PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 56 TUỔI HỌC TỐT MÔN KHÁM <br />
PHÁ KHOA HỌC <br />
<br />
<br />
Lĩnh vực : Hoạt động nhận thức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Phan Thị Lài<br />
Đơn vị : Trường mầm non Hoa Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU..............................................................................3<br />
I. Đặt vấn đề :..................................................................................................3<br />
II. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................4<br />
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................4<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề............................................................................4<br />
II. Thực trạng vấn đề......................................................................................6<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:..............................8<br />
IV. Tính mới của giải pháp:............................................................................17<br />
V. Hiệu quả SKKN:.........................................................................................18<br />
Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................19<br />
I. Kết luận:........................................................................................................19<br />
II. Kiến nghị:.....................................................................................................20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU<br />
I.Đặt vấn đề <br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Lý do lý luận: <br />
Tâm hồn trẻ thơ từ xưa đã được ví như trang giấy trắng. Thời điểm này <br />
tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn, tìm <br />
hiểu khám phá mọi sự vật xung quanh và vận động bằng đôi chân, đôi tay của <br />
mình.... tất cả những cử chỉ đó đều hình thành nên thói quen, kể cả thói xấu. <br />
Chúng ta đang sống trong thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của khoa học hiện <br />
đại. Do vậy tự xã hội sinh ra nhu cầu cần những con người năng động sáng <br />
tạo, có trí tuệ cao để phù hợp với sự phát triển của thời đại.<br />
Muốn như vậy ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 6 <br />
tuổi lứa tuổi đang có những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn <br />
ngữ, tình cảm .....cần có sự hướng dẫn nhận thức theo trình tự, theo chương <br />
trình được nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi. Trong hệ thống các hoạt động <br />
trẻ được làm quen ở trường mầm non thì hoạt động khám phá khoa học tạo <br />
cho trẻ hệ thống kiến thức bao quát nhất. Thông qua các tiết học trẻ lần lượt <br />
được hình thành kiến thức từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể <br />
tới trừu tượng. Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về <br />
cô giáo mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, một số giáo viên chưa <br />
thực sự coi trọng vấn đề này. <br />
Lý do thực tiễn: <br />
Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì trong công <br />
tác giảng dạy giáo viên trường chúng tôi vẫn còn một số hạn chế sau: Trong <br />
hoạt động khám phá khoa học các đồng chí đang quá lạm dụng công nghệ <br />
3<br />
thông tin vào giảng dạy, chủ yếu là thiết kế giáo án Powpoi sau đó chỉ việc <br />
cho trẻ tìm hiểu các sự vật hiện tượng trên máy tính. Tôi không phủ nhận sự <br />
cần thiết của việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin, không phủ nhận <br />
rằng công nghệ thông tin rất có ích giúp giáo viên chủ động trong hoạt động, <br />
nhưng vô tình chúng ta đang để trẻ thụ động, quen với việc chỉ được tiếp xúc <br />
qua màn hình máy tính. Điều đó đang hạn chế sự phát triển, sáng tạo của trẻ. <br />
Trẻ cần được hoạt động thực tế, được tự tay sờ, nắn, ngửi, được tự mình <br />
khám phá thông qua hoạt động nhóm, tự thảo luận…và cô giáo phải có những <br />
biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực, có như vậy hoạt động mới <br />
đạt hiệu quả cao, việc học mới thực sự “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Chính vì <br />
vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn <br />
khám phá khoa học” nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động <br />
khám phá khoa học càng hứng thú, hiệu quả hơn với trẻ.<br />
II. Mục đích nghiên cứu: <br />
Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học <br />
để trẻ đạt kết quả cao. Thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, thích khám phá, tìm <br />
tòi, sáng tạo của trẻ. Sẽ giúp trẻ có cơ hội được phát triển toàn diện về mọi <br />
mặt.<br />
Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng, và <br />
thế giới xung quanh. <br />
Có một số kĩ năng sống như tôn trọng, hợp tác, thân thiện, biết quan <br />
tâm và chia sẻ.<br />
Phát triển một số phẩm chất cá nhân như mạnh dạng, tự tin, tự lực. Từ <br />
đó giúp trẻ phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản theo những chiều <br />
hướng khác nhau.<br />
