SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Đất nước ta đang tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là định <br />
hướng đúng đắn phù hợp với yêu cầu thời đại – thời đại của những con người <br />
bản lĩnh, năng động, tự chủ, sáng tạo, tự lập. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy <br />
rằng, một số không nhỏ các trẻ em, thậm chí là cả người lớn thời nay đã không <br />
có khả năng tự chủ trong cuộc sống, thường chỉ có thể làm tốt nếu được “ cầm <br />
tay chỉ việc”, thậm chí là chỉ rồi mà vẫn làm sai vì không có sự tự tin, không xác <br />
định được mình phải làm gì, cần làm gì trong môi trường sống, môi trường làm <br />
việc của mình và phải có sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc. <br />
Điều này là do thiếu một chữ “tự” trong quá trình thành nhân. Ngay từ bé nếu <br />
các em không được tập tính tự giác thì sẽ dẫn đến thiếu tự tin và không thể có <br />
khả năng tự chủ trong công việc, từ chuyện học cho đến chuyện làm. Và vì thế <br />
khi các em lớn lên sẽ thiếu tính tự lập, tính thụ động từ đó cũng được sinh ra, <br />
gây khó khăn trong quá trình thích nghi với cuộc sống của các em.<br />
“Gieo một thói quen – Gặt một tính cách – Gieo một tính cách – Gặt một <br />
số phận” để thấy được số phận của một con người gắn liền với một tính cách <br />
và vì thế cần thiết phải tạo ra cho trẻ những tính cách tốt. Nhưng tính cách của <br />
một con người không phải tự nhiên mà có, nó phải được hoàn thiện dần qua quá <br />
trình giáo dục. Việc tập cho trẻ những hành động tự giác ngay từ nhỏ chính là <br />
biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi <br />
ứng xử sau này.<br />
Tuy nhiên, không phải người giáo viên nào cũng có được phương pháp <br />
giáo dục học sinh phù hợp. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình giáo dục, có <br />
những lớp, học sinh có ý thức tự giác cao nhưng ngược lại, một số lớp khác học <br />
sinh chấp hành rất kém các nội quy, quy định của nhà trường.<br />
Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay trong các cấp học mà <br />
đặc biệt là bậc Tiểu học nói chung và trường tiểu học Dray Sáp nói riêng ở <br />
những lớp nào giáo viên biết phát huy tính tự giác của học sinh thì nề nếp cũng <br />
như chất lượng của lớp đó được cải thiện rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng giáo <br />
dục ý thức tự giác là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo <br />
dục học sinh về mọi mặt.<br />
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, mà đặc biệt là lớp 4A <br />
năm học 20142015 tôi được phân công chủ nhiệm. Ngay từ những tuần đầu <br />
tiên nhận lớp tôi nhận thấy các em hầu như chưa tích cực, tự giác trong mọi <br />
hoạt động: Lao động vệ sinh khu vực tự quản chậm nên một số buổi bị Tổng <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
phụ trách Đội phê bình, nhắc nhở. Một số em đi học muộn, nhiều em nói <br />
chuyện riêng trong giờ học, chưa tích cực xây dựng bài, chưa tự giác trong sinh <br />
hoạt 15 phút đầu giờ, vẫn còn học sinh chưa chuẩn bị tốt sách vở đồ dùng học <br />
tập khi đến lớp... Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở làm thế <br />
nào để nâng cao ý thức tự giác của các em trong mọi hoạt động để giúp cho nề <br />
nếp lớp, phong trào học tập đi lên ? <br />
Trả lời câu hỏi này, ngay từ khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4A trường <br />
tiểu học Đray Sáp năm học 2014 2015. Tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và <br />
kinh nghiệm của mình để khơi dậy tinh thần “Tự giác” trong mỗi học sinh <br />
nhằm từng bước tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tự giác. Học sinh <br />
được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động, tích cực trong mọi hoạt động <br />
nhằm xây dựng nề nếp lớp học tốt, chất lượng giáo dục cao. Trong khuôn khổ <br />
bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo <br />
dục ý thức tự giác cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Dray Sáp”.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Hiểu rõ hơn về ý thức tự giác của học sinh.<br />
Phục vụ cho quá trình giảng dạy: Giáo dục ý thức tự giác cho học sinh<br />
b. Nhiệm vụ<br />
Khảo sát thực trạng về ý thức tự giác của học sinh<br />
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức tự <br />
giác cho học sinh tiểu học<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Ý thức tự giác của học sinh tiểu học<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
HS lớp 4 năm học 2014 – 2015 của Trường Tiểu học Dray Sáp – Xã <br />
Dray Sáp – Huyện Krông ANa Tỉnh Đăk Lăk.<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2014– 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
+ Thu thập và tổng hợp tài liệu, xử lý tài liệu liên quan đến đề tài.<br />
+ Khảo sát: Khảo sát thực trạng ý thức tự giác của học sinh<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
+ Phân tích: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng<br />
+ Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đưa ra các biện pháp nâng <br />
cao hiệu quả giáo dục ý thức tự giác cho học sinh.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
