PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MÂU GIAO HOA CUC<br />
̃ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP <br />
GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI KHÁM PHÁ <br />
CÓ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Nhài<br />
Đơn vị công tác: Trương Mâu giao Hoa Cuc<br />
̀ ̃ ́ ́<br />
Trình độ đào tạo: Đại học sư pham mâm non<br />
̣ ̀<br />
Môn đào tạo: Giáo dục mâm non<br />
̀<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu:.......................................................................................................3<br />
I.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................3<br />
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:.......................................................................................4<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................4<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................4<br />
II. Phần nội dung......................................................................................................4<br />
II.1.Cơ sở lí luận:........................................................................................................5<br />
II.2. Thực trạng……………………………………………………………………...5<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp……………………………………………………….......8<br />
II.4. Kết quả………………………………………………………………………..15<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị. ................................................................................16<br />
III.1. Kết luận:……………………………………………………………………...16<br />
III.2. Kiến nghị:………………………………………………………………........16<br />
* Nhận xét của hội đồng sáng kiến ……………………………………….…….....17 <br />
* Tài liệu tham khảo.................................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
<br />
“Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Vâng! Thật vậy, Mẫu giáo là <br />
bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là nền móng, nền tảng cho sự <br />
phát triển con người toàn diện. Những kiến thức ở bậc học này chỉ là những kiến <br />
thức sơ đẳng song lại vô cùng quan trọng cho việc tiếp nhận kiến thức sau này của <br />
học sinh.<br />
<br />
Vậy làm thế nào để trẻ mẫu giáo thu nhận tốt những kiến thức sơ đẳng <br />
nhưng lại hết sức cần thiết này? Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta cần xây <br />
dựng kế hoạch giáo dục trẻ thật cụ thế: Đưa ra mục tiêu, lựa chọn nội dung và lên <br />
kế hoạch hoạt động cho lớp mình thật phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, phù hợp <br />
với nhận thức của trẻ. Để từ đó giúp trẻ phát triển hài hòa ở cả 5 lĩnh vực: Phát <br />
triển thể chất; phất triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm kỹ <br />
năng xã hội và phát triển thẩm mĩ. Phát triển hài hòa cả năm lĩnh vực là giúp trẻ <br />
phát triển một cách toàn diện. Trong đó phát triển nhận thức là một trong những <br />
lĩnh vực mấu chốt đóng vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện của trẻ.<br />
<br />
Hoạt động khám phá khoa là hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức. <br />
Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ <br />
dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây cối, con vật, <br />
các hiện tượng tự nhiên…Trẻ cần các cơ hội nhìn, nghe, tiếp xúc, nếm, ngửi…Khả <br />
năng nhận thức của trẻ được phát triển trong giải quyết vấn đề, suy luận và hình <br />
thành kiến thức về các sự vật và hiện tượng xung quanh.<br />
<br />
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp của giáo viên khi cho trẻ hoạt động khám <br />
phá khoa học còn tẻ nhạt, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ, áp đặt trẻ, chưa <br />
tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, trẻ không được tự mình tìm tòi, khám phá theo khả <br />
<br />
<br />
3<br />
năng của mình. Khả năng suy luận, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và giải <br />