Trẻ có kỹ năng ứng sử, sử lí các tình huống trong xã hội bằng những <br />
hành vi đẹp khi giao tiếp trong sinh hoạt gia đình ,trường lớp mầm non và <br />
công đồng gần giũ.<br />
<br />
4<br />
Nhằm giúp giáo viên chủ động linh hoạt hơn trong việc tổ chức các tiết <br />
dạy trên lớp. Từ đó trẻ sẽ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá khoa <br />
học dẫn đến việc tiếp thu bài được hiệu quả hơn. <br />
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chỉ ra rằng trong <br />
những năm đầu đời là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất. Đó <br />
là giai đoạn tăng trưởng và hoàn thiện về trọng lượng của não và các dây <br />
thần kinh; là sự phát triển và hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, tâm <br />
lý và nhân cách. Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ em đã lĩnh <br />
hội các vận động cơ bản của cơ thể. Các quá trình cảm nhận được hình thành <br />
và hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của các giác quan và sự phối hợp vận <br />
động giữa các bộ phận trên cơ thể. Ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ trải qua các <br />
giai đoạn phát triển chính từ trực quan hành động đến tư duy lôgíc. Kinh <br />
nghiệm sống của trẻ được tích luỹ nhanh chóng, phạm vi các biểu tượng <br />
được mở rộng, xúc cảm của trẻ trở nên dễ điều khiển. Xuất hiện sự tự nhận <br />
thức, trẻ hiểu được vị trí của mình trong môi trường giao tiếp với người lạ và <br />
người quen. Trẻ bắt đầu có ý thức định hướng trong thế giới đồ vật và tự <br />
nhiên, phân biệt được giá trị của những đồ vật đó. <br />
Chính sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ trong những năm đầu tiên <br />
của cuộc sống đã cho phép trẻ tiếp thu, lĩnh hội không chỉ các biểu tượng cụ <br />
thể mà cả những biểu tượng khái quát, các mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn <br />
nhau của các sự vật, hiện tượng xung quanh. <br />
Đây cũng là "thời kỳ nhạy cảm" để cho trẻ tiếp xúc, khám phá thiên <br />
nhiên và cuộc sống xã hội. Sự phát triển của trẻ chỉ có thể diễn ra liên tục và <br />
hiệu quả trong sự tương tác giữa trẻ với môi trường xung quanh dưới sự <br />
hướng dẫn của người lớn. <br />
Thông qua khám phá khoa học trẻ không chỉ tích luỹ được hệ thống kiến <br />
<br />
5<br />
thức chính xác về thế giới khách quan mà còn phát triển các quá trình tâm lý <br />
nhận thức, các phẩm chất trí tuệ và ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc tiếp thu các <br />
khái niệm khoa học ở các bậc học lớn hơn sau này.<br />
Việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống… giúp trẻ phát triển <br />
những xúc cảm, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức tích cực, thái độ ứng xử đúng <br />
đắn với thiên nhiên, xã hội.<br />
Khám phá khoa học giúp trẻ phát triển về thể chất và các kỹ năng lao <br />
động. <br />
Có thể nói cho trẻ khám phá khoa học là một trong những phương pháp <br />
quan trọng, phương pháp chủ yếu giúp trẻ phát triển toàn diện. Để chuẩn bị <br />
nền tảng và tâm thế cho trẻ vào học ở trường tiểu học thì việc tổ chức cho <br />
trẻ khám phá khoa học chỉ có thể đạt hiệu quả khi người tổ chức hoạt động <br />
xác định rõ mục đích, thiết kế tiết dạy dựa trên đặc điểm học của trẻ mầm <br />
non. Trẻ mầm non học qua bắt chước, qua trải nghiệm, thí nghiệm; qua sự <br />
tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, qua tư duy suy luận và vui chơi. Tạo dựng <br />
môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, kích thích trẻ hoạt động tích cực <br />
trong khám phá khoa học sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ.<br />
Khám phá khoa học là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu giáo với <br />
cuộc sống xung quanh, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên <br />
của quá trình hình thành nhân cách. Việc khám phá, tìm tòi sẽ giúp trẻ phát <br />
triển đầy đủ, toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí, cũng như các nét tính <br />
cách và năng lực xã hội.<br />
Khám phá khoa học cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống <br />
của trẻ, giúp trẻ hòa nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình <br />
thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật, tính <br />
đồng đội. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân <br />
cách cho trẻ.<br />
Khám phá thế giới xung quanh là một trong những hoạt động hàng ngày <br />
<br />
6<br />
của trẻ ở trường mầm non, có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà <br />
ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. Trẻ có hiểu biết <br />
tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp <br />
với các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ biết thêm nhiều kiến thức mới khi <br />
được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, tìm tòi và sáng tạo trong môi trường thuận <br />
lợi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi <br />
trường xã hội hiện đại.<br />
II. Thực trạng vấn đề: <br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường mầm non Hoa <br />
