Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
I. Phần mở đầu .<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối <br />
với con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một loại hình nghệ <br />
thuật hết sức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự <br />
tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp <br />
trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi <br />
tình cảm, ... Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp <br />
nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ cảm xúc, ngây thơ, <br />
trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm nhạc <br />
muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức <br />
năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. <br />
Ngoài ra âm nhạc còn được coi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất <br />
góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ là trong khi tiếp <br />
xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau như ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận <br />
động theo nhạc, trò chơi âm nhạc là nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ <br />
và hiểu cái đẹp, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp. Và giáo dục âm nhạc là một quá <br />
trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và liên tục trong suốt quá trình đào tạo con người. <br />
Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là một mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất vì <br />
những ấn tượng về cái hay cái đẹp của âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở độ tuổi đầu <br />
tiên của cuộc đời này không chỉ khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với <br />
âm nhạc mà còn sẽ được giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cả cuộc đời. Âm nhạc có sức <br />
lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm <br />
nhạc. Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, <br />
trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực cho trẻ. Giáo viên mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định tổ <br />
nhóm vào bài hay chuyển tiếp các phần trong giờ học hay chuyển từ hoạt động này <br />
sang hoạt động khác để tạo hứng thú, thư giãn gây sự chú ý cho trẻ.<br />
Nhận thức được vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ, trường chúng tôi <br />
cũng đã rất quan tâm tới việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, qua thực hiện chuyên đề về <br />
âm nhạc hàng năm cho giáo viên dự rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả đạt được <br />
trên trẻ chưa cao; trẻ chưa mạnh dạn hát, múa, tham gia văn nghệ vào các ngày lễ, <br />
chưa thể hiện rõ cảm xúc khi nghe nhạc, khả năng hát chưa đúng giai điệu, chưa <br />
chính xác lời, vận động còn rời rạc, cùng với sự thay đổi phương pháp dạy học của <br />
các bậc học trong cả nước, thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm, nhằm gây hứng thú cho trẻ không gò bó áp đặt trẻ vào hoạt động nhưng <br />
lại đạt hiệu quả cao …là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ, với mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết <br />
khả năng vốn có của mình nói chung và khả năng cảm thụ âm nhạc nói riêng. Chính <br />
vì lí do đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 1<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung <br />
tâm”<br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài:<br />
Mục tiêu:<br />
Giúp trẻ phát triển giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức ,góp phần phát triển <br />
trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý trẻ.<br />
Giúp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống. Có khả năng <br />
thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc. Để góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, cải tiến các phương pháp học truyền thống đàm thoại, luyện <br />
tập. <br />
Nhiệm vụ:<br />
Nhằm đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi lá 4 học tốt hoạt động âm <br />
nhạc<br />
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và hứng thú khi được tham <br />
gia các hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm <br />
nhạc hay khi tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày hội, ngày lễ được tổ <br />
chức tại trường như ngày hội “Bé đến trường”, “Vui hội trăng rằm”, “Chào mừng <br />
ngày nhà giáo Việt Nam”,… <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp sư phạm giúp học tốt hoạt động âm nhạc theo hướng lấy <br />
trẻ làm trung tâm. <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt hoạt động <br />
âm nhạc tại trường mầm non Cư Pang lấy trẻ làm trung tâm học sinh lớp lá 4.<br />
Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang xã EaBông <br />
huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, tham <br />
khảo đọc các tài liệu phát triển thẩm mỹ cho trẻ, Module 5 đặc điểm phát triển <br />
thẩm mỹ cho trẻ, tham khảo chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thông qua <br />
mạng internet tìm những bài hát phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với nội dung <br />