quyết vấn đề của trẻ còn yếu. Vì thế hiệu quả khám phá đạt được chưa cao.<br />
<br />
Làm sao để trẻ khám phá mối trường xung quanh có hiệu quả? Mối giáo viên <br />
chúng ta cần phải làm gì để giúp trẻ đạt được điều đó? Từ những điều trăn trở trên <br />
tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo <br />
khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh thông qua đề tài “Một số biện pháp <br />
giúp trẻ Mẫu giáo 56 tuổi khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh” mong <br />
rằng đây sẽ là một kinh nghiệm hữu ích cho các giáo viên và phụ huynh trong việc <br />
chăm sóc giáo dục trẻ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.<br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài này là làm sao phải tìm ra các biện pháp, giải <br />
pháp giúp trẻ mẫu giáo 56 tuổi khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh, nâng <br />
cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của của xã hội là “giáo dục phải đón <br />
đầu sự phát triển của trẻ” . <br />
<br />
Qua đề tài, giúp cho giáo viên và phụ huynh có thêm kiến thức, kỹ năng, <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ khoa học.<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Học sinh lớp Lá 2 <br />
<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Khối lá trường Mẫu giáo Hoa Cúc. <br />
<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để hoàn thành bài viết, tôi đã sử dụng phối hợp một số phương pháp sau:<br />
<br />
Phương pháp tra cứu: giúp tôi tìm tài liệu, nguồn thông tin cung cấp cho bài <br />
viết.<br />
<br />
Phương pháp quan sát : Tôi áp dụng để quan sát, theo dõi sự thay đổi của <br />
trẻ hằng ngày thông qua các hoạt động.<br />
<br />
<br />
4<br />
Phương pháp trò chuyện, tạo tình huống : thông qua phương pháp này, tôi <br />
nắm bắt được khả năng nhận thức, tư duy của trẻ.<br />
<br />
Phương pháp trò chơi .<br />
<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp . <br />
<br />
Phương pháp thực hành .<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
II.1. Cơ sở lí luận.<br />
<br />
Môi trường xung quanh là gì? Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao <br />
quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật... Môi trường xung quanh bao <br />
gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô <br />
sinh và hữu sinh. Môi trường xã hội bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài <br />
người. Các môi trường trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.<br />
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển toàn <br />
diện của trẻ? “ Gần mực thì đen gần đèn thì sang ” theo các nhà tâm lý học thì môi <br />
trường đóng vai trò quyết định gián tiếp đến sự phát triển nhận cách của trẻ. Nếu <br />
trẻ được sống, vui chơi, học tập… trong điều kiện môi trường thuận lợi thì trẻ sẽ <br />
phát triển theo chiều hường tốt và ngược lại. Như vậy, để trẻ phát triển tốt nhà <br />
trường, gia đình và toàn xã hội cần xây dựng môi trường sống, học tập và vui chơi <br />
của trẻ lành mạnh, thân thiện. Môi trường xung quanh lành mạnh, thân thiện giúp <br />
trẻ tự tìm tòi, học hỏi khám phá thế giới xung quanh. Giáo viên và phụ huynh là <br />
những người có trách nhiệm định hướng, gợi mở để trẻ khám phá có hiệu quả. Trẻ <br />
sẽ khám phá những gì? Việc dạy trẻ khám phá khoa học có lợi ích gì? Khám phá <br />
khoa học giúp trẻ có kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh, có kỹ năng <br />
khám phá và thử nghiệm, có kỹ năng tư duy logic, có kỹ năng quan sát, kỹ năng sử <br />
dụng phối hợp các giác quan, có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng <br />
giáo tiếp.<br />
II.2. Thực trạng<br />
<br />
a. Thuận lợi, khó khăn.<br />
<br />
<br />
5<br />
* Thuận lợi<br />
<br />
Tôi trực tiếp giảng dạy lớp lá 2, đối tượng mà tôi đang nghiên cứu, lớp có 2 <br />
cô/lớp. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho giáo viên đặc biệt là môn khám phá khoa học.; Lên kế <br />
hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề. Phòng học tương đối rộng, thoáng và <br />
đầy đủ điều kiện để hoạt động. Ngoài ra nhà trường còn trang bị máy chiếu, ti vi và <br />
máy vi tính để thuận tiện cho việc dạy và học. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ nhiệt <br />
tình của các bậc phụ huynh, đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đền việc học <br />
của con em mình. Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên là một yếu tố vô <br />
cùng quan trọng để chăm sóc giáo dục trẻ. Và chính điều này là một điều thuận lợi <br />
giúp tôi thực hiện đề tài này.<br />
<br />
Trương hoc tôi là m<br />
̀ ̣ ột đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, <br />
đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến <br />
trẻ, nên thuân l<br />
̣ ợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và <br />
công tác xây dựng môi trương giao duc sach đep, an toan cho tre.<br />
̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉<br />
<br />
Lớp học khang trang, được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy <br />
và chăm sóc trẻ.<br />
<br />
Học sinh đa số ở gần trường nên đi học rất chuyên cần.<br />
<br />
* Khó khăn.<br />
<br />
Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức không đồng đều.<br />
Các cháu chưa có các kỹ năng cơ bản như kỹ năng quan sát, kỹ năng so <br />
sánh, phân tích, tổng hợp…<br />
Khuông viên sân trường hẹp, chưa có nhiều khu vực để trẻ quan sát, trải <br />
nghiêm.<br />
Thời gian tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm thực tế còn ít.<br />
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con, một số <br />
phụ huynh chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội trải <br />
<br />
6<br />
nghiệm. Dẫn đến một số cháu thủ động, ỉ lại vào người khác không biết cách tự <br />
mày mò, tìm tòi giải quyết vấn đề.<br />
<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
<br />
* Thành công.<br />
Qua quá trình áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi đã đạt được những thành công <br />
nhất định.<br />
Trẻ hứng thú hoạt động tích cực, chủ động trong học tập.<br />
Có kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.<br />
Có kỹ năng khám phá và thử nghiệm.<br />
Có kỹ năng tư duy logic.<br />
Có kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan.<br />
Có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng giáo tiếp.<br />
Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp cũng đã rút ra cho mình một số kinh <br />
nghiệm hữu ích về phương pháp giảng dạy hoạt động khám phá khoa học cũng như <br />
các hoạt động học khác<br />
* Hạn chế.<br />
Khám phá khoa học đòi hỏi độ chính xác cao nên trẻ cần được tham quan, <br />
trải nghiệm thực tế nhiều, trẻ cần được tri giác những con vật thật, đồ vật thật, <br />
cây cối, danh lam thắng cảnh…nhưng nhà trường lại chưa có điều kiện để tổ chức <br />
cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm thực tế.<br />
<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu <br />
<br />
* Mặt mạnh.<br />
Trẻ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi, khám phá những điều <br />
trẻ quan tâm, trẻ được tôn trọng, được trình bày ý kiến của bản thân. Trẻ là trung <br />
tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý cho trẻ khám phá.<br />
* Mặt yếu.<br />
Môi trường để trẻ trải nghiệm thực tế còn hạn chế, chưa phát huy hết mặt <br />
mạnh của đề tài đưa ra.<br />
<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
<br />
<br />
7<br />
* Nguyên nhân.<br />
Bản thân là một giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi, học hỏi tìm <br />
ra các giải pháp, biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và hoc đồng thời <br />
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.<br />
Trẻ đa số ở vùng thuận lợi, đi học chuyên cần, nhanh nhẹn tiếp thu bài tốt.<br />
Phụ huynh học sinh có ý thức trong việc phối hợp với nhà trường trong <br />
