intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm rèn luyện cho học sinh để học sinh hiểu rõ, lựa chọn, vận dụng được các phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học nhằm học tốt môn Hóa học, phát huy năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống trong thực tiễn đời sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn Hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn

  1. SÁNG KIẾN Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT SÀO NAM ----------***---------- SÁNG KIẾN Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: HÓA HỌC Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Quyên Tổ bộ môn : Tự nhiên Số ĐT : 0983 472 679 Năm học : 2022 – 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 I.Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................... 1 III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................. 2 IV. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 2 V. Những đóng góp của đề tài................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................... 4 1.1. Phương pháp học tập môn hóa học. ................................................................... 4 1.2. Phương pháp nghiên cứu hóa môn hóa học. ...................................................... 4 1.3. GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu .................. 5 1.4. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo ....................................................................... 5 1.5. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. .................................................................... 6 1.6. Thực trạng dạy học vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn chúng tôi đã khảo sát. ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ............... 8 2.1. Các chủ đề có nội dung vận dụng và sản phẩm tương ứng. .............................. 8 2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn ................................................................................................................................... 9 2.2.1.Bài 1: Nhập môn hóa học. ................................................................................ 9 2.2.2. Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử. ........................................... 11 2.2.3. Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ........................... 12 2.2.4. Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm....................................................................... 14 2.2.5. Bài 10. Liên kết ion. ...................................................................................... 15 2.2.6. Bài 13. Phản ứng oxi hóa- khử...................................................................... 19 2.2.7. Bài 13. Phản ứng oxi hóa- khử...................................................................... 21
  4. 2.2.8. Bài 14: Phản ứng hoá học và enthalpy. ......................................................... 24 2.2.9. Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen. ....................................................... 31 2.2.10. Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen. ..................................................... 34 2.2.11. Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen. ..................................................... 39 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................... 44 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 44 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 44 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 44 3.4. Tiến hành thực nghiệm..................................................................................... 44 3.4.1. Tiến hành dạy học ......................................................................................... 44 3.4.2. Tiến hành kiểm tra, đánh giá ......................................................................... 44 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 45 3.5.1 Dựa vào chất lượng học tập của học sinh ...................................................... 45 3.5.2. Dựa vào nhận xét của GV dạy thực nghiệm ................................................. 45 3.5.3. Dựa vào nhận xét của GV dự giờ và quan sát HS thực hiện quy trình nghiên cứu. .......................................................................................................................... 46 3.5.4. Dựa vào ý kiến của chuyên gia tư vấn hỗ trợ................................................ 46 PHỤ LỤC KHẢO SÁT GIÁO VIÊN .................................................................. 47 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 PHẦN PHỤ LỤC