chương trình giáo dục mầm non.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 2<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Hằng ngày giáo viên quan sát các hoạt động của trẻ giúp giáo viên nắm bắt <br />
được tình hình của trẻ để có kế hoạch phù hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ <br />
sau đó tổng hợp và rút kinh nghiệm.<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thường xuyên nghiên cứu các đề tài <br />
trong chương trình giáo dục soạn bài và chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp, áp dụng <br />
các biện pháp vào môn âm nhạc và các hoạt động khác. <br />
Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động lồng ghép các tác phẩm <br />
âm nhạc vào cho trẻ thể hiện điều này giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ <br />
năng âm nhạc của trẻ. <br />
c. Phương pháp thống kê toán học:<br />
Để theo dõi được mức độ phát triển tất cả trẻ trong lớp giáo viên cần có sự <br />
ghi chép số liệu cụ thể trình bày só liệu và tính toán để thuận tiện cho việc theo dõi <br />
sự phát triển của trẻ. <br />
II. Phần nội dung.<br />
1. Cơ sở lý luận: <br />
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm <br />
hạnh phúc, khát khao tình yêu và cuộc sống của con người. Âm nhạc có khả năng <br />
biểu hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, có thể tạo cho con người <br />
những cảm xúc mãnh liệt, những sắc thái tình cảm tinh tế nhiều màu sắc hay từ <br />
một tâm trạng này sang một tâm trạng khác.Và giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ <br />
thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần <br />
phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.<br />
Dựa theo chương trình giáo dục trẻ mầm non trẻ 56 tuổi thì kỹ năng hoạt <br />
động âm nhạc của trẻ 56 tuổi là khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc <br />
cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước như hát đúng giai điệu bài hát , <br />
lời ca , diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, <br />
điệu bộ, cử chỉ….Và đối với trẻ mầm non 56 tuổi thì hoạt động âm nhạc không <br />
phải hình thức dạy hát nữa mà là hình thức vỗ tay theo nhịp, các loại tiết tấu , múa <br />
vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc. Trẻ có thể <br />
chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm <br />
nhạc, vận động phù hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các <br />
điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó. Có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể <br />
hiện cảm xúc khi hát múa. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem <br />
băng đĩa, biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.<br />
Nhiều công trình nghiên cứu phát triển của trẻ đã xác định rằng, tiến hành <br />
việc giáo dục âm nhạc ở tuổi mẫu giáo sẽ thu được kết quả tốt. Dựa vào Module 5: <br />
Đặc điểm phát triển âm nhạc của trẻ mầm non 56 tuổi đây là giai đoạn chuẩn bị <br />
cho trẻ vào trường Tiểu học, trẻ biết tập trung nghe nhạc, trẻ có khả năng cảm <br />
nhận bài hát, các vận động cơ bản đã hoàn thiện hơn, đặc biệt khả năng vận động <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 3<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
của các cơ lớn. Trẻ biết phối hợp động tác tay chân, thân hình, biết múa cùng các <br />
bạn trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, cảm giác tai nghe và kinh <br />
nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tich lũy nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt được <br />
độ cao thấp của âm thanh, độ to nhỏ (mạnh hay yếu) âm sắc của một số nhạc cụ, <br />
giọng hát. Trẻ có thể vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, có <br />
thể di chuyển ở các đội hình khác nhau Bỏ qua giai đoạn này là một thiệt thòi lớn <br />
cho các cháu trong các lứa tuổi sau.<br />
Theo chương trình thực hành lấy trẻ làm trung tâm của Nhà xuất bản giáo <br />
dục: Âm nhạc giúp trẻ có thể được sáng tạo sử dụng trí tưởng tượng, cảm giác của <br />
trẻ và bày tỏ cảm giác cảm xúc qua âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế <br />
giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, <br />
tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản thân mình.<br />
Dựa tình hình thực tế khi lựa chọn nội dung nghe hát, dạy hát, vận động hay <br />
múa thì phải chú ý tới độ vừa sức cho trẻ. Với nghe hát nội dung nghe lời ca của tác <br />
phẩm phải dễ hiểu, gần gũi với trẻ và có tác dụng giáo dục về mọi mặt. Cần tổ <br />
chức cho trẻ nghe nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như dân ca, nhạc cổ truyền, <br />
nhạc nhẹ, nhạc không lời…đặc biệt là những tác phẩm có nội dung phản ánh <br />
những vấn đề mà trẻ quan tâm. Còn đối với dạy trẻ hát thì cần lựa chọn các tác <br />
phẩm chứa đựng tính nhân đạo cao, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, có hình <br />
ảnh vừa sức với độ tuổi và nội dung tác phẩm là những vấn đề của trẻ quan tâm.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị trường đóng trên địa bàn xã <br />
EaBông thuộc xã đặc biệt khó khăn, trường có ba phân hiệu nằm rải rác các số, đa <br />
số trẻ đến trường chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi. Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng <br />
