Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM<br />
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 YÊU THÍCH HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Vũ Thị Oanh<br />
Lĩnh vực: Chuyên môn<br />
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 1 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1<br />
I. Đặt vấn đề 1<br />
1. Lý do lý luận 1<br />
2.Lý do thực tiễn 1<br />
3.Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4.Phạm vi nghiên cứu 2<br />
II. Mục đích ( mục tiêu) nghiên cứu 2<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3<br />
I. Cơ sở lý luận 3<br />
II. Thực trạng vấn đề 4<br />
III.Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br />
IV.Tính mới của giải pháp 18<br />
V.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20<br />
I. Kết luận 20<br />
II. Kiến nghị 21<br />
Tài liệu tham khảo 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do lý luận<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 2 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
Tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến khu, Bác Hồ <br />
kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo Bác viết:<br />
“Dân ta phải biết sử ta<br />
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”<br />
Là một người Việt Nam, mỗi chúng ta đều tự hào mình là con Rồng cháu <br />
Tiên, tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông. Vì vậy cần phải <br />
hiểu và yêu mến lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Trong chương trình <br />
giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn <br />
trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh.<br />
Có lẽ mở đầu cho đề tài này tôi phải chia sẻ với mọi người những câu <br />
hỏi mà đã không ít lần tôi được đọc, nghe báo chí, các phương tiện thông tin <br />
đại chúng hiện nay nhắc đến đó là: Thực trạng học lịch sử của học sinh hiện <br />
nay ra sao? Thái độ của các em đối với môn lịch sử thế nào? Vì sao học sinh lại <br />
"quay lưng" với lịch sử? và Cách truyền thụ lịch sử của thầy cô trong các tiết <br />
học có đủ hấp dẫn?... Tất cả những câu hỏi này được đặt ra cũng xuất phát từ <br />
thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay. Lượng kiến thức khá nặng từ sách giáo <br />
khoa, cách truyền đạt kiến thức của giáo viên, thái độ đối với môn học này <br />
"được" rất nhiều phụ huynh học sinh coi là "môn phụ" và luôn hướng con em <br />
mình tập trung vào các môn "chính" như Toán, Tiếng Việt. Vì thế nên theo lập <br />
luận của Tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ về vấn đề này đó là "giống như đứa trẻ trong <br />
gia đình chỉ ăn thịt mà không ăn rau, tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm khiến <br />
bố mẹ lo lắng..."<br />
Chúng ta biết rằng, hiện nay đất nước đang hòa bình, song hòa bình <br />
không phải là một giá trị bền vững tuyệt đối, nó có thể bị đe dọa bất cứ lúc <br />
nào. Bọn phản động có thể xuyên tạc lịch sử thông qua rất nhiều hình thức <br />
khác nhau như internet, tờ rơi, hướng dẫn viên du lịch chui... vì vậy, rất cần <br />
thiết phải khơi dậy cho nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tự <br />
hào dân tộc và Lịch sử là môn học chiếm ưu thế nhất trong việc giáo dục lòng <br />
yêu nước cho thế hệ trẻ. <br />
2. Lý do thực tiễn<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 3 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Là một giáo viên, bản thân tôi cũng thấy được vai trò và trách nhiệm của <br />
mình đối với vấn đề này. Tất nhiên, nếu nói và làm được ngay thì có lẽ các nhà <br />
chức trách không phải đau đầu tìm giải pháp trong rất nhiều năm qua. Tuy nhiên, <br />
với tâm huyết của một nhà giáo đồng thời bản thân cũng được phân công giảng <br />
dạy lớp 4 trong khá nhiều năm đây cũng là khối lớp bắt đầu các em được làm <br />
quen với lịch sử, tôi cũng cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, linh hoạt trong phương <br />
pháp giảng dạy để đưa lịch sử trở nên gần gũi hơn với các em học sinh, kích <br />
thích cho các em có hứng thú học và để các em cảm thấy học lịch sử không còn <br />
là một môn học quá khô khan, khó nhớ với rất nhiều các mốc lịch sử, sự kiện, <br />
nhân vật... đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số. <br />
Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn <br />
đề dạy và học Lịch sử nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất <br />
định như: phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân môn Lịch sử; sử dụng <br />
phương pháp trò chơi trong dạy phân môn Lịch sử,...Ở đơn vị tôi cũng chưa có <br />
ai nghiên cứu sâu về vấn đề này. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của <br />
mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu <br />
học Nguyễn Thị Minh Khai tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học <br />
sinh lớp 4 yêu thích học lịch sử” làm đề tài nghiên cứu.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học lịch sử.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về quy mô: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi các bài học thuộc phân <br />
môn Lịch sử trong chương trình lớp 4.<br />
Về không gian: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi trường Tiểu học <br />
Nguyễn Thị Minh Khai.<br />
Về thời gian: Năm học 20172018<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 4 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Trong chương trình ở tiểu học thì các môn học như Tiếng Việt, Toán, Lịch <br />
sử và Địa lí, Khoa học, Đạo đức… đều có một mục đích chung là giúp học sinh <br />
nắm vững tri thức, phát triển năng lực trí tuệ, hình thành kĩ năng thực hành và có <br />
phẩm chất đạo đức tốt. Song để khơi dậy tình yêu đất nước, lòng tự hào về dân <br />
tộc, nắm được quá trình hình thành và phát triển của đất nước qua từng giai <br />
đoạn lịch sử thì phân môn Lịch sử nắm giữ một vai trò quan trọng. <br />
Với mục tiêu của đề tài là giúp học sinh yêu thích học lịch sử và để các sự <br />
kiện lịch sử trở nên gần gũi, dễ nhớ hơn với các em, tạo hứng thú cho các em <br />
khi học phân môn này, đồng thời thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của các em về <br />
môn học, tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích khi học lịch sử.<br />
Bản thân tôi thiết nghĩ, với học sinh bậc Tiểu học đặc biệt là các em học <br />
sinh lớp 4 năm mới bắt đầu làm quen với lịch sử thì chúng ta những giáo viên <br />
trực tiếp giảng dạy không nên quá nhồi nhét tất cả những kiến thức trong sách <br />
giáo khoa (lượng kiến thức "khổng lồ") trong chương trình phân môn Lịch sử <br />
vào bộ nhớ các em và yêu cầu các em phải ghi nhớ nó (bằng cách học thuộc <br />
lòng) bởi vì các em sẽ không thể nhớ nổi lượng kiến thức "khổng lồ" đó mà <br />
thay vì đó chúng ta nên lựa chọn những sự kiện, những mốc lịch sử tiêu biểu để <br />
nhấn mạnh trong quá trình giảng dạy để tránh gây áp lực cho các em. Tuy nhiên, <br />
như vậy không có nghĩa là những nội dung kiến thức còn lại chúng ta bỏ qua mà <br />
theo tôi, chúng ta sẽ giới thiệu với các em để các em biết mà không bắt buộc các <br />
em phải ghi nhớ.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Cơ sở đầu tiên của đề tài này bắt nguồn từ thực trạng chung khi học lịch <br />
sử của học sinh hiện nay. Với tâm lí "sợ" lịch sử vì phải nhớ lượng kiến thức <br />
nhiều, khô khan và khó nhớ.<br />
Đối với học sinh tiểu học, với đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này thì khả <br />
năng ghi nhớ lâu của các em kém, dễ thuộc nhưng nhanh quên và đặc biệt là ghi <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 5 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
nhớ một cách máy móc. Đặc điểm này đặt ra cho người giáo viên một vai trò rất <br />
lớn trong việc ghi nhớ của học sinh tiểu học, đó là cần phải sắp xếp nội dung <br />
truyền đạt sao cho hợp lý, khoa học; chọn lọc kiến thức và cách dạy phù hợp...<br />
Theo tâm lí lứa tuổi thì ở lứa tuổi tiểu học các em thường thích những hình <br />
ảnh sinh động, nhiều màu sắc, thích hình vẽ hơn là hình ảnh có quá nhiều chữ. <br />
Các em học rất mau thuộc nhưng cũng nhanh quên... Vì vậy, kiến thức sẽ in sâu <br />
vào trí nhớ các em khi kiến thức đó do chính các em ghi nhớ theo cách của riêng <br />
mình và các em sẽ nhớ lâu hơn khi kiến thức đó được gắn với một hình ảnh do <br />
chính các em tạo ra. Đây cũng là một cơ sở để tôi phối hợp với phương pháp <br />
Bản đồ tư duy trong giờ dạy của mình.<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
Nhìn chung đội ngũ giáo viên đều tận tụy với nghề, nhiều giáo viên có kinh <br />
nghiệm trong giảng dạy, tích cực nghiên cứu và đổi mới phương pháp, hình <br />
thức tổ chức trong dạy học Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Nhà <br />
trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tạo môi trường để giáo viên trao <br />
đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong giảng dạy. Một số phụ huynh và học <br />
sinh có sự quan tâm đến môn học.<br />
Bên cạnh đó, thì một thực trạng mà chúng ta những giáo viên đều thấy đó <br />
là:<br />
* Về phía học sinh và phụ huynh: Trong những tiết học lịch sử thì học sinh <br />
chưa thật sự hứng thú, nhiều em chưa tập trung học, thái độ học tập chưa <br />
nghiêm túc, còn nói chuyện riêng.<br />
Việc phải nhớ các sự kiện, ngày tháng năm, việc phải học thuộc lòng <br />
những kiến thức khô khan, khó nhớ... cũng là nguyên nhân khiến nhiều em <br />