Cúc về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt <br />
động giáo dục mầm non. Nhà trường đã đầu tư trang bị học tập và đồ dùng, <br />
đồ chơi đầy đủ để phục vụ cho công tác dạy và học có chất lượng, đảm bảo <br />
an toàn cho trẻ.<br />
Ngôi trường nơi tôi đang công tác là trường được công nhận chuẩn <br />
quốc gia mức độ 1, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, <br />
đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề <br />
mến trẻ. Các giáo viên tích cực, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi tạo <br />
môi trường thuận lợi để trẻ thỏa sức chơi những trò chơi mới lạ, hấp dẫn <br />
giúp trẻ tích cực, sáng tạo chủ động hơn khi tham gia các hoạt động khám <br />
phá. <br />
Bản thân tôi là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự <br />
tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, <br />
nhiệt tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ. Hơn nữa tôi <br />
luôn luôn tìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu <br />
để rút kinh nghiệm cho mình.<br />
Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho <br />
việc chăn sóc và giáo dục trẻ.<br />
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợp <br />
<br />
7<br />
cùng tôi trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu, thường xuyên đóng góp ý <br />
kiến và trao đổi thông tin về trẻ với giáo viên chủ nhiệm. <br />
Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán, chủ <br />
động, tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá hơn.<br />
Bên cạnh những thuận lợi thì còn có một số tồn tại sau đây:<br />
Trường tôi là ngôi trường được xây mới chưa lâu, cây xanh còn nhỏ, <br />
hệ thống mái che chưa có nên sân trường còn nắng do đó còn gặp nhiều khó <br />
khăn cho cô và trẻ khi tham gia khám phá thiên nhiên.<br />
Bản thân tôi khi thực hiện việc giảng dạy còn chưa có sự linh hoạt, <br />
còn áp dụng phương pháp dạy học củ nên chưa kích thích được sự tư duy, <br />
sáng tạo của trẻ.<br />
Một số học sinh còn nhút nhát chưa mạnh dạn phát biểu trong giờ học.<br />
Một số phụ huynh là người đồng bào dân tộc tiểu số vì công việc đồng <br />
án nên chưa thực sự quan tâm đến con em của mình nhiều.<br />
Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá chưa có sự đầu <br />
tư về việc cho trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. <br />
<br />
Tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động khám phá <br />
khoa học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Dưới đây là <br />
kết quả nhận thức của trẻ lớp lá 1 năm học 20172018 như sau:<br />
<br />
Số Kết quả<br />
Nội dung lượn Tố Yế Tỷ <br />
Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ<br />
g trẻ t u lệ<br />
Sự tự tin, tích <br />
39 14 36,1% 13 33,3% 12 30,6% 0<br />
cực chủ động<br />
Trẻ hứng thú <br />
tham gia hoạt <br />
39 14 36,1% 12 30,6% 13 33,3% 0<br />
động khám phá <br />
khoa học.<br />
<br />
8<br />
Tò mò ham hiểu <br />
39 13 33,3% 14 36,1% 12 30,6% 0<br />
biết<br />
Thể hiện về một <br />
số hiểu biết về <br />
39 14 36,1% 14 36,1% 11 27,8% 0<br />
thế giới xung <br />
quanh<br />
<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và khảo sát thực tế tôi suy nghĩ, <br />
tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách <br />
tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát <br />
hiện ra nhiều điều mới lạ hơn nên tôi đã mạnh dạng đưa ra những biện pháp <br />
sau:<br />
Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, phương tiện để trẻ khám <br />
phá. <br />
Tạo môi trường hấp dẫn, phong phú, có ảnh hưởng trực tiếp đến <br />
tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ để trẻ tự do trải nghiệm và tìm hiểu. Tôi đã <br />
sử dụng vật sống, vật thật cho trẻ dễ tìm hiểu như một số loại rau củ quả, <br />
những hạt giống dễ nảy mầm, dễ lên, cây, các hạt giống và chậu gieo hạt <br />
cho trẻ khám phá quá trình phát triển của cây .... đối với chủ đề thế giới <br />
thực vật. <br />
Khi cho trẻ khám phá về các loại quả, để gây được sự hứng thú cho <br />
trẻ hơn, tôi đã chuẩn bị một số loại quả thật cho trẻ khám phá. Môi trường <br />
hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ khám phá một cách <br />
hiệu quả.<br />
Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường <br />
xung quanh thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong <br />
trường và ngoài trường cần đảm bảo có đủ các yếu tố cho trẻ trải nghiệm, <br />
khám phá thực tế theo yêu cầu.<br />
9<br />
Ví dụ: Cho trẻ khám phá vườn rau sạch, khi bắt đầu lên kế khoạch <br />
khám phá, tôi đã trực tiếp làm đất, gieo hạt để kịp thời gian tổ chức cho trẻ đi <br />
tham quan, quan sát và tìm hiểu về ( đặc điểm, công dụng, môi trường <br />
sống….) của các loại rau đó. Tại đây, các bé đã được cô giới thiệu về các loại <br />
rau lá xanh cũng như quá trình gieo hạt, chăm sóc các loại rau tươi sạch như <br />
thế nào. Sau đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước….cho rau, trẻ <br />
sẽ rất hứng thú qua hoạt độngcho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật <br />