Việt, trẻ giao tiếp với nhau chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ tiếng Êđê, ngôn ngữ giao <br />
tiếp tiếng Việt còn hạn chế, cho nên hoạt động âm nhạc đối với trẻ còn khá xa lạ.<br />
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá <br />
4 với tổng số là 25 trẻ, DT: 25 kết quả như sau:<br />
Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ (%) Trẻ chưa đạt Tỉ lệ <br />
(%)<br />
Trẻ hứng thú tham gia các 8/25 32% 68%<br />
17/25<br />
hoạt động âm nhạc <br />
Trẻ chủ động sáng tạo 7/25 28% 72%<br />
tham gia hoạt động âm 18/25<br />
nhạc<br />
Trẻ hát đúng lời và giai 8/25 32% 68%<br />
17/25<br />
điệu bài hát <br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 4<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Trẻ thể hiện cảm xúc trong 6/25 24% 76%<br />
19/25<br />
giai điệu bài hát<br />
Nguyên nhân chủ quan:<br />
Ưu điểm: Về cơ sở vật chất lớp lá 4 thuộc phân hiệu Buôn Hma có <br />
phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ <br />
tương đối đầy đủ.<br />
Giáo viên đang đứng lớp lá 4, nhiệt trình, năng động sáng tạo, ham học hỏi <br />
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ, bộ <br />
phận chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập <br />
huấn, chuyên đề…Giúp nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; <br />
luôn cập nhập thông tin, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt <br />
động theo chương trình mầm non mới, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện và <br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.<br />
Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp <br />
với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên <br />
vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.<br />
Hạn chế: <br />
Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, trang thiết bị đồ <br />
dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt <br />
động, đặc biệt là hoạt động làm quen âm nhạc.<br />
Trẻ lớp lá đa số là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu lần đầu tiên <br />
đến trường nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, <br />
đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp khi đến trường.<br />
Một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của <br />
việc cho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi. Kiến thức về chăm sóc <br />
cũng như kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế. <br />
Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhu cầu <br />
tiếp xúc với mọi người chưa nhiều cha mẹ đi làm rẫy làm gạch vào tối trẻ đi <br />
theo nên nghỉ nhiều và đi học thì hay ngủ gật tiếp thu bài chưa tốt gây ảnh hưởng <br />
rất nhiều quá trình giảng dạy của cô và trẻ.<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
Ưu điểm: Trường có khuôn viên rộng rãi do ĐăkMan xây dựng, không gian <br />
thoáng mát, môi trường học tập trong và ngoài lớp vui chơi của trẻ sạch sẽ, an <br />
toàn, ngoài ra lớp còn được sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường. <br />
Tập thể giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, công tác <br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 5<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
tuyên truyền tốt tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc <br />
đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. <br />
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cũng như hứng thú với những đồ <br />
dùng, đồ chơi và sử dụng những đồ dùng, đồ chơi âm nhạc một cách tích cực, có <br />
hiệu quả; trẻ thích được thể hiện mình qua các hoạt động làm quen âm nhạc. <br />
Hạn chế: Các cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do bố mẹ đi <br />
làm rẫy, làm gạch đời sống kinh tế của một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm <br />
đến việc học của con em làm giảm sút tình trạng học tập của trẻ hằng ngày trên <br />
lớp.<br />
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên sự <br />
quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa cao.<br />
Một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của <br />
việc cho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi. Kiến thức về chăm sóc <br />
cũng như kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế. <br />
Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhu cầu <br />
tiếp xúc với mọi người chưa nhiều cha mẹ đi làm rẫy làm gạch vào tối trẻ đi <br />
theo nên nghỉ nhiều và đi học thì hay ngủ gật tiếp thu bài chưa tốt gây ảnh hưởng <br />
rất nhiều quá trình giảng dạy của cô và trẻ.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. <br />
̣ ̉ ̉<br />
a. Muc tiêu cua giai phap:<br />
́<br />
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giải <br />
pháp, pháp biện pháp phù hợp. Những biện pháp đó nhằm mục đích giúp trẻ hứng <br />
thú tham gia các hoạt động nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng. <br />
Lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp sẽ giúp trẻ tham gia hoạt động <br />
âm nhạc tốt hơn trẻ thích thú đến trường giải quyết được vấn đề từ lòng tin đến <br />