không thích học môn này. <br />
Khi khảo sát, thì số lượng học sinh yêu thích học lịch sử ngày càng ít đi, <br />
phân môn Lịch sử hiện nay đang bị nhìn nhận một cách chưa đúng mực, tâm lí <br />
phụ huynh khi nhắc nhở con em mình học cũng có xu hướng coi nhẹ môn học <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 6 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
này, đây cũng là một yếu tố khiến kết quả học tập môn học này của các em <br />
chưa cao, vì coi đây là môn phụ nên phụ huynh chủ yếu nhắc nhở con em mình <br />
học các môn như Toán và Tiếng Việt. <br />
Đối tượng học sinh ở trường là học sinh nông thôn . Chính vì vậy, việc tiếp <br />
thu kiến thức, tham gia vào các hoạt động trong học tập trên lớp cũng như phối <br />
hợp với giáo viên trong việc sưu tầm tranh, ảnh; mẩu chuyện lịch sử rồi đến <br />
việc cho các em đi tham quan thực tế.. để giờ dạy trở nên hấp dẫn hơn còn hạn <br />
chế. Đa số các học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến <br />
thức vì vậy sẽ rất mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự <br />
chính xác các sự kiện lịch sử. Bên cạnh đó một số học sinh không thích đọc <br />
truyện về lịch sử, hoặc xem các tư liệu về lịch sử vì nó quá khô khan, mà chỉ <br />
thích xem phim tình cảm, phim kiếm hiệp…<br />
Với một số học sinh khả năng tập trung kém, chậm trong tư duy sẽ bị mất <br />
tập trung, sa đà vào các trò chơi trong học tập, không theo kịp các bạn. Đặc biệt, <br />
khi sử dụng phương pháp này trong dạy trình chiếu thì nhiều em sẽ bị thu hút <br />
vào những hình ảnh đầy màu sắc hơn là tập trung vào nội dung kiến thức.<br />
* Giáo viên: Giáo viên cũng là nhân tố không kém phần quan trọng làm cho <br />
giờ học lịch sử trở nên kém sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn các em. Trong quá trình <br />
dạy học, do khối lượng kiến thức nhiều nên giáo viên thường cố "nhồi nhét" <br />
lượng kiến thức khô khan "khổng lồ" khiến các em cảm thấy khó nhớ dẫn đến <br />
tâm lý cảm thấy chán, không hứng thú khi học lịch sử. Trong các bài dạy, giáo <br />
viên cũng ít sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ các đồ dùng dạy học như: một <br />
số phương tiện nghe nhìn, bản đồ, tranh ảnh,... và cũng có những lúc giáo viên <br />
rơi vào tình trạng dạy suông, dạy chay, truyền đạt kiến thức giống y như trong <br />
sách giáo khoa do vậy khi học sinh học những bài này thì thấy khá buồn tẻ, khả <br />
năng tiếp thu và ghi nhớ của các em sẽ giảm đi, các em không còn cảm thấy <br />
hứng thú khi học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 7 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Do lượng kiến thức các môn học trong chương trình lớp 4 khá nặng nên <br />
giáo viên thường cắt xén thời gian học của phân môn Lịch sử và một số môn <br />
học khác để dành thời gian tập trung cho các môn như Toán, Tiếng Việt. <br />
Là một giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học thì mỗi buổi giáo viên thường <br />
phải lên lớp từ 4 đến 5 môn. Vì vậy, việc đầu tư cho mỗi giáo án còn hạn chế <br />
như: việc sưu tầm tranh, ảnh; chắt lọc những kiến thức tr ọng tâm của bài dạy; <br />
sưu tầm những mẩu chuyện lịch sử liên quan đến bài học; sử dụng công nghệ <br />
thông tin để thiết kế trò chơi học tập... mất khá nhiều thời gian của giáo viên.<br />
* Chương trình và sách giáo khoa: Chương trình lớp Bốn khá nặng về kiến <br />
thức với nhiều môn học, vì vậy nên thời lượng để các em học phân môn lịch sử <br />
khá eo hẹp (1 tiết / tuần, mỗi tiết khoảng 35 phút) <br />
Trước lượng kiến thức khá nhiều trong sách giáo khoa, cách viết còn khô <br />
khan, kém hấp dẫn người đọc, mặc dù chương trình đã giảm tải song vẫn còn <br />
một số bài quá dài, dàn trải dẫn đến tình trạng "quá tải" về kiến thức ( lượng <br />
kiến thức yêu cầu quá cao, nội dung quá nhiều) đối với cả người dạy và người <br />
học trong khi thời gian để dành cho phân môn này lại chỉ có 1 tiết/ tuần. Do vậy, <br />
rất nặng cho giáo viên và học sinh. <br />
* Nhà trường: Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã được nhà trường quan <br />
tâm, đầu tư tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu <br />
dạy và học.<br />
Ở nhiều nước, phương pháp giáo dục lịch sử cho học sinh thông qua những <br />
chuyến đi tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và qua việc <br />
trình chiếu các bộ phim lịch sử hấp dẫn... như vậy các em còn được tiếp cận <br />
với lịch sử thông qua trải nghiệm mà theo tôi đây là cách truyền đạt những kiến <br />
thức lịch sử dễ dàng nhất, giúp các em nhớ lâu nhất. Thực tế ở nước ta, vì điều <br />
kiện kinh tế còn hạn chế nên có chăng cũng chỉ được một số trường ở thành <br />
