intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:63

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài giúp học sinh phát huy tối đa năng lực hợp tác, nâng cao chất lượng học tập, tạo tiền đề cho làm việc nhóm ở bậc đại học, sau đại học, cho cuộc sống sau này. Đề tài thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn Toán 10

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 ­ ­ ­ ­ ­  ­ ­ ­ ­ ­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM GÓP  PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC  SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN 10 LĨNH VỰC: TOÁN Giáo viên : Nguyễn Thị Liên Số điện thoại  : 0962.628.206 Giáo viên : Hoàng Văn Sinh Số điện thoại : 0915.359.919 Tổ chuyên môn : Toán ­ Tin Năm học: 2020 ­ 2021
  2. MỤC LỤC
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Bốn trụ  cột của giáo dục thế  kỷ  XXI do UNESCO xác định là: “Học để  biết, học để  làm, học để  khẳng định mình và học để  cùng chung sống”. Mục   tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà   còn phải hình thành cho người học những kỹ  năng để  họ  có thể  sống và làm   việc   trong   xã   hội.Để   thực   hiện   được   điều   đó   giáo   viên   cần   phải   chuyển  từphương pháp dạy học “truyền thụ  một chiều” sang dạy cách học, cách vận   dụngkiến thức, rèn luyện kỹ năng hình thành năng lực học sinh.  Trong hoạt động học tập cũng như  trong các hoạt động xã hội khác đòi  hỏihọc sinh phải có sự phối hợp, hợp tác giữa học sinh – học sinh, giữa học sinh   – giáoviên nhằm thực hiện có hiệu quả  các hoạt động và cùng hướng đến một  mục đíchchung. Khi học theo nhóm các em được trao đổi ý kiến cho nhau, được   hỗ trợgiúp đỡ, động viên nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực, phẩm  chất và hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Dạy học nhóm là một hình  thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm giúp học sinh hứng thú, tích cực trong  các hoạt động, kích thích sự  sáng tạo và lĩnh hội các kiến thức trở nên dễ dàng   hơn. Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của  con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy phát triển năng lực hợp tác trong  trường học đã trở  thành một xu thế  giáo dục trên thế  giới. Dạy học hợp tác   trong nhóm nhỏchính là sự phản ánh thực tế của xu thế đó Từ  những lí do trên chúng tôi chọn đề  tài:  “Một số  giải pháp rèn luyện kỹ   năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho   học sinh thông qua dạy học môn Toán 10” .
  4. 2.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5. 3.Tính mới của đề tài: Đây là đề tài tương đối mới, đảm bảo tính khoa học và ứng dụng cao.  Đề tài giúp học sinh phát huy tối đa năng lực hợp tác, nâng cao chất lượng  học tập, tạo tiền đề  cho làm việc nhóm  ở  bậc đại học, sau đại học, cho cuộc   sống sau này. Đề tài thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng   lực.
  5. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 1.1. Bản chất Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số  tên khác như “Phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “Phương pháp dạy học hợp   tác”. Đây là phương pháp dạy học mà “Học sinh được phân chia thành từng  nhóm nhỏ  riêng biệt, chịu trách nhiệm về  một mục tiêu duy nhất, được thực   hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. các hoạt động cá nhân riêng  biệt được tổ  chức lại liên kết hữu cơ  với nhau nhằm thực hiện một mục  tiêu   chung”. 1.2. Quy trình thực hiện Khi sử dụng phương pháp dạy học này, lớp được chia thành những nhóm   từ  4 đến 6 người. Tùy mục đích yêu cầu của vấn đề  học tập, các nhóm được  chia ngẫu nhiên hoặc có chủ  định, được duy trì ổn định trong các tiết học hoặc   thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng  nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Cấu tạo của một hoạt động nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc   một tiết, một buổi…) Bước 1: Làm việc chung cả lớp Giáo viên giới thiệu chủ  đề  thảo luận hoặc nêu vấn đề, xác định nhiệm   vụ nhận thức. Tổ  chức các nhóm, giao nhiệm vụ  cho các nhóm, quy định thời gian và   phân công vị trí làm việc cho các nhóm. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần) Bước 2: Làm việc theo nhóm Phân công trong nhóm, từng các nhân làm việc độc lập. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả  thảo luận của nhóm. Các nhóm  khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. Giáo viên tổng   kết và nhận xét, đặt vấn đề cho vấn đề tiếp theo hoặc bài tiếp theo. 1.3. Ưu điểm ­ Học sinh học cách cộng tác trên nhiều phương diện.