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
* Các yếu tố tác động.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo, của Ban giám <br />
hiệu nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn giúp cho giáo <br />
viên nâng cao được trình đô chuyên môn.<br />
Xã hội ngày càng phát triển, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học <br />
hiện đại tạo điều kiện thuận lợi từ đó chất lượng dạy và học được nâng cao.<br />
Nhà nước, các ngành, các cấp và của toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến <br />
ngành giáo dục mầm non. Đặc biệt đối với trẻ em 5 tuổi. Điều này được thể hiện: <br />
Nhà nước đang tiến hành Phổ cập Giáo dục trẻ 5 tuổi, cấp đồ dùng đồ chơi đầy <br />
đủ, hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền học cho các cháu 5 tuổi, đưa vào thực hiện Bộ chuẩn <br />
phát triển trẻ em 5 tuổi<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Qua khảo sát tôi nhận thấy các cháu chưa có các kỹ năng cơ bản như kỹ <br />
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…<br />
Tại sao trẻ lại thiếu những kỹ năng cơ bản này? Do phương pháp của giáo viên khi <br />
cho trẻ khám phá còn tẻ nhạt, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ, do sự áp đặt <br />
trẻ, chưa tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, trẻ không được tự mình tìm tòi, khám phá <br />
theo khả năng của mình. Dẫn đến khả năng suy luận, kỹ năng quan sát, phân tích, so <br />
sánh, tổng hợp và giải quyết vấn đề của trẻ yếu.<br />
<br />
Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng các biện phám nhằm giúp trẻ khám <br />
phá có hiệu quả môi trường xung quanh (Đầu năm học)<br />
Nội dung Kết quả điều tra Tỉ lệ<br />
Kỹ năng làm việc theo nhóm 10/34 29,4%<br />
Kỹ năng quan sát 11/34 32,4%<br />
<br />
8<br />
Kỹ năng phân tích 9/34 26,5%<br />
Kỹ năng so sánh 9/34 26,5%<br />
Kỹ năng tổng hợp 8/34 23,5%<br />
Thực trạng mà đề tài đặt ra là phải tìm ra được các biện pháp, giải pháp tối <br />
ưu nhất giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh. Muốn trẻ khám phá <br />
có hiệu quả thì chúng ta cần rèn cho trẻ các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng làm việc theo <br />
nhóm, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp…Khi đã có những kỹ năng này <br />
việc khám phá khoa học đối với trẻ trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao <br />
hơn.<br />
<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục đích giúp trẻ có <br />
kỹ làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và giải quyết <br />
vấn đề. Trẻ có thể phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt <br />
động. Đồng thời trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Qua nghiên cứu bản thân tôi đã tìm ra được một số giải pháp, biện pháp <br />
giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh.<br />
<br />
Chuẩn bị môi trường, đồ dùng, phương tiện để trẻ khám phá.<br />
<br />
Danh ngôn có câu “chuẩn bị tốt đã thành công một nửa”. Trước khi cho trẻ <br />
khám phá chúng ta cần chuẩn bị thật chu đáo về cả môi trường hoạt động, đồ dùng <br />
phương tiện…<br />
<br />
Cho trẻ khám phá gì? Khám phá vấn đề đó cần chuẩn bị những đồ dùng, <br />
phương tiện gì? Các câu hỏi gợi mở cho trẻ khám phá như thế nào để phát huy <br />
được tính chủ động sang tạo của trẻ?<br />
<br />
Môi trường hoạt động ở đâu? Trong lớp, ngoài trời hay một địa điểm tham <br />
quan nào đó như: nhà văn hóa, nhà rông…<br />
<br />
Các đồ dùng phương tiện cần chuẩn bị như: đối tượng thật, tranh ảnh, mô <br />
hình, bang đĩa, video, nhạc…<br />
9<br />
Các phương tiện, đồ dùng phải có độ an toàn cao, phù hợp với chủ đề. Đồ <br />
dùng cấn sinh động, đẹp mắt để thu hút sự hứng thú tích cực của trẻ.<br />
<br />
Tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá và trải nghiệm.<br />
<br />
Trẻ có thể học khoa học tốt nhất khi có cơ hội khám phá và trải nghiệm. <br />