a. Khái niệm về ý thức tự giác<br />
Theo từ điển tiếng việt thì “Tự giác là tự mình hiểu và làm, không cần ai <br />
nhắc nhở.”<br />
Theo từ điển bách khoa: Ý thức tự giác là sự nhận thức của cá nhân về <br />
trách nhiệm của mình đối với một việc nào đó và bản thân mình biết rõ là phải <br />
làm gì và làm như thế nào.<br />
Từ đó có thể hiểu, ý thức tự giác là việc bản thân mỗi người phải tự <br />
hiểu, tự nhận thức được việc nào đó là quan trọng và có ý thực hiện nó mà <br />
không phải bắt buộc hay gò ép vì một lí do nào đó.<br />
Giáo dục ý thức tự giác là một quá trình uốn nắn, sửa chữa những người <br />
từ không có ý thức, trách nhiệm trong công việc hay có ý thức một phần trở <br />
thành người có trách nhiệm trong các hoạt động.<br />
b.Vai trò của tự giác<br />
Có lẽ ai trong bất cứ chúng ta cũng đã từng vài lần bị mắc kẹt giữa những <br />
đám hỗn độn như tranh nhau mua vé xe về tết hay đám đông vì kẹt xe giữa <br />
đường phố, chen lấn ngay cả ở chốn linh thiêng...Để dẫn đến tình trạng đó <br />
ngoài những lí do khách quan thì còn một lí do khác đó là ý thức tự giác của con <br />
người. Thay vì họ xếp hàng chờ nhau mua vé thì họ lại chen lấn, xô đẩy nhau, <br />
thay vì di chuyển từ từ từng người một họ lại lấn chiếm, tranh giành nhau dẫn <br />
đến tình trạng không ai muốn mà rút cuộc họ vẫn là nạn nhân của những cuộc <br />
tranh chấp đó. Như vậy, trong cuộc sống, ý thức tự giác có thể giải quyết được <br />
các tình trạng gây bức xúc cho xã hội và nhức nhối cho các ngành chức năng.<br />
Ngoài ra, chúng ta có thể thấy trong bất cứ công việc nào, nếu chúng ta <br />
cảm thấy hứng thú, tự nhận thức được sự cần thiết của nó và thực hiện một <br />
cách tự giác thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và làm việc rất hiệu quả.Còn <br />
ngược lại, nếu chúng ta làm việc một cách miễn cưỡng, cảm giác bị gò ép thì <br />
hiệu quả công việc sẽ không cao.<br />
Trong công việc, những người có ý thức tự giác luôn là những người chủ <br />
động. Họ luôn biết mình nên làm gì và cần làm gì nên bao giờ họ cũng luôn là <br />
người đi đầu, là tấm gương cho đồng nghiệp và là nơi gửi gắm niềm tin cho <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
những người lãnh đạo. Và vì thế, trong tập thể, trong cộng đồng họ luôn là <br />
người nổi trội và được mọi người tín nhiệm.<br />
Trong môi trường giáo dục vai trò của tự giác lại càng được thể hiện rõ <br />
rệt. Nếu học sinh nào có ý thức tự giác thì các em sẽ thấy việc học thật nhẹ <br />
nhàng. Các em luôn hoàn thành những việc mà giáo viên giao vì thế các em lúc <br />
nào cũng tự tin, sống thoải mái và luôn được bạn bè nể phục, thầy cô yêu mến. <br />
Nói tóm lại, tự giác cần cho mọi hoạt động của cuộc sống. Nó giúp cho <br />
hiệu quả công việc đạt đến đỉnh cao, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.<br />
c. Một số biểu hiện của ý thức tự giác <br />
Muốn giáo dục một người có ý thức tự giác chúng ta cần thiết phải xem <br />
xét ý thức tự giác của họ ở mức độ nào.Và với học sinh cũng vậy, muốn có <br />
những sự tác động đúng đắn, chúng ta cũng cần phải biết đâu là biểu hiện của ý <br />
thức tự giác, đâu không phải từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm giáo dục, <br />
rèn luyện học sinh.<br />
Để nhận biết một học sinh có ý thức tự giác hay không ta phải dựa vào <br />
hành vi của em học sinh đó trong tất cả các hoạt động.<br />
Một học sinh được gọi là có ý thức tự giác, nếu:<br />
Thứ nhất, trong các hoạt động của lớp, em đó luôn biết mình cần làm gì <br />
và làm với ý thức trách nhiệm cao khi có giáo viên hay không có giáo viên ở đó. <br />
Trên thực tế, có nhiều học sinh tỏ ra rất nhiệt tình trong công việc nhưng với <br />
điều kiện là có mặt giáo viên giám sát việc làm đó. Những học sinh đó cũng <br />
chưa được gọi là có ý thức tự giác. Ngược lại, có một số học sinh, khi giáo viên <br />
giao việc gì cũng hoàn thành nhưng để các em tự nhận biết mình cần làm gì thì <br />
các em lại không xác định được bởi các em có tính rụt rè, nhút nhát. Những học <br />
sinh này là những học sinh có ý thức nhưng chưa mạnh dạn trong hoạt động cần <br />
được rèn luyện.<br />
Thứ hai, những học sinh có ý thức tự giác là những học sinh luôn chấp <br />
hành tốt các nội quy, quy định của lớp, của trường. Như việc có ý thức mặc <br />
đồng phục khi đến trường, không ăn quà vặt hay xếp hàng ra vào lớp…<br />
Thứ ba, trong học tập, các em có ý thức ngồi học nghiêm túc, không nói <br />
chuyện riêng, luôn làm bài tập đầy đủ và học bài trước khi đến lớp.<br />
Trên đây là một số biểu hiện về ý thức tự giác của học sinh mà chúng ta <br />
có thể nhận thấy. Tuy nhiên, tùy vào từng tình huống cụ thể mà chúng ta có thể <br />
xem xét mức độ tự giác của các em như thế nào chứ không nhất thiết tạo nên <br />
quy chuẩn để đo lường một cách cứng nhắc.<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
a. Thuận lợi <br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường. Nhà <br />
trường đã đề ra kế hoạch cụ thể hàng tháng, kì học, năm học, theo dõi, kiểm tra, <br />
đôn đốc thường xuyên. Sự kết hợp, hỗ trợ kịp thời của đội, của ban thi đua <br />
trong nhà trường. Sự quan tâm từ phía địa phương và chính quyền. Một số học <br />