phố hoặc một số ít trường có điều kiện mới tổ chức cho học sinh đi tham quan <br />
được.<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 8 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
* Xã hội: Một nguyên nhân nữa tác động đến quá trình dạy học đó là nhu <br />
cầu của xã hội ngày càng cao, đất nước đang trong quá trình hội nhập, sự phát <br />
triển của một số ngành công nghiệp dẫn tới tâm lí chung của xã hội là tập trung <br />
nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, mà để làm tốt điều này các em sẽ được <br />
hướng vào các môn học tự nhiên hơn là các môn học xã hội. <br />
Trong những năm trở lại đây, theo kết quả công bố điểm thi tuyển sinh đại <br />
học của một số trường năm nay thì điểm thi môn Lịch sử được xem là thấp <br />
không ngờ, ngay cả khi so sánh điểm thi môn Lịch sử với những bộ môn khác <br />
của khối C như Địa Lí, Ngữ Văn. Theo tôi, đây không phải là điều gì mới mẻ <br />
bởi tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm sao để giúp học sinh yêu <br />
thích học lịch sử, mỗi đề tài có một cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra những giải <br />
pháp khác nhau nhằm mang lại hiệu quả. Bản thân tôi, xuất phát từ tình hình <br />
thực tế, từ đối tượng học sinh, từ kinh nghiệm trong giảng dạy của bản thân và <br />
từ hiệu quả khi những kinh nghiệm đó được áp dụng, tôi mạnh dạn trao đổi <br />
một số giải pháp của bản thân để giúp học sinh yêu thích học lịch sử như sau:<br />
* Thứ nhất, sự thay đổi đầu tiên cần xuất phát từ chính chúng ta những <br />
giáo viên trực tiếp giảng dạy giáo viên phải là người yêu lịch sử thì mới truyền <br />
cho học sinh tinh thần ấy được. Đôi lúc, chính những giáo viên cũng tự cho đây <br />
là "môn phụ" mà ít chú tâm vào nghiên cứu bài dạy, dạy một cách sơ sài, sử <br />
dụng đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa phù hợp; cách truyền đạt kém hấp <br />
dẫn. Qua thực tế, những tiết giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về đồ <br />
dùng, phương pháp dạy linh hoạt, hình thức tổ chức phong phú, lời giảng đúng <br />
đặc trưng bộ môn thì thấy các em rất hào hứng khi học, nắm kiến thức tốt hơn <br />
và nhớ lâu hơn.<br />
* Thứ hai, về phía học sinh, cũng nên hướng cho các em cách nhìn nhận về <br />
tầm quan trọng của việc học lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 9 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
lịch sử nước nhà cần được gìn giữ, coi trọng. Phải giúp các em hiểu học lịch sử <br />
để làm gì? Học Sử là để biết tổ tiên, ông bà mình là ai; mình thuộc dân tộc nào; <br />
lãnh thổ của đất nước từ đâu đến đâu; con người phải làm gì để có được như <br />
ngày hôm nay...; hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con <br />
người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. <br />
* Thứ ba, việc lựa chọn kiến thức trọng tâm: <br />
Tâm lý "sợ" học lịch sử cũng một phần xuất phát từ lượng kiến thức quá <br />
nhiều trong sách giáo khoa, các em cảm thấy không thể học thuộc, không thể <br />
nhớ hết được lượng kiến thức ấy. Vì vậy, thay vì những tiết lịch sử chỉ cô nói, <br />
trò nghe, tiếp thu, ghi nhớ và học thuộc lòng một tiết học nhàm chán, khó tiếp <br />
thu, khó nhớ các sự kiện... (tình trạng của việc không yêu thích học lịch sử), tôi <br />
xác định mục tiêu của bài và trong mục tiêu đó thì đâu là kiến thức trọng tâm của <br />
bài, cần nhấn mạnh vào yếu tố lịch sử nào, sau đó tìm phương pháp và hình thức <br />
tổ chức dạy học phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức đó một cách tự nhiên <br />
nhất.<br />
Ví dụ: Trong bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo mục tiêu <br />
của bài là: Học sinh hiểu: Vì sao có trận Bạch Đằng, kể lại được diễn biến <br />
chính của trận Bạch Đằng, trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng với lịch <br />
sử dân tộc. Nội dung bài trong sách giáo khoa cũng khá dàn trải. Một điều chắc <br />
chắn rằng các em học sinh lớp 4 năm mới bắt đầu làm quen với lịch sử trong <br />
đó có cả đối tượng học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, các em không <br />
thể ghi nhớ hết được nội dung kiến thức trong bài đó. Vì vậy, ngoài việc truyền <br />
thụ các kiến thức trong bài dạy, tôi sẽ nhấn mạnh cho học sinh những kiến thức <br />
trọng tâm của bài. Học sinh chỉ cần nhớ: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán <br />
trên sông Bạch Đằng vào năm 938, kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến <br />
phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập của nước ta. <br />
Như vậy, sẽ có một số câu hỏi để nhấn mạnh nội dung cơ bản này như: <br />
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm nào? Ngô <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 10 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông gì? Quân nào đã bị Ngô Quyền đánh tan <br />