  5. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông NL Năng lực PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học HT Học tập HĐGD Hoạt động giáo dục
  6. PHẦN I. MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng. Ở cấp trung học phổ thông môn Hoá học giúp học sinh có được tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống đồng thời có mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Môn Hóa học ở trung học phổ thông gồm ba phần chính: cơ sở hóa học chung, hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Phần cơ sở hóa học chung sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng để các em hiểu và giải thích các nội dung cụ thể của phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Từ sự biến đổi hóa học xung quanh ta, những kiến thức thu được sẽ giúp các em yêu thích sự sáng tạo, có thể tự mình thực hiện những thí nghiệm thú vị hoặc kiểm chứng những thông tin mà các em thu nhận hàng ngày. Môn Hóa học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực cốt lõi quan trọng cần được bồi dưỡng ở học sinh trung học phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Hóa học với các yêu cầu cần đạt rất cụ thể đòi hỏi phương pháp giáo dục thực hiện theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết tình huống trong thực tiễn. Khuyến khích và tạo điều kiện để HS trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, nghiên cứu , khám phá, vận dụng, đặc biệt thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10. Với suy nghĩ như vậy tôi lựa chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn” II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1.Mục đích GV chú trọng rèn luyện cho HS để học sinh hiểu rõ, lựa chọn, vận dụng được các phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học nhằm học tốt môn Hóa học, phát huy năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống trong thực tiễn đời sống. 2.Nhiệm vụ - Nghiên cứu các nội dung liên quan đề tài như các phương pháp học tập nhằm phát triển năng lực hóa học như tìm hiểu lý thuyết; phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm; phương pháp luyện tập, ôn tập; phương pháp học tập trải nghiệm. Phương pháp nghiên cứu môn hóa học lớp 10 như nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các bước của phương pháp nghiên cứu hóa học. 1
  7. -Hướng dẫn học sinh lựa chọn và thực hiện phương pháp học tập, thực hành các bước của một vấn đề cần nghiên cứu trong quá trình học tập. - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và đề xuất III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học một số chủ đề hoá học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa 10 phù hợp để phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết một số tình huống trong thực tiễn đời sống. 3. Giả thuyết khoa học Sau khi thực hiện và áp dụng đề tài này, học sinh lựa chọn, vận dụng được các phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết đươc một số tình huống thực tiễn. Các em tìm kiếm và xử lý thông tin để đưa ra các giải thích, dự đoán và kết luận cần thiết trả lời câu hỏi, bài tập. HS tiến hành được thí nghiệm an toàn và thành công. HS có được thói quen tìm tòi, khám phá, tư duy và hành động, suy luận và sáng tạo, quan sát và liên kết giữa các hiện tượng, sự vật trong cuộc sống. HS đặt ra được một hay một số giả thuyết giải thích cho hiện tượng quan sát được, lập kế hoạch thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, kết luận… để kiểm chứng giả thuyết khoa học IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Các tài liệu về lý luận phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu Phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp,… đối với các tài liệu, kết quả nghiên cứu, thực nghiệm thu thập được. 