sinh có ý thức tự giác cao, luôn đi đầu trong các phong trào của lớp mà không <br />
cần giáo viên phải nhắc nhở, hối thúc. Ngoài ra các em còn nhỏ nên dễ dàng uốn <br />
nắn. Một số bậc phụ huynh cũng đã dần quan tâm hơn tới việc giáo dục ý thức <br />
tự giác cho con em mình.<br />
b. Khó khăn <br />
Như chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông thôn cuộc sống đã gặp <br />
nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài còn rất <br />
ít mà đặc thù trường tiểu học Dray Sáp là trường có hơn 50% học sinh là học <br />
sinh dân tộc thiểu số Êđê, Mnông. Kinh tế gia đình các em gặp rất nhiều khó <br />
khăn, thiếu thốn, chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện <br />
làm ăn mà không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, học hành, kỹ <br />
năng sống cho con em. Bên cạnh đó ý thức tự giác của bộ phận lớn người dân <br />
vẫn còn rất kém mà hậu quả của nó đã được dự báo trước. Có thể nói ý thức tự <br />
giác kém của người dân cũng đang từng ngày ảnh hưởng sâu sắc đến con cái <br />
của họ. Một số học sinh có ý thức tự giác kém, chưa tự mình thực hiện các <br />
nhiệm vụ phải luôn cần có giáo viên nhắc nhở, hối thúc. <br />
Bên cạnh những sự phát triển về lối sống hiện đại con người lại đang <br />
phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Sự thay đổi thất thường của khí hậu đang <br />
là một vấn đề hết sức nhức nhối mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ ý thức <br />
của con người trong cách đối xử với môi trường để bây giờ chính con người <br />
đang phải tự dằn vặt mình với bao sự “giá như”. Chúng ta thấy rằng, trên rất <br />
nhiều con đường, từ những ngõ ngách trong xóm làng đến những con đường <br />
rộng lớn trên phố, hồ ao, sông suối hiện nay đang tràn ngập bao nhiêu rác thải. <br />
Hằng năm có biết bao nhà máy phải ngừng hoạt động vì “không thân thiện” với <br />
môi trường... <br />
Ngoài ra, có một số người khi tham gia giao thông nếu có cảnh sát giao <br />
thông thì đi chậm và chấp hành đội mũ bảo hiểm, còn nếu không có thì phóng <br />
nhanh, vượt đèn đỏ, uống rượu lái xe, không đội mũ bảo hiểm... Dẫn đến hàng <br />
năm có đến hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông.<br />
Tất cả những việc đó, để thấy rằng ý thức tự giác của người dân rất kém <br />
mà hậu quả của nó thì ai cũng rõ.<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
Trong nhà trường tiểu học, ý thức tự giác của mỗi học sinh là rất cần <br />
thiết. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng đều có ý thức tự giác trong các <br />
hoạt động. Qua quá trình quan sát, theo dõi tôi nhận thấy có những mức độ tự <br />
giác như sau:<br />
Mức độ 1: Những học sinh có ý thức tự giác cao.<br />
Đây là những học sinh luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp. Ví dụ <br />
một số em luôn đi học chuyên cần dù trời mưa nắng hoặc đau ốm nhẹ, tự giác <br />
ôn bài vào mỗi đầu giờ học, các em luôn hoàn thành các bài tập mà giáo viên đưa <br />
ra. Rất ít khi các em vi phạm các nội quy, quy định của lớp cũng như của nhà <br />
trường. Kể cả việc vệ sinh lớp học các em cũng rất tự giác. Tuy nhiên, số <br />
lượng học sinh có ý thức tự giác cao ở mỗi lớp không nhiều. Như lớp 4A (năm <br />
học 2014 – 2015) mà tôi chủ nhiệm, thống kê đầu năm chủ yếu tập trung ở đội <br />
ngũ ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng... . <br />
Mức độ 2: Những học sinh có ý thức tự giác ở mức trung bình.<br />
Những học sinh này là những em vẫn làm những công việc mà giáo viên <br />
giao cho nhưng với điều kiện là giáo viên phải theo sát hoạt động của các em. <br />
Ví dụ, muốn những học sinh này ôn bài vào đầu giờ học, giáo viên phải theo sát <br />
và nhắc nhở thường xuyên, liên tục mới có thể hoàn thành được công việc. Theo <br />
tôi nhận thấy, tất cả giáo viên khối 4 trường tôi ngày nào cũng phải đến trường <br />
sớm để kèm cặp học sinh ôn lại bài cũ nếu không các em sẽ không thực hiện. <br />
Hoặc các em học sinh này vẫn sẽ giữ trật tự nếu giáo viên ở trong lớp nhưng <br />
chỉ cần giáo viên ra khỏi lớp một lúc thì ngay lập tức “vắng chủ nhà gà vọc niêu <br />
tôm”. Trong việc vệ sinh lớp học mặc dù giáo viên đã phân công công việc đến <br />
đích danh nhưng cũng chỉ đến khi cô giáo đến lớp các em mới bắt đầu đi làm vệ <br />
sinh. Ở mức độ này số lượng học sinh lại chiếm đa số. Vì thế trong khoảng <br />
thời gian đầu năm học bao giờ giáo viên cũng phải bám sát các hoạt động của <br />
lớp để đôn đốc nhưng nhiều lúc vẫn không hoàn thành khối lượng công việc. Vì <br />
khối lượng công việc nhiều mà học sinh lại không có ý thức cao nên rất khó <br />
quản lí.<br />
Mức độ 3: Những học sinh có ý thức tự giác kém. <br />
Đây là những học sinh rất ít khi hoặc không bao giờ tham gia hoạt động <br />
nào của lớp. Theo dõi học sinh chúng ta có thể thấy, khi cả lớp đang tập trung <br />
ôn bài vào đầu giờ học thì các em lại không tập trung. Giao trực nhật lớp các <br />
thậm chí có khi không thực hiện. Tuy nhiên, số lượng học sinh này cũng không <br />
nhiều. Như lớp tôi năm học 2014 2015 có 7 em đầu năm các em rất ít khi tập <br />
trung ôn bài vào đầu giờ học và khi cô và các bạn nhắc nhở các em thường ậm <br />