thay đổi cách nhìn của các bạc cha mẹ khi đưa con em đi học ở trường lơp mầm <br />
non, từ đó giáo viên biết cách thu hút trẻ đến trường và tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên <br />
cần.<br />
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:<br />
<br />
Giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng môi trường giáo dục <br />
lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ <br />
hứng thú hơn trong mọi hoạt động. <br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin,linh hoạt trong quá trình xử lý tình huống hằng ngày <br />
đồng thời giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt. <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 6<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối <br />
hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ <br />
̣<br />
b. Nôi dung va cach th<br />
̀ ́ ưc th<br />
́ ực hiên giai phap:<br />
̣ ̉ ́<br />
Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lập kế hoạch giáo dục <br />
phù hợp với độ tuổi của trẻ lớp lá 4.<br />
Tìm hiểu về gia đình nơi trẻ đang sống những thuận lợi khó khăn của từng <br />
trẻ để tìm ra biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất: Ngay từ đầu <br />
năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lá 4, học sinh đa số con em đân <br />
tộc thiểu số nên tôi đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ nhu cầu học <br />
của trẻ suy nghĩ hằng ngày qua biểu hiện của trẻ tạ lớp.<br />
Ví dụ: Trẻ hôm nay đi học buồn không tham gia vào hoạt động học nhất là <br />
hoạt động môn âm nhạc, tìm hiểu trẻ xem nguyên nhân vì sao trẻ có đau ốm gì <br />
không? hay gia đình trẻ có chuyện gì buồn không, thông qua hoạt động trò chuyện <br />
cùng trẻ tìm hiểu tâm lý trẻ, hay trao đổi cùng phụ huynh khi trả trẻ xem tình hình <br />
trẻ ngày hôm đó như thế nào, và thông qua giao tiếp bạn bè trẻ xem trẻ nguyên nhân <br />
gì trẻ có biểu hiện như vậy.<br />
Bám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường đầu năm học, bám sát kế hoach <br />
xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm của nhà xuất bản giáo dục trên cơ sở đó <br />
xây dựng kế hoạch năm, chủ đề tuần có 13 tiêu chí gồm 24 chỉ số đề ra các kế <br />
hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp mình, của địa phương <br />
nơi trẻ đang sống và sinh hoạt. Dựa vào tiêu chí 3: Đa dạng các hình thức giao tiếp <br />
với cha mẹ trẻ. Chỉ số 8: Có đa dạng hình thức giao tiếp trực tiếp.<br />
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt trẻ khác nhau về thể chất tình cảm trí <br />
tuệ, hoàn cảnh gia đình. Vì vậy đặc điểm tâm sinh lí cũng khác nhau. Do đó việc <br />
lựa chọn bài hát để dạy cho trẻ cũng khác nhau, kể cả trò chơi âm nhạc cũng vậy. <br />
Với trẻ mẫu giáo 56 tuổi, trẻ hát một cách tình cảm không phải gắng sức, âm <br />
thanh mềm mại, nhẹ nhàng ở âm vực Rề – Đô, biết giữ hơi trước lúc bắt đầu hát <br />
hoặc giữa các đoạn nhạc. Hát lời hát rõ ràng, bắt đầu và kết thúc bài hát đúng lúc, <br />
bắt vào giai điệu một cách chính xác. Hát to dần, nhỏ dần với các tốc độ khác nhau <br />
một cách tự tin khi có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm cùng với người lớn. Hát <br />
đơn ca những bài hát quen thuộc. Chính vì vậy giáo viên cần hiểu biết về hướng <br />
lựa chọn bài hát có chất lượng nghệ thuật, phù hợp với tuổi đi sâu vào thế giới của <br />
trẻ, điều này giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động âm nhạc và đạt kết quả <br />
tốt hơn.<br />
Về lời ca: chọn các bài hát có nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề trong <br />
năm học, các bài hát nhẹ nhàng tình cảm, vui nhộn, dễ nhớ dễ thuộc … <br />
Ví dụ: Như bài hát “Qủa” – với giai điệu vui tươi nhộn nhịp, ngôn ngữ dễ <br />
hiểu và có nội dung giáo dục cao phù hợp chủ đề nói về đặc điểm các loại quả <br />
đồng thời cũng phù hợp với chủ đề “Thế giới thực vật –Tết và mùa xuân”<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 7<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Về giai điệu: Các bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nhẹ nhàng thu hút <br />
trẻ. Chọn những bài hát có giai điệu phù hợp với chủ đề nội dung bài hát cần <br />
truyền tải cho trẻ.<br />
Ví dụ: Bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” phù hợp với chủ đề: “Những con <br />
vật sống trong rừng” về giai điệu vui tươi hồn nhiên giúp trẻ hiểu đặc điểmchú voi <br />
con ở Bản Đôn <br />
Về nội dung bài hát: Chọn những bài hát phù hợp với chủ đề trẻ đang học có <br />
tính nhân văn cao giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà cha mẹ .<br />
Ví dụ :bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” phù hợp với chủ đề: “Những <br />
nghề bé biết” về giai điệu vui tươi hồn nhiên nội dung thì sâu sắc nhắc trẻ công <br />
việc hằng của cô chú công nhân yêu thương quý trọng công việc của mọi người <br />
trong cuộc sống giáo dục trẻ sâu sắc về nhân văn qua hoạt động âm nhạc <br />
Việc lựa chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm nhận <br />
được âm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn.<br />
Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp để kích thích trẻ <br />
tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.<br />
Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non là chủ yếu tư duy trực quan, cho nên để <br />
tổ chức được các hoạt động âm nhạc thành công thì việc sắp xếp, tạo môi trường <br />
hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú muốn tham gia hoạt động là rất cần <br />
thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ với góc âm nhạc và động âm nhạc cùng phụ huynh<br />
Vì vậy, giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải <br />
hay nguyên vật liệu có địa phương như tre, trúc, lon ,chai nhựa , vỏ dừa…. tạo <br />
nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn xung quanh lớp như đàn, thanh gõ, dàn trống, <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 8<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
trống lắc, … để thu hút trẻ vào góc chơi và thể hiện được khả năng âm nhạc của <br />
mình. Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng <br />
âm nhạc qua các trò chơi và hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của <br />
trẻ. Do đó, cần chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp <br />
và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần <br />
gũi, thoải mái cho trẻ.<br />
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, hột hạt, <br />
gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng nhôm. Có thể để giấy <br />
báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra <br />
các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ cho biểu diễn văn nghệ và nhảy <br />
múa tự do.<br />
Tất cả những đồ dùng, đồ chơi bài trí ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử <br />
dụng. Và bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại <br />
góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.<br />
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, <br />
phải luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ <br />
để trẻ không nhàm chán qua các chủ đề trong năm, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng <br />
tối đa các đồ dùng, đồ chơi. Tại góc âm nhạc khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ <br />
trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho <br />
trẻ khi sử dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ dùng tự tạo giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 9<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ <br />
hóa trang, ... Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo <br />
ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.<br />
Ví dụ :Trẻ ngồi ở góc tạo hình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh âm nhạc góc tạo hình cắt dán tạo trang phục âm nhạc<br />
Môi trường âm nhạc ngoài lớp:<br />
Có thể dùng các thùng lớn tạo thành trống ghép lại với nhau tạo dựng sân <br />
khấu âm nhạc ngoài sân thu hút trẻ tham gia hoạt động âm nhạc văn nghệ dịp lễ. <br />
Tạo môi trường âm nhạc xung quanh trẻ tất cả các hoạt động hằng ngày <br />
của trẻ là điều rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm với những đồ <br />
dùng đồ chơi màu sắc sặc sỡ. Do đó tạo môi trường đồ dùng đồ chơi phong phú, đa <br />
dạng và ở trạng thái mở là giúp trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng âm nhạc của mình <br />
cũng đồng thời giúp trẻ học hỏi nhau và sửa cho nhau những câu hát chưa đúng lời, <br />
đúng giai điệu.<br />
Biện pháp 3: Chuân bi đây đu đô dung, đô ch<br />
̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ ơi và cách bố trí sắp xếp đồ <br />
dùng, đồ chơi để thu hút trẻ hứng thú tham gia hoat đông âm nh<br />
̣ ̣ ạc.<br />
Trên cơ sở đã xác định những nội dung cần xây dựng và những thứ có thể <br />
lưu giữ lại được từ chủ đề trước thì phải có kế hoạch mua sắm, sưu tầm, làm đồ <br />
dùng đồ chơi để phục vụ cho chủ đề mới.<br />
Ví dụ: Từ chủ đề: “Thế giới thực vật” chuyển sang chủ đề “Thế giới động <br />
vật” có thể lưu thành tranh mảng tường “tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng <br />
rào, thảm cỏ… có thể bổ sung thêm: mô hình chuồng các con vật, các con vật bằng <br />
chất liệu khác nhau: nhựa, vải, bông… hoặc có thể kết hợp với gia đình để huy <br />
động phụ huynh đóng góp ủng hộ một số thức ăn cho con vật, sưu tầm một số <br />
tranh ảnh về các loài động vật hoặc mang đến lớp cho mượn một vài con vật thật <br />
như mèo, gà,…Tân dụng các nguồn nguyên liệu, phế liệu như chai lọ can dầu <br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 10<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
ăn ....bằng sự khéo léo của các cô và trẻ giúp tạo ra vật liệu tự tạo phục vụ nhu cầu <br />
học âm nhạc của trẻ.<br />
Đồ dùng cô làm: những thứ cô phải làm là những thứ có tính chất giới thiệu <br />
chủ đề hoặc khó làm hơn do cần sự khéo léo thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc.<br />
Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc <br />
như: Trống lắc, phách tre, trống tròn….<br />
Ví dụ: Trống lắc có thể làm từ vỏ lon nước cắt đôi ra bỏ hạt đá hay sỏi vào <br />
trong dán keo cẩn thận trẻ cầm không bị thương, hay cây tre trúc cắt ra đoạn hai <br />
thanh đập vào nhau tạo ra tiếng kêu làm phách tre, trống từ hộp bánh bằng nhôm <br />