Trẻ được khuyến khích quan sát sự vật, được hỏi, được nêu ý kiến của mình về <br />
những gì trẻ thấy trong môi trường sống. Từ đó trẻ ghi nhớ lâu hơn những gì trẻ <br />
học được khi trẻ tự khám phá và trải nghiệm. Đồng thời rèn cho trẻ các kỹ năng <br />
khám phá khoa học như: Kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…<br />
<br />
Ví dụ: Dạy trẻ khám phá về chủ đề “ Thế giới thực vật” cho trẻ tìm hiểu <br />
“quá trình phát triển của cây”. Cho trẻ trải nghiệm thực tế cuốc đất => gieo hạt => <br />
lấp đất => tưới nước hàng ngày => hạt nẩy mầm => phát triển thành cây. Khi được <br />
trải nghiệm trẻ sẽ tổng hợp được quá trình phát triển của cây. Lồng ghép giáo dục <br />
trẻ chăm sóc, bảo vệ cây để bảo vệ môi trường sống.<br />
<br />
Trẻ tự mày mò khám phá những gì trẻ thích, trẻ hứng thú, trẻ nêu ý kiến của <br />
mình về những gì trẻ khám phá.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” trẻ khám phá về con gà trống. Cho trẻ <br />
xem một doạn Clip về con gà trống và hoạt động của nó. Sau đó đặt câu hỏi để trẻ <br />
có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Hỏi trẻ vừa quan sát con vật gì? Tại sao trẻ biết <br />
đó là con gà trống? Con gà trống có lợi ích gì đối với con người? Trẻ sẽ dựa vào các <br />
đặc điểm chi tiết của con gà trống như là: có đuôi dài, có mào đỏ và một đặc điểm <br />
nỏi bật nữa đó là gà trống gáy gọi người thức dậy. Như vậy ta rèn được cho trẻ kỹ <br />
năng quan sát, quan sát từ cái tổng thể đến các chi tiết nhỏ.<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
Thời gian hoạt động ngoài là thơi gian trẻ được quan sát thực tế nhiều <br />
nhất, trẻ có thế tham quan vườn hoa, vườn rau của bé, bầu trời, cây cối, các đồ <br />
chơi ngoài trời…<br />
<br />
Ví dụ: Khi học chủ đề “trường mầm non” cho trẻ quan sát các đồ chơi <br />
ngoài trời như xích đu, cầu trượt, các con thú nhún. Gợi ý cho trẻ quan sát thật kỹ <br />
các đồ chơi đó, sau khi trẻ quan sát xong đặt cho trẻ các câu hỏi gợi mở để trẻ <br />
10<br />
được tự bày tỏ ý kiến của mình. Như là: các cháu quan sát được những gì? Xích đu <br />
được làm bằng chất liệu gì? Xích đu được cấu tạo như thế nào? Điều gì sẽ xẩy ra <br />
khi day xích bị đứt? Cho trẻ trải nghiệm như vậy sẽ rèn được cho trẻ kỹ năng quan <br />
sát, phân tích, tổng hợp và ghi nhớ có chủ định.<br />
<br />
Hoạt động có chủ đích.<br />
<br />
Trong hoạt động có chủ đích trẻ được nhận thức một cách có hệ thống, có <br />
logic. Trong quá trình cho trẻ khám phá, giáo viên phải lựa chọn đối tượng cho trẻ <br />
quan sát (quan sát cái gì?). Lựa chọn câu hỏi theo trình tự từ gần đến xa, từ đơn <br />
giản đến phức tạp... Ví dụ: Cho trẻ quan sát “ quả” cần chuẩn bị đối tượng thực là <br />
gì?( tranh ảnh, quả thật...). Nếu là quả thật ta có thể cho trẻ trải nghiệm bằng cách: <br />
Nhìn, sờ, nếm, ngửi… Hệ thống câu hỏi như thế nào? Thiết kế tiết dạy như thế <br />
nào để trẻ hứng thú hoạt động, đông thời phát huy được tính tích cực, chủ động, <br />
sang tạo của trẻ? Chúng ta cần đan xen giữa hoạt động học và hoạt đồng chơi tránh <br />
sự nhàm chán khi trẻ khám phá.<br />
Ví dụ 1: Cho trẻ khám phá về các loại quả. (Đối tượng: Quả thật)<br />
Hoạt động 1: Bé biết gì về các loại quả.<br />
Trẻ hát “ quả”<br />
Hỏi trẻ bài hát có tên là gì? <br />
Bài hát nói về những loại quả nào?<br />
Ngoài những quả đó ra còn những loại quả nào nữa?<br />
Các loại quả có ích lợi gì đối với sức khỏe của con người?<br />
Vậy để có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì?<br />
Trước khi ăn chúng ta phải làm gì? Vỏ và hạt chúng ta bỏ ở đâu? Tại sao chúng ta <br />
phải bỏ vào thùng rác? Tại sao chúng ta phải bạo vệ môi trường?<br />
* Hoạt động 2: Bé cùng khám phá.<br />
* Phân tích đàm thoại.<br />
Trẻ chọn quả về nhóm để thảo luận : Trẻ thảo luận về đặc điểm các loại quả, <br />
trẻ sờ, nếm. (Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và làm việc theo nhóm)<br />
Đại diện từng nhóm lên trình bày. (Phát triển ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc cho <br />