thật, từ đó trẻ sẽ được trực tiếp trải nghiệm, góp phần phát huy nhận thực <br />
của trẻ. <br />
<br />
Đối với chủ đề thế giới động vật tôi chuẩn bị một số con vật cho trẻ <br />
khám phá như bể cá, gà, vịt … tùy vào từng chủ đề nhánh đưa ra.<br />
Hoặc muốn cho trẻ cùng cô thực hành các thí nghiệm tôi đã chuẩn bị <br />
rất nhiều đồ dùng dụng cụ như dụng cụ chứa nước, các vật chìm và nổi, <br />
đường, muối, màu nước…..<br />
Trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi, qua sự thăm dò, khám phá. Vì vậy tôi <br />
đã bố trí, bày biện phòng nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần <br />
lớn thời gian cho trẻ tự khám phá qua hoạt động chơi.<br />
Ví dụ : Cô để chậu gieo hạt ở góc thiên nhiên để cho trẻ theo dõi sự <br />
nảy mầm và lớn lên của cây. Tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước tôi <br />
treo một số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước hoặc làm bể cá nhỏ để <br />
trẻ nhận dạng các con vật. Môi trường hoạt động không nhất thiết phải là <br />
môi trường ở một nơi nào đó nhất định mà có thể là môi trường hoạt động <br />
mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật <br />
sống, đồ vật và những hiện tượng quan sát bằng cách sử dụng tất cả các giác <br />
quan một cách thích hợp. Để chuẩn bị tốt cho bài dạy của mình, tôi đã làm tốt <br />
công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú, an toàn, phù hợp, bố <br />
trí thời gian chơi và không gian chơi hợp lý. <br />
<br />
<br />
10<br />
Tôi còn tổ chức cho trẻ được tham quan chăm sóc vườn hoa của <br />
trường. Từ rất sớm các bé đã rất háo hức và sẵn sàng để được tham gia trải <br />
nghiệm thực tế cùng cô. Tại đây, các bé đã được cô giới thiệu về các loại <br />
hoa, được chiêm ngưỡng hương thơm của các loài hoa. Cũng trong những <br />
buổi thực thăm quan này tôi đã cho trẻ tự tay thực hành cách gieo hạt để trồng <br />
hoa, chăm sóc các loại hoa như thế nào. Các cháu được trực tiếp tưới nước, <br />
nhổ cỏ cho vườn hoa tươi tốt hơn. <br />
Sau khi tham quan vườn hoa, các đã bé biết gọi tên, đặc điểm, lợi ích <br />
một số loại hoa. Qua đó tôi kết hợp giáo dục các cháu chăm sóc và bảo vệ các <br />
lời hoa<br />
Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ khám phá trong giờ học.<br />
Trong các giờ học trên lớp, để giúp trẻ tư duy về các sự vật hiện <br />
tượng tốt hơn, tôi đã sử dụng vật thật để phục vụ cho công tác giảng dạy. <br />
Việc truyền thụ kiến thức cho trẻ thông qua vật thật sẽ giúp trẻ tư duy tốt <br />
hơn, trẻ được sử dụng tất cả các giác quan để nhận biết, khám phá và tiếp <br />
thu lĩnh hội kiến thức một cách có hiệu quả nhất.<br />
Ví dụ 1: <br />
Chủ đề: Thế giới thực vật<br />
Chủ đề nhánh: một số loại quả<br />
Đề tài: khám phá về một số loại quả.<br />
Với đề tài này, tôi cho trẻ khám phá về các loại quả thật như: quả <br />
cam, quả xoài, và quả chuối.<br />
Khi cho trẻ khám phá về các loại quả, để gây được sự hứng thú cho <br />
trẻ hơn, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia vào cuộc thi “ Lễ hội trái cây”, tạo sự <br />
thi đua giữa các đội với nhau từ đó kích thích trẻ hứng thú hơn trong giờ khám <br />
phá. Sau đó tôi cho trẻ chọn quả về nhóm để thảo luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước:Dạy bằng tranh ảnh Sau:Trẻ được trực tiếp sờ, ném vị quả <br />
thật.<br />
Trẻ thảo luận về đặc điểm các loại quả, trẻ sờ, nếm, Rèn kỹ năng quan <br />
sát, phân tích, tổng hợp và làm việc theo nhóm, tiếp theo cho đại diện từng <br />
nhóm lên trình bày. <br />
Khi trẻ trình bày về quả cam , tôi luôn đặt ra những câu hỏi gợi mở, <br />
nhằm giúp trẻ tư duy để phát triển ngô ngữ mạch lạc :<br />
Quả cam có hình dạng gì ? <br />
Khi sờ vào vỏ cam như thế nào? <br />
Vỏ cam có màu gì ?<br />
Khi bóc vỏ phía trong có gì ? <br />
Cam nhiều hạt hay ít hạt ? <br />
Khi nếm cam có vị gì ?<br />
Cam cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể ? <br />
Tại sao chúng ta cần ăn nhiều cam ?<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Trong quá trình học, để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, ngồi nhiều <br />
mệt mỏi, tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi ngắn như trò <br />
chơi gieo hạt. Bên cạnh đó tôi còn lồng ghép giáo dục cho trẻ ăn nhiều trái <br />
cây để tốt cho cơ thể khỏe mạnh, trước khi ăn thì phải biết rữa tay sạch sẽ, <br />
và mời mọi người trước khi ăn, khi ăn xong phải bỏ rác vào nơi quy định. <br />
Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ quan sát thêm một số loại quả khác để trẻ <br />
biết được sự đa dạng và phong phú của các loại quả. Nhằm củng cố lại kiến <br />
thức củ cho trẻ, tôi đã tổ chức trò chơi đi qua đường dích dắt không chạm vào <br />
chướng ngại vật để lấy loại quả theo yêu cầu. Giúp trẻ tham gia vào trò chơi <br />
được sôi động hơn tôi đã mở nhạc tạo hứng thú cho trẻ khi chơi.<br />
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những <br />
cách mở đầu hoạt động khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Có thể <br />
dùng câu đố, bài hát, trò chơi… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và <br />
đồ vật, vật thật và mô hình.<br />
