intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo dục học sinh giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

414
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các phương pháp giáo dục thường sử dụng để ngăn chặn hiện tượng trên như nhắc nhở, xử lý kỷ luật học sinh vi phạm… chỉ mang tính răn đe nhất thời, cá biệt, không có tác dụng lâu dài, rộng rãi trong điều chỉnh hành vi và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh. Để đổi mới phương pháp giáo dục mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Giáo dục học sinh giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo dục học sinh giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh – sạch – đẹp

  1. BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH GIỮ GÌN CẢNH QUAN NHÀ TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC HIỆP Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
  2. BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN NGỌC HIỆP 2. Ngày tháng năm sinh: 10/3/1962 3. Nam, nữ: nam 4. Địa chỉ: 2368 quốc lộ 1A, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại:0613 871115 (CQ)/0613 758678 (NR); ĐTDĐ: 0918354124 6. Fax: 0613 758223 E-mail: C3.xl.nnhiep@dongnai.edu.vn 7. Chức vụ: phó Hiệu trưởng , phụ trách cơ sở vật chất 8. Đơn vị công tác:trường THPT Xuân Lộc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: cử nhân - Năm nhận bằng: 1985 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa học, Đại học sư phạm III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và quản lý lao động học sinh. Số năm có kinh nghiệm: 05 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường trung học phổ thông Xuân Lộc là một trường trọng điểm của huyện Xuân Lộc. Trường có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh lâu năm tỏa bóng mát. Tuy nhiên, ý thức giữ gìn vệ sinh của học sinh chưa cao với các thói quen xấu như thiếu ý thức bảo vệ cây xanh và thảm cỏ, xả rác bừa bãi, thường xuyên phá hỏng các thiết bị điện và thiết bị nhà vệ sinh, viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế…Các phương pháp giáo dục thường sử dụng để ngăn chặn hiện tượng trên như nhắc nhở, xử lý kỷ luật học sinh vi phạm… chỉ mang tính răn đe nhất thời, cá biệt, không có tác dụng lâu dài, rộng rãi trong điều chỉnh hành vi và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh. Do đó, từ năm học 2011-2012, với nhiệm vụ của một phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tôi nhận thấy cần phải áp dụng biện pháp để “giáo dục học sinh giữ gìn cảnh quan nhà trường xanh- sạch đẹp” trong đó chú trọng giáo dục tính tự giác của học sinh, với mục tiêu chung là khuyến khích học sinh chủ động thực hiện các hành động tự giữ gìn cảnh quan nhà trường. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Với quan điểm giáo dục tính tự chủ của học sinh, các phương pháp chúng tôi đã áp dụng trong 2 năm học vùa qua đã hình thành trong đa số học sinh ý thức tự điều chỉnh hành vi gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan nhà trường.Từ đó, hình thành thói quen giữ gìn môi trường giáo dục xanh- sạch- đẹp. Ý thức này cần có tác dụng lan tỏa ra ngoài phạm vi nhà trường như về nhà riêng hay nơi công cộng. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trên cơ sở lý luận nêu trên, chúng tôi đã áp dụng các giải pháp giáo dục cụ thể như sau: Giải pháp 1: Tổ chức Hội thi thuyết trình Bảo vệ môi trường Nhằm hình thành ý thức và kiến thức bảo vệ môi trường trong học sinh, chúng tôi tổ chức hội thi thuyết trình Bảo vệ môi trường trong các khối lớp. Để đạt kết quả cao trong hội thi, với bản chất sôi nổi, vô tư, các em đã tích cực sưu tầm tranh ảnh, kiến thức bảo vệ môi trường, ghi hình các hành vi xấu của một số bạn thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Các ngày hội thi diễn ra thật sôi nổi, quyết liệt thi tài hùng biện, được đa số học sinh đến cổ vũ. Từ đó hình thành được trong phần lớn học sinh tác hại của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường và ngoài cộng đồng.(Mời xem thêm một số hình ảnh bài thuyết trình powerpoint vòng chung kết của học sinh lớp 10 đính kèm) Giải pháp 2: Bàn giao cơ sở vật chất phòng học cho học sinh tự bảo vệ Đầu năm học, sau khi đã tu sửa cơ sở vật chất của phòng học, Ban giám hiệu lập biên bản bàn giao phòng học cho giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng. Nếu 2 lớp cùng sử dụng chung một phòng thì lập biên bản giao cho cả 2 lớp( mẫu biên bản đính kèm). Qua việc giao trách nhiệm cụ thể như vậy, các em có ý thức tự bảo vệ và nhắc nhở nhau bảo vệ cơ sở vật chất của phòng học. Nếu có xảy ra hư hỏng, mất
  4. mát, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp thực hiện kiểm điểm phê bình học sinh thiếu ý thức và tự khắc phục hậu quả. Nếu do các nguyên nhân khách quan thì các em đến báo ngay với ban giám hiệu. Do đó, cơ sở vật chất phòng học được giữ gìn rất tốt. Giải pháp 3: Luôn tạo dựng một cảnh quan sư phạm ngăn nắp, sạch đẹp Với quan niệm, luôn tạo một không gian sư phạm ngăn nắp sẽ giáo dục được ý thức tự giữ gìn cảnh quan chung toàn trường. Chúng tôi luôn quan tâm chăm sóc, sắp xếp, tu sửa kịp thời để tạo được một môi trường luôn hoàn thiện. Trong phòng học: giáo dục học sinh ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, ngăn nắp. Tổ chức học sinh lao động tổng vệ sinh phòng học mỗi năm 3 lần ( đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học). Xếp loại thi đua hằng tuần về vệ sinh lớp… là các biện pháp thường xuyên thực hiện. Ngoài phòng học: Chăm sóc cây xanh, phủ xanh toàn diện tích trường bằng cây xanh và các thảm cỏ và luôn giữ gìn cây cỏ xanh tươi. Khuôn viên trường luôn mát mẻ, rợp bóng cây xanh. Nhà vệ sinh được sửa chữa kịp thời kể cả các hư hỏng nhỏ… ( xem hình ảnh đính kèm ) III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua 2 năm thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được các kết quả như sau: 1. Cơ sở vật chất phòng học, nhà vệ sinh…được bảo vệ tốt , tiết kiệm chi phí tu sửa: Cơ sở vật chất phòng học luôn hoàn thiện giúp ích trực tiếp cho việc dạy và học, mặt khác tiết iệm được chi phí tu sửa. Ví dụ các năm học trước các phòng học thường xuyên bị vỡ kính, nhà trường phải chi nhiều tiền thay kính cửa. Năm học này chỉ có 4 trường hợp vỡ kính cửa, trong đó chỉ có 1 nguyên nhân khách quan, còn 3 trường hợp còn lại do các em đùa nghịch gây vỡ kính, chúng tôi đã thực hiện kỷ luật để răn đe và các em ý thức được sự nguy hiểm có thể xảy ra do vở kính. Hoặc như hiện tượng viết vẽ bậy trên bàn cũng giảm hẳn, năm học trước chúng tôi phải chi 30 triệu để làm mới các mặt bàn do học sinh viết vẽ bậy quá nhiều hoặc làm rỗ mặt bàn .Cuối năm nay chỉ còn 3 bàn hư hỏng. 2. Giảm hiện tượng xả rác bừa bãi: Giáo dục được học sinh bỏ thói quen xả rác bừa bãi. Sân trường không còn hiện tượng rác bẩn trong sân, bồn cây, dưới các ghế đá. Trong phòng học giảm rác trong ngăn bàn, nền nhà. Hiện tượng nhả bả kẹo sing-gum cũng được khắc phục. 3. Cây xanh, thảm cỏ được bảo vệ tốt: Giảm hiện tượng giẫm đạp lên thảm cỏ, hoặc làm gãy cây xanh. Cây xanh, thảm cỏ trở thành nơi các em học tập và sinh hoạt tập thể. Trong nhũng ngày cuối năm học này, khi bước vào khuôn viên trường trung học phổ thông Xuân Lộc, học sinh, giáo viên và khách đến thăm trường cảm nhận được một bầu không khí trong lành. Phía trên là cây xanh rợp bóng mát,phía dưới là các thảm cỏ xanh tươi, sân trường và lớp học sạch sẽ.
  5. Nhìn các em học sinh hồn nhiên nô đùa trong sân trường, rủ nhau chụp hình lưu niệm trên các thảm cỏ hay ngồi học trên các ghế đá, chúng tôi thấy hạnh phúc vì việc làm của mình đã góp phần làm cho bộ mặt nhà trường ngày thêm tươi đẹp. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đề tài trên có thể phổ biến đến các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trọng điểm của các quận ,huyện. Đối với các trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp hơn cần tăng cường thêm các giải pháp có tính răn đe, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp học sinh vi phạm thì mới đạt được hiệu quả. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ghi tên tài liệu tham khảo và tên tác giả đã được sử dụng trích dẫn trong sáng kiến kinh nghiệm. 1. Tên tài liệu - Tác giả - Nhà xuất bản - Năm xuất bản 2. .................................................................................... NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Ngọc Hiệp MỘT SỐ TÀI LIỆU HÌNH ẢNH MINH CHỨNG ĐÍNH KÈM Đề tài Chung kết Hội thi thuyết trình bảo vệ môi trường của học sinh lớp 10A10 Vấn đề bảo vệ môi trường ở học đường
  6. Một số hình ảnh trong bài thi thuyết trình bảo vệ môi trường của học sinh Cảnh quan đẹp Sạch Sẽ
  7. Một số hình ảnh cảnh quan trường THPT Xuân Lộc vào cuối năm học 2012-2013 Cổng trường sạch đẹp Cây xanh rợp bóng mát
  8. Sân trường sạch sẽ Hành lang lớp học sạch đẹp
  9. Nhà vệ sinh sạch sẽ Sân trường xanh mát
  10. SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO CƠ SỞ VẬT CHẤT PHÒNG HỌC Hôm nay, ngày 20 tháng 8 năm 2012, tại phòng học số ….., chúng tôi gồm có: * Bên bàn giao: - Ông Nguyễn Ngọc Hiệp, phó Hiệu trưởng * Bên nhận bàn giao: - Ông(bà): …………………………………, GVCN lớp:……….. - Học sinh:………………………………… , Lớp trưởng Cùng tiến hành ký biên bản bàn giao phòng học số :………cho lớp ………sử dụng trong năm học 2012-2013. *Tình trạng phòng học: - Bàn ghế học sinh: 12 bộ, mặt bàn được sơn mới, không có vết trầy sướt và vết viết vẽ trên mặt bàn . - Bảng đen: 01bảng,…………………………………………………………………… - Quạt treo tường: 01 quạt còn hoạt động tốt. - Ảnh Bác Hồ: 01 ảnh có khung - Bảng điện: …………………………………………………………………………… - Tường trong và ngoài phòng học: không có vết viết vẽ bậy………………………… - Cửa kính: không vỡ………………………………………………………………… - Màn treo che nắng: …………………………………………………………………… Nếu xảy ra mất mát, hư hỏng….., GVCN và lớp trưởng cần báo ngay cho Tổ Bảo vệ nhà trường( Ông Hoàng, ông Phương) và chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu thiếu trách nhiệm hay cố ý xảy ra mất mát hư hỏng CSVC phòng học. Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Bên bàn giao Bên nhận bàn giao Phó Hiệu trưởng GVCN ký Lớp trưởng ký
  11. BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................................. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2