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Khảo sát bằng trả lời bảng hỏi đối với HS và giáo viên. Quan sát quá trình học tập, thực hành, nghiên cứu của HS. Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất. V. Những đóng góp của đề tài. - Đề tài có tính mới đặc biệt là nội dung hướng dẫn HS phương pháp nghiên cứu nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn. HS sẽ đặt ra giả thuyết từ những sự vật, hiện tượng, tình huống xuất phát từ đời sống thực tiễn. Các em sẽ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để chứng minh bằng thí nghiệm như cách mà nhà khoa học từng làm. Lòng tin vào bản thân và khoa học 2
  8. của các em sẽ được nâng lên tầm cao mới, nhận thức về sự gắn bó mật thiết của môn hóa học với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. - HS được trang bị các phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa 10 phù hợp để phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết một số tình huống trong thực tiễn đời sống. Từ đó giúp các em định hướng phương pháp học tập, nghiên cứu trong các năm tiếp theo. - GV tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, tìm sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, điều chỉnh phương pháp , kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong điều kiện cụ thể ở trường trung học phổ thông để mang lại hiệu quả cao trong dạy học. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phương pháp học tập môn hóa học. Để học tốt môn hóa học, giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh có phương pháp học tập đúng đắn, linh hoạt sáng tạo, phù hợp thông qua một số hoạt động được thực hiện trên lớp học, cũng như ở nhà. Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm: Phương pháp tìm hiểu lí thuyết; phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm; phương pháp luyện tập, ôn tập; phương pháp học tập trải nghiệm. Cụ thể như ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp, rèn luyện tư duy hóa học, ghi chép, luyện tập thường xuyên, thực hành thí nghiệm, thẻ bài ghi nhớ, mô hình, sử dụng sơ đồ tư duy, tham quan trải nghiệm…. Phương pháp mô hình được sử dụng để mô tả, mô phỏng cấu tạo của các hạt quá nhỏ không quan sát được bằng mắt thường như phân tử, nguyên tử và các hạt nhỏ hơn. Từ đó suy ra cấu tạo các vật thể thật trong cuộc sống. Phương pháp mô hình được sử dụng phổ biến trong các chủ đề đầu của của chương trình Hóa 10. Phương pháp thực nghiệm đóng vai trò cốt lõi của nghiên cứu hóa học. Các giả thuyết và mô hình hóa đều phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm và từ thực nghiệm người ta có thể mô hình hóa thành quy luật . Phương pháp thực nghiệm được sử dụng xuyên suốt toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học. 1.2. Phương pháp nghiên cứu hóa môn hóa học. Khi nghiên cứu một vấn đề hóa học, học sinh cần có phương pháp nghiên cứu. Tùy vào mục đích và đối tượng nghiên cứu mà giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp phù hợp như nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng. Quy trình nghiên cứu cần thực hiện các bước theo các bước: Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi: Quan sát các hiện tượng và đặt câu hỏi về bản chất hóa học của hiện tượng hay một vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Đặt ra giả thuyết khoa học. Đưa ra một hay một số giả thuyết giải thích cho hiện tượng quan sát được ( có thể cần tham khảo thêm từ sách giáo khoa hoặc tài liệu khác, kể cả internet). Bước 3: Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học. - Các dụng cụ và hóa chất cần sử dụng; số người tham gia nhóm thí nghiệm; phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. - Lập kế hoạch chi tiết các công việc để thực hiện thí nghiệm. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm Thực hành thí nghiệm như kế hoạch đã lập ở bước 3 và ghi chép lại các kết quả thí nghiệm. Bước 5: Phân tích kết quả thí nghiệm 4