Với mỗi đối tư ợng cho trẻ làm quen, trẻ cần được quan sát kỹ, trẻ biết <br />
đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ <br />
mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không <br />
những hiểu về vật đó mà còn có cách ứng xử, hành động sao cho phù hợp với <br />
chúng .<br />
Ngoài ra để cho trẻ có thể khám phá một số hiện tượng thiên nhiên <br />
xung quanh trẻ tôi đã sử dụng công nghệ thông tin để ghi lại sự vật, sự việc <br />
diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ bằng những hình ảnh sống <br />
động, phong phú một cách chi tiết, phù hợp với tâm sinh lý trẻ nhỏ. Tôi dùng <br />
những hình ảnh đẹp về các hiện tượng tự nhiên, về các sự vật xung quanh để <br />
trẻ quan sát, suy nghĩ và phỏng đoán.<br />
Ví dụ : Với chủ đề hiện tượng tự nhiên, tổ chức cho trẻ tìm hiểu về <br />
trời mưa, tôi cho trẻ xem hình ảnh trước khi trời đổ cơn mưa bầu trời xám <br />
xịt, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp trên bầu trời, tiếp theo là hình ảnh của <br />
<br />
13<br />
những cơn mưa. Sau cơn mưa ông mặt trời lại chiếu sáng, cây cối đơm hoa, <br />
nảy lộc, tươi tốt hơn.... Mỗi nội dung bài học được xây dựng xuyên suốt, gần <br />
gũi với trẻ nên trẻ tỏ ra vô cùng thích thú.<br />
Biện pháp 3 : Tổ chức cho trẻ quan sát trải nghiệm<br />
Trẻ có thể tìm hiểu khoa học tốt nhất khi có cơ hội khám phá và trải <br />
nghiệm. Trẻ được khuyến khích quan sát sự vật, được hỏi, được nêu ý kiến <br />
của mình về những gì trẻ thấy trong môi trường sống. Từ đó trẻ ghi nhớ lâu <br />
hơn những gì trẻ học được khi trẻ tự khám phá và trải nghiệm. Đồng thời rèn <br />
cho trẻ các kỹ năng khám phá khoa học như: Kỹ năng quan sát, so sánh, phân <br />
tích, tổng hợp…<br />
<br />
Đối với trẻ những hoạt động trải nghiệm thú vị, bổ ích giúp trẻ hình <br />
thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống. Hoạt động trải nghiệm sáng <br />
tạo như một trò chơi khám phá thế giới bất tận, càng đào sâu càng say mê <br />
hơn. Vì thế, trong quá trình giáo dục trẻ, tôi phối hợp với nhà trường thiết kế <br />
cho trẻ các hoạt động trải nghiệm vừa sáng tạo vừa hiệu quả.<br />
<br />
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, tôi h ướng trẻ nhận biết màu <br />
sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng c<br />
ưa, ngửi có mùi thơm. <br />
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên <br />
trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.<br />
Dạo chơi thăm quan khám phá thiên nhiên, cho trẻ trực tiếp trải nghiệm <br />
không những để trẻ hiểu hơn thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục <br />
tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.Tôi cũng luôn chú ý kiến thức <br />
xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người <br />
với nhau, đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông với trẻ tạo cho trẻ thói quen <br />
và ý thức khi tham gia giao thông. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản <br />
như : khi tham giao thông trên đường bằng xe mô tô thì phải đội mũ bảo <br />
<br />
<br />
14<br />
hiểm, đi trên đường không chạy, không nô đùa, đi bên tay phải , hoặc là nhìn <br />
những tín hiệu giao thông …nhưng đã có sức ảnh hưởng rất to lớn.<br />
Ngoài ra tôi còn tận dụng các vật liệu từ thiên nhiên có sẵn trong sân <br />
trường để phát huy tính sáng tạo của trẻ vì đối với trẻ em, thiên nhiên là một <br />
trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ <br />
nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến <br />
xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn <br />
sống thực tiễn của trẻ. Để trẻ có sự ham thích khám phá thiên nhiên, chúng ta <br />
cần cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh.<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ ra sân thấy nhiều lá vàng, cô cho trẻ nhặt lá và cùng <br />
nhau trò chuyện về lá vàng<br />
+ Đố các con đây là lá của cây gì ? <br />
+ Người ta trồng cây để làm gì ?<br />
+ Cây cần gì để sống ? <br />
+ Các con đã làm gì để bảo vệ cây ?<br />
Tôi cũng đã gợi ý cho trẻ chơi, sáng tạo trong sản phẩm của mình từ <br />
những chiếc lá. Trẻ có thể làm ra những bức tranh bằng lá cây. Ngoài ra tôi <br />
còn cho trẻ nhặt nhiều loại lá khác nhau yêu cầu trẻ phân loại lá theo đặc <br />
điểm ( lá tròn, lá dài, lá to, lá nhỏ...) hay là xếp hình các con vật ngộ nghĩnh <br />
bằng lá cây...<br />
Trong các tiết học khác tôi cũng lồng ghép kiến thức môi trư ờng xung <br />
quanh để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.<br />
Ví dụ : Trong hoạt động khám phá về động vật sống trong gia đình. Cô <br />
cho trẻ quan sát con vịt thật, cho trẻ được trực tiếp sờ vào lông của con vịt, <br />
được nghe tiếng kêu, xem nó đi như thế nào, thức ăn của vịt ra sao. Cô và trẻ <br />
cùng đàm thoại về con vịt, đặt ra câu hỏi để trẻ tự tìm hiểu và trả lời, từ đó <br />
biết được hình dạng, môi trường sống, thức ăn và cách vận động của nó. Trẻ <br />
được thỏa mãn nhu cầu tò mò tìm hiểu, khám phá những gì trẻ đã biết, tạo cơ <br />
<br />
15<br />