trẻ)<br />
<br />
11<br />
+ Quả cam :<br />
Quả cam có hình dạng gì ? Khi sờ vào vỏ cam như thế nào? Vỏ cam có màu gì ? <br />
Khi bóc vỏ phía trong có gì ? Cam nhiều hạt hay ít hạt ? Khi nếm cam có vị gì ? <br />
Cam cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể ? Tại sao chúng ta cần ăn nhiều cam ?<br />
+ Quả đu đủ, quả xoài tương tự.<br />
Lớp, tổ cá nhân gọi tên quả. (Phát triển ngôn ngữ cho trẻ)<br />
* Động tác chống mỏi. Trò chơi : Gieo hạt<br />
Giáo dục trẻ : Hoa quả rất tốt cho sức khỏe của con người vì vậy các cháu phải <br />
ăn nhiều hoa quả. Những trước khi ăn chúng ta phải làm gì ?( Rửa hoa quả, rửa tay <br />
sạch sẽ)<br />
* Thi xem ai giỏi : so sánh<br />
“Quả cam.”– “Quả đu đủ”.<br />
Quả cam và quả đu đủ có điểm gì giống nhau ?<br />
+ Giống : Đều là các loại quả, đều có nhiều hạt đều cung cấp vitamin giúp cơ thể <br />
khỏe mạnh.<br />
Quả cam và quả đu đủ có đặc điểm gì khác nhau?<br />
+ Khác : Quả cam hình tròn, vỏ màu xanh, sần sùi, có múi, có tép. Quả đu đủ dài, vỏ <br />
màu vàng, vỏ nhẵn, không có múi.<br />
Quả đu đủ Quả xoài.<br />
Quả đu đủ và quả xoài có điểm gì giống nhau ?<br />
+ Giống : Đều là các loại quả, đều có hình dạng dài, vỏ nhẵn, khi chín vỏ màu <br />
vàng, đều cung cấp vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.<br />
Quả đu đủ và quả xoài có đặc điểm gì khác nhau ?<br />
+ Khác : Quả đu đủ to, có nhiều hạt, quả xoài nhỏ, có một hạt…<br />
* Bé biết thêm điều gì? <br />
Chiếu cho trẻ xem hình ảnh một số quả. <br />
Quả sầu riêng, quả mận, quả đào, quả chôm chôm…<br />
* Luyện tập cá nhân : Thi xem ai giỏi<br />
Trẻ lên chọn quả mình thích, gọi tên quả đó. <br />
* Mở nhạc “Bầu và bí” trẻ đi lấy rổ.<br />
<br />
12<br />
* Luyện tập cả lớp: Bé nhanh tay, nhanh mắt. <br />
Lấy tranh lôtô theo yêu cầu.<br />
* Hoạt động 3: Bé vui chơi.<br />
* Trò chơi: Chọn quả theo yêu cầu.<br />
+ Chia trẻ thành 3 đội.<br />
+ Khi chơi các đội phải đi qua đường dích dắc không chạm vào chướng ngại vật./.<br />
Ví dụ 2: Chủ đề: các hiện tượng thiên nhiên. Cho trẻ tìm hiểu về “ nguồn <br />
nước và sự sống”. Cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện:<br />
“Thỏ con hiếu thảo”<br />
Hai mẹ con thỏ Nâu sống với nhau vui vẻ trong một ngôi nhà ở sâu trong <br />
rừng. Một hôm thỏ mẹ bị ốm, thỏ mẹ khát nước và nhờ thỏ con lấy nước cho mẹ. <br />
Thỏ con ngoan ngoãn cầm ly đi lấy nước cho mẹ. Khi thỏ con xuống bếp rót nước <br />
thì trong ấm không còn giọt nước nào, thỏ con chạy ra giếng để múc nước vào nấu, <br />
giếng cũng không còn nước. Thỏ con chạy vào nhà và bảo mẹ “Mẹ ơi! Mẹ chờ con <br />
một chút con chạy đi lấy nước cho mẹ nước ở nhà mình khô hết rồi”. Nói rồi thỏ <br />
con chạy ra ao để lấy nước, ao cũng khô hết nước, cây cối trên bờ cũng khô héo <br />
hết. Thỏ con lại chạy ra hồ lấy nước hồ cũng khô hết nước, thỏ con tiếp tục ra <br />
suối để lấy nước nhưng suối cũng chẳng còn giọt nước nào. Thỏ con thất thiểu <br />
vừa khát, vừa mệt đi ra sông lấy nước, dòng sông cũng khô nứt nẻ. Thỏ con quá <br />
mệt nhưng vì thương mẹ chú vẫn cố gắng đi vào trong làng để xin một ít nước cho <br />
mẹ uống. Chú đi đến một cái giếng khoan và thấy anh gà trống đang bơm nước chú <br />
chạy đến và nói: “Anh gà trống ơi! Anh hãy cho em xin một ít nước về cho mẹ em <br />
uống, mẹ em đang bị ốm”. Gà trống nhường cho thỏ con lấy nước trước. Lấy được <br />
nước thỏ con cảm ơn gà trống rồi ra về. Chú vừa đi một đoạn thì trời bỗng đổ <br />
mưa. Một trận mưa rào rất lớn. Vì sợ mẹ khát chú vẫn băng dưới mưa để đưa <br />
nước về cho mẹ. Chú đi qua dòng song, sông đã đầy nước, chú đi qua suối, qua hồ, <br />
về tới ao nhà tất cả đều đã đầy ngập nước. Chú hăm hở chạy vào nhà thì thấy mẹ <br />
đang đun ấm nước trên bếp. Thì ra giếng nhà cũng đã đầy nước, cây cối trong <br />
vườn đã xanh tươi trở lại không còn héo úa nữa. Thỏ con chạy đến ôm chầm lấy <br />
mẹ. Thỏ mẹ rất cảm động trước lòng hiếu thảo của thỏ con.<br />
<br />
<br />
13<br />
Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện xong chúng ta có thể đặt ra cho trẻ một số <br />
câu hỏi: Thỏ con là người như thế nào? Khi đi lấy nước cho mẹ thỏ đã đến những <br />
đâu để lấy?( Giếng, ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, nước mưa. Qua đó trẻ biết <br />
được một số nguồn nước trong tự nhiên). Điều gì sẽ xẩy ra khi không có nước?<br />
(con người, cây cối và các loài vật sẽ chết). Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chống <br />
lại sự biến đổi của khí hậu.<br />
Nhận thức bắt đầu từ cảm giác, xuất hiện khi sự vật, hiện tượng tác động <br />
lên cơ quan cảm giác. Cơ sở sinh lý của nhận thức cảm tính là hoạt động cùng nhau <br />
của các cơ quan phân tích( Thị giác, thính giác, xúc giác..) do vậy, càng nhiều giác <br />
quan tham gia vào quá trình nhận thức thì biểu tượng càng chính xác, phong phú, rõ <br />
ràng và có nội dung. Từ đó cho thấy quá trình hướng dẫn trẻ khám phá khoa học <br />
cần sử dụng phương pháp trực quan. Trẻ cần có cơ hội quan sát, sờ mó, nghe, ngửi, <br />
cảm nhận...<br />
Kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được về môi trường xung quanh không phải lúc <br />
nào cũng đầy đủ và chính xác nên trẻ có thể không nhận được biểu tượng đúng về <br />
nó. Cho nên, cần phải bổ sung, làm chính xác, điều chỉnh biểu tượng của tre thông <br />
qua lời nói. Do vậy, trong quá trình dạy trẻ khám phá khoa học cần phối hợp giữa <br />
phương pháp trực quan và dùng lời.<br />
<br />
Hoạt động vui chơi.<br />
<br />
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi vì thế thời gian <br />
để trẻ vui chơi nhiều hơn. Đặc biệt một ngày trẻ được vui chơi ở hoạt động góc 90 <br />
phút. Trong thơi gian này trẻ được hóa thân vào các vai chơi phản ánh những công <br />
việc thực tế trong xã hội. Trẻ được làm người lớn, được làm những công việc mà <br />
người lớn thường làm. Ví dụ: Trong chủ đề “Một số nghề” khi hoạt động góc trẻ <br />
sẽ được đóng vai các cô chú công nhận xây dựng, các bác bán hàng, bác sĩ, y tá… trẻ <br />
được nói lên tiếng nói của mình, đưa ra ý kiến của mình. Khi hóa thân vào vai chơi <br />
trẻ sẽ biết được đặc điểm, sản phẩm…của nghề mà mình hóa thân vào, đây cũng là <br />
một biện pháp giúp trẻ khám phá tốt môi trường xung quanh trẻ. <br />
<br />
Mọi lúc mọi nơi<br />
<br />
<br />
14<br />
Cho trẻ khám phá mọi lúc mọi nơi như giời chơi, giờ học, giờ ăn, trước <br />
luc trẻ đi ngủ… giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà trẻ đã học. Ví dụ: Khi cho <br />
trẻ ăn chúng ta có thể cho trẻ khám phá cái tô, cái thìa. Đặc điểm của cái tô, cái thìa. <br />
Cấu tạo như thế nào, chất liệu gì? Tô, thìa dùng để làm gì? Khi cho trẻ ngủ cho trẻ <br />
tìm hiểu về cái chiếu, cái nệm, cái gối? Cho trẻ khám về đặc điểm, công dụng của <br />
chúng…<br />
<br />
Phối hợp với gia đình:<br />
<br />
Một yếu tố không thể thiếu giúp trẻ khám có hiệu quả môi trường xung <br />
quanh đó chính là sự phối hợp với gia đình trẻ. Trao đổi với phụ huynh về khả <br />
năng, nhu cầu, hứng thú của từng cháu.<br />
Phụ huynh về nhà có thể giúp trẻ củng cố lại những kiến thức mà cô giáo <br />
dạy cháu trên lớp, giúp các cháu nhớ lâu hơn.<br />
Cung cấp một số nguyên vật liệu sẵn có mà gia đình không sử dụng nữa <br />
nư: chai, lo, hộp caston để cô làm đồ dùng dạy học.<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD & ĐT và Ban giám hiệu nhà trường đã <br />
tổ chức các buổi chuyên đề, thao giảng, dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo <br />
viên.<br />
<br />
Giáo viên nhiệt tình, nhẹ nhàng, khéo léo, có kiến thức, có kỹ năng, có tác <br />
phong sư phạm tốt để thu hút, hấp dẫn trẻ hoạt động.<br />
<br />
Môi trường để trẻ hoạt động và khám phá.<br />
<br />
Đồ dùng, phương tiện phục vụ cho các hoạt động.<br />
<br />
Sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối liên quan chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho <br />