hay sắt…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng giọng hát cần chuẩn <br />
xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp mang lại cho trẻ niềm vui. Giáo <br />
viên cần nghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác phẩm dưới nhiều <br />
hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn <br />
được tự thể hiện mình.<br />
Trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm xúc với những sự vật, sự <br />
việc xung quanh. Do đó, việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ phải tự nhiên và <br />
lôi cuốn. Đồ dùng đồ chơi âm nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác <br />
nhau lôi cuốn trẻ rất hứng thú và thích được tham gia, giáo viên có thể sử dụng <br />
nhạc baet để dạy cho trẻ qua trình chiếu màn hình ti vi hay PowerPoint. <br />
Khả năng âm nhạc của giáo viên tốt thì sẽ dễ giúp trẻ hứng thú và hòa cùng <br />
cô nhanh hơn. Tuy nhiên khi khả năng của mình chỉ ở mức độ là khá, trung bình thì <br />
việc biết sử dụng đồ dùng, dụng cụ thành thạo và hiệu quả cũng giúp giáo viên <br />
phát triển khả năng âm nhạc của trẻ bằng cách thu hút trẻ hứng thú tham gia vào <br />
các hoạt động cô tổ chức.<br />
Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ bằng trang phục, đạo cụ khi tham gia <br />
hoạt động âm nhạc. <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 11<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Như chúng ta đã biết, trẻ em rất thích điều mới lạ, thích cái đẹp. Nên việc <br />
trẻ được mặc những trang phục không giống đồ mình mặc hàng ngày hay những <br />
trang phục màu sắc đẹp trẻ rất thích. Không nhất thiết là trong các ngày hội ngày lễ <br />
chúng ta mới tạo cho trẻ đẹp và mới lạ mà ngay trong các giờ âm nhạc hàng ngày <br />
giáo viên cũng cần tạo cảm giác mới lạ cho trẻ qua các trang phục phù hợp với nội <br />
dung bài hát. <br />
Ví dụ: Khi dạy cho trẻ hát các bài dân ca quê hương nhẹ nhàng thì giáo viên <br />
có thể cho trẻ được mặc những trang phục phù hợp với bài hát, khác với đồ của bé <br />
thì chắc chắn bé sẽ vui hơn, thích hơn và học tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ hát múa biểu diễn văn nghệ cho xã nhà và cùng cô múa hát dân ca cấp <br />
huyện<br />
Hát múa các bài về tây nguyên được mặc trang phục của vùng miền đó trẻ <br />
cũng sẽ thích thú hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 12<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ múa trang phục tây nguyên<br />
Mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp sẽ làm <br />
cho chúng ta tự tin hơn. Do đó, để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âm nhạc thì ngoài <br />
phương pháp linh hoạt thì việc giáo viên kết hợp cho trẻ được sử dụng trang phục <br />
trong quá trình tham gia hoạt động cũng góp phần cho hoạt động sôi nổi, đạt kết <br />
quả hơn.<br />
Biện pháp5: Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc.<br />
Để khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn, thì điều đầu tiên giáo <br />
viên nên làm là giúp trẻ hứng thú, tích cực khi được tham gia vào các hoạt động âm <br />
nhạc. Việc đưa âm nhạc đến với trẻ, giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì <br />
lớn lao, mà hơn hết là giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hội được cảm thụ âm nhạc và <br />
thể hiện năng khiếu của bản thân. Bởi trẻ ở lứa tuổi mầm non là "Học bằng chơi <br />
chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non. Do đó chúng ta cho trẻ cảm <br />
nhận âm nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:<br />
Hoạt động âm nhạc có chủ đích: <br />
Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua hoạt động có chủ đích, tức là trực <br />
tiếp dạy cho trẻ hát, múa, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc để nâng cao khả <br />
năng âm nhạc cho trẻ thì quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích cần có sự linh <br />
hoạt để trẻ hứng thú tham gia, từ đó hiệu quả trẻ tiếp thu được sẽ tốt hơn. <br />
Trong hoạt động dạy hát: chúng ta chọn phần trọng tâm là ca hát thì nội <br />
dung chính là tập cho các cháu hát thuộc, rõ lời bài hát và đúng nhịp. Tuy nhiên <br />
phương pháp tổ chức cho trẻ cần được cô giáo lựa chọn phù hợp với khả năng của <br />
trẻ, không áp đặt, không gò ép trẻ mà cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt và tạo sự hứng <br />
thú cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 13<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Nếu trẻ hoàn toàn chưa biết bài hát này thì giáo viên sẽ hát mẫu rồi tập cho <br />
trẻ hát từng câu rõ lời và đúng giai điệu, còn như có một số trẻ đã biết thì giáo viên <br />
nên đồng thời khuyến khích trẻ hát cùng và cần chú ý trong khi trẻ hát đoạn nào <br />
chưa đúng lời hoặc giai điệu thì giáo viên sẽ sửa cho trẻ ở đoạn đó bằng cách cô <br />
giáo hát trước trẻ hát sau. Do nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm khi trẻ đã nhớ lời rồi thì <br />
hình thức dạy hát không còn nữa nhất đối với trẻ 56 tuổi trẻ được học mọi lúc <br />
mọi nơi nhất môn hoạt động âm nhạc, trẻ được học, ôn bài tìm hiểu bài hát trong <br />
mọi lúc mọi nơi tất cả các hoạt động. Cô hướng trẻ tham gia hoạt động âm nhạc <br />