hội cho trẻ có thêm nhiều kiến thức mới để phục vụ cho các môn học khác. <br />
Qua giờ học khám phá này tôi có thể ghép cho trẻ học môn làm quen với chữ <br />
cái i, t, c thông qua cụm từ “ con vịt”<br />
Trẻ tự mày mò khám phá những gì trẻ thích, trẻ hứng thú, trẻ nêu ý <br />
kiến của mình về những gì trẻ khám phá.<br />
Biện pháp 4: Lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung <br />
tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục <br />
mầm non. Để thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả nội dung này, tôi cần phải <br />
căn cứ vào điều kiện thực tế ở lớp và khả năng của trẻ của lớp mình, chú <br />
trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã <br />
hội phù hợp với độ tuổi của trẻ.<br />
Tạo nhiều cơ hội, môi trường thuận lợi cho trẻ. Môi trường ở đây <br />
không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và <br />
ngoài lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, chủ động tham gia các hoạt <br />
động vui chơi, khám phá mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, trẻ được trải nghiệm <br />
theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp từng độ tuổi khác <br />
nhau. Qua đó, trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện”. <br />
Trong quá trình quan sát trải nghiệm cô luôn lấy trẻ làm trung tâm cho <br />
trẻ được tự nhận xét đánh giá về những sự vật, hiện tượng mà trẻ tham gia <br />
khám phá. Trẻ phải tự nói lên ý kiến của mình. Chính vì thế cô cần có kiến <br />
thức sâu rộng về các sự vật hiện tượng, thế giới xung quanh để cung cấp cho <br />
trẻ.<br />
Cô luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng <br />
cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và <br />
cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ <br />
phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ <br />
đề chơi phong phú hơn. Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích <br />
<br />
16<br />
hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích <br />
cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.<br />
Cô luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi quan sát và bầu không <br />
khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu được kết quả thành công nhất. <br />
Đây là phương pháp đòi hỏi cô phải chú ý đến sự hứng thú, nhu cầu, khả <br />
năng, thế mạnh của mỗi trẻ để hiểu và đánh giá đúng.<br />
Biện pháp 5: Cho trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi.<br />
Cho trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi như giờ chơi, giờ học, giờ ăn, trước <br />
lúc trẻ đi ngủ… giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà trẻ đã học. <br />
Ví dụ: Khi cho trẻ ăn chúng ta có thể cho trẻ khám phá cái tô, cái thìa. <br />
Đặc điểm của cái tô, cái thìa như thế nào?<br />
Cấu tạo như thế nào, chất liệu gì? <br />
Tô, thìa dùng để làm gì? <br />
Khi cho trẻ ngủ cho trẻ tìm hiểu về chiếc giường, cái gối? Cho trẻ <br />
khám về đặc điểm, công dụng của chúng…<br />
Trong giờ chơi tôi tổ chức cho trẻ tham gia chơi tự do để trẻ khám khá <br />
và tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh. Như chơi với cát, sỏi,... khi cho <br />
trẻ chơi với cát, sỏi, và nước luôn mong muốn mang đến cơ hội cho trẻ sử <br />
dụng các giác quan để khám phá thế giới tự nhiên. Trẻ có thể chơi say sưa <br />
hàng giờ khám phá và sáng tạo cùng với cát, sỏi và nước. Chơi với cát, sỏi và <br />
nước là hoạt động chơi được trong khoản thời gian lâu, đồng thời mang lại <br />
nhiều lợi ích cho trẻ. Chơi với cát, sỏi, và nước giúp bé thông minh, vận động <br />
nhanh nhẹn. <br />
Chơi với cát, sỏi và nước kích thích sự phát triển của đôi bàn tay dẫn <br />
đến phát triển cân bằng của não và tăng khả năng tư duy logic sáng tạo cho <br />
trẻ. Trẻ có thể viết chữ cái, chữ số trên cát, làm bánh, xây lâu đài...Chơi với <br />
nước trẻ biết cách pha màu, lọc nước, đong nước, vật chìm, vật nổi trong <br />
nước...<br />
<br />
17<br />
Khi trẻ được tham gia chơi với cát, sỏi và nước cùng bạn bè chính là <br />
lúc trẻ học cách chia sẽ, hợp tác cùng nhau. Qúa trình chơi giúp trẻ học cách <br />
phát triển cảm xúc của mình như tự tin khi thành công, biết chấp nhận thất <br />
bại của bản thân.<br />
Cho trẻ chơi tự do giúp cho trẻ thõa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá <br />
thiên nhiên, phát triển khả năng sáng tạo nghiên cứu tìm ra cái mới tích lũy các <br />
kiến thức, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiên <br />
tượng xung quanh.<br />
Biện pháp 6: Kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh<br />
Bên cạnh đó sự quan tâm con cái của phụ huynh đóng vai trò hết sức <br />
quan trọng và chủ đạo bên cạnh cô giáo. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà <br />
trường luôn là nền móng vững chắc, nhằm chăm sóc và giáo dục trẻ có sự <br />
đồng nhất liên kết hơn. Để làm tốt điều đó tôi lên kế hoạch giảng dạy theo <br />
từng chủ đề rồi treo ở bảng tuyên truyền những thông tin cần thiết để các <br />
bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh <br />
theo từng chủ đề. Qua đây phụ huynh cũng biết được một số nội dung, biện <br />
pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện <br />
tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa <br />
giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, tích cực <br />
tham gia vào mọi hoạt động.<br />
Vào giờ đón trả trẻ tôi thường trao đổi tình hình học tập, mọi vấn đề <br />
cần thiết của trẻ trong ngày cho phụ huynh được rõ... Tôi còn trao đổi <br />
phương pháp, cách dạy và bài dạy cho trẻ học thêm ở nhà và còn giao thêm <br />
nhiện vụ cho phụ huynh cùng trẻ làm một số đồ chơi hoặc tìm kiếm, tự làm <br />
một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động tới...Sau một thời gian dài phối hợp <br />
tôi thấy kiến thức của trẻ nâng lên rõ rệt, tiến bộ, chủ động hơn. Tôi thông <br />
báo trở lại với phụ huynh họ rất vui vẻ và phối hợp chặt chẽ hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Khám phá khoa học cần rất nhiều đồ dùng đồ chơi, đặc biệt là đồ dùng <br />
tự tạo sẽ góp phần phong phú tiết học. Từ đó vận động các bậc phụ huynh <br />
cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng như có phụ huynh đã sưu tầm <br />
các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, làm một số con vật ngộ nghĩnh <br />
bằng len..., một số phụ huynh còn ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một số <br />
loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ <br />
em nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh <br />
ủng hộ rất nhiệt tình. Qua tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã <br />
nắm được nghề của bố mẹ trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và trao đổi nhờ <br />
các bậc phụ huynh sưu tầm những vật liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về <br />
làm đồ chơi. Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên <br />
trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay, về nhà các bậc phụ <br />
huynh cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một <br />
số kiến thức để cho trẻ học tập tốt hơn.<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
<br />
Với phương pháp cũ, phương pháp dạy học không thay đổi, cô giáo áp <br />
đặt các hình thức hoạt động, trẻ chỉ thụ động, nhàm chán, làm cho trẻ càng <br />
ngày càng ít hứng thú, không tích cực tham gia vào hoạt động khám phá trải <br />
nghiệm.<br />
Còn với những phương pháp mới, giáo viên tìm hiểu, nắm rõ tâm tư <br />
nguyện vọng của từng trẻ, cho trẻ hoạt động một cách tích cực, chú trọng <br />
thay đổi hình thức để tăng tính kích thích, sáng tạo , hứng thú cho trẻ, giáo <br />
dục với nhiều hình thức, thông qua giờ khám phá trên lớp, tham gia vào các trò <br />
chơi trải nghiệm, hoạt động ngoài trời, khám phá xã hội và con người. Trẻ <br />
mạnh dạn, tự tin hơn, hình thành một số kỹ năng nhận biết, thể hiện tình <br />
cảm với con người, sự vật, hiện tượng, và thế giới xung quanh. Cung cấp <br />
kiến thức cho trẻ thông qua việc học mà chơi, chơi mà học. Tạo tình huống <br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
cho trẻ được sử lý bằng nhiều cách khác nhau. Giúp trẻ phát triển toàn diện <br />
về đức, trí, thể, mỹ. <br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
Giúp học sinh nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động. Trẻ nắm <br />
được một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào <br />
những hoạt động khám phá các sự vật hiện tượng, thiên nhiên và con người.<br />
Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa <br />
học, nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát <br />
triển năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả về việc khám phá thế giới <br />
xung quanh trẻ.<br />
Kết quả đạt được như sau:<br />
Số Kết quả<br />
Nội dung lượn Tố Tỷ Yế<br />
Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ<br />
g trẻ t lệ u<br />
Sự tự tin, tích <br />
39 36 91,7% 3 8,3% 0 0<br />
cực chủ động<br />
Khả ăng giao <br />
39 34 86,1% 5 13,9% 0 0<br />
tiếp của trẻ<br />
Tò mò ham hiểu <br />
39 37 94,4% 2 5,6%<br />
biết<br />
Thể hiện về một <br />
số hiểu biết về <br />
39 39 100%<br />
thế giới xung <br />
quanh<br />
<br />
Đối với cô.<br />
Bản thân tôi đã đút rút được nhiều kinh nghiệm nhiều trong việc lựa <br />
chọn các trò chơi, các hình thức phong phú và đặc biệt tạo cho trẻ các tình <br />
huống hấp, dẫn lôi cuốn trẻ vào hoạt động tích cực, có hiệu quả mà không <br />
thấy nhàm chán khi tham gia vào các hoạt động.<br />
20<br />
Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc <br />
chuyên môn. <br />
Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ môn khám phá khoa học<br />
Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp <br />
dạy trẻ. <br />
Đối với trẻ.<br />
Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động khám phá, điều đáng nói ở đây <br />
trẻ thường xuyên thảo luận cùng nhau, đưa các câu hỏi đố nhau khi bắt gặp <br />
một hiện tượng lạ và một đối tượng nào đó và đặc biệt hỏi cô vì sao lại như <br />
vậy hả cô...<br />
Trẻ hoàn toàn chủ động trong các buổi thực hành và là một thành viên <br />
tuyên truyền đến gia đình trong việc ăn uống hợp vệ sinh và thực hiện tốt <br />