ừ cho qua và hôm sau lại vẫn cứ như thế. Ở nhà ít khi ôn bài cũ đầy đủ mặc dù <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
năng lực học của những em này không yếu thậm chí còn là học sinh có tố chất. <br />
Giao làm vệ sinh lớp học thì đến khi cô giáo đến các em mới bắt tay vào làm.<br />
Qua quá trình nghiên cứu mức độ ý thức tự giác đầu năm học 2014 – 2015 <br />
của học sinh lớp 4A, trường tiểu học Dray Sáp tôi thu được kết quả như sau:<br />
<br />
Mức độ tự giác<br />
TSHS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
<br />
31 8 25,8% 16 51,7% 7 22,5%<br />
<br />
<br />
Qua sự thống kê trên, chúng ta cũng có thể thấy học sinh đa phần có ý <br />
thức tự giác, nhưng ở mức độ chưa cao còn đang ở dạng “tiềm năng”, chưa <br />
được khơi dậy và phát huy. <br />
c. Các nguyên nhân<br />
Thứ nhất, do bản thân mỗi học sinh chưa nhận ra được trách nhiệm của <br />
mình đối với việc học cho chính bản thân mình cũng như trách nhiệm đối với <br />
tập thể nên trong các hoạt động các em tỏ ra hời hợt, không quan tâm dẫn đến <br />
tình trạng công việc bị bỏ dở.<br />
Thứ hai, học sinh chưa tự biết được phần công việc của mình trong khi <br />
đó giáo viên thường hay cào bằng, không giao việc đến nơi đến chốn nên học <br />
sinh không biết mình làm chỗ nào dẫn đến tình trạng những bạn nhiệt tình làm <br />
không hết việc còn những bạn khác thì lại không có việc hay không biết việc để <br />
làm. Việc học ở nhà thì không có ai quan tâm nhắc nhở nên các em không thấy <br />
được tầm quan trọng của việc học từ đó không coi trọng việc học nên không tự <br />
giác học<br />
Thứ ba, một số giáo viên chỉ biết rằng lớp mình đã hoàn thành công việc <br />
mà không đánh giá xem những ai làm tốt, ai làm chưa tốt nên những học sinh <br />
nhiệt tình không cảm thấy vui, hứng thú nữa còn những học sinh không làm thì <br />
vẫn không việc gì cho nên những học sinh có ý thức dần dần cũng ít đi, học sinh <br />
thiếu ý thức ngày một nhiều hơn. Đối với việc học ở nhà nhiều giáo viên không <br />
coi trọng việc kiểm tra và tuyên dương những em làm tốt nên dần dần các em <br />
cũng lơ là việc tự giác học ở nhà.<br />
Thứ tư, khi giáo viên giao việc không chú ý đến năng lực của học sinh nên <br />
học sinh thường không hoàn thành vì không thể làm được chứ không phải không <br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
làm, dần dần các em cũng đánh mất tính tự giác của mình vì các em thiếu tự tin <br />
khi thực hiện nhiệm vụ của mình.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp mà đề tài đưa ra ra nhằm giúp cho giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp rèn luyện tính tự giác của học sinh, giúp cho học sinh trở thành những <br />
học sinh có tính tự giác cao khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi trở thành <br />
những người trưởng thành thì sẽ là những công dân tích cực của xã hội<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
*Biện pháp 1: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp<br />
Đội ngũ cán sự lớp là nòng cốt của lớp, là cánh tay đắc lực của giáo viên <br />
chủ nhiệm. Nếu người giáo viên biết phát huy thế mạnh của đội ngũ này thì <br />
công việc của người giáo viên chủ nhiệm sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, học <br />
sinh nào cũng có thể làm cán sự lớp nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt. Và <br />
việc chọn lựa dưới hình thức nào để những học sinh còn lại trong lớp cảm thấy <br />
nể phục đó mới là điều quan trọng.<br />
Việc chọn lựa ban cán sự lớp phải phát huy tinh thần dân chủ và ý thức <br />
tập thể nên để học sinh tự bầu ra ban cán sự lớp bởi một khi ban cán sự lớp do <br />
chính các em bầu ra các em sẽ không còn phàn nàn gì về năng lực hoạt động của <br />
đội ngũ ban cán sự đó, ngược lại các em còn thấy đó là người các em tin tưởng <br />
và rất dễ nghe theo sự chỉ đạo, phân công của các bạn đó. Đó cũng là một trong <br />
những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về ý thức giữa lớp này và lớp khác. <br />
Hơn nữa, những bạn được bầu cũng cảm thấy tự hào từ đó các bạn sẽ thể hiện <br />
hết khả năng của mình và có ý thức cao đối với tập thể.<br />
Tuy nhiên, đối với học sinh mặc dù các em đã biết so sánh bạn này hơn <br />
bạn kia nhưng các em vẫn còn những suy nghĩ non nớt và không kém phần cảm <br />
tính. Vì thế để các em có thể lựa chọn đúng đối tượng không bầu chọn tràn lan, <br />
người giáo viên cần phải định hướng tốt cho các em. Và để làm tốt điều này, <br />
trước khi cho học sinh bầu cần định hướng cho các em chọn những bạn có <br />
những năng lực sau vào ban cán sự lớp: <br />
Là học sinh có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên.<br />
Năng nổ, nhiệt tình, mạnh dạn, có ý thức cao trong mọi hoạt động của <br />
lớp.<br />
Sau khi xây dựng xong “đề án nhân sự”, để việc bầu cử vừa nhẹ nhàng <br />
vừa có hiệu quả, chúng ta cần đi theo các bước:<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
Bước 1: Hướng dẫn học sinh bầu đủ số lượng. Ví dụ, ban cán sự lớp <br />
gồm 3 bạn thì chỉ cần đưa lên 4 hoặc 5 bạn để bầu chọn 3.<br />
Bước 2: Cho học sinh ứng cử và đề cử.<br />
Bước 3: Biểu quyết<br />