theo nhiều hình thức: vận động theo nhịp bài hát, vỗ tay theo nhịp, vận động sáng <br />
tạo trên cơ thể trẻ…..Cô giáo cần thay đổi hình thức như sử dụng đàn (nếu cô biết <br />
đàn) để trẻ cùng hát với cô theo đàn, còn không cô có thể tải nhạc rồi mở cho trẻ <br />
hát cùng cô theo nhạc… Với trẻ khi có thêm âm thanh vui nhộn trẻ sẽ hứng thú hơn, <br />
không nên để trẻ trong một tư thế lâu là ngồi hát, đứng hát. Mặt khác giáo viên cần <br />
tổ chức thi đua, có khen thưởng để kích thích trẻ hứng thú hơn.<br />
Ví dụ: Một tiết hoạt động âm nhạc cô có thể dẫn dắt lôi cuốn trẻ vào bài <br />
bằng một hội thi bé yêu ca hát, hay có thể tạo dựng một tình huống trẻ vào bài chủ <br />
đề: “Bé đi đường an toàn” tạo dựng tình huống cho trẻ đạp xe đạp làm “bác đưa <br />
thư vui tính” dẫn dắt vào bài hát chủ đề thu hút trẻ. Trong quá trình hoạt động âm <br />
nhạc cô cho trẻ chọn hình thức vận động của mình theo ý thích của trẻ vỗ tay theo <br />
nhịp, múa , vận động sáng tạo trên cơ thể theo nhóm, cá nhân, tổ của trẻ. Không áp <br />
đặt trẻ làm theo cô phát triển hết khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ hứng thú tham <br />
gia hoạt động sôi nổi hơn tiết dạy đạt kết quả hơn.Kết thúc vận động chính cô hát <br />
cho trẻ nghe cô cùng trẻ hát vận động cùng cô nếu trẻ thích như bài hát: “Anh phi <br />
ông ơi” cô giảng nội dung hỏi trẻ bạn nào thích làm phi công lên thực hiện vận <br />
động theo bài hát cùng cô khuyến khích trẻ tự do chủ động. Trò chơi âm nhạc cô <br />
giúp trẻ chọn trò chơi phù hợp với trẻ thu hút trẻ hứng thú tham gia chơi, lồng ghép <br />
bài hát chủ đề nhạc không lời tăng thêm tính sôi động kích thích trẻ. <br />
Tuy nhiên việc làm này giáo viên không nên lặp đi lặp lại trong tất cả các giờ <br />
hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ nhàm chán cho trẻ. Cũng là dạy hát, dạy vận động theo <br />
nhịp bài hát nhưng hôm sau giáo viên có thể không sử dụng đàn mà có thể cho trẻ sử <br />
dụng thêm dụng cụ âm nhạc cho trẻ em như xắc xô, thanh gõ, trống lắc … để kết <br />
hợp khi trẻ đã nhớ lời có thể hát cùng cô kết hợp sử dụng các dụng cụ âm nhạc mà <br />
trẻ tự tạo ra.<br />
Hay khi dạy trẻ vận động (múa), giáo viên cũng có thể linh hoạt được. Tùy <br />
theo nội dung lời ca và tính chất và tốc độ của bài để lựa chọn sao cho phù hợp. <br />
Giáo viên cho trẻ đứng thành vòng tròn hay vòng cung hoặc đội hình thể dục và giữ <br />
khoảng cách nhất định giữa giáo viên và trẻ để có thể bao quát được và trẻ cũng đễ <br />
theo dõi và làm theo động tác của cô. Ngoài ra giáo viên có thể kích thích tính sáng <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 14<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
tạo cho trẻ, đặt các câu hỏi và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện mình như: “Với bài <br />
hát này chúng ta sẽ kết hợp được với những vận động nào phù hợp với nhịp điệu <br />
bài hát” Mời trẻ làm và khi tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện rồi giáo viên có thể <br />
dẫn dắt vào hoạt động mình muốn hướng tới. Chính những điều đó trẻ sẽ hứng thú <br />
hơn, vừa được thể hiện theo sáng tạo đồng thời có thêm một cách thể hiện mới là <br />
cô chỉ dẫn.. Nhưng trọng tâm vẫn là múa theo bài hát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ trong hoạt động âm nhạc<br />
Đối với hoạt động vận động theo nhạc, giáo viên cho trẻ nghe bài hát bản <br />
nhạc có trong chủ đề. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung cũng như tính chất âm <br />
nhạc của bài hát đó. Sau đó cô gợi mở cho trẻ: Để bài hát sinh động hơn chúng ta <br />
chọn vận động nào để cho phù hợp với giai điệu bài hát ? Dựa vào gợi ý của cô, trẻ <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 15<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
có thể đưa ra ý kiến như: vỗ tay theo tiết tấu chậm hoặc tiết tấu tổng hợp theo bài <br />
hát. Từ đó cô chọn vận động chính cho bài hát và cho lớp thể hiện nhiều lần theo <br />
hình thức đó. Khi trẻ đã thực hiện thành thạo rồi cô cho trẻ tự vận động theo sở <br />
thích của trẻ dưới hình thức tổ, nhóm hoặc dùng các dụng cụ gỗ đệm. Bên cạnh đó <br />
cô có thể gợi ý cho trẻ cách thể hiện vận động theo nhạc trên các bộ phận trên cơ <br />
thể.<br />
Ví dụ: Bài hát “ Cái mũi” trẻ có thể vừa hát vừa mô phỏng chỉ tay vào mũi. <br />
Hoặc bài hát: “Đố bạn” trẻ vừa hát vừa mô phỏng dáng điệu của các con vật phù <br />
hợp với nhịp điệu của bài hát.<br />
Ngoài các cách vận động trên cơ thể giáo viên có thể gợi mở, sáng tạo <br />
khuyến khích trẻ nhảy rum ba, cha cha…để cho tiết dạy được phong phú hơn.<br />
Khi cho trẻ nghe hát: Tất cả các hoạt động đều phải được triển khai một <br />
cách liên hoàn nhịp nhàng và linh hoạt. Giữa một hoạt động nhỏ cần có sự liên kết <br />
hợp lí tránh nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. <br />
Ví dụ sau khi cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần giáo viên có thể cho trẻ đọc lời ca <br />
rồi hỏi về nội dung bài, cho trẻ đặt tên bài , tiếp đến trò chơi, rồi cho trẻ nghe lại <br />
bài theo hình thức khác.<br />
Một trong những cách cho trẻ làm quen với âm nhạc là tổ chức các trò chơi <br />