trên sông Bạch Đằng vào năm 938? Ý nghĩa của chiến thắng này là gì?...<br />
Hay trong bài: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước cũng vậy, giáo <br />
viên cung cấp cho học sinh các kiến thức liên quan đến nội dung bài học bằng <br />
nhiều hình thức tổ chức song ở mỗi hoạt động và phần củng cố bài giáo viên <br />
nhấn mạnh một số ý cơ bản như: Dưới thời Hậu Lê, đất nước được tổ chức <br />
quản lý rất chặt chẽ, Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ (đây là bản đồ đầu tiên của <br />
nước ta) và soạn Bộ luật Hồng Đức bảo về chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội.<br />
Bằng một số câu hỏi như: Dưới thời Hậu Lê đất nước được tổ chức, quản <br />
lí như thế nào? Bộ luật đầu tiên của nước ta có tên là gì? nhằm mục đích gì? <br />
vua nào cho vẽ bản đồ đầu tiên của nước ta?... những câu hỏi này sẽ giúp học <br />
sinh ghi nhớ kiến thức trọng tâm của bài. Ngoài ra, các nội dung câu hỏi trên có <br />
thể được giáo viên thiết kế dưới dạng trò chơi học tập để tiết học trở nên nhẹ <br />
nhàng hơn, giúp học sinh hứng thú với việc học lịch sử.<br />
* Thứ tư, về lựa chọn đồ dùng dạy học hợp lí: <br />
Như chúng ta đã biết, khi dạy phân môn Lịch sử thì việc sử dụng tranh, <br />
ảnh, bản đồ, que chỉ bản đồ, các đồ dùng trực quan phục vụ cho các hoạt động <br />
dạy và học là rất cần thiết. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp mang lại <br />
hiệu quả tích cực cho giờ học. <br />
Ví dụ: tranh, ảnh, bản đồ giúp học sinh nắm nội dung bài một cách chắc <br />
chắn hơn như: dễ hình dung ra một trận đánh, vị trí đánh của các trận chiến; các <br />
nhân vật quan trọng trong lịch sử... hay sử dụng que chỉ bản đồ không những <br />
giúp cho học sinh nắm một cách chính xác hơn vị trí mà giáo viên muốn chỉ, <br />
muốn truyền đạt mà còn đem lại sự thẩm mĩ trong cách nhìn về một tiết dạy <br />
thay vì dùng thước chỉ bản đồ. Song không phải lúc nào cũng sử dụng những đồ <br />
dùng ấy mà tùy vào nội dung bài giáo viên lựa chọn đồ dùng cho phù hợp nhằm <br />
đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ học. <br />
* Thứ năm, nên dạy Lịch sử kết hợp với Địa lí (liên môn): <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 11 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Tuy là hai phân môn riêng biệt song Lịch sử và Địa lí có mối liên hệ mật <br />
thiết với nhau. Lịch sử là những gì đã xảy ra, tồn tại một cách khách quan. <br />
Những điều đã xảy ra đó đều gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Vì <br />
vậy, chúng có liên quan mật thiết với những sự vật và hiện tượng Địa lí nhất <br />
định. Cho nên trong khi dạy và học Lịch sử có nhiều cơ hội để liên hệ với các <br />
kiến thức Địa lí và ngược lại. Khi điều kiện chưa cho phép tích hợp hoàn toàn, <br />
việc dạy học hai phân môn này phải được thực hiện theo tinh thần liên môn. Vai <br />
trò đó chỉ có thể thực hiện được bới chính giáo viên, những người trực tiếp <br />
đứng lớp. Và nếu như việc liên môn này được thực hiện phù hợp thì không <br />
những giúp học sinh nắm kiến thức về Lịch sử và Địa lí một cách chắc chắn <br />
hơn mà còn không gây ra sự nhàm chán trong tiết học.<br />
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử bài: Nước Âu Lạc, giáo viên cho học sinh chỉ trên <br />
lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (hình 1, bài 1) vùng Cổ Loa (nay thuộc Đông <br />
Anh, Hà Nội). Hay khi học Địa lí bài: Đồng bằng Bắc Bộ, giáo viên có thể liên <br />
hệ với kiến thức của bài lịch sử: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long, và ngược lại. <br />
Hoặc có thể dạy về cả kiến thức về lịch sử và địa lí địa phương cùng một lúc...<br />
* Thứ sáu, trong dạy học phải lồng ghép lịch sử địa phương:<br />
Cụ thể ở tuần 33 bài lịch sử địa phương giáo viên cho học sinh tìm hiểu sơ <br />
lược lịch sử hình thành tỉnh ĐăkLăk. Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ <br />
được giá trị truyền thống của địa phương. <br />
* Thứ bảy, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học:<br />
Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy và học nhằm mang lại hiệu quả thiết <br />
thực. Tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng học sinh, chúng ta <br />
sẽ lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Để học sinh nắm kiến thức một cách <br />
tự nhiên, hào hứng, phấn khởi khi học, tôi đã lựa chọn một số hình thức tổ chức <br />
trong quá trình giảng dạy của mình như:<br />
Thảo luận nhóm: hình thức này được sử dụng ở khá nhiều tiết, nhiều <br />
môn học. Đây là hình thức phổ biến. Các em có thể thảo luận nhóm 2, nhóm 4, <br />