Sau khi có kết quả bầu cử, giáo viên nên nhìn nhận theo năng lực của học <br />
sinh và phân công bạn nào là lớp trưởng, bạn nào là lớp phó cho phù hợp.<br />
Bên cạnh việc chọn ra được ban cán sự lớp là lớp trưởng, lớp phó thì việc <br />
chọn ra tổ trưởng, tổ phó cũng không kém phần quan trọng. Bởi đây là lực <br />
lượng giúp đỡ trực tiếp cho đội ngũ ban cán sự lớp, theo dõi trực tiếp đến các <br />
hoạt động của các thành viên trong tổ. Trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó cũng <br />
nặng nề không kém một lớp trưởng, lớp phó học tập. Tuy nhiên, để chọn tổ <br />
trưởng, tổ phó nên cho học sinh tổ đó đề xuất một vài em sau đó lấy ý kiến biểu <br />
quyết của các bạn trong tổ. Bạn nào tán thành nhiều thì làm tổ trưởng, bạn nào <br />
tán thành ít hơn thì làm tổ phó.<br />
Khi các em được thực hiện quyền dân chủ của mình, bạn nào cũng cảm <br />
thấy hào hứng và vui mừng, còn những bạn được bầu chọn cũng cảm thấy vinh <br />
dự và đầy quyết tâm cao.<br />
*Biện pháp 2: Giao việc cho học sinh<br />
Nếu giáo viên nào không phân công cụ thể từng em một thì chắc chắn lớp <br />
đó sẽ không hoàn thành công việc hoặc nếu muốn hoàn thành thì ngày nào giáo <br />
viên cũng phải đứng bên cạnh và thúc giục công việc. Chính vì thế muốn học <br />
sinh tự giác làm thì chúng ta cần phải biết phần công việc không hoàn thành là <br />
của ai và trách nhiệm này thuộc về bạn nào hay ai làm tốt những việc này, bạn <br />
nào xứng đáng được khen ngợi. Từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc đi lên mà ý <br />
thức tự giác của học sinh cũng dần được hình thành.<br />
Để làm được điều này cần phải phân công công việc ngay từ đội ngũ ban <br />
cán sự lớp, cần phải chỉ cho học sinh biết nhiệm vụ của mình là gì. Tránh <br />
trường hợp bầu ban cán sự lớp nhưng chỉ có lớp trưởng hoạt động còn những <br />
bạn khác không có việc gì làm. Đối với ban cán sự lớp cần phân công cụ thể <br />
như sau:<br />
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:<br />
Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.<br />
Báo cáo sĩ số ngay sau khi xếp hàng vào lớp.<br />
Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp <br />
hàng tập thể dục.<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi <br />
lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần, tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp<br />
Tổng hợp báo cáo của các tổ trưởng, báo cáo trong tiết sinh hoạt lớp <br />
cuối tuần.<br />
Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.<br />
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập:<br />
Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, <br />
làm bài.<br />
Theo dõi hoạt động của các nhóm “Đôi bạn cùng tiến” và báo cáo cho <br />
giáo viên.<br />
Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.<br />
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn nghệ:<br />
Cất hát đầu giờ, cuối giờ.<br />
Quản lý đội văn nghệ của lớp khi tập luyện.<br />
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động:<br />
Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt <br />
đèn, quạt khi ra về.<br />
Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. <br />
Nhiệm vụ của mỗi em được hướng dẫn cụ thể cách thực hiện nhiệm vụ <br />
của mình một cách khoa học, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của <br />
mình.<br />
Ngoài ra, cùng phối hợp với các em còn có các tổ trưởng, tổ phó. Nhiệm <br />
vụ của các tổ trưởng tổ phó là cụ thể hóa nhiệm vụ của từng bạn trong tổ. Tổ <br />
trưởng phải theo dõi nề nếp thực hiện của các bạn đồng thời phân công các bạn <br />
làm công tác vệ sinh trực nhật. Ngay từ đầu năm học tôi cung cấp cho các em <br />
mẫu theo dõi sau đó các em sẽ tổng hợp các kết quả lại cho lớp trưởng, lớp phó. <br />
Bảng theo dõi như sau:<br />
Bảng 1: THEO DÕI NỀ NẾP TUẦN...<br />
HỌ Không <br />
làm bài <br />
Nói <br />
chuyện<br />
Xếp hàng <br />
không <br />
Quên <br />
sách, vở<br />
Không <br />
học bài <br />
Đi <br />
học <br />
Nghỉ <br />
học <br />
Ăn <br />
quà <br />
Ko <br />
làm <br />
Tổng Xế<br />
điểm p <br />
TÊN tập nghiêm túc cũ muộn ko lí vặt, vệ thứ<br />
do vứt sinh<br />
rác <br />
bừa <br />
bãi<br />
<br />
PHÂN CÔNG TRỰC NHẬT TUẦN.......<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
Thứ Tên người trực Kết quả<br />
ngày<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
THEO DÕI NHÓM ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN TUẦN.......<br />
<br />
<br />
<br />
Thứ Tên nhóm Kết quả<br />
ngày<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
Qua bảng phân công và theo dõi trên, giáo viên dễ dàng biết được bạn nào <br />
làm tốt, bạn nào không tốt. Nếu ngày nào lớp bị nhắc nhở thì biết ngay trách <br />
nhiệm đó thuộc về bạn nào, tổ nào. Qua đó tránh được tình trạng đánh giá <br />
“không đúng người, đúng tội” như cách làm cào bằng không có sự phân chia. <br />
Còn học sinh sẽ tự giác thực hiện mà không hề phàn nàn hay tị nạnh nhau bởi <br />
các em cảm thấy sự công bằng trong công việc. Và giáo viên đỡ vất vả hơn khi <br />
ngày nào cũng phải nhắc nhở học sinh. Nề nếp lớp sẽ nhanh chóng được cải <br />
thiện.<br />