nhau, khi áp dụng vào dạy trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến lức một cách có hệ thống, có <br />
logic, kết quả mà trẻ nhận được đạt cao hơn.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
15<br />
Kết quả khảo nghiệm:<br />
<br />
Bảng kết quả khảo nghiệm (cuối học kỳ I)<br />
Kết qua sau khi áp Tỉ lệ<br />
Nội dung<br />
dụng đề tài (%)<br />
Kỹ năng làm việc theo nhóm 25/34 73,5%<br />
Khẳ năng quan sát 29/34 85,3%<br />
Khẳ năng phân tích 27/34 79,4%<br />
Khẳ năng so sánh 26/34 76,5%<br />
Khả năng tổng hợp 25/34 73,5%<br />
Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu là tìm ra một số giải pháp, biện pháp <br />
giúp trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh. Trẻ hứng thú tham gia hoạt <br />
động, nắm được một số kiến thức bổ ích , hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, <br />
rèn cho trẻ một số kỹ năng cơ bản để khám phá thế giới xung quanh.<br />
<br />
Giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm hữu ích về phương pháp giảng <br />
dạy hoạt động khám phá khoa học cũng như các hoạt động học khác.<br />
<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Sau thời gian áp dụng đề tài mà mình đá nghiên cứu vào thực tế lớp mình tôi <br />
nhận thấy trẻ lớp tôi đạt được một số kết quả đáng kể:<br />
<br />
Trẻ hứng thú hoạt động tích cực, chủ động trong học tập.<br />
<br />
Có kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.<br />
<br />
Có kỹ năng khám phá và thử nghiệm.<br />
<br />
Có kỹ năng tư duy logic.<br />
Có kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng phối hợp các giác quan.<br />
Có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp và có kỹ năng giáo tiếp.<br />
Khi kết quả trên trẻ đạt cao bản thân tôi cảm thấy yêu nghề hơn, tự tin và <br />
có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như <br />
lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các <br />
hoạt động để các cháu hứng thú, hoạt động tich cực và đạt kết quả cao.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Phụ huynh tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên trong công tác chăm sóc <br />
giáo dục trẻ.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
III.1. Kết luận<br />
<br />
Để trẻ khám phá có hiệu quả môi trường xung quanh chúng ta cần tạo cho <br />
trẻ cơ hội trải nghiệm, khám phá, tự mày mò, tìm tòi, học hỏi theo cách riêng của <br />
trẻ. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, không áp đặt trẻ, trẻ được khuyến khích quan <br />
sát sự vật, được hỏi, được nêu ý kiến của mình về những gì trẻ thấy trong môi <br />
trường sống<br />
<br />
Giáo viên nhiệt tình, nhẹ nhàng, khéo léo, có kiến thức, có kỹ năng, có tác <br />
phong sư phạm tốt để thu hút, hấp dẫn trẻ hoạt động.<br />
<br />
Môi trường để trẻ hoạt động và khám phá phải đảm bảo an toàn.<br />
<br />
Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của <br />
từng trẻ, kiên nhẫn, nhẹ nhàng giúp trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”.<br />
Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản để làm nhiều học cụ, đồ dùng, đồ <br />
chơi và cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gũi, tạo niềm tin, và thống <br />
nhất trong việc giáo dục trẻ.<br />
III.2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
...<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Sách Tâm Lý Học Đại Cương GS_TS Nguyễn Quang <br />
Uẩn do NXB Đại Học <br />
Sư Phạm phát hành<br />
2 Chương trình giáo dục mầm non NXB Giáo dục phát <br />
hành<br />
3 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 56 tuổi Trần Thị Trọng<br />
Phạm Thị Sửu<br />
4 Bồi dưỡng thường xuyên<br />
<br />
<br />
5 Phương pháp phát triển nhận thức. Trung tâm nghiên cứu <br />
giáo dục Mầm non.<br />
6 Sách Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non TS Đinh Thị Tứ <br />
và PGS_TS Phan <br />
Trọng Ngọ . Do NXB <br />
Giáo Dục phát hành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />