intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông

Chia sẻ: Phan Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện tại trường TH Y Ngông là trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, những vấn đề đặt ra trước mắt là: đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông

Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> MỤC LỤC<br />                                                                                      <br /> Trang<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU  .…….………………......………………..…………1<br /> 1. Lý do chọn đề tài  …………………………………..........…………….1<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………….....……..........……3<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu …………..………….....………..……......……3<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………......……….4<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu ……………………..…………...………….4<br /> II. PHẦN NỘI DUNG ……..………………………………...…………4<br /> 1. Cơ sở lý luận  ……………………..……………………………….... 4<br /> 2. Thực trạng  …...……..………………………………….………..…….5<br /> 2.1. Thuận lợi, khó khăn ..……………………………………..……..….5<br /> 2.2. Thành công, hạn chế. …………..……………………………..…..…5<br /> 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.…….………………………………..…..………6<br /> 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. ..………………………....….6<br /> 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra……………6<br /> 3. Giải pháp, biện pháp ……………………………….…………………..7<br /> 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.………….…………………..…...7<br /> 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. .……….……7<br /> 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.…….……………....... 10<br /> 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.  …..…….…………... 10<br /> 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…..…11<br /> 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm........…………………….……….11<br /> III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …….…………………………….……12<br /> 1. Kết luận …………………..…………………………….……………12<br /> 2. Kiến nghị ………………………………………………….………….12<br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 1 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> <br />  Trong Luật Giáo dục có nói: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người <br /> Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ  và  <br /> nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội, <br /> hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp  <br /> ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thời kỳ mới.<br /> <br />  Thư viện trường học có một vai trò rất quan trọng, là bộ  phận cơ  sở <br /> vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường.  <br /> Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng  <br /> kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của <br /> giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các <br /> thành viên trong nhà trường.<br /> <br /> Trong những năm học vừa qua hoạt động thư  viện tại trường TH Y  <br /> Ngông đã từng bước đi vào nề  nếp và hoạt động có nhiều tiến bộ  hơn, thư <br /> viện đạt chuẩn từ  năm 2013 và năm học 2015 ­ 2016 phấn đấu giữ  vững <br /> danh hiệu thư  viện tiên tiến, Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm chỉ  đạo sát  <br /> sao đến công tác thư viện, việc đọc, học của giáo viên và học sinh trong thư <br /> viện nhà trường. <br /> <br /> Thư viện trường Tiểu học Y Ngông là thư viện hoạt động trong trường <br /> đóng chân trên địa bàn có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn chính vì vậy mà thư <br /> viện đã được sự  quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức trang bị sách vở, <br /> báo, trang thiết bị dạy và học từ đó tạo ra nguồn sách báo, dụng cụ học tập  <br /> đa dạng hơn, đảm bảo cho công tác dạy,học. Từ  những nguồn lực này nhà <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 2 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> trường đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng có hiệu quả trong  <br /> công tác đọc, học tại thư viện cũng như tại các lớp. Tuy nhiên tại trường đa <br /> số  học sinh là người dân tộc thiểu số, nhận thức của các em về  việc đọc, <br /> học qua sách báo chưa cao, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, một số  giáo viên <br /> vẫn còn xem nhẹ  công tác thư  viện, chưa có sự  quan tâm đúng mức về  các <br /> hoạt động của thư viện nhà trường, cán bộ  thư  viện chưa thực sự  phát huy <br /> hết khả năng, vai trò của mình.<br /> <br />  Nhằm đạt được kết quả như mong muốn của công tác thư viện <br /> <br /> tại trường TH Y Ngông có nhiều học sinh dân tộc, việc chỉ  đạo, đưa ra <br /> phương hướng hoạt động là vấn đề quan trọng vì vậy tôi chọn đề tài <br /> <br /> “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư  viện tại trường tiểu  <br /> học Y Ngông” làm đề tài nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> Trên cơ  sở  đánh giá thực trạng công tác thư  viện tại trường TH Y <br /> Ngông là trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, những vấn đề  đặt ra  <br /> trước mắt là: đề  ra những giải pháp nhằm chỉ  đạo, quản lý công tác thư <br /> viện.<br /> <br /> Khảo sát tình hình thực tế tại trường TH Y Ngông , đánh giá thực trạng <br /> công tác thư viện, từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo nhân viên thư viện qua  <br /> các việc làm cụ  thể  như: Hồ  sơ  sổ  sách thư  viện, tuyên truyền giới thiệu  <br /> sách, trưng bày giá kệ  sách, kế  hoạch năm, tháng, tuần, công tác bạn đọc… <br /> đưa vào đánh giá thi đua của nhà trường.<br /> <br /> Nâng cao công tác nghiệp vụ của thư viện, đầu tư cơ sở vật chất cho <br /> thư  viện, tạo ra nhiều mô hình đọc và học tại thư  viện nhằm thu hút học <br /> sinh tham gia vào các hoạt động đọc và học tại thư viện.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 3 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Thực trạng hoạt động đọc sách báo của học sinh tại thư  viện trường  <br /> Tiểu học Y Ngông và đề xuất một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng <br /> hoạt động đọc sách báo cho học sinh.<br /> <br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana,  <br /> tỉnh Đắk Lắk, năm học 2015 ­ 2016.<br /> <br /> Một số văn bản chỉ đạo hoạt động thư viện trong trường phổ thông.<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> ­ Phương pháp khảo sát thực tế.<br /> <br /> ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về  thư  viện <br /> trường học.<br /> <br /> ­ Phương pháp phỏng vấn.<br /> <br /> ­ Phương pháp điều tra biểu mẫu, số liệu.<br /> <br /> ­ Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu.<br /> <br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> <br /> 1. Cơ sở lí luận<br /> <br /> Trong trường phổ thông học sinh ngoài việc lĩnh hôi những kiến thức <br /> do thầy cô giảng dạy qua các tiết học tại lớp thì việc đọc và học qua sách <br /> báo tại thư viện là việc làm hết sức cần thiết vì tham gia vào các hoạt động <br /> đọc và học tại thư viện các em học mang tính chủ động hơn, nhớ lâu hơn, tự <br /> tìm tòi nghiên cứu, áp dụng được nhiều hơn cho bản thân. Từ các hoạt động  <br /> đọc và học tại thư viện các em tham gia mang tính cá nhân nói trên sẽ tạo ra  <br /> chất lượng học tập của toàn trường.<br /> <br /> Có nhiều câu nói như:<br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 4 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> “Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích  <br /> lũy được” (M.GOR­KI).<br /> <br /> “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là sức mạnh lớn  <br /> lao” (N.CRUP­KAI­A).<br /> <br /> “Đọc   sách   là   cách   học   tốt   nhất.   Đó   là   khoa   học   thú   vị   nhất” <br /> (A.PUSKIN).<br /> <br /> Hiểu rõ việc đọc sách báo trong thư  viện quan trọng như  thế  nào vì <br /> vậy Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đã  <br /> quan tâm đến công tác thư viện, có rất nhiều công văn chỉ đạo về hoạt động <br /> thư viện, hoạt động học và đọc sách báo:<br /> <br /> Quyết định số 61/1998/QĐ­GD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ <br /> GD&ĐT Ban hành “Quy chế  về  tổ  chức và hoạt động thư  viện trường phổ <br /> thông.<br /> <br /> Quyết định số  01/2003/QĐ­GD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ  trưởng <br /> Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.<br /> <br /> Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện Tiêu <br /> chuẩn thư viện trường phổ thông.<br /> <br /> Căn cứ  phương hướng, nhiệm vụ  trọng tâm của năm học cũng như <br /> thực   hiện   các   kế   hoạch   hoạt   động   thư   viện   của   Phòng   GD&ĐT   huyện <br /> Krông Ana, Sở  GD&ĐT Đăk Lăk, trên cơ  sở  đó tôi đã xây dựng kế  hoạch <br /> hoạt động của thư viện để trường TH Y Ngông thực hiện.<br /> <br />  2. Thực trạng<br /> <br /> 2.1. Thuận lợi, khó khăn<br /> <br /> * Thuận lợi<br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 5 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đã  <br /> tổ  chức nhiều hoạt động để  cán bộ  thư  viện có nhiều cơ  hội giao lưu trao  <br /> đổi kinh nghiệm như: Hội thi cán bộ thư viện giỏi cấp huyện (năm 2014), tổ <br /> chức chấm sáng kiến kinh nghiệm, bên cạnh đó công tác kiểm tra hoạt động <br /> thư  viện tại các trường học đã giúp đơn vị  kịp thời rút kinh nghiệm những  <br /> hạn chế và phát huy những ưu điểm trong hoạt động thư viện. <br /> <br /> Nhà trường hàng năm đã quan tâm đầu tư một phần kinh phí trang bị cơ <br /> sở  vật chất, mua sắm sách báo, trang thiết bị  phục vụ  cho thư  viện, nhằm  <br /> nâng cao chất lượng hoạt động, tạo mọi điều kiện để  các em tới thư  viện  <br /> tham gia đọc và học. <br /> <br /> * Khó khăn<br /> <br /> Cơ sở vật chất đầu tư cho thư viện còn có những hạn chế do kinh phí  <br /> còn hạn hẹp. <br /> <br /> Phòng thư  viện, phòng đọc còn thiếu dẫn đến việc bố  trí chưa được <br /> hợp lí, chưa đảm bảo quy định của phòng đọc.<br /> <br /> Đa số  học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường có  <br /> nhiều điểm trường.<br /> <br />          2.2. Thành công, hạn chế<br /> <br /> * Thành công<br /> <br /> Trong những năm học trước hoạt động đọc đã được đa số giáo viên và <br /> học sinh quan tâm. Số học sinh tham gia đọc sách báo được tăng lên qua từng  <br /> năm học.<br /> <br /> Số  lượt giáo viên tham gia đọc tại thư  viện nhằm bổ  sung kiến thức, <br /> nâng cao trình độ chuyên môn ngày một nhiều hơn.<br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 6 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Cán bộ  thư  viện năng động nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, biết <br /> phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ cộng tác viên thư viện để sắp  <br /> xếp, đầu tư cho thư viện nên phong trào đọc sách ngày càng tăng cao.<br /> <br /> * Hạn chế<br /> <br /> Vẫn còn một số học sinh chưa thực sự quan tam đến việc đọc sách báo  <br /> tại thư viện.<br /> <br /> Cơ sở  vật chất, trang thiết bị phòng thư viện và phòng đọc chưa được <br /> tách riêng. Hoạt động thư viện chưa cao, chưa có phòng đọc riêng nên không <br /> thể  phục vụ  bạn đọc đến với thư  viện vì vậy phong trào đọc sách tại thư <br /> viện chưa được chú trọng.<br /> <br /> Kinh nghiệm tổ  chức, quản lý, triển khai phong trào đọc sách báo của <br /> nhân viên thư  viện chưa cao. Việc tổ  chức  đọc tại các điểm trường còn <br /> nhiều hạn chế.<br /> <br /> 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br /> <br /> * Mặt mạnh<br /> <br /> Cán bộ thư viện nhiệt tình trong công việc, yêu nghề và có trách nhiệm  <br /> cao đối với nghề. Đã có tính chủ  động trong công việc, đặc biệt là tổ  chức  <br /> đọc sách báo, khắc phục những khó khăn, đặc thù của thư  viện nhà trường  <br /> để phục vụ bạn đọc.<br /> <br /> * Mặt yếu<br /> <br /> ­ Một số  học sinh chưa thực sự chủ động tham gia vào các hoạt động <br /> đọc sách báo tại thư viện.<br /> <br /> ­ Kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 7 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> ­ Cán bộ  thư viện chưa phát huy hết vai trò cùa mình, đôi lúc vẫn còn <br /> thụ động trong công việc, chưa có sự  sáng tạo để  hoạt động đọc và học tại  <br /> thư viện tốt hơn.<br /> <br /> 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br /> <br /> ­ Cơ  sở  vật chất còn hạn chế, chưa có sự  đầu tư  về  phòng đọc theo  <br /> yêu cầu, kinh phí mua sắm tài liệu còn hạn chế, tài liệu chưa được phong <br /> phú đa dạng.<br /> <br /> ­ Học sinh là người dân tộc thiểu số nên các em chưa có nhận thức cao <br /> việc học cũng như việc đọc sách.<br /> <br /> ­ Các hình thức tổ chức, thu hút bạn đọc đến thư viện chưa phong phú.<br /> <br /> 2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br /> <br /> Trường Tiểu học Y Ngông là trường vùng sâu, vùng xa, có nhiều điểm <br /> trường, cơ sở vật chất của thư viện còn thiếu thốn, đa số học sinh là người  <br /> dân tộc thiểu số do vậy việc tổ chức các hoạt động thư  viện cũng như  đọc  <br /> sách báo tại thư viện gặp nhiều khó khăn, hạn chế.<br /> <br /> Đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo về <br /> công tác thư  viện, cũng như  sự  chỉ   đạo thường  xuyên của lãnh đạo nhà <br /> trường đối với bộ phận thư viện do vậy đã tạo ra những thuận lợi nhất định <br /> trong việc triển khai các hoạt động theo kế  hoạch và thực tiễn của đơn vị,  <br /> phù hợp với đối tượng học sinh.<br /> <br /> Do có nhiều điểm trường việc triển khai các hoạt động thư  viện gặp  <br /> nhiều khó khăn, cơ  sở  vật chất khó có thể  đáp  ứng yêu cầu tại mỗi điểm  <br /> trường, nhân viên thư  viện mất nhiều thời gian cho công tác tổ  chức, luân <br /> chuyển sách báo, học sinh không có điều kiện tiếp xúc với nhiều tư liệu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 8 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Với những thực trạng trên nhà trường đã quan tâm chỉ  đạo triển khai, <br /> thực hiện tốt công tác thư  viện nhất là việc tổ  chức đọc sách báo tại các <br /> điểm trường có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số.<br /> <br /> Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, đầu tư kinh phí, <br /> cở sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho thư viện.<br /> <br /> Lồng ghép, tổ  chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các <br /> hoạt động để thu hút giáo viên, học sinh tham gia đọc, học qua sách báo trong  <br /> thư  viện nhiều hơn, tạo thói quen đến thư  viện tham gia học tập, nghiên <br /> cứu..<br /> <br /> 3. Các giải pháp, biện pháp<br /> <br /> 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Giúp nhân viên thư  viện vận dụng hiệu quả  một số  giải pháp, biện <br /> pháp nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách, tạo mọi điều kiện để  học  <br /> sinh được đọc và vận dụng có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo <br /> dục của trường.<br /> <br />         3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> <br /> 3.2.1. Nắm bắt thực trạng hoạt động của thư viện.<br /> <br /> Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Trong nhiều năm qua, ngành Giáo <br /> dục và Đào tạo huyện nhà đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ  thể  nhằm  <br /> động viên, khuyến khích học sinh dân tộc đến trường học tập, thực hiện tốt  <br /> công tác phổ  cập giáo dục Tiểu học đúng độ  tuổi, đào tạo nguồn cán bộ <br /> công chức tại chỗ  cho địa phương. Đồng thời thường xuyên chỉ  đạo các <br /> trường thực hiện tốt kế  hoạch năm học, trong đó có hoạt động thư  viện. <br /> Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo  <br /> tính khả thi, hiệu quả, không lãng phí, không thiếu sót, bất cập. <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 9 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Đối với Ban giám hiệu nhà trường: quan tâm chỉ  đạo sát sao hơn nữa <br /> trong việc dạy và học cũng như  hoạt động thư  viện của nhà trường. Đặt <br /> biệt quan tâm đến các em học sinh dân tộc thiểu số, thường xuyên động viên <br /> khuyết khích các em đến trường, thực hiện các chính sách hỗ trợ về kinh tế <br /> cho các em như: cấp phát sách giáo, vở  viết, dụng cụ  học tập đầy đủ, kịp  <br /> thời vào đầu năm học mới, các em học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo <br /> được hỗ trợ chi phí học tập theo từng năm học.<br /> <br /> 3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu phong phú, đa dạng hơn:<br /> <br /> Cơ sở vật chất, vốn tài liệu là điều kiện tiên quyết để tổ  chức tốt các  <br /> hoạt động thư  viện, các hoạt động đọc đạt kết quả  và chất lượng cao do  <br /> vậy:<br /> <br /> Nhà trường đã đầu tư: kho sách bao gồm các giá, kệ đựng sách để bảo  <br /> quản sách báo tốt hơn, phòng đọc từ  30 đến 50 chỗ  ngồi đáp  ứng nhu cầu  <br /> đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. <br /> <br /> Để cơ sở  vật chất, vốn tài liệu của thư  viện khang trang hơn, đầy đủ <br /> hơn ngoài việc dùng kinh phí của nhà nước cấp nhà trường động viên các tổ <br /> chức, cá nhân, giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường hỗ  trợ, tài trợ <br /> làm cho vốn tài liệu phong phú hơn.<br /> <br /> Bổ sung vào thư viện nhà trường các loại tài liệu phù hợp với cấp học,  <br /> phong phú về  nội dung để  bạn đọc tham khảo và đa dạng về  hình thức để <br /> thuận tiện khi tra cứu tài liệu. Cán bộ thư viện thường xuyên điều tra về nhu  <br /> cầu của giáo viên và học sinh trường mình, để biết được giáo viên hay dùng  <br /> nội dung sách gì nhất, học sinh thích đọc truyện nào nhất, sách tham khảo <br /> nào các em cần cho việc bổ sung kiến thức của mình...  Nắm bắt được nhu <br /> cầu này tham mưu với lãnh đạo tiến hành bổ  sung kịp thời, đầy đủ. Tuy  <br /> nhiên ở một số trường do điều kiện tài chính của nhà trường bước đầu chưa <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 10 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một thư viện hoàn chỉnh, cán bộ  thư viện cần  <br /> tranh thủ  sự  hỗ  trợ  của các thư  viện bạn thông qua việc trao đổi sách, báo  <br /> với nhau, sự ủng hộ của các cá nhân hay tập thể về tài chính để đầu tư cho  <br /> thư  viện của mình, thường xuyên tổ  chức quyên góp sách báo của cán bộ,  <br /> giáo viên và học sinh trong nhà trường cũng như  người dân và chính quyền  <br /> địa phương. Bằng những hình thức trên, thư  viện sẽ  ngày càng phong phú <br /> vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường.<br /> <br /> Đầu năm học 2015 – 2016 nhà trường đã đầu tư mua sắm cho thư viện:  <br /> 30 đầu sách báo, truyện với 90 cuốn, trị giá 7.000.000 đồng.<br /> <br /> 3.2.3. Tổ chức nhiều hình thức thu hút học sinh đến thư viện<br /> <br /> Vệc tổ  chức nhiều hình thức hoạt động phong phú nhằm thu hút học <br /> sinh đến đọc và học tại thư viện là việc làm rất cần thiết của mỗi thư viện  <br /> cũng như nhân viên thư viện.<br /> <br /> Hiện nay, thư viện trường Tiểu học Y Ngông thuộc vùng sâu, vùng xa, <br /> vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số cán bộ  thư  viện vẫn còn thụ  động <br /> trong công việc của mình. Ngoài giờ  hành chính đến trường và có thể  làm <br /> một số công việc khác do lãnh đạo nhà trường phân công còn chưa chú tâm <br /> đến làm thế nào để thu hút học sinh đến với thư viện, có thể do nhiều điều  <br /> kiện khách quan và chủ quan đưa đến. Nhưng nếu cán bộ thư viện biết nắm <br /> bắt và tận dụng vốn có sẵn của nhà trường thì có thể đưa thư viện dần dần <br /> đi vào hoạt động tốt hơn. <br /> <br /> Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo vào thứ <br /> 2 đầu tuần cũng như  giới thiệu tóm tắt nội dung sách trên bảng tin của thư <br /> viện để tạo trí tò mò thu hút các em tham gia tìm đọc.<br /> <br /> Cụ  thể, tại thư  viện trường trường TH Y Ngông chưa có phòng đọc, <br /> kho sách vẫn chưa được sắp xếp gọn gàng khoa học. Để cải thiện thời gian <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 11 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> đọc sách cho các em, cán bộ  thư  viện có thể  tham mưu với lãnh đạo nhà <br /> trường vào giờ ra chơi tổ chức cho các em đọc sách tại phòng hội đồng hoặc  <br /> tổ chức hình thức thư viện lưu động, thư viện xanh bố trí một số bàn và ghế <br /> để  các em đọc trong lớp, ngoài hành lang, dưới bóng cây… Với hình thức  <br /> mới lạ chắc chắn các em sẽ rất hứng thú tham gia, từ đó cải thiện được thời <br /> gian đọc sách của các em cũng như  tạo thói quen cho các em đến với thư <br /> viện để các em mở mang thêm kiến thức của mình.<br /> <br /> Tổ chức các hoạt động trò chơi tìm hiểu về sách báo để thu hút các em  <br /> như:<br /> ­ Tổ chức một sân chơi hay được gọi là “Bữa tiệt Buffet” sách:<br /> Chuẩn bị  một bàn trưng bày sách. Chọn 10 em học sinh đứng vòng <br /> quanh bàn sách, mỗi em chọn  cho mình 1 cuốn sách và đọc 5 phút, hết thời  <br /> gian 5 phút cho đổi lần lượt theo vòng kim đồng hồ, mỗi học sinh truyền  <br /> cuốn sách trên tay mình cho bạn đứng bên cạnh mình và lần lượt đọc tiếp,  <br /> hết 5 phút lại đổi. Đến khi nào mỗi em đọc được 20 phút thì dừng lại. Sau <br /> thời gian 20 phút các em sẽ nhận ra: Cuốn sách ban đầu mình chọn là theo sở <br /> thích của mình (có thể là truyện tranh), nhưng mới đọc được 5 phút thì bị bắt  <br /> buộc đổi cuốn sách đó cho bạn khác, ban đầu sẽ rất nuối tiếc vì đang đọc dở <br /> dang nhưng khi đọc cuốn sách thứ  2 thứ  3 thì học sinh đó nhận ra rằng: <br /> không phải cuốn sách mình chọn ban đầu là đúng mà mình có thể thích nhiều <br /> thể loại khác như tác phẩm văn học, khoa học thường thức... tất cả đều rất <br /> thú vị.  <br /> <br />          3.2.4. Tăng cường việc đọc sách tại các điểm lẻ. <br /> <br /> Tại điểm trường chính còn có 2 điểm trường lẻ tại các buôn, làng gần <br /> với nhà dân, tạo điều kiện cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại đây đến <br /> lớp gần hơn. Tuy nhiên tại những điểm trường này cơ sở vật chất còn thiếu <br /> so với điểm chính, ngoài các lớp học ra các phòng làm việc đều tập trung tại  <br /> điểm chính. Để  các em học sinh tại các điểm trường lẻ  được đọc sách như <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 12 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> các bạn ở điểm chính nhà trường đầu tư tủ sách, bàn ghế… đáp ứng nhu cầu  <br /> tối thiểu cho việc tổ chức đọc, cán bộ  thư  viện cần bố  trí thời gian đến tổ <br /> chức cho các em đọc sách bằng các hình thức:  Tủ  sách lưu động, kệ  sách  <br /> trong lớp học (góc thư  viện), ngăn sách dưới bóng cây để  học sinh tại các  <br /> điểm lẻ có điều kiện được tiếp xúc và đọc sách, báo nhiều hơn. <br /> <br /> 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Nắm vững, triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về <br /> công tác thư viện của các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo...<br /> <br /> Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ  cho cán bộ  thư  viện, cán bộ  thư <br /> viện tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ, áp dụng những cái mới, sáng tạo để <br /> phục vụ bạn đọc.<br /> <br /> Vận động, xã hội hóa trong công tác thư  viện, đầu tư  cơ  sở  vật chất, <br /> nguồn tài liệu cho thư viện.<br /> <br /> Thường xuyên nghiên cứu triển khai nhiều hình thức thu hút giáo viên, <br /> học sinh tham gia đọc tại thư viện, phù hợp với điều kiện nhà trường.<br /> <br /> 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Từ  các biện pháp, giải pháp nêu trên có thể  thấy muốn nâng cao chất  <br /> lượng, số lượng giáo viên, học sinh tham gia đọc và học tại thư viện chúng <br /> ta cần thực hiện đồng bộ  các giải pháp và biện pháp đây là điều kiện tiên <br /> quyết trong quá trình triển khai, thực hiện.<br /> <br /> Trước hết phải xác định rõ mục tiêu của việc đọc sách báo cũng như <br /> công tác thư viện từ đó xây dựng các hình thức tổ chức thu hút học sinh tham <br /> gia vào các hoạt động thư viện. Xác định được mục tiêu nhà trường sẽ có sự <br /> chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn đối với công tác thư viện.<br /> <br /> Để các hoạt động thư viện, hoạt động đọc đạt kết quả cao cần làm tốt  <br /> việc đầu tư  cơ  sở  vật chất, trang thiết bị, tài liệu cho thư  viện, thường <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 13 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, cán bộ thư viện tự học tự <br /> rèn nâng cao trình độ, sáng tạo trong công việc, trong điều kiện thực có tại <br /> nhà trường.<br /> <br /> Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình triển khai hoạt động của bộ <br /> phận thư  viện, có các hình thức tuyên truyền, động viên học sinh tham gia  <br /> đọc, học tại thư viện...<br /> <br /> 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề<br /> <br /> Để  đánh giá được hiệu quả  của công tác chỉ  đạo hoạt động thư  viện  <br /> đối với trường TH Y Ngông có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, qua thời  <br /> gian triển khai, thí điểm kết quả đạt được là rất khả quan.<br /> <br /> Học sinh đến thư viện tham gia đọc sách báo ngày một tăng.<br /> <br /> Đa số giáo viên, học sinh cũng như nhân viên thư viện đã có nhận thức  <br /> rõ hơn, hiểu được tầm quan trọng của việc học và đọc sách báo. Từng bước  <br /> nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Các em học sinh tìm thấy <br /> niềm vui trong học tập tham gia đi học chuyên cần hơn. <br /> <br /> Qua tổ chức phát phiếu khảo sát tại trường với tổng số 19 lớp; 285 học <br /> sinh tham gia, kết quả khảo nghiệm như sau:<br /> <br /> * Phiếu khảo sát:<br /> <br /> PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH<br /> THAM GIA ĐẾN ĐỌC VÀ HỌC TẠI THƯ VIỆN<br /> <br /> TT KHỐI  TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ <br /> LỚP ĐỀ TÀI TÀI<br /> <br /> Chưa bao  Đã từng  Thường  Chưa  Đã  Thườn<br /> giờ đến  đến thư  xuyên  bao  từng  g xuyên <br /> thư viện viện đến thư  giờ  đến  đến <br /> viện đến  thư  thư <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 14 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> thư  viện viện<br /> viện<br /> <br /> <br /> <br /> 1 Khối 1 29 em 20 em 15 em 4 40 22<br /> <br /> 2 Khối 2 15 em 15 em 09 em 5 15 19<br /> <br /> 3 Khối 3 30 em 20 em 20 em 6 30 24<br /> <br /> 4 Khối 4 20 em 15 em 10 em 4 21 20<br /> <br /> 5 Khối 5 28 em 20 em 20 em 5 33 30<br /> <br /> * Kết quả sau khi khảo sát tại trường:<br /> <br /> Học sinh DTTS không  Học sinh DTTS thích <br /> Nội dung thích đọc sách đọc sách<br /> Số lượng % Số lượng %<br />   Trước khi áp dụng đề tài 122 43% 163 57%<br /> Sau khi áp dụng đề tài 24 8% 261 92%<br /> 5. Kết quả<br /> <br /> Từ những kết quả đạt được trong thời gian nghiên cứu triển khai đề tài <br /> “ Một số  biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư  viện tại trường tiểu  <br /> học Y Ngông” cho thấy đề  tài có thể  áp dụng cho các trường có nhiều học <br /> sinh dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện. <br /> <br /> III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> <br /> 1. Kết luận<br /> <br /> ­ Qua nghiên cứu thực tế và áp dụng các biện pháp chỉ  đạo và quản lý  <br /> thực hiện về công tác thư viện tại trường TH Y Ngông có đông học sinh là  <br /> người dân tộc thiểu số trong huyện cần:<br /> <br /> ­ Có sự  đầu tư  thường xuyên, nhiều hơn nữa về  kinh phí, cơ  sở  vật  <br /> chất, sách báo, tài liệu cho thư viện nhà trường.<br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 15 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> ­ Lãnh đạo trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra đôn đốc cán bộ thư <br /> viện và các hoạt động của thư  viện trường nhằm nâng cao hiệu quả  và các <br /> nội dung hoạt động, nội dung hoạt động của thư viện tại các trường này cần <br /> cụ thể, chi tiết thực sự phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số.<br /> <br /> ­ Giáo viên thư  viện phải thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao <br /> nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức, tay nghề, tìm tòi, sáng tạo trong công tác <br /> hoạt động, tập trung thu hút giáo viên, học sinh vào thư viện...<br /> <br /> ­ Thường xuyên đổi mới và tổ  chức nhiều hình thức, hoạt động, tuyên <br /> truyền để  thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động thư  viện, đọc sách <br /> báo.<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> <br /> ­ Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ  đạo sát sao trong công tác  <br /> hoạt động thư viện tại các trường.<br /> <br /> ­ Đầu tư các trang thiết bị, sách, báo, kinh phí cho hoạt động thư viện.<br /> <br /> ­ Cấp trên có liên quan kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời <br /> nhắc nhở những tồn tại và triển khai những kinh nghiệm hoạt động cho nhà  <br /> trường và giáo viên thư viện.<br /> <br /> ­ Lãnh đạo trường cần quan tâm chặt chẽ  hơn tới việc hoạt động và  <br /> xác định rõ đối tượng học sinh của nhà trường từ  đó chỉ  đạo bộ  phận thư <br /> viện xây dựng, triển khai các hoạt động thư viện được tốt hơn, phù hợp với <br /> học sinh mang lại hiệu quả cao.<br /> <br /> Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong quá trình quản lý <br /> và chỉ đạo công tác thư viện của trường tiểu học Y Ngông. Rất mong nhận <br /> được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp giúp tôi hoàn <br /> thành tốt hơn nữa việc chỉ  đạo công tác thư  viện, góp phần nâng cao chất  <br /> lượng dạy và học của tường tiểu học Y Ngông ngày càng đi lên.<br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 16 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> Tôi xin chân thành cảm ơn!<br /> <br />                                            Krông Ana, ngày      tháng     năm 2016          <br /> <br />                                                                          Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM<br /> <br /> ...............................................................................................................................<br /> ...............................................................................................................................<br /> ...............................................................................................................................<br /> ...............................................................................................................................<br /> ...............................................................................................................................<br /> ..................................................................................................................<br /> <br />                                               CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/Vũ Bá Hòa chủ <br /> biên.­ H.: Giáo dục, 2009.<br /> <br /> 2. Sổ  tay công tác thư  viện trường học/Từ  Văn Sơn chủ  biên .­ H.: Giáo <br /> dục, 2007.<br /> <br /> 3. Cẩm nang nghề thư viện/Lê Văn Viết.­H.: Văn hóa thông tin, 2000.<br /> <br /> 4. Báo cáo tổng kết năm học 2014 ­ 2015.<br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 17 <br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông<br /> ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­<br /> 5. Qua thực tế chỉ đạo công tác thư viện của bộ phận chuyên môn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                                <br /> Người viết: Vũ Văn Tuyển  Trang 18 <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2