*Biện pháp 3: Thường xuyên đánh giá kết quả của học sinh<br />
Khi chúng ta làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần biết hiệu quả công <br />
việc ra sao, người khác nhìn nhận đánh giá như thế nào về việc làm của mình. <br />
Học sinh cũng vậy, khi các em làm xong công việc các em cần được biết hôm <br />
nay mình làm như thế nào, đã tốt chưa? Chính vì vậy, nhận xét việc làm của các <br />
em cũng được coi là một cách để hình thành và phát huy tính tự giác của các em.<br />
Hằng ngày, khi đến trường mặc dù chúng ta đã có sự phân công công việc <br />
một cách cụ thể nhưng để đánh giá một cách chính xác chúng ta cũng cần có sự <br />
theo dõi từ xa. Sau đó chúng ta sẽ đánh giá, nhận xét xem trong buổi hôm nay <br />
bạn nào thực sự làm tốt, bạn nào còn lười. Nhưng nên đánh giá vào thời gian nào <br />
cho hợp lí?<br />
Để đánh giá kịp thời, cần đánh giá ngay trong buổi học hôm đó. Nhiều <br />
giáo viên cho rằng, 15 phút sinh hoạt đầu giờ không quan trọng nhưng với tôi <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
thời gian đó là khoảng thời gian đáng quý nhất của một buổi học vì đây chính là <br />
lúc chúng ta ổn định nề nếp của cả những tiết học sau và chính trong thời gian <br />
này, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá như chúng ta đã quan sát được. Điều <br />
này tác động rất lớn đến tâm lí của các em. Những bạn được tuyên dương sẽ <br />
cảm thấy vui sướng và sẽ làm cho những bạn khác chưa thực hiện sẽ cố gắng <br />
làm thật tốt phần công việc của mình. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến <br />
những đối tượng cá biệt, nếu các em chỉ cần có biểu hiện tốt hơn mọi ngày <br />
chúng ta phải tuyên dương ngay vì đó là liều thuốc tinh thần để các em phấn <br />
đấu. Học sinh tiểu học dù có là cá biệt đến đâu thì các em cũng rất thích được <br />
khen. Chúng ta cũng cần lưu ý, việc đánh giá cần phải thường xuyên, liên tục để <br />
các em biết được sự tiến bộ của mình và tránh tình trạng các em có cảm giác <br />
mình bị lãng quên trong các lần nhận xét của giáo viên khiến các em cảm thấy <br />
nản lòng. Đừng vì một lí do nào đó mà một buổi học không nhận xét, điều đó <br />
khiến cho các em cảm thấy không vui vì bạn nào cũng mong đợi đến lúc mình <br />
được khen.<br />
Ngoài ra, vào giờ sinh hoạt lớp cũng cần tạo điều kiện cho các em được <br />
nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình. Qua các ý kiến của các em chúng ta sẽ nhìn <br />
nhận đầy đủ hơn các vấn đề trong lớp mà không phải lúc nào mình cũng theo <br />
dõi được để từ đó có cách đánh giá phù hợp. Trên cơ sở đánh giá từng cá nhân, <br />
chúng ta cần tổng hợp lại xem tổ nào làm tốt để tuyên dương cả tổ và nhận <br />
định tổ trưởng nào hoạt động tốt làm cho các bạn khác cũng noi theo.<br />
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc đánh giá kết quả công việc <br />
thường xuyên của học sinh là một trong những biện pháp tạo ra động lực thúc <br />
đẩy học sinh tự giác hơn trong công việc.<br />
*Biện pháp 4: Tạo ra các phong trào thi đua trong lớp<br />
Bác Hồ của chúng ta từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi <br />
đua”. Để nói rằng một đất nước muốn có sự phát triển thì những con người <br />
trong đất nước đó phải có sự thi đua nhau. Hay ta có thể hiểu thi đua chính là <br />
động lực tạo nên sự phát triển, là nguồn gốc của sự phát triển. Chỉ những ai <br />
thực sự muốn thi đua thì ở họ mới có tính cầu tiến và công việc của học bao giờ <br />
cũng đạt đến thành tích cao nhất. Còn những người không có tính thi đua thì họ <br />
chỉ làm một cách hời hợt cho qua chuyện và chắc chắn hiệu quả công việc sẽ <br />
không cao.<br />
Đối với học sinh, thi đua mang lại cho các em sự vui thích, thú vị, hào <br />
hứng đôi khi chỉ vì mong được cô thầy khen. Chính vì thế muốn các em thực <br />
hiện mọi hoạt động một cách tốt nhất thì phải đưa các em vào các phong trào thi <br />
đua. Thực tế, ta cũng nhận thấy rằng khi tạo ra được những phong trào trong <br />
lớp đôi khi các em chỉ muốn chứng tỏ bản thân mình với bạn bè mà các em nổ <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
lực hết mình làm việc, làm một cách tự giác. Chính vì thế có thể nói, các phong <br />
trào trong lớp học tạo nên tinh thần tự giác cao cho học sinh.<br />
Trong lớp chúng ta có thể tạo ra các phong trào:<br />
Phong trào “ Tổ nề nếp”<br />
Phong trào này xây dựng nhằm mục đích giữ cho nề nếp luôn thực hiện <br />
tốt như việc thường xuyên mặc đồng phục, xếp hàng ra vào lớp, hay trực nhật <br />
vệ sinh tốt, đi học đều, đúng giờ... Tất cả những vấn đề đó khi đưa vào thi đua <br />
sẽ khiến các em thực hiện một cách nghiêm túc hoặc những bạn nào không thực <br />
hiện nghiêm túc sẽ khiến các bạn khác không hài lòng và thường xuyên nhắc <br />
nhở nên tạo ra cho các em được các thói quen tốt.<br />
Đánh giá kết quả của phong trào này chúng ta dựa vào kết quả mà các tổ <br />
trưởng đã theo dõi nề nếp như bảng phân công theo dõi ở bảng 1. Để kết quả <br />
theo dõi mang tính khách quan thì chúng ta nên để cho học sinh kiểm tra chéo, <br />
tức là tổ này để tổ kia theo dõi. Làm như thế sẽ khiến tính thi đua càng thêm <br />
nghiêm túc và học sinh càng cố gắng thực hiện vì tổ nào cũng muốn tổ mình là <br />