nhóm 6... các câu hỏi liên quan đến bài học. Trong quá trình thảo luận nhóm các <br />
<br />
Vũ Thị Oanh 12 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
em có thể trao đổi, thảo luận, hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nội dung yêu cầu <br />
của phiếu.<br />
Ví dụ: trong bài Chiến thắng Chi Lăng, ở hoạt động 1, giáo viên có thể cho <br />
học sinh thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận <br />
địa đánh địch? và để giúp học sinh thuật lại được diễn biến của trận Chi lăng ở <br />
hoạt động 3, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm 4 hoặc 6 với hệ <br />
thống các câu hỏi gợi ý như: Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã <br />
hành động như thế nào? Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước <br />
hành động của quân ta? Kị binh của nhà Minh đã thua trận ra sao? Bộ binh của <br />
nhà Minh bị thua trận như thế nào?<br />
Trò chơi học tập và trò chơi học tập kết hợp với công nghệ thông tin: <br />
Như chúng ta đã biết, công nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực <br />
cho việc dạy và học. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học <br />
là nhu cầu cần thiết. Đặc biệt đối với dạy phân môn Lịch sử, việc ứng dụng <br />
công nghệ thông tin vào dạy học lại càng cần thiết hơn vì nó giúp giáo viên có <br />
thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau, hỗ trợ đắc lực cho <br />
giáo viên trong việc thiết kế bài giảng.<br />
Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà tiết dạy trở nên sinh động, <br />
hấp dẫn hơn. Chúng ta có thể sử dụng công nghệ thông tin để chèn hình ảnh, <br />
âm thanh, đưa ra các tranh, ảnh, bản đồ...; trong thiết kế các trò chơi như tạo <br />
hiệu ứng để chạy các câu hỏi, tạo âm thanh (bài hát, nhạc chuông...) để tiết học <br />
không trở nên quá khô khan, học sinh được lôi cuốn vào bài học một cách tự <br />
nhiên. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 13 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
UÊt<br />
Th ¬n g<br />
Câu 1: Bọn quan lại bắt dân ta phải <br />
L©m<br />
Ng «<br />
Na m H¶ i<br />
làm gì để cống nạp cho chúng?<br />
Hî p Ph è<br />
<br />
A Xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô.<br />
Luy l©u<br />
Gia o Ch Ø<br />
<br />
Ch u Nh a i<br />
B Lên rừng săn voi, tê giác, chim quý, gỗ trầm.<br />
§¹ m Nh Ü<br />
Cöu Ch ©n<br />
<br />
C Tất cả các đáp án trên<br />
<br />
NhËt Na m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
L Uî c ®å ¢u L¹ c t h Õ kû I – Th Õ kû III<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết học<br />
Tôi sử dụng khá nhiều trò chơi trong những tiết dạy Lịch sử. Một số trò <br />
chơi như: rung chuông vàng, hỏi nhanh đáp gọn, ô cửa bí mật, đố vui, chiếc nón <br />
kì diệu, ai nhanh ai đúng (HS chọn đáp án bằng các giơ đáp án a, b, c hoặc giơ <br />
thẻ đúng/ sai)...<br />
Ví dụ: Trong bài: Kinh thành Huế, ở phần củng cố, giáo viên có thể cho HS <br />
chơi trò chơi: "Ô cửa bí mật" để giúp các em hệ thống lại kiến thức trọng tâm <br />
của bài như: Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời nhà nào? Kinh thành Huế <br />
là công trình như thế nào? Ngày 11121993 có dấu ấn gì đặc biệt đối với cố đô <br />
Huế? Kết hợp với công nghệ thông tin, giáo viên đưa ra hình ảnh của ô cửa và <br />
một số câu hỏi trong ô cửa được đánh số thứ tự 1, 2, 3. Dựa vào 3 câu hỏi đó <br />
giáo viên giúp học sinh củng cố bài. Sau mỗi lần trả lời sẽ có biểu tượng Đúng <br />
(Chúc mừng bạn) hoặc Sai (Ồ! Tiếc quá)... <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 14 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
p<br />
<br />
<br />
<br />
1 2<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chúc mừng bạn ! Ồ ! Tiếc quá.<br />
Hay ở bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40), tôi cung cấp cho các em các <br />
kiến thức cần đạt được trong bài và nhấn mạnh vào những kiến thức trọng tâm <br />
của bài học. Sau đó, để giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời <br />
kiểm tra nhanh xem các em nắm bài đến đâu, có bao nhiêu em nắm tốt bài, bao <br />
nhiêu em còn lúng túng, mơ hồ... tôi cho học sinh chơi trò chơi "Rung chuông <br />
vàng" trong phần củng cố: Giáo viên (hoặc học sinh đọc tốt) đọc câu hỏi về nội <br />
dung kiến thức liên quan đến bài học hoặc kiến thức đã học, các em sẽ ghi đáp <br />
án của mình vào bảng con, sau khi hết thời gian quy định cả lớp sẽ giơ bảng <br />
con, đáp án nào sai sẽ hạ bảng xuống, còn ngược lại, đáp án đúng sẽ tiếp tục <br />
chơi cho đến khi tìm được người thắng cuộc (linh động thời gian của tiết học, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 15 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
giáo viên sẽ tìm được một em dành chiến thắng hoặc một số em dành chiến <br />
thắng và có thể hẹn thi lần sau nếu có thời gian).<br />
Ví dụ: về một số câu hỏi để chơi trò chơi như: Đầu thế kỉ thứ I, nước ta bị <br />
nhà nào đô hộ? Ai đã giết hại Thi Sách? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra <br />
trong bao lâu? Tô Định đã làm gì sau khi thua trận? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà <br />
Trưng có ý nghĩa gì?...<br />
Đối với học sinh tiểu học, câu đố giúp các em thấy thoải mái, nhẹ nhàng <br />
trong tiết học. Không những vậy, để giải quyết được câu đố, học sinh phải vận <br />
dụng các kiến thức, kĩ năng từ các bài đã học đồng thời phải tư duy một cách <br />
logic để giải đố nó. Chính vì thế sử dụng câu đố trong dạy học Lịch sử cũng <br />
góp phần nâng cao và rèn luyện các kĩ năng cần hình thành cho học sinh ở lứa <br />
tuổi tiểu học. Câu đố có thơ giản dị, có vần vè, nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc <br />
nên có sức lôi cuốn các em trong việc học Lịch sử. Việc thay đổi hình thức tổ <br />
chức học tập căng thẳng bằng trò chơi “ đố vui” giúp các em “ học mà chơi, <br />
chơi mà học”. Vì thế, các em được thoải mái suy nghĩ, tự do bàn bạc mà không <br />
bị nhàm chán.<br />
Ví dụ: <br />
Vua gì từ tuổi ấu thơ<br />
Cờ lau tập trận, đợi giờ khởi binh?<br />
(Là vua nào?)<br />
Ai người bơi giỏi lặn tài<br />
Khoan ngầm thuyền giặc đánh bài đặc công<br />
Đáng đời lũ giặc Nguyên Mông<br />
Xuồng chầu hà đáy sông nộp mình?<br />
(Là ai?)<br />
Vua nào xuống chiếu dời đô<br />
Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam?<br />
(Là vua nào?)<br />
Ai người bóp nát quả cam<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 16 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
Hờn vua đã chẳng lo bàn việc quân<br />
Phá cường địch, báo hoàng ân<br />
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?<br />
(Là ai?)<br />
Ai người anh hùng tuyệt vời<br />
Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang<br />
"Tao thà làm quỷ nước Nam<br />
Làm vương đất bắc chẳng ham chút nào"<br />
(Là ai?)<br />
Vẽ sơ đồ (bản đồ) tư duy: Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả giờ học, tôi <br />
muốn từ đề tài này có thể rút ra phương pháp phù hợp tạo hứng thú cho các em <br />
khi học môn học này, đồng thời thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của các em về <br />
môn học, tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích môn học. Ngoài ra còn giúp <br />
các em huy động tối đa tiềm năng của bộ não, các em sẽ học tập tích cực hơn, <br />
nhớ lâu hơn, đem lại hiệu quả giờ học tốt hơn, các em có điều kiện phát triển <br />
óc thẩm mĩ khi thiết kế bố cục, màu sắc, đường nét, sắp xếp ý tưởng khoa <br />
học... Vì vậy tôi sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ (bản đồ tư duy) trong học Lịch <br />
sử.<br />
Giáo viên kết hợp với việc sử dụng phần mềm Iminmap để vẽ sơ đồ tư <br />
duy trong việc thiết kế bài giảng trên máy tính; còn học sinh, các em sẽ sử dụng <br />
giấy, bút chì, màu vẽ, tẩy... để thực hiện. Phương pháp này còn tạo nên một <br />
không khí mới cho giờ học sinh động, sáng tạo, tạo không khí thoải mái, hiệu <br />
quả giờ học cao, học sinh nhớ kiến thức của bài theo sự sáng tạo của mình. <br />
Đồng thời giúp cho học sinh có một phương pháp học mới, nhớ lâu, nhớ có hệ <br />
thống. <br />
Ví dụ về một số Sơ đồ tư duy được sử dụng trong một số tiết dạy Lịch sử <br />
do giáo viên thiết kế kết hợp với sử dụng phần mềm Imimmap 6.0.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 17 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 18 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 19 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số bài vẽ của học sinh trong tiết học phân môn Lịch sử<br />
<br />
<br />
Kể chuyện: Kinh nghiệm giảng dạy cho thấy, với cùng một nội dung <br />
kiến thức, nếu chúng ta truyền đạt theo trình tự kiến thức trong sách giáo khoa <br />
hoặc giảng giải suông thì học sinh rất khó nhớ nhưng khi kiến thức đó trở thành <br />
một câu chuyện thì lại khác, vì khả năng nhớ chuyện của học sinh khá tốt. Song, <br />
không phải nội dung, kiến thức nào, bài nào cũng có thể trở thành một câu <br />
chuyện.<br />
Để tiết học trở lên hấp dẫn, giáo viên có thể sưu tầm các mẩu chuyện về <br />
lịch sử ở các sách, truyện, đài, báo, mạng internet... Tuy nhiên, những câu <br />
chuyện lịch sử về thời kì dựng nước trong phân môn Lịch sử lớp 4 cũng không <br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 20 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
nhiều. Chính vì vậy, để tiết dạy thêm sinh động, lôi cuốn học sinh vào bài học <br />
thì giáo viên phải đầu tư thời gian cho bài dạy.<br />
Khi kể chuyện, giáo viên dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ kết hợp với tranh <br />
minh họa (nếu có) kể về một nhân vật, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử.<br />
Ví dụ: <br />
Trong bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40), giáo viên có thể kể chuyện <br />
"Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước".<br />
Bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) kể <br />
chuyện: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.<br />
Bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, giáo viên có thể cho học sinh xem <br />
video: Vua cờ lau. Hoặc kể chuyện về ông vua này.<br />
Bài: Chùa thời Lý, kể chuyện về các vị sư chùa thời Lý hoặc chuyện tu <br />
hành của hai công chúa thời Lý.<br />
Bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long, kể chuyện: Giải mã cuộc <br />
hành trình thần tốc của vua Quang Trung...<br />
* Kết hợp với các hoạt động của nhà trường.<br />
Để học sinh yêu thích lịch sử thì không thể không nhắc đến các hoạt động <br />
tập thể của các tổ chức trong nhà trường. Ví dụ như các cuộc thi do Liên đội <br />
phát động về tìm hiểu lịch sử nước nhà, các trò chơi trong buổi sinh hoạt ngoại <br />
khóa, sinh hoạt tập thể như hái hoa dân chủ, trò chơi về lịch sử.<br />
Ngoài ra, tôi rất khuyến khích học sinh tìm hiểu, đọc sách, báo trong thư <br />
viện Room to Read của nhà trường đặc biệt là những truyện về lịch sử. Tìm <br />
hiểu thêm về lịch sử qua các kênh thông tin đại chúng như đài, ti vi, internet…<br />
Bên cạnh đó một số sách về lịch sử nước nhà mà tôi đã giới thiệu với các <br />
em để các em có thể tìm đọc trong thư viện nhà trường hoặc mua ở các hiệu <br />
sách nhằm bổ trợ cho phân môn Lịch sử lớp 4 như sách: Trưng Nữ Vương khởi <br />
nghĩa Mê Linh, An Dương Vương, Lam Sơn Dấy Nghĩa, Ngô Quyền… <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 21 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kịp thời khen thưởng, động viên các em với các danh hiệu thi đua như “ <br />
Danh hiệu nhà sử học nhỏ tuổi”.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng, khi áp dụng bất cứ một phương pháp <br />
nào trong dạy học thì cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định, vấn đề của <br />
chúng ta là xem xét xem phương pháp nào là tối ưu nhất đối với bài dạy, đối với <br />
từng hoạt động trong bài dạy. Có những phương pháp phải phối kết hợp với <br />
những phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao trong bài dạy, trong hoạt <br />
động của bài dạy. Thực trạng của đề tài đặt ra là làm sao cho học sinh hứng thú <br />
với tiết học lịch sử, nắm được kiến thức trọng tâm của bài, nhớ bài lâu hơn, <br />
không bị áp lực khi phải nhớ kiến thức... trong khi đối tượng học sinh tiểu học <br />
thì có đặc điểm là "học mau nhớ nhưng cũng mau quên". <br />
Chính vì vậy, đề tài này nghiên cứu nhằm giúp cho các em học sinh cảm <br />
thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn khi tiếp cận với những kiến thức lịch sử tưởng <br />
chừng như quá khô khan (thông qua các hoạt động tổ chức trò chơi, đố vui, kể <br />
chuyện, vẽ sơ đồ...), đồng thời giáo viên giúp các em có một phương pháp học <br />
mới không áp đặt một cách quá máy móc, có thể ghi nhớ kiến thức trọng tâm <br />
của bài theo ý hiểu của mình, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong học <br />
tập, phát triển tư duy trong mỗi cá nhân học sinh giúp các em có cái nhìn tổng <br />
quát về kiến thức học tập của mình.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Khi thực hiện các giải pháp, biện pháp cần chú ý đến mối quan hệ giữa <br />
chúng, không có giải pháp, biện pháp nào là tối ưu mà phải biết kết hợp chặt <br />
<br />
<br />
Vũ Thị Oanh 22 Năm học: 2018 2019<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích học Lịch sử<br />
<br />
chẽ, linh động kết hợp hoặc sử dụng các giải pháp, biện pháp vào trong từng <br />
bài dạy, từng hoạt động dạy sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất <br />
cho việc dạy và học. <br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp hỗ trợ trong dạy học, tôi thấy <br />
lớp 4B số học sinh yêu thích học lịch sử tăng lên rõ rệt, điều đó cũng đồng nghĩa <br />
với kết quả học tập của các em đã có nhiều tiến bộ, số học yêu thích học lịch <br />
sử có chiều hướng tăng và giảm dần số lượng học sinh không thích học lịch sử, <br />
cụ thể:<br />
<br />
<br />
Tổng số Thích Không thích<br />
Năm học học sinh Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ<br />
20182019 % %<br />
Cuối học kì I 28 10 35,7 18 64,2<br />
Cuối năm học 28 26 92,8 2 7,2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm kiểm tra định kì <br />
Thời gian <br />
Điểm 910 Điểm 78 Điểm 56 Điểm