kiến thức cần áp dụng... của mình trong quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp. Tuy nhiên, để những biện pháp trên thực sự thành công thì người GV phải rèn luyện trau dồi kiến thức, khuyến khích HS thực hiện các yêu cầu cơ bản của môn học. Qua quá trình triển khai sáng kiến, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Những nội dung được triển khai trong đề tài có thể áp dụng cho việc nâng cao chất lượng trong dạy học Địa lí nói chung và hướng dẫn HS sử dụng Atlat trang 9 ôn thi TN THPT nói riêng. - Mỗi GV phải luôn tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho từng năm học, và sự thay đổi về đối tượng học tập, áp dụng biện pháp. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp đã trình bày ở trên. - Trong quá trình thực hiện các biện pháp GV không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với HS, luôn đặt quyền lợi của HS lên trên hết, đối xử công bằng, dành nhiều thời gian và tâm sức đối với hoạt động này. - Khi thực hiện các giải pháp, người thực hiện phải thường xuyên trao đổi cùng Ban giám hiệu, đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai lầm, nâng cao được chất lượng các giải pháp. - Một trong những kinh nghiệm quan trọng đó là, GV cần có các kĩ năng về CNTT, hiểu biết và lựa chọn công cụ hợp lí để áp dụng và sử dụng trong quá trình xây dựng các biện pháp. Kết quả thực hiện của đề tài nếu được áp dụng một cách khoa học, hợp lí sẽ thu về những khả năng áp dụng như sau: - Với học sinh: Được tạo điều kiện tốt hơn về môi trường học tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng Atlat đểôn thi TN THPT. Với cấu trúc đề thi thì Atlats đang là 1 lợi thế cho mỗi học sinh ôn thi môn Địa đạt kết quả cao. 17
  18. - Với giáo viên: GV sẽ có thêm cách nhìn mới về PPDH nói chung và rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat để ôn thi TN THPT nói chung cụ thể Atlats trang 9 nói riêng; Bổ sung thêm các PPDH, tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả. 3.2. Kiến nghị Trên đây là kinh nghiệm tích lũy của cá nhân tôi được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của anh chị em đồng nghiệp, để sáng kiến hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2021 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Mai Thị Lan 18
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí việt Nam của Lâm Quang Dốc 2. Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt, “Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học, Cao đẳng” - NXB Giáo dục, năm 2004. 3. Đào Xuân Cường - Đào Trọng Năng, “Các phương pháp giảng dạy Địa lí” - NXB Giáo dục. 4. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa, “Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2009. 19
  20. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Thị Lan Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Đình. Kết quả Cấp đánh giá đánh giá Năm học xếp loại TT Tên đề tài SKKN xếp loại đánh giá xếp (Phòng, Sở, (A, B, loại Tỉnh...) hoặc C) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0