tổ nề nếp nhất. Đánh giá kết quả thi đua chúng ta nên đánh giá theo từng tuần, <br />
nhưng tổng kết thi đua chúng ta nên tổng kết theo từng tháng. Vì làm như thế <br />
từng tuần các em sẽ biết được tổ mình đã tốt ở chỗ nào còn thiếu sót ở điểm <br />
nào để từ đó các em cố gắng thực hiện ở tuần sau và như thế trong tháng thi đua <br />
các em có thể phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa tốt.<br />
Phong trào học tập <br />
Phong trào này nhằm tạo ra phong trào học tập sôi nổi trong học tập. <br />
Khắc phục một số vấn đề thường gặp ở học sinh: học sinh không ôn bài cũ ở <br />
nhà, học sinh không có ý thức làm bài tập trên lớp thường xuyên giáo viên phải <br />
nhắc nhở, phát biểu xây dựng bài... Thực hiện tốt phong trào này, ý thức học tập <br />
của học sinh được nâng lên. <br />
Đối với phong trào này chúng ta nên cụ thể hóa thành phong trào của các <br />
tháng. Hầu hết mỗi tháng sẽ có một ngày kỉ niệm vì thế các phong trào nên gắn <br />
liền với ngày kỉ niệm đó. Làm như thế sẽ tăng thêm ý nghĩa của phong trào thi <br />
đua. Ví dụ: tháng 10, xây dựng phong trào “Hoa thơm tặng mẹ”, tháng 11, phong <br />
trào “Học tốt”, tháng 12, phong trào “Tiếp bước anh bộ đội Cụ Hồ”...<br />
Nội dung của phong trào này như sau: Mỗi tổ sẽ có một bảng thi đua hàng <br />
tháng, nếu bạn nào đạt nhận xét tốt trong vở sẽ được dán một bông hoa vào sổ <br />
thi đua. Nhưng bạn nào được đạt nhận xét tốt mà vi phạm những lỗi sau thì <br />
không được dán: không học bài cũ, bị cô nhắc nhở nhiều trong buổi học. Cuối <br />
tháng tổng kết tổng số bông hoa sẽ biết bạn nào xuất sắc nhất lớp.<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
Bảng 2: THÁNG ………..<br />
Năm học: 2014 2015<br />
PHONG TRÀO…………………………………………………………<br />
<br />
<br />
HỌ TÊN SỐ NHẬN XÉT TỐT TỔNG<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên, muốn phong trào thật sự có hiệu quả và thu hút được học sinh <br />
người giáo viên cần lưu ý: Khi chấm bài phải nghiêm túc và không được chấm <br />
quá “rẻ” để học sinh cố gắng. Ví dụ, hai bạn làm bài đúng giống nhau nhưng <br />
một bạn trình bày sạch sẽ và đẹp, còn bạn kia trình bày chưa đẹp thì không nên <br />
cho nhận xét như nhau và cần phải nêu lí do vì sao lại như thế để học sinh khắc <br />
phục hạn chế của mình. Nếu học sinh yếu làm tốt hơn mọi ngày cần phải <br />
chấm “thoáng” hơn để khích lệ sự cố gắng của các em. Khi đánh giá tổng kết, <br />
những học sinh yếu cần đánh giá trên sự tiến bộ của các em chứ không nhất <br />
thiết phải phải giống các bạn khác. Các em chỉ cần tiến bộ hơn tháng trước là <br />
có thể được khen thậm chí tặng quà.<br />
Phong trào trang trí lớp học thân thiện<br />
Thi trồng cây, hoa phù hợp, sử dụng sản phẩm mỹ thuật, kỹ thuật, sản <br />
phẩm các cuộc thi chữ viết đẹp, lồng đèn..trang trí lớp học theo tổ. Tạo không <br />
khí thi đua giữa các tổ với nhau nhằm đạt mục tiêu lớp học xanh, sạch, đẹp.<br />
Phong trào khác<br />
Đối với các phong trào do nhà trường, liên đội phát động giáo viên chủ <br />
nhiệm cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, khuyến khích, lên kế hoạch, <br />
mục tiêu để học sinh có ý thức tự giác, tích cực tham gia có hiệu quả.<br />
Biện pháp 5: Hình thức khen thưởng<br />
Giáo viên chủ nhiêm cần đưa ra hình thức khen thưởng cụ thể dự trên <br />
những tiêu chí của từng phong trào để tạo động lực cho học sinh như:<br />
Khen tập thể: Tặng cờ thi đua theo tổ hàng tháng (có thể quy định cờ <br />
nhất tháng màu đỏ)<br />
Khen cá nhân: Tuyên dương, động viên khích lệ đối với những em, đôi <br />
bạn cùng tiến có tiến bộ hàng tuần, hàng tháng. Bình bầu gương mặt xuất sắc, <br />
có những tiến bộ vượt bậc của tháng, kỳ, năm học để tặng quà khen thưởng kịp <br />
thời.<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra luôn có mối quan hệ mật thiết với <br />
nhau, tương hỗ lẫn nhau .Vì vậy hiệu quả của các giải pháp, biện pháp này <br />
càng được nâng cao.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Ý thức tự giác được gọi là kĩ năng mềm, nó cần thiết cho mọi hoạt động <br />
của con người và nhất là với học sinh tiểu học. Sự hình thành sớm ý thức tự <br />
giác khiến cho cuộc sống của các em trở nên nhẹ nhàng, vui tươi. Và khi lớn lên <br />
các em dễ dàng thích ứng với bất kì hoàn cảnh hay môi trường sống mà các em <br />
gặp phải. <br />
Qua áp dụng đề tài vào lớp chủ nhiệm tôi thu được kết quả sau:<br />
Cuối năm học 2014 2015<br />
<br />
Mức độ tự giác<br />
TSHS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
<br />
31 18 58,2% 11 35,4% 2 6,4%<br />
<br />
Qua bảng thống kê ta thấy được rõ ràng sau khi áp dụng các biện pháp <br />
trên sự tự giác của học sinh được cải thiện rõ rệt. <br />
Do có sự thay đổi về ý thức tự giác như thế nên nề nếp cũng như phong <br />
trào học của lớp đã có những bước chuyển biến tích cực:<br />
Thứ nhất, tình trạng học sinh không làm vệ sinh không còn vì thế vệ sinh <br />
ở lớp học, khu vực vệ sinh tự quản luôn luôn được các em hoàn thành sớm. <br />
Chấm dứt việc luôn luôn bị đội nhắc nhở và trừ điểm thi đua như đầu năm. Mặt <br />
khác, vào những buổi giáo viên chủ nhiệm không có giờ học sinh vẫn tự giác <br />
hoạt động hoàn thành tốt mọi công việc. Và sau khoảng hơn một tháng áp dụng <br />
hầu như giáo viên không phải đốc thúc các công việc vệ sinh của lớp.<br />
Thứ hai, nề nếp tự quản của học sinh được nâng lên. Ban cán sự lớp tổ <br />
chức sinh hoạt 15 phút đều đặn, trật tự và có hiệu quả. Tình trạng nói chuyện <br />
riêng trong lớp giảm, học sinh có khả năng tự quản cao ngay cả khi vắng mặt <br />
giáo viên. <br />
Thứ ba, phong trào học của lớp đi lên. Nhiều học sinh thường xuyên quên <br />
sách vở nay đã có ý thức sắp sách vở đầy đủ trước khi đến lớp, hầu hất các em <br />
tích cực phát biểu xây dựng bài. Những vấn đề nào không biết các em mạnh <br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
dạn đề xuất với giáo viên để được giải đáp. Chữ viết và cách trình bày của các <br />
em cũng tiến bộ nhiều.<br />
Thứ tư các phong trào mũi nhọn, hoạt động ngoài giời lên lớp của lớp <br />
cũng đạt được những kết quả đáng khen ngợi.<br />
Từ tất cả những sự thay đổi trên, nên năm học 2014 2015, lớp 4A được <br />
Đội đánh giá cao về nề nếp, lớp tôi luôn luôn được tổng phụ trách Đội và nhà <br />
trường tuyên dương.<br />
Kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm lớp<br />
Năm học 2014 2015 tập thể lớp 4A đạt danh hiệu: Xuất sắc. Chi đội: <br />
Vững mạnh. Được Liên đội tặng giấy khen.<br />
Lớp tổng số: 31 học sinh. Lên lớp 31 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Năng lực đạt: 31 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Phẩm chất đạt: 31 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Không có học sinh phải ôn tập, rèn luyện lại trong hè.<br />
Thi lồng đèn trung thu đạt: 1 giải nhất, 1 giải khuyến khích. Thi văn <br />
nghệ chào mừng 20/11 đạt: 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích.<br />
Phong trào thu gom giấy vụn đạt: 63,5kg, vượt chỉ tiêu 1,5kg theo chỉ <br />
tiêu Liên đội đề ra 2kg/1em. Thu nộp: 620 lon bia đạt chỉ tiêu đề ra của Liên đội <br />
20 lon/ 1em. Mua lịch tết ủng hộ bạn nghèo ăn tết: 12 quyển<br />
Thi vở sạch chữ đẹp cấp trường đạt: 4 em, cấp huyện đạt: 2 em<br />
Giao lưu phát hiện học sinh năng khiếu lớp 4 môn toán cấp trường đạt: <br />
4 em. Cấp huyện đạt: 1 công nhận, 1 giải khuyến khích. Môn Tiếng Việt lớp 4 <br />
cấp trường đạt: 4 em. Cấp huyện đạt: 1 giải nhất, 1 giải 3, 1 công nhận. Môn <br />
Tiếng Anh lớp 4 cấp trường đạt: 3 em. Cấp huyện đạt: 2 em công nhận.<br />
+ Thi giải toán qua mạng cấp trường đạt: 8 em. Cấp huyện đạt: 5 em <br />
công nhận. <br />
+ Thi Tiếng Anh qua mạng cấp trường đạt: 5 em. Cấp huyện đạt: 2 em <br />
công nhận.<br />
Giáo viên đạt danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2014<br />
2015. Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường năm học 2014 2015. Được Ủy ban <br />
nhân dân huyện tặng giấy khen.<br />
Cũng áp dụng các biện pháp như đã nêu trong đề tài này năm học 2015<br />
2016 lớp 4A do tôi chủ nhiệm cũng gặt hái được kết quả đáng khích lệ:<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học <br />
sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp<br />
<br />
<br />
+ Năm học 2015 2016 tập thể lớp 4A đạt danh hiệu: Xuất sắc. Chi đội: <br />
Vững mạnh. Được Liên đội tặng giấy khen.<br />
Lớp tổng số: 20 học sinh. Lên lớp 20 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Năng lực đạt: 20 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Phẩm chất đạt: 20 học sinh. Đạt tỉ lệ : 100%<br />
Không có học sinh phải ôn tập, rèn luyện lại trong hè.<br />
Tập thể lớp luôn tích cực tham gia các phong trào của đội cũng như các <br />
phong trào mũi nhọn của nhà trường.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học <br />
sinh trên mọi phương diện và cũng là trung tâm thu hút học sinh đến trường đến <br />
lớp. Lớp học là một tổ chức nhỏ trong nhà trường, có nhiều học sinh tự giác, <br />
nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên và đây cũng là một mục tiêu <br />
quan trọng trong giáo dục, tạo nên môi trường thân thiện, hình thành nên sự tích <br />
cực tự giác trong học sinh. Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, <br />
người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Để các em trở <br />
thành những công dân tự giác cao của xã hội trong tương lai người giáo viên cần <br />
phải thực hiện được những nguyên tắc sau:<br />
Thầy cô là điểm sáng, là “ Người dẫn đường tin cậy” để các em tin <br />
tưởng, nghe theo lời dạy bảo của thầy cô.<br />
Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp <br />
mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề <br />
ra những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, trở thành những <br />
người bạn của trẻ để từ đó có thể dễ dàng khuyên bảo trẻ tự giác trong mọi <br />
việc.<br />
Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất <br />
là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ <br />
huynh, ban phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành <br />
động thiết thực hỗ trợ việc giáo dục tính tự giác cho học sinh sẽ giúp cho hoạt <br />
động của lớp có hiệu quả hơn.<br />
Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay <br />
phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa tr