  6. ­ Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của các  bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau   và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. ­ Nhờ  không khí thảo luận cởi mở  nên học sinh, đặc biệt là những em   nhút nhát trở nên bảo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kến của mình,   biết lắng nghe chất vấn ý kiến của bạn; từ  đó giúp học sinh dễ  hòa nhập vào   cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. ­ Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kỹ  năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của học sinh được phát triển. 1.4. Hạn chế ­ Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một số lý do nào đó không tham gia   vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu giáo viên không phân công hợp lí có thể  dẫn đến tình trạng chỉ  có một vài học sinh khá tham gia còn lại các học sinh   khác không hoạt động. ­ Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thẫn gay gắt với nhau. ­ Thời gian có thể bị kéo dài. ­ Với những lớp có sĩ số đông hoặc  chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì  khó tổ  chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận dễ dẫn tới lớp  ồn ào  ảnh hưởng  đến lớp khác. 1.5. Các cách thành lập nhóm Có rất nhiều cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên  áp dụng một tiêu chí duy nhất cho cả  năm học. Một số  tiêu chí để  thành lập   nhóm: 1. Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm. 2. Các nhóm ngẫu nhiên. 3. Nhóm ghép hình. 4. Các nhóm với những đặc điểm chung. 5. Các nhóm cố định trong một thời gian dài. 6. Nhóm có học sinh khá, giỏi hỗ trở học sinh yếu kém. 7. Phân chia theo năng lực học tập khác nhau. 8. Phân chia theo các dạng học tập. 9. Nhóm với các bài tập khác nhau. 10. Phân chia học sinh nam và nữ.
  7. 2. Năng lực hợp tác  Năng lực hợp tác có thể coi là những kĩ năng, kĩ xảo về khả năng tương  tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong việc tổ chức, quản lí và  thực hiện các hoạt động nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm  giải quyết nhiệm vụ  chung một cách hiệu quả. Năng lực hợp tác được cấu   thành bởi tri thức, kĩ năng và thái độ, giá trị hợp tác trong quá trình hoạt động. Định hướng chương trình giáo dục phổ thông đã xác định năng lực hợp tác   là một trong những năng lực cốt lõi mà học sinh cần phải có, thể  hiện qua khả  năng làm việc hiệu quả  của cá nhân trong mối quan hệ  với tập thể, trong mối   quan hệ tương trợ lẫn nhau để cùng đạt tới mục tiêu chung. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là việc làm cần thiết góp phần   phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Các thành tố của năng lực hợp tác gồm: Xác định được mục đích và phương thức hợp tác. Xác định được các hoạt động của bản thân. Biết được khả năng của những người mình cùng hợp tác. Thuyết phục người khác cùng hoàn thành công việc. Đánh giá được hoạt động của cả nhóm và của bản thân. Rút ra bài học kinh nghệm sau khi hoạt động nhóm. Cụ thể “Chuẩn đầu ra” về năng lực hợp tác của học sinh trung học   phổ thông. Bảng 1 Thành tố Tiêu chí chất lượng hành vi Xác định được mục đích và lựa chọn  Xác định mục đích hợp tác phương thức hợp tác. Xác định được phương thức hợp tác Xác   định   được   trách   nhiệm   và   các  Xác   định   được   trách   nhiệm   của   bản  hoạt động mà bản thân có thể  đảm  thân nhiệm. Xác định được khả  năng đóng góp của  bản thân Xác định được nhu cầu và khả  năng  Xác định được khả năng của các thành  của những người cùng hợp tác. viên trong nhóm Phân   công   nhiệm   vụ   của   các   thành  viên phù hợp Tổ   chức   thuyết   phục   người   khác  Thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân cùng hoàn thành công việc. Theo dõi, đưa ra nhận xét và giúp đỡ  các thành viên khác trong nhóm Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả Báo   cáo   kết   quả   thực   hiện   của   cá  nhân, tự  rút kinh nghiệm trong hợp tác 
  8. của   bản   thân   và   đóng   góp   rút   kinh  nghệm cho nhóm. Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học căn cứ  trên các thành tố  năng lực và chỉ  số  tiêu chí chất lượng hành vi, xây dựng khung tiêu chí và mã   hóa dưới dạng điểm để  giáo viên đánh giá học sinh và học sinh đánh giá học   sinh  (xem bảng 2). Bảng 2 Thành tố  Tiêu chí Điểm  NL tối đa Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ 1 Không   xung   phong   nhưng   vui   vẻ   nhận   nhiệm   vụ  0.75 1. Nhận  được giao nhiệm vụ Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao 0.5 Từ chối nhận nhiệm vụ 0 Hăng hái bày tỏ  ý kiến, tham gia xây dựng kế  hoạch  1 hoạt động của nhóm. Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng  0.75 đôi lúc chưa chủ động Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạt hoạt động nhóm 0.5 2. Tham gia  Không tham gia ý kiến xây dựng hoạt động nhóm 0 xây dựng kế  hoạch hoạt  Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan   1 động của  điểm của mọi người trong nhóm nhóm Đôi lúc chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các  0.75 thành viên khác trong nhóm Chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành  0.5 viên khác trong nhóm Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành  0 viên khác trong nhóm. 3. Thực hiện  Cố   gắng hoàn  thành nhiệm  vụ  của  bản thân  đồng  2 nhiệm vụ và  thời chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hỗ trợ giúp  Cố  gắng hoàn thành nhiệm vụ  của bản thân nhưng  1 đỡ các thành  chưa chủ động hỗ trợ các thành viên khác viên khác Cố  gắng hoàn thành nhiệm vụ  của bản thân nhưng  0.5 chưa hỗ trợ các thành viên khác 
  9. Không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và  0 không hỗ trợ thành viên khác Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm 2 4. Tôn trọng  Đôi khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả nhóm 1 quyết định  Nhiều khi chưa tôn trọng quyết định chung của cả  0.5 chung nhóm Không tôn trọng quyết định chung của cả nhóm 0 Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo đúng  2 thời gian 5. Kết quả  Có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo thời gian 1 làm việc Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra nhưng  0.5 chưa đảm bảo đúng thời gian Sản phẩm không đạt yêu cầu 0 Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung 1 6. Trách  Chịu trách nhiệm về  sản phẩm chung khi được yêu  0.75 nhiệm với  cầu kết quả làm  việc chung Chưa sẵn sằng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung 0.5 Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung 0 Tổng điểm (Q) ­ Nếu  và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 70% tổng điểm của từng  tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Tốt. ­ Nếu  và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của từng  tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Khá. ­ Nếu  và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của từng  tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Bình thường. ­ Nếu  thì học sinh được đánh giá không có năng lực hợp tác. 3. Kĩ năng làm việc nhóm Kĩ năng làm việc nhóm là khả  năng tương tác giữa các thành viên trong  một nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc   đẩy hiệu quả công việc. 4. Ý nghĩa của làm việc nhóm ­ Phân công công việc. ­ Quản lí và kiểm soát công việc.
  10. ­ Giải quyết vấn đề và ra quyết định. ­ Thu thập thông tin và các ý tưởng. ­ Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết. ­ Đàm phán và giải quyết xung đột. ­ Thỏa mãn nhu cầu quan hệ  xã hội và tăng cường ý thức về  bản thân  trong các mối quan hệ với những người khác. ­ Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể. ­ Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động cụ thể. 5. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc hiệu quả ­ Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. ­ Giai đoạn lập kế hoạch. ­ Giai đoạn thực hiện. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Để  đánh giá thực trạng về  nhu cầu, động cơ, hứng thú làm việc nhóm,   mức độ hiểu biết về năng lực hợp tác nhóm của học sinh, chúng tôi đã tiến hành   điều tra 53 giáo viên và 123 học sinh của 3 lớp 10A3, 10A6 và 10A8 (trường  THPT Nghi Lộc 5) thông qua phiếu điều tra và nhận được kết quả sau: Phân tích kết quả điều tra  Tầm quan trọng của hoạt động nhóm. Rất  Quan  Bình  quan  Không quan trọng trọng thường trọng GV HS GV HS GV HS GV HS 50% 45% 32,1% 35,3% 10,9% 12% 7% 7,7% Những việc thực hiện làm việc nhóm trong lớp còn ít, mức độ  thường  xuyên thấp. Đa số  các giáo viên và học sinh có hiểu biết về  khái niệm năng lực hợp   tác và nhận thức được sự  cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho học   sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 73,3% giáo viên và 72,6% học sinh đều đánh  giá ở mức “rất cần thiết” 22,7% cho là “cần thiết”. Đánh giá biểu hiện kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm như sau: Không bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm;  Rất thường xuyên: 4 điểm
  11. Mức độ biểu hiện Giáo viên Học sinh Tổng hợp Các kĩ  năng Th Điểm  Điểm  Thứ  Điểm  Thứ  ứ  TB TB bậc TB bậc bậc 1. Kĩ năng diễn đạt ý kiến của  mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết  2,97 3 2,54 8 2,74 3 phục 2. Kĩ năng nghe và tóm tắt chính  2,42 8 2,58 7 2,51 8 xác ý kiến của người khác. 3. Kĩ năng trao đổi thống nhất ý  2,98 2 2,68 3 2,83 2 kiến hoặc chấp nhận ý kiến. 4.   Kĩ   năng   nghe   và  nhận   xét  ý  3,22 1 2,71 1 2,96 1 kiến của người khác. 5. Kĩ năng bày tỏ sự ủng hộ. 2,77 5 2,66 4 2,7 5 6. Kĩ năng yêu cầu sự  giúp đỡ  2,44 7 2,59 6 2,52 7 hay giải thích khi cần thiết. 7.  Kĩ   năng   khuyến   khích,   động  viên   sự   tham   gia   của   người  2,8 4 2,69 2 2,73 4 khác. 8. Kĩ năng kiềm chế bực tức. 2,54 6 2,64 5 2,58 6 9. Kĩ năng xử lí bất đồng hợp lí,  2,35 9 2,43 9 2.39 9 tế nhị. 10. Kĩ năng phản đối một cách  1,96 10 2,27 10 2,12 10 nhẹ nhàng, không chỉ trích. Bảng 1: Đánh giá về biểu hiện kĩ năng hợp tác của học sinh Bảng này cho thấy, không có sự chênh lệch nhiều về điểm trung bình khi   đánh giá biểu hiện kĩ năng hợp tác. Điều đó chứng tỏ  các kĩ năng này có được  biểu hiện trong quá trình hoạt động nhưng chỉ ở mức “trung bình” hoặc “thấp”. Trong đó “Kĩ năng nghe và nhận xét ý kiến của người khác” xếp vị trí thứ  nhất, tiếp đến là “Kĩ năng trao đổi thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái   ngược xếp thứ 2, “Kĩ năng diễn đạt ý kiến của mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết   phục” đứng thứ  3. “Kĩ năng động viên khuyến khích sự  tham gia của người   khác” đứng thứ 4.
  12. Như vậy biểu hiện chỉ dừng  ở  mức “thỉnh thoảng” nên năng lực hợp tác  của học sinh đang ở “mức thấp” do đó cần có những biện pháp nhằm phát triển   năng lực này cho học sinh. Chúng tôi tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn để  tìm nguyên   nhân của thực trạng. * Thuận lợi Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Việc xử  lí tình huống   trên lớp tốt đẹp, đơn giản tạo được môi trường học tập để  học sinh tương tác   phát huy tính năng động. Học sinh rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động, luôn vâng  lời thầy cô, từ  đó nếu tổ  chức ra một hoạt động thì các em rất nhiệt tình tham   gia đạt hiệu quả cao. * Khó khăn Phụ huynh học sinhđa phần làm nghề nông và công nhân nên việc ý thức   về dạy kĩ năng cho học sinh còn hạn chế, khó phối hợp với phụ huynh.Một số  học sinh “luôn có tư tưởng chỉ biết riêng mình, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên,   không quan tâm lợi ích tập thể”, nên học sinh chỉ biết mình phải quyết tâm thực   hiện một nhiệm vụ nào đó để hưởng được phần thưởng cho riêng mình mà thôi.  Để thay đổi tư tưởng đó không phải một sớm một chiều. Phương pháp này còn bị  hạn chế  bởi không gian chật hẹp của lớp học,   bởi thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian   chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã  quen với hoạt động này thì mới có kết quả  tốt.Do vậy giáo viên ngại đổi mới,   ngại dạy theo nhóm, có giáo viên chỉ  tổ  chức hoạt động nhóm mang tính hình   thức, chưa phù hợp với nội dung bài dạy dẫn đến kết quả chưa cao.Trong hoạt   động nhóm, một vài học sinh có thể  lãng phí thời gian vào việc thảo luận vấn   đề không liên quan hoặc có thể xảy ra trường hợp học sinh phụ trách nhóm theo  kiểu độc đoán. Thường khó để  đánh giá học sinh một cách công bằng và một vài em có   thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và   sự bình xét của các bạn. III. GIẢI PHÁP Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng cá nhân trong làm việc nhóm 1.1. Lắng nghe 1.1.1. Mục đích ­ Giúp học sinh nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả  năng tương tác qua lại trong nhóm.
  13. ­ Phản ánh sự tôn trọng (xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. ­ Tạo ra sự liên kết cảm xúc giữa người nói và người nghe. ­ Hạn chế và cũng là giải quyết xung đột hiệu quả, tạo dựng những mối   quan hệ tốt đẹp. 1.1.2. Cách thực hiện: Rèn luyện cho học sinh một số nguyên tắc ­ Tập trung vào cuộc giao tiếp:  + Không làm việc riêng trong quá trình họp nhóm hay làm việc nhóm. + Tuyệt đối không được ngắt lời:  Khi các nhóm hoặc các thành viên khác trình bày, nếu học sinh có ý kiến   thì chỉ khi trình bày xong mới được phát biểu. ­ Thấu hiểu khi lắng nghe: Yêu cầu một thành viên bất kì trong các nhóm nhắc lại một phần nội  dung của người báo cáo. Giáo viên đặt câu hỏi nằm trong nội dung báo cáo, yêu cầu một thành viên  bất kì trả lời. Ví dụ 1. Sau khi một nhóm báo cáo về định lí về dấu của tam thức bậc hai:  Các nhóm còn lại nêu câu hỏi cho nhóm báo cáo.  Giáo viên đặt câu hỏi cho một học sinh bất kì:  * Dấu của tam thức bậc hai phụ thuộc vào dấu các yếu tố nào? * Dấu của tam thức bậc hai trong  hai trường hợp “” và “” có gì giống và   khác nhau.  Cho điểm về nội dung và thuyết trình của người báo cáo. Trong ví dụ này, chỉ có thể trả lời các câu hỏi trên khi lắng nghe thật sự,   khi thấu hiểu được nội dung. ­ Không phán xét và áp đặt đối phương. Khi học sinh nêu các ý kiến phản đối, không đồng tình với người khác giáo  viên là người điều hòa, phân tích cho học sinh hiểu mục đích chung từ  đó giúp   học sinh hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác. ­ Biết đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi chính là cách để  cho đối phương hoặc các   bạn khác trong nhóm biết rằng chúng ta đang theo dõi cuộc họp, đang lắng nghe   và quan tâm đến những gì họ nói, kích thích nhu cầu chia sẻ của họ. Ví dụ  2. Sau khi mỗi nhóm trình bày hoạt động nhóm giáo viên yêu cầu  các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho người đại diện báo cáo. Các câu hỏi gợi ý:
  14. 1. Câu hỏi liên quan đến nội dung: Theo bạn khi nào thì phương trình  có   hai nghiệm? 2. Ai là người nghĩ ra cách trình bày bảng kết quả như thế này? 3. Bạn nói thật truyền cảm. Hãy cho mình xin một chút bí quyết? ­ Ngôn ngữ hình thể: Thể hiện mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể thông qua các biểu  cảm: Ngạc nhiên, gật đầu, tròn mắt phân vân,… Đối mặt: Nhìn người nói Cử  chỉ,  tư  thế:   Ngồi   ngay  ngắn,  lưng thẳng,  đầu  hơi  hướng  về  phía  người nói…. Trong quá trình dạy giáo viên luôn nhắc nhở học sinh để rèn luyện thái độ  này. ­ Đưa ra ý kiến các nhân Đưa ra những nhận xét và góp ý thì đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và  mở lòng chia sẻ nhiều hơn. Ví dụ 3.Sau khi nhóm trình bày nội dung báo cáo Giáo viên yêu cầu các nhóm nêu nhận xét và đưa ra góp ý để  phần trình   bày được hoàn thiện Giáo viên hướng dẫn: Đối với hình thức: Trình bày khoa học chưa? Màu sắc hợp lí không? Chữ viết đủ to chưa? Các đường kẻ có thẳng không? Giấy có phẳng không Chữ viết đúng, đẹp chưa? Đối với nội dung: Đầy đủ chưa? Đúng kiến thức không? Nên đưa thêm nội dung nào? Nên bớt nội dung nào? Đối với trình bày: Nói đủ nghe chưa?
  15. Rõ ràng không? Diễn cảm không? Phong thái thế nào? Nếu nhóm đưa ra được nhận xét đúng và có ý kiến hay sẽ được cộng điểm  vào kết quả cuối cùng. 1.2. Chất vấn 1.2.1. Mục đích Tác động và phản ánh kĩ năng đối thoại, tranh luận giữa các thành viên  trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. 1.2.2. Cách thực hiện. ­ Nguyên tắc chất vấn: chất vấn trên tinh thần tôn trọng đối tác, giàu thiện   chí. ­ Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lí lẽ  tán đồng   hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi tư duy cao và tinh thần xây dựng cho  nhóm. ­ Lời lẽ  chất vấn cần mềm mỏng, lịch sử, không xoáy vào những điểm  yếu, lên tiếng phê phán hay chê bai dễ  dẫn đến tranh luận vô ích, không chất  vấn bằng thái độ gay gắt. Ví dụ. Sau khi nhóm trình bày kết quả của giải bài toán  1. Tìm m để phương trìnhmx2 – 2x + 5 =0  có nghiệm. Nhóm 1: Phương trình có nghiệm khi  Nhóm còn lại chất vấn: + Nếu  thì như thế nào? + Mình thấy  phương trình vẫn có nghiệm. + Phương trình đã cho có phải là phương trình bậc 2không? 2. Giải phương trình:  Nhóm 1:  Điều kiện:  Phương trình  Vậy phương trình có 2 nghiệm  Các nhóm chất vấn:  +  Khi   nào  bình   phương   2  vế   của   phương  trình  ta   được   phương   trình  tương đương? + có phải là nghiệm là nghiệm của phương trình đãcho không?
  16. Việc giáo viên yêu cầu các nhóm khác chất vấn nhóm trình bày giúp học   sinh trao đổi, thành thạo kĩ năng hợp tác cùng nhau giải quyết hoàn thiện một  vấn đề. 1.3. Thuyết phục 1.3.1. Mục đích Là kĩ năng mềm quan trọng và rất cần thiết cho mỗi con người. Nếu   chúng ta muốn bày tỏ quan điểm của mình mà các bạn trong nhóm còn lưỡng lự,   đắn đo và chưa đồng ý ngay, đòi hỏi chúng ta phải dùng khả  năng thuyết phục  để cho họ thay đổi suy nghĩ. Nó quyết định thành công trong trường hợp chúng ta có trình độ, năng lực   chuyên môn  nhưng không có khả năng thuyết phục người khác luôn rụt rè và e  sợ  khi đứng trước nhóm, bảo vệ  quyền lợi cho nhóm, bảo vệ  thành quả  cho  nhóm. 1.3.2. Cách thực hiện ­ Sau khi các nhóm thảo luận hoặc hoạt động, giáo viên yêu cầu lên trình  bày kết quả  trên bảng, trước cả  lớp, các thành viên khác phải trao đổi suy xét  những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ  cần biết tự  bảo vệ  và thuyết phục  người khác đồng tình với ý kiến của mình. Sức thuyết phục không chỉ   ở  ngôn  ngữ, cử chỉ, hành vi mà còn có cả ở sự chân thành, thân thiện. ­ Để có một phần trình bày thuyết phục học sinh cần tự tin. Để  rèn luyện, khi kiểm tra bài cũ hay gọi học sinh lên bảng làm bài tập   giáo viên yêu cầu: ăn mặc nghiêm túc, đứng thẳng, tay nghiêm, chỉ  vào những   điều mà mình nói trình bày rõ vì sao em có kết quả đó. Nhiều lần như  vậy các  em quen với việc nói trước đông người. ­ Yêu cầu các nhóm trước khi lên trình bày chung, cần luyện nói trước  nhóm vài lần để nhóm góp ý. ­ Luyện nói to, rõ ràng, không lặp, không nhanh quá, có chủ  ngữ, vị  ngữ,  thưa gửi đầy đủ, thể hiện sự cầu thị khiêm tốn. ­ Cho điểm phần trình bày của các nhóm. 1.4.Tôn trọng 1.4.1. Mục đích Tôn trọng người khác là một đức tính, phẩm chất đẹp. Trước tiên, khi  dành sự  tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ  nhận được sự  tôn trọng  tương  ứng. Không chỉ  vậy, trong học tập, công việc, cuộc sống, còn dễ  được  giúp đỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn. 1.4.2. Cách thực hiện Luôn đúng giờ trong họp nhóm, trong hoạt động nhóm.
  17. Lắng nghe người khác nói: khi một nhóm đang trình bày, các nhóm còn lại   phải chú ý lắng nghe, nếu làm ồn sẽ bị trừ một điểm. Khi muốn hỏi phải đợi người trình bày phát biểu xong, không chen ngang  ngắt lời. Luôn dành lời khen, tìm ra ít nhất một vài  ưu điểm trong phần trình bày  trước khi đưa ra những lời góp ý.  Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác,   đó là một hình thức khích lệ  tinh thần, hỗ  trợ  cho lòng nhiệt tâm đối với công   việc. Cho 2 điểm trong đánh giá năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm. 1.5. Trợ giúp 1.5.1. Mục đích Sự  trợ  giúp làm tăng cường khả  năng của các cá nhân, tạo mối liên kết   giữa các thành viên trong nhóm. 1.5.2. Cách thực hiện Trong đánh giá làm việc nhóm, nếu cá nhân nào hỗ trợ, giúp đỡ các thành   viên khác sẽ đạt mức cao nhất 2 điểm.  Trước khi kết thúc hoạt động của nhóm giáo viên cho các nhóm sửa cho  phần trình bày của nhóm mình sao cho hoàn thiện (khi người lên trình bày có thể  sai sót). 1.6. Chia sẻ 1.6.1. Mục đích Các thành viên đưa ra ý kiến và trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình  cho nhau. Chia sẻ  khiến mỗi thành viên trong nhóm có cơ  hội tự  hoàn thiện  mình. Chia sẻ là yếu tố để dẫn đến sự gắn kết mọi người với nhau. Người nào  chia sẻ  được nhiều kinh nghiệm của mình hoặc đưa ra ý kiến sáng suốt cho   nhóm sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. 1.6.2. Cách thực hiện  Các thành viên chia sẻ tốt sẽ được đánh giá điểm cao trong nhóm. Mỗi ý kiến và nhận xét đánh giá của cá nhân đối với các nhóm còn lại,  nếu đúng và hay sẽ  được cộng điểm cho nhóm của các nhân đó (trong phần  “Nhận xét”) 1.7. Phối hợp 1.7.1. Mục đích  Đây là kĩ năng rất quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Thiếu khả  năng phối hợp, nhóm sẽ  rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ  không thể  thực  hiện. Tưởng tượng như hình ảnh chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất   cả  phải cùng chèo để  đưa con thuyền về  đến đích. Tựa như  những viên gạch,   sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền. 1.7.2. Cách thực hiện Thực hiện một số nguyên tắc trong phối hợp
  18. + Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất + Nguyên tắc chia sẻ thông tin + Nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa + Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan Phối hợp thể  hiện trong phân chia nhiệm vụ  trong nhóm. Trong cơ  cấu   nhóm:   nhóm   trưởng,   thư   kí,   thành   viên.   Trong  một  hoạt   động   cụ   thể:   thiết   kế,mua dụng cụ, thuyết trình… Mỗi người có trách nhiệm hoàn thành công việc của mình thật tốt, có thể  học hỏi, nhờ  sự  giúp đỡ, chia sẻ  để  tất cả  cùng nhau hoàn thành công việc  chung. Nếu thành viên nào không hoàn thành nhiệm vụ  thì các thành viên khác  cùng hỗ trợ.  Khi đánh giá thì khách quan, đúng thực chất năng lực làm việc của thành  viên đó. Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm 2.1.  Thành lập nhóm 2.1.1. Mục đích  Giúp ổn định tổ chức, thuận lợi cho việc hoạt động tạo ra các kết quả. 2.1.2. Cách thực hiện Thực hiện theo các bước ­ Tập hợp các thành viên. ­ Xác định mục tiêu. ­ Xây dựng quy chế nhóm. ­ Phân công công việc. ­ Xây dựng tiêu chí đánh giá.   Trình độ  mỗi nhóm đồng đều nhau, có học sinh tích cực, học sinh khá  giỏi, học sinh yếu để hỗ trợ cho nhau. Lớp được chia làm 4 nhóm. 2.2. Xây dựng mục tiêu chung của nhóm. 2.2.1. Mục đích ­ Giúp các thành viên của nhóm thấy cái đích cần phải đến, những điểm  mốc cần phải đạt và định hướng cho nhóm khỏi bị lệch mục tiêu. ­ Giúp nhóm  tập trung nguồn lực nhằm  đạt  được mục tiêu, tránh sao   nhãng, bỏ bê, lãng phí nguồn lực. 2.2.2. Cách thực hiện  ­ Yêu cầu học sinh đặt mục tiêu cho bản thân mình, yêu cầu các nhóm đặt   mục tiêu ngay từ đầu năm học cụ thể, chi tiết. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi 
  19. kì tổng kết đánh giá xem đã hoàn thành mục tiêu chưa, mục tiêu đưa ra có phù   hợp không để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm cho lần sau. Một số hướng dẫn của giáo viên. Cách đặt mục tiêu: thỏa mãn 5 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu phải cụ thể Ví dụ: + Các thành viên hoàn thành nhiệm vụ 100%. + Các thành viên đều đạt điểm tổng kết môn toán từ 7 điểm trở lên + Các thành viên trong nhóm luôn đoàn kết, không xảy ra xung đột + Các thành viên luôn đúng giờ + Nhóm đạt điểm trung bình 9 điểm Tiêu chuẩn 2: Mục tiêu phải đo lường hoặc ước lượng được. Giống như ở trên cần có mức điểm cụ thể để tìm cách hoạt động cho đạt. Ví dụ: Muốn đạt điểm trung bình của nhóm là 9 điểm thì các thành viên   trong nhóm phải đạt từ  8 điểm trở  lên, luôn năng động, phối hợp tốt, có kiến  thức vững chắc. Muốn nhóm dành giải nhất trong các nhóm thì tất cả  các hoạt động phải  làm nhanh nhất, đúng nhất, nhận xét các nhóm tốt nhất. Tiêu chuẩn 3:  Mục tiêu phải đòi hỏi nhiều hơn khả  năng hiện tại của   nhóm.  Ví dụ: Nhóm 1 gồm các bạn học  ở mức trung bình khá. Có 3 thành viên học lực từ  7 điểm đến 7,5 điểm. Có 6 thành viên học lực từ 5 điểm đến 6 điểm. Có 2 thành viên học dưới 5 điểm. Nên nhóm đặt mục tiêu: trong học kì 1, đạt điểm nhóm là 8 điểm. Nhóm 2 có 12 bạn, trong đó chỉ có 2 bạn trình bày lời giải và thuyết trình  tốt, đặt mục tiêu sau học kì 1 có 5 bạn thuyết trình tốt. Tiêu chuẩn 4: Mục tiêu phải có tính khả thi Mục tiêu phải có cơ sở thực tế và khả năng hoàn thành, nếu không sẽ trở  thành gánh nặng và làm cho các thành viên trong nhóm mệt mỏi. Tiêu chuẩn 5: Mục tiêu phải có thời gian hoàn thành Kế hoạch chỉ ra nên làm gì và thời gian hoàn thành công việc
  20. Ví dụ:  Giáo viên yêu cầu nhóm trình bày sản phẩm về  nghiên cứu dấu  của tam thức bậc hai vào ngày 3/3 thì các thành viên phải hoàn thiện phần việc   của mình trước 1/3 để 2/3 cả nhóm thống nhất. Cần đề ra thời gian sớm hơn một vài ngày so với thời gian giáo viên quy  định để hoàn thiện tốt hơn công việc và đạt sự chuẩn bị tốt nhất. Có thể đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu M – Measurable: Đo lường được A – Attainable: Có thể đạt được R – Relevant: Thực tế T – Time­bound: Thời gian hoàn thành Đầu năm học, giáo viên yêu cầu học sinh xác định mục tiêu bản thân, mục   tiêu của nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm có một câu châm ngôn, câu khẩu hiện, hoặc   bài hát,bài thơ  thể  hiện phong cách làm việc, mục đích chung đểkhích lệ  tinh   thần nhóm mình. Ví dụ 1: Slogan Chúng tôi là số  2, không ai là số  1; đoàn kết never chết; nơi không còn  khoảng cách; vượt gian nan,đập tan thách thức; chúng mình là một gia đình; kết  sức mạnh, nối thành công; đoàn kết ta chấp hết; Tăng tốc ­ Bứt phá – Làm chủ  tương lai Ví dụ  2: Nhóm 3 có bạn Hòa bị  tàn tật (xương thủy tinh), học giỏi, rất   ngoan và ý chí tốt, nhưng sau 2 lần bị tai nạn gãy chân thì bạn không thể đi học   được nữa. Nhóm thường hát bài “Nhung, Hương Đây là lời hứa chúng tôi dành cho Hòa Khoa, Hà, Dương, Mạnh Nhóm 3 sẽ dành chiến thắng Trinh, Trang, Thư, Nhi Vì chúng tôi là một tập thể gắn kết thân ái” Để khích lệ tinh thần các thành viên nhóm và để lan tỏa tinh thần ý chí của  bạn Hòa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2