âm nhạc cho trẻ tham gia.Thông qua trò chơi trẻ trực tiếp thực hiện và cảm nhận <br />
sự nhanh chậm, cao thấp to nhỏ của âm thanh một cách tự nhiên nhất. Bên cạnh đó <br />
tổ chức cho trẻ tham gia chơi không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh tốt mà <br />
còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi tổ chức chơi giáo viên <br />
giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng.<br />
Ví dụ: Trò chơi “Tai nhanh hơn” Giáo viên xếp 4 cái ghế trẻ đứng xung <br />
quanh chọn 6 trẻ lên chơi lần lượt trẻ đi vòng tròn hát bài hát chủ đề khi nghe hiệu <br />
lệnh cảu cô vỗ tay hay lắc sắc xô trẻ chon cho mình một cái ghế để ngồi bạn nào <br />
nhanh hơn sẽ có chỗ ngồi bạn nào chậm hơn sẽ mất quyền chơi tiếp về chỗ cứ <br />
như vậy đến bạn cuối cùng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 16<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ đang chơi trò chơi trong giờ âm nhạc<br />
Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc để trẻ luôn hứng thú người <br />
giáo viên phải hết sức linh hoạt, không nhất nhất là dạy hát hay dạy vận động chỉ <br />
đúng từng đó thời gian, mà tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ để kéo dài hơn hay <br />
nên dừng tại đó hoặc đi đủ ba hoạt động dạy hát (hoặc vận động) rồi nghe hát, <br />
chơi trò chơi âm nhạc. Tất cả tùy vào trẻ để giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn <br />
hoạt động và phương pháp phù hợp. <br />
<br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 17<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học”, do đó giáo viên nên tổ chức <br />
dưới hình thức là trò chơi hoặc chương trình âm nhạc thì sẽ thu hút được sự tham <br />
gia tích cực hơn của trẻ.<br />
Ví dụ: Qua hoạt động dạy giáo viên thu bằng cách dẫn dắt vào chương trình <br />
“Trò chơi âm nhạc” sẽ hiệu quả hơn là giáo viên vào dạy trực tiếp trẻ bài hát. Hoặc <br />
thay vì cuối chủ đề cho trẻ ôn lại các bài hát, trò chơi thì giáo viên tổ chức biểu <br />
diễn văn nghệ cuối chủ đề. Trẻ được thi đua được trình diễn trước đám đông khả <br />
năng âm nhạc của mình sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.<br />
Chính việc tổ chức linh hoạt các phương pháp giúp trẻ hứng thú và yêu thích <br />
giờ học âm nhạc hơn. Từ đó giúp trẻ có tình yêu với âm nhạc và nâng cao dần khả <br />
năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.<br />
Âm nhạc qua hoạt động dạo chơi, tham quan<br />
Trẻ nhỏ rất thích khám phá điều mới lạ, các buổi dạo chơi tham quan là cơ <br />
hội cho trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình. Qua các buổi dạo chơi tham quan <br />
này giáo viên cũng cần mang âm nhạc đến với trẻ. Cho trẻ cùng hát tập thể theo <br />
chủ đề vừa tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ khi được đi dạo chơi tham <br />
quan đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta ôn lại lời bài hát cho trẻ và giúp trẻ cảm <br />
nhận chính xác hơn giai điệu của bài hát qua việc kết hợp vỗ theo các loại tiết tấu <br />
khác nhau.<br />
Ví dụ: Cô và trẻ cùng nhau đi dạo chơi vườn hoa , tham quan vườn rau của <br />
trường lồng ghép hoạt động âm nhạc hát bài hát chủ đề cho trẻ hứng thú vui chơi <br />
khi được đi tham quan dạo chơi cùng cô.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ tham quan dạo chơi cùng cô<br />
Việc tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và cảm nhận âm nhạc ở mọi lúc, mọi <br />
nơi là điều rất cần thiết. Trẻ nghe nhiều, tai nghe của trẻ sẽ phát triển và cảm <br />
nhận chính xác hơn giai điệu để từ đó hát đúng lời, đúng giai điệu và hay hơn, tự tin <br />
thể hiện trước đám đông nhiều hơn. <br />
Trần Thị Thúy Phương Trường mầm non Cư Pang Trang 18<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non Cư <br />
Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm<br />
Âm nhạc tích hợp trong đón, trả trẻ và thể dục sáng:<br />
Âm nhạc đến với trẻ không nhất thiết là vào giờ hoạt động âm nhạc mà âm <br />
nhạc có thể đến với trẻ bất cứ lúc nào. Trẻ càng được tiếp xúc nhiều với âm nhạc <br />
thì sẽ hình thành dần trong trẻ tình yêu âm nhạc, từ đó khả năng âm nhạc cũng <br />
được nâng cao. Hơn thế nữa âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu để tổ chức các <br />
hoạt động học khác.<br />
Sáng sớm khi vừa đến lớp, giáo viên cần mở nhạc theo chủ đề để cho trẻ cảm <br />
thấy vui tươi, phấn khởi khi được đến trường. Nhạc cất lên ngày mới cho trẻ là <br />
phải vui, rộn ràng kích thích sự hứng thú của trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, để <br />
trẻ quên đi cảm giác xa bố mẹ. Cụ thể là các bài hát như “Vui đến trường” chủ đề: <br />
Trường mầm non “Cô giáo em” chủ đề: Nghề dạy học. <br />
Để khởi động một ngày mới cho trẻ, vào buổi tập thể dục sáng cô mở nhạc <br />
cho trẻ trong quá trình đi, chạy, tập các động tác là rất quan trọng, nó kích thích trẻ <br />
vui vẻ, tự tin hơn khi thực hiện các động tác cùng cô. Đồng thời, khi tập với nhạc <br />
trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài hát, những bài hát dành cho trẻ tập thể dục <br />
thường là nhạc vui có tiết tấu nhanh, mạnh. Cụ thể như: “Tập thể dục buổi sáng”, <br />
cô giáo có thể cho trẻ tập các động tác cơ bản