  10. Có thể trình bày các kết quả thí nghiệm thành bảng, biểu, đồ thị hoạc thực hiện các tính toán cần thiết để phân tích kết quả thí nghiệm. Bước 6: So sánh với giả thuyết So sánh kết quả thí nghiệm với các giả thuyết đã đặt ra ban đầu. Đưa ra kết luận gỉa thuyết nào là hợp lí, phù hợp với kết quả thí nghiệm, giả thuyết nào không phù hợp. Bước 7: Báo cáo kết quả Ghi lại vào báo cáo thí nghiệm hoặc trình bày trước giáo viên và các bạn trong lớp về tiến trình thí nghiệm, kết quả thí nghiệm và kết luận. 1.3. GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu là việc GV lưu tâm đến tầm quan trọng của phương pháp học tập, nghiên cứu ở HS, từ đó hướng dẫn HS kiên trì luyện tập để hình thành phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phù hợp với đặc thù của từng môn học, HĐGD, góp phần tạo ra sự phát triển các NL chung. GV phải hiểu được giá trị của phương pháp học tập, nghiên cứu và có tâm thế hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu cho HS bao gồm việc giúp cho HS biết cách xây dựng kế hoạch học tập, biết cách đọc tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới phù hợp trong các môn học và HĐGD; biết quy trình nghiên cứu khoa học … Bên cạnh đó, GV phải tạo cơ hội và môi trường phù hợp để giúp HS rèn luyện năng lực sáng tạo và giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 1.4. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo NL giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc thù của việc tìm hiểu, khám phá thế giới khoa học. Thông qua các hoạt động học tập môn hóa học, GV tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức hóa học, từ đó tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề trong thế giới tự nhiên và đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Vận dụng phương pháp học tập theo dự án và hình thức làm việc nhóm để giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở cấp THPT thể hiện qua các mức độ: Năng lực Biểu hiện cụ thể thành phần Nhận ra ý Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các tưởng mới nguồn thông tin khác nhau. Phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. Phát hiện và Phân tích được tình huống trong học tập và trong cuộc sống. Phát làm rõ vấn hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc đề sống. 5
  11. Hình thành Nếu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ và triển không theo lối mòn, tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác khai ý nhau, hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi tưởng mới giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh, đánh giá rủi ro và có dự phòng. Đề xuất, lựa Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất chọn giải và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn pháp được giải pháp phù hợp nhất. Thiết kế và Lập được kế hoạch có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức hoạt hoạt động phù hợp. động Tập hợp được nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho hoạt động . Điều chình kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. Tư duy độc Đặt nhiều câu hỏi có giá trị và không dễ dàng chấp nhận thông tin lập một chiều, không thành kiến khi xem xét đánh giá vấn đề, quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục, sẵn sàng xem xét và đánh giá lại vấn đề. 1.5. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho HS như dạy học bằng sơ dồ tư duy, dạy học dự trên dự án,… - Lựa chọn, sử dụng các PPDH, KTDH phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo ở HS như khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi… - Lựa chọn và sử dụng các PPDH, KTDH hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống như phương pháp thực hành, phương pháp thực nghiệm… 1.6. Thực trạng dạy học vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn chúng tôi đã khảo sát. Năm học 2022-2023 chúng tôi đã thực hiện khảo sát học sinh khối 10( 37 HS) ở trường THPT Sào Nam về việc vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn 6
  12. hóa học lớp 9 (năm học trước) và mong muốn của các em lớp 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn, kết quả thu được là: Số tình huống thực tiễn 1-2 tình huống / 3-5 tình huống >5 tình huống / được HS vận dụng giải năm học. / năm hoc. năm hoc. quyết Lớp 9 ( năm học trước) 9 ( 24,3 %) 22 (59,5%) 6( 16,2 % ) Mong muốn của HS lớp 9 ( 24,3%) 12 (32,4 %) 16( 43,2 %) 10 trong năm học 2022- 2023 Đạt tất cả các Đạt một số Không đạt tiêu tiêu chí đánh tiêu chí đánh chí đánh giá giá sản phẩm giá sản phẩm sản phẩm ban ban đầu ban đầu đầu Các sản phẩm học tập/ nghiên 14 ( 37,8 %) 16 ( 43,2%) 7 (18,9%) cứu GV đã hướng dẫn HS môn Hóa học 9 thực hiện năm học trước có chất lượng Nhận xét: Khi khảo sát HS bằng bảng hỏi, có 35/37 HS ( 94,6%) cho rằng việc hướng dẫn vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn là cần thiết và rất cần thiết. HS mong muốn được vận dụng các phương pháp học tập nghiên cứu để phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết một số tình huống thực tiễn cuộc sống >5 tình huống nhiều hơn so với năm học trước ở cấp THCS. Các em cũng nhận định ở năm học trước số sản phẩm học tập/ nghiên cứu không đạt tiêu chí đặt ra ban đầu là 7/37( 18,9%), đạt một số tiêu chí đặt ra là 14/37(37,8%). Từ kết quả khảo sát này cho thấy GV hướng dẫn cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học 10 là hướng đi đúng đắn, cần thiết. 7
  13. CHƯƠNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HÓA HỌC 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN 2.1. Các chủ đề có nội dung vận dụng và sản phẩm tương ứng. TT Tên chủ đề / bài Phương pháp học Tiết Nội dung vận dụng, tên học tập, nghiên cứu sản phẩm 1 Nhập môn hóa học Phương pháp HT 1,2 Chế tạo son môi từ dầu thông qua thực gấc hành thí nghiệm 2 Mô hình nguyên tử Phương pháp tìm 9,10 Mô hình nguyên tử và orbital nguyên hiểu, nghiên cứu Rutheford-Bohr tử. lí thuyết 3 Cấu tạo của bảng Phương pháp 15 Xúc xắc nguyên tố. tuần hoàn các luyện tập , ôn tập nguyên tố hóa học 4 Xu hướng biến đổi Phương pháp 17 Domino ôn tập bảng tuần một số tính chất luyện tập , ôn tập hoàn. của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm 5 Liên kết ion Phương pháp HT 26 Mô hình liên kết ion thông qua thực hành thí nghiệm 27 Trải nghiệm nuôi tinh thể ion 6 Phản ứng oxi hóa- Phương pháp HT 43,44,45 Phản ứng oxi hóa- khử khử thông qua thực sắc màu của kẹo với hành thí nghiệm KMnO4 Thí nghiệm mô phỏng phản ứng trong máy đo nồng độ cồn. 7 Ý nghĩa và cách Phương pháp HT 48,51 Thử nghiệm làm túi tính biến thiên thông qua thực chườm lạnh enthalpy của phản hành thí nghiệm ứng hóa học 8 Nguyên tố và đơn Phương pháp HT 60, 61, Dụng cụ lọc nước máy chất halogen. thông qua thực 62 giảm hàm lượng chlorine. hành thí nghiệm 8
  14. Phương pháp 62, 63 Xác định vitamin C trong nghiên cứu thực nước cam bằng chuẩn độ nghiệm iodine 9 Hydrogen halide Phương pháp 65, 66 Xác định hàm lượng và hydrohalic acid nghiên cứu thực iodine trong muối ăn nghiệm bằng chuẩn độ iodine- thiosulfat 2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng phương pháp học tập, nghiên cứu môn hóa học 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết một số tình huống thực tiễn 2.2.1.Bài 1: Nhập môn hóa học. Tiết 1 : Vận dụng và mở rộng kiến thức Đặt vấn đề : Hiện nay nhu cầu tự làm các sản phẩm chăm sóc cho gia đình rất đa dạng. Trong đó son dưỡng môi hoặc kem dưỡng da là sản phẩm được sử dụng hàng ngày cho giới nữ. Câu hỏi đặt ra là liệu các em có thể làm được son môi, kem dưỡng da với kiến thức đã học hay không? Để đáp ứng nhu cầu bản thân, các em sẽ cùng nhau nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất son môi từ dầu gấc và một số nguyên liệu khác và thực hiện tạo ra son môi theo quy trình đó. Sản phẩm của mỗi nhóm sẽ là bản thiết kế mô tả quy trình sản xuất son môi và 01 thỏi son sản xuất theo quy trình đề xuất đáp ứng được các tiêu chí đã đặt ra ban đầu. https://beautybox.com.vn/blogs/cach-trang-diem/5-cach-lam-son-moi-tai-nha-len- mau-tuoi https://www.khoedep.vn/huong-dan-cach-lam-son-moi-co-mau-tai-nha/ https://thefaceshop.com.vn/blogs/cach-cham-soc-da/tu-lam-son-duong-moi-voi-7- cong-thuc-cuc-ky-don-gian Hoạt động 4. Xây dựng lựa chọn phương án làm son dưỡng môi (15 phút tại lớp ) a.Mục tiêu: Các nhóm thiết kế quy trình làm son môi từ dầu gấc b. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -GV tổ chức thảo luận quy trình của các nhóm, đề xuất phương án thiết kế làm son dưỡng môi với các yêu cầu cụ thể. Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm son môi Các yêu cầu đối với son dưỡng môi: + An toàn với làn da (có pH phù hợp) 9
  15. + Có màu sắc, hương thơm, hình dáng đáp ứng được sở thích. + Quy trình thực hiện đơn giản + Giá thành hợp lí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : HS lựa chọn phương án và đưa ra lí lẽ bảo vệ. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo thiết kế của nhóm mình. Các HS khác và GV nhận xét, góp ý. Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: Câu 1. Dầu thực vật có cấu tạo phân tử và tính chất như thế nào? Câu 2. Son môi từ nguyên liệu thiên nhiên và nguyên liệu hóa học giống và khác nhau như thế nào? Câu 3. Có thể sử dụng những phương pháp chủ yếu nào để sản xuất son môi. Câu 4. Làm thế nào để điều chế son từ nguồn chất béo tự nhiên như dầu thực vật? Câu 5. Sản phẩm son môi cần có chất lượng thế nào để an toàn cho da? Làm thế nào để xác định được độ an toàn đó ? Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét chung về hoạt động của lớp, yêu cầu mỗi nhóm điều chỉnh lại thiết kế sau khi được góp ý. Đồng thời GV nhấn mạnh các tiêu chí của sản phẩm , lưu ý HS lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Tiết 2: Hoạt động 5 : Làm son dưỡng môi và thử nghiệm chất lượng ( tại phòng thí nghiệm) a.Mục tiêu Các nhóm HS sản xuất thử nghiệm son môi , giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình. b. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện các nhiệm vụ : Chuẩn bị nguyên vật liệu dầu gấc, dầu dừa, bơ thực vật ,vani, vitamin E, sáp ong, khuôn đổ son và làm son dưỡng theo thiết kế. Thử nghiệm chất lượng son. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ : HS làm việc nhóm, phân công để chuẩn bị nguyên vật liệu, làm son sưỡng và thử nghiệm chất lượng son. Sản phẩm: Mỗi nhóm có sản phẩm là 01 thỏi / hộp son môi đáp ứng được các tiêu chí đặt ra. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình, tự nhân xét về sản phẩm của nhóm với các tiêu chí đặt. So sánh sản phẩm của nhóm khác với nhóm mình. Các khó khăn đã gặp và cách thức cải tiến trong quá trình làm son. Các HS khác và GV nhận xét, góp ý. 10
  16. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV thử nghiệm chất lượng sản phẩm, bình luận về các sản phẩm. Điều gì làm em ấn tượng nhất/ nhớ nhất / yêu thích nhất khi thực hiện làm son môi ? Khó khăn em gặp phải trong quá trình làm son môi là gì? Nếu được thực hiện làm son môi lần sau ở nhà em sẽ thay đổi điều gì? 2.2.2. Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử. Tiết 9. D. Hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng Hoạt động 4. Xây dựng, lựa chọn phương án thiết kế mô hình nguyên tử cho một số nguyên tố (20 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về mô hình nguyên tử Rutheford- Bohr xây dựng thiết kế mô hình nguyên tử các nguyên tố từ các nguyên vật liệu tận dụng, dễ tìm. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm, dựa vào mô phỏng PhET tạo dựng một nguyên tử đã học tiết 8 bài 4, thảo luận và đề xuất nguyên vật liệu và thiết kế mô hình nguyên tử. Các yêu cầu đối với mô hình nguyên tử: Thể hiện rõ các lớp electron, giá trị điện tích hạt nhân, số electron từng lớp. https://phet.colorado.edu/sims/html/build-an-atom/latest/build-an- atom_all.html?locale=vi Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng và lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp và đưa ra ý kiến bảo vệ cho lựa chọn của mình. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo thiết kế của nhóm trong 2-3 phút. Các nhóm khác góp ý, GV nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét chung về hoạt động của lớp đồng thời nhấn mạnh các tiêu chí của sản phẩm, lưu ý học sinh chọn vật liệu phù hợp và dễ thao tác. Hoạt động 2. Thực hiện làm mô hình nguyên tử ( HS thực hiện ở nhà hoặc ở trường ngoài giờ học) a) Mục tiêu: HS sử dụng giấy/ bìa / bì đựng cám gia cầm; sơn/ bút màu/ bút lông, nam châm, giấy, để thực hiện làm mô hình lớp electron. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm và thực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo sự phân công, thiết kế mô hình và đánh giá sự phù hợp, chỉnh sửa chỗ chưa phù hợp. 11
  17. Sản phẩm: Mô hình lớp electron, đề xuất điểu chỉnh . Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu HS báo cáo các tiến độ thực hiện của nhóm mình . GV đưa ra các gợi ý hoặc tư vấn . Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về tinh thần, thái độ hợp tác của các nhóm trong thời gian làm việc. Đồng thời các nhóm chuẩn bị báo cáo ở bài 5. Tiết 10. Hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm ( 15 phút) a) Mục tiêu: HS báo cáo sản phẩm mô hình nguyên tử một số nguyên tố đã làm của nhóm. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các nhóm nhắc lại tiêu chí của sản phẩm, nhấn mạnh đến sự phù hợp của mô hình lớp electron với tiêu chí ban đầu đặt ra. GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm trong thời gian 3 phút; tự nhận xét được sản phẩm của nhóm đã phù hợp với tiêu chí nào, chưa phù hợp ở điểm nào; các khó khăn và cách thức cải tiến trong quá trình thực hiện sản phẩm. HS dùng mô hình vừa tạo ra sắp xếp electron vào các lớp. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS báo cáo sản phẩm của nhóm mình, sắp xếp electron vào các lớp quan sát và nhận xét sản phẩm của các nhóm khác, đối chiếu với các tiêu chí ban đầu, phát hiện ra các chỗ chưa phù hợp, đặt ra các thắc mắc nếu có. Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và so sánh sản phẩm giữa các nhóm với nhau. Đề xuất cải tiến và bổ sung màu sắc đẹp hơn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dùng mô hình nguyên tử của các nhóm, chỉ ra các các điểm thắc mắc của HS, giải thích gắn với bài mô hình nguyên tử đang học . 2.2.3. Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Tiết 15. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động 1. Xây dựng, lựa chọn phương án thiết kế xúc xắc nguyên tố (20 phút) a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, thông tin trong ô nguyên tố, tính chất của nguyên tố, tra cứu độ âm điện, bán kính nguyên tử , công thức oxide và hydroxide, ứng dụng của nguyên tố để hoàn thành xúc xắc chuẩn bị học bài 7. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm, thảo luận và đề xuất các thông tin cần thể hiện trên các mặt của xúc xắc. 12
  18. Các yêu cầu đối với xúc xắc: Đủ các nguyên tố nhóm A, mỗi nguyên tố được trình bày trên 1 tờ A4 , có 6 mặt của xúc xắc thể hiện văn bản, hình ảnh màu sắc đẹp rõ. Thông tin trên các mặt gồm: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, ô, nhóm, chu kì, bán kính nguyên tử, độ âm điện, công thức oxide và hydroxide, hình ảnh ứng dụng của nguyên tố. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng và lựa chọn thông tin cần trình bày và đưa ra ý kiến bảo vệ cho lựa chọn của mình. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo thiết kế của nhóm trong 2-3 phút. Các nhóm khác góp ý, GV nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét chung về hoạt động của lớp đồng thời nhấn mạnh các tiêu chí của sản phẩm, lưu ý học sinh chọn vật liệu phù hợp và dễ thao tác. Hoạt động 2. Thực hiện làm xúc xắc nguyên tố ( HS thực hiện ở nhà hoặc ở trường ngoài giờ học) a) Mục tiêu: HS sử dụng giấy/ bìa và bút màu để thực hiện để hoàn thành xúc xắc. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm và thực hiện các nhiệm vụ: Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Mỗi nhóm bốc thăm để nhận nhiệm vụ sẽ làm những nguyên tố nhóm nào. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo sự phân công, trang trí các mặt của xúc xắc và đánh giá sự phù hợp, chỉnh sửa chỗ chưa phù hợp. Sản phẩm: Xúc xắc nguyên tố, đề xuất điểu chỉnh . Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu HS báo cáo các tiến độ thực hiện của nhóm mình . GV đưa ra các gợi ý bổ sung thông tin,màu sắc cho hợp lí, đa dạng. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về tinh thần, thái độ hợp tác của các nhóm trong thời gian làm việc. Đồng thời các nhóm chuẩn bị báo cáo. Hoạt động 3. Báo cáo sản phẩm ( 20 phút) a) Mục tiêu: HS báo cáo sản phẩm xúc xắc đã làm của nhóm. b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các nhóm nhắc lại tiêu chí của sản phẩm, nhấn mạnh đến sự phù hợp của xúc cắc với tiêu chí ban đầu đặt 13
  19. ra. GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm trong thời gian 3 phút; tự nhận xét được sản phẩm của nhóm đã phù hợp với tiêu chí nào, chưa phù hợp ở điểm nào; các khó khăn và cách thức cải tiến trong quá trình thực hiện sản phẩm. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS báo cáo sản phẩm xúc xắc của nhóm mình, quan sát và nhận xét sản phẩm của các nhóm khác, đối chiếu với các tiêu chí ban đầu, phát hiện ra các chỗ chưa phù hợp, đặt ra các thắc mắc nếu có. Bước 3: Báo cáo thảo luận: HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và so sánh sản phẩm giữa các nhóm với nhau. Đề xuất cải tiến và bổ sung màu sắc. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dùng các xúc xắc, chỉ ra các các điểm thắc mắc của HS, giải thích gắn với kiến thức bài 6, đồng thời hướng các em đặt vấn đề sẽ học ở bài 7 xu hướng biến đổi một số tính chất trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2.2.4. Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm Tiết 17. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, thông tin trong ô nguyên tố, tính chất của nguyên tố, xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm để hoàn thành domino bảng tuần hoàn. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu trò chơi domino và cách vận dụng trò chơi để ôn tập kiến thức bảng tuần hoàn đã học. Mỗi khái niệm hoặc thông tin được chia 2 phần và nằm ở 2 thẻ domino khác nhau. HS phải quan sát, ghép 2 phần ở 2 thẻ đó nối tiếp nhau sao cho tạo ra khái niệm hoặc thông tin chính xác. GV yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời một số câu hỏi định hướng về số hiệu nguyên tử, chu kì, ô nguyên tố, nhóm nguyên tố, tính chất của các nguyên tố, hợp chất oxide và hydroxide của các nguyên tố. Các câu hỏi sử dụng trong trò chơi domino: 1/ Số thứ tự ô nguyên tố bằng… 2/ Số thứ tự của chu kì … 3/ Số thứ tự của nhóm A 4/ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân bánh kính nguyên tử … 5/ Người được coi là tác giả của bảng tuân tuần hoàn 5/ Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R thuộc nhóm VA….. 7/Công thức hydroxide cao nhất tương ứng của P….. 14
  20. 8/ Số lớp electron trong nguyên tử K là …. 9/X thuộc nhóm VIA, chu kì 3 tròn bảng tuần hoàn. X là …. 10/ Trong một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide… 11/ X thuộc nhóm IA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn, hydroxide của X là… 12/ Hóa trị của Al trong oxide cao nhất là … Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: GV phát bộ thẻ bài cho 6 nhóm. HS hoạt động nhóm vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành domino của nhóm mình trong thời gian 8 phút. GV quan sát tiến độ và thái độ hợp tác của thành viên các nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả của nhóm trong 3-4 phút. Các nhóm khác góp ý, bổ sung cho nhóm nếu làm sai hoặc phần cuối chưa hoàn thành kịp. GV nhận xét, bổ sung cho các nhóm chưa hoàn thành xong domino. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dùng các sản phẩm của các nhóm giải thích gắn với kiến thức bài 6, bài 7 xu hướng biến đổi một số tính chất trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2.2.5. Bài 10. Liên kết ion. Tiết 26. B. Hình thành kiến thức mới. II. Tinh thể ion Hoạt động 1. Tìm hiểu về cấu tạo tinh thể NaCl. Giải thích được vì sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường( dạng tinh thể ion) ( 15 phút ) a) Mục tiêu: HS tìm hiểu khái niệm tinh thể ion, lắp ráp mô hình tinh thể NaCl b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình ảnh cấu trúc tinh thể NaCl, lắp ráp mô hình tinh thể NaCl từ các quả cầu minh họa và đặt câu hỏi: - Tinh thể ion là gì? Em hãy kể tên 1 số tinh thể mà em biết. - Chiếu hình ảnh 5 tinh thể: kim cương, than chì, kim loại, muối ăn, nước đá. Cho biết tinh thể nào là tinh thể ion? Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ: HS lắp ráp mô hình tinh thể muối ăn từ các quả cầu, đọc sách giáo khoa, thảo luận theo cặp. Bước 3: Báo cáo thảo luận: Đại diện HS trả lời, các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức : 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2