luật an toàn giao thông. Trẻ có thái độ đúng đắn với các sự vật và môi trường <br />
sống xung quanh trẻ.<br />
Đối với phụ huynh.<br />
Đa số các bậc phụ huynh có sự nhìn nhận đúng đắn, tầm quan trọng của <br />
môn học.<br />
Phụ huynh nhiệt tình trong việc cùng cô kiếm vật liệu, làm đồ dùng đồ <br />
chơi...<br />
Đặc biệt phụ huynh biết cách ôn luyện kiến thức, cùng trẻ quan sát các <br />
đối tượng có hiệu quả.<br />
Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận: Việc dạy trẻ môn “Khám phá khoa học” là một trọng tâm <br />
trong những nội dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Nhằm <br />
phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách góp phần toàn diện cho trẻ, đặc biệt <br />
trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị kỹ năng sống cho cho trẻ ở phổ thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Việc làm này rất có ý nghĩa đối với các trường mầm non mà đồi hỏi các <br />
giáo viên mầm non cần nắm vững những nội dung chương trình và thường <br />
xuyên mở rộng nội dung chương trình. <br />
Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới còn phải <br />
thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn <br />
luyện, củng cố và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. <br />
Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học để có <br />
hiệu quả hỗ trợ phương pháp trong việc giúp giáo viên nâng cao chất lượng <br />
môn “Khám phá khoa học” là cần thiết đối với giáo viên mầm non.<br />
Để gây được hứng thú cho trẻ và nâng cao chất lượng dạy và học của <br />
hoạt động “Khám phá khoa học”, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải nắm <br />
được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này.<br />
Nắm được sự đổi mới của chương trình giảng dạy, bên cạnh đó giáo <br />
viên cần phải học tập qua các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn, nhất là các hội <br />
thi … để đúc rút được nhiều kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế về <br />
hình thức tổ chức.<br />
Tích cực sáng tạo nhiều cách dạy mới lạ và làm đồ dùng, đồ chơi sinh <br />
động hấp dẫn từng những nguyên vật liệu phế thải.<br />
Cô giáo cần mẫu mực yêu thương, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, <br />
coi trẻ như con của mình, cô giáo cần phải tạo hứng thú cho trẻ khi tiếp xúc <br />
với môn học này.<br />
Cần phải học tập và cho trẻ tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin <br />
nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.<br />
Đối với bản thân qua nghiên cứu tài liệu, qua sự học hỏi kinh nghiệm từ <br />
các đồng nghiệp tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong việc <br />
giảng dạy.<br />
Là giáo viên tâm huyết với nghề yêu nghề mến trẻ không ngừng tham <br />
khảo đọc tài liệu tìm kiếm thiết kế những bài dạy điện tử, tham khảo những <br />
<br />
22<br />
trò chơi, các hình thức áp dụng cho bài dạy thêm phong phú, nội dung chương <br />
trình dạy trẻ một cách sáng tạo, linh hoạt giúp trẻ phát triển về mọi mặt. Tôi <br />
cảm thấy rất vui khi được góp một phần nhỏ bé của mình vào sự đổi mới <br />
của giáo dục mầm non. <br />
II. Kiến nghị: <br />
Trong qúa trình làm đề tài bản thân tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:<br />
Để phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động khám <br />
phá khoa học, rất mong lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa tạo cho sân <br />
trường có mái che để thuận tiện cho các cháu tham gia hoạt động khám phá <br />
thiên nhiên được thuận tiện và tốt hơn.<br />
Tổ chức tham quan học hỏi các tỉnh khác để được giao lưu học hỏi rút <br />
kinh nghiệm về các hình thức đổi mới trong môn hoạt động ngoài trời để giáo <br />
viên chúng tôi sớm cập nhật thông tin để về thực hiện ở trường được tốt hơn<br />
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm <br />
giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp và đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường. <br />
Nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến <br />
của ban lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng tốt <br />
hơn.<br />
Buôn Trấp, ngày 27 tháng 3 năm 2019<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Thị Lài<br />
<br />
<br />
NHÂN XET CUA HÔI ĐÔNG SANG KIÊN<br />
̣ ́ ̉ ̣ ̀ ́ ́<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
23<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
TM/ HÔI ĐÔNG CH<br />
̣ ̀ ẤM SANG KIÊN<br />
́ ́<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thịnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Sách Tâm Lý Học Đại Cương GS_TS Nguyễn Quang <br />
Uẩn do NXB Đại Học <br />
Sư Phạm phát hành<br />
2 Chương trình giáo dục mầm non NXB Giáo dục phát hành<br />
3 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 56 Trần Thị Trọng<br />
tuổi Phạm Thị Sửu<br />
4 Bồi dưỡng thường xuyên<br />
5 Sách Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm TS Đinh Thị Tứ và <br />
Non. PGS_TS Phan Trọng <br />
Ngọ . Do NXB Giáo <br />
Dục phát hành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />