SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2<br />
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.........................................................................3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu..........................................................................4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4<br />
II. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................4<br />
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................4<br />
2. Thực trạng.........................................................................................................6<br />
3. Nội dung, hình thức của giải pháp....................................................................8<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...................................................................15<br />
I1. Kết luận...........................................................................................................15<br />
2. Kiến nghị...........................................................................................................16<br />
Tài liệu tham khảo................................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 1<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Âm nhạc đã được chính thức đưa vào giảng dạy ở các trường Trung học <br />
cơ sở từ năm 2002. Việc khẳng định vị trí của môn Âm nhạc trong ngành giáo <br />
dục là một bước tiến lớn của sự nghiệp giáo dục nghệ thuật dành cho thế hệ <br />
trẻ. Tuy môn Âm nhạc chỉ được dạy 1 tiết/ tuần nhưng qua môn học cũng đã <br />
góp phần tích cực vào việc hình thành thị hiếu âm nhạc lành mạnh cho các đối <br />
tượng học sinh nhỏ tuổi đang trong thời kì đầu tiên tiếp cận với nghệ thuật. <br />
Việc dạy môn Âm nhạc nội khóa mang tính phổ cập văn hóa âm nhạc đại trà, <br />
nhưng ở trường THCS nếu chỉ dạy Âm nhạc nội khóa, chắc chắn việc giáo dục <br />
âm nhạc sẽ bị hạn chế nhất định.<br />
Trong các trường phổ thông hoạt động âm nhạc ngoại khoá chiếm một vị <br />
trí quan trọng trong các hoạt động chung của nhà trường. Nhờ tính chất phong <br />
trào cộng đồng, đơn giản, dễ tham gia mà hoạt động ngoại khoá đã thu hút được <br />
mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối tượng học sinh phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế, <br />
việc tổ chức được một hoạt động âm nhạc ngoại khóa thực sự hay và có hiệu <br />
quả thì không phải đơn vị nào, tổ chức nào cũng làm tốt được. Nó đòi hỏi người <br />
tổ chức phải có vốn kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nhất định, biết định hướng <br />
được kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách khoa học.<br />
Từ lâu, người ta cũng đã nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa <br />
âm nhạc ở các trường phổ thông để hỗ trợ, bổ sung cho việc giáo dục âm nhạc <br />
nói chung, tạo thêm môi trường cho các em hoạt động với một sân chơi âm nhạc <br />
đa dạng. Thực tế, nhiều trường THCS đã tổ chức được những hoạt động văn <br />
nghệ để các em tham gia vào việc biểu diễn ở trong và ngoài nhà trường, làm <br />
phong phú thêm các sinh hoạt của học sinh có năng khiếu và ham thích nghệ <br />
thuật, là cơ hội cho học sinh toàn trường tiếp cận với văn nghệ quần chúng do <br />
chính bạn bè của các em cùng tham gia thể hiện. Các hội thi, hội diễn văn nghệ <br />
chính là một dịp để đông đảo học sinh đến với sân chơi nghệ thuật, làm phong <br />
phú hơn đời sống tinh thần của các em.<br />
Trên thực tế chúng ta có thể thấy rằng, giữa giờ học các môn văn hoá <br />
thuộc Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội căng thẳng, học sinh được múa, hát, <br />
vui chơi đó là điều kiện tốt nhất cho các em được thư giãn, lấy lại sự cân bằng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 2<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
về tâm lý để tiếp thu tốt hơn trong các giờ học tiếp theo. Ngoài ý nghĩa trên, <br />
hoạt động Âm nhạc ngoại khoá còn góp phần tích cực giúp học sinh ôn luyện, <br />
củng cố những kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học ở các giờ chính khoá. Hơn <br />
nữa, trong nhà trường, ở mọi cấp học, hoạt động âm nhạc ngoại khoá là cơ sở <br />
để duy trì phong trào văn hoá văn nghệ, xây dựng những hình thức sinh hoạt tập <br />
thể lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.. Học sinh được tham gia vào <br />
các chương trình hoạt động như vậy, với các em còn nhút nhát, thiếu tự tin sẽ <br />
thêm lạc quan, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, hoà nhập trong cộng đồng. <br />
Hoạt động âm nhạc ngoại khoá còn là môi trường thuận lợi để học sinh phát huy <br />
mọi khả năng âm nhạc của mình. Qua đó, giáo viên có thể tiếp tục đánh giá năng <br />
lực hoạt động âm nhạc của từng em. Mặt khác, có thể phát hiện những học sinh <br />
có năng khiếu âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng hạt nhân tiêu biểu làm nòng <br />
cốt cho phong trào ca hát của trường phổ thông.<br />
Như vậy, tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khoá luôn hướng tới giáo dục <br />
đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh , hình thành ở các em nhu cầu và sở thích âm <br />
nhạc. <br />
Với những ý nghĩa trên, hoạt động âm nhạc ngoại khoá là một nội dung rất <br />
quan trọng đối với một giáo viên âm nhạc. Người giáo viên âm nhạc không chỉ <br />
dạy tốt môn âm nhạc trong các giờ học chính khoá, mà còn phải tổ chức tốt các <br />
hoạt động âm nhạc ngoại khoá ở trường phổ thông. Một điều thực tế cho thấy, <br />
có rất nhiều giáo viên âm nhạc, ngoài công tác giảng dạy còn phải kiêm nhiệm <br />
thêm công tác Đoàn, Đội hay công tác văn thể mĩ của một trường phổ thông. Vì <br />
vậy, nắm được phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại <br />
khoá, là điều rất quan trọng và cần phải có đối với một giáo viên âm nhạc nói <br />
chung, giáo viên âm nhạc ở các trường phổ thông nói riêng. Là một gáo viên đã <br />
đã và đang trực tiếp tham gia giảng dạy và tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại <br />
khoá trong các trường học, tôi xin phép được trình bày "Một số biện pháp nâng <br />
cao hiệu quả hoạt động Âm nhạcngoại khoáở Trường THCS". Đây chỉ là những <br />
kinh nghiệm của bản thân qua quá trình công tác mong muốn được chia sẻ cùng <br />
các đồng nghiệp thân yêu để cùng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Và <br />
cũng không hẳn đây đã là những giải pháp có tính hoàn thiện nhất, vì vậy, rất <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 3<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
mong được sự đóng góp ý kiến và cùng trao đổi của các quí thầy cô giáo để đề <br />
tài của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1: Mục tiêu<br />
Xác định được chức năng, nhiệm vụ, mục đích ý nghĩa của các hoạt <br />
động ngoại khóa Âm nhạc<br />
Đưa ra một số biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở <br />
trường THCS<br />
Thông qua đề tài, giúp các giáo viên phụ trách biết cách thực hiện và thực <br />
hiện có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc trong trường THCS.<br />
2.2: Nhiệm vụ:<br />
Học hỏi, tìm hiểu, lập kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa<br />
Đưa ra một số biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các hoạt động <br />
ngoại khóa<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động <br />
Âm nhạc ngoại khóa ở Trường THCS.<br />
4. Giới hạn của đề tài: <br />
Môi trường nghiên cứu: hoạt động ngoại khóa ở trường THCS<br />
Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Khả năng áp dụng của đề tài: Áp dụng được đối với các trường THCS <br />
trên địa bàn huyện.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo sách, tài liệu; trao <br />
đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của các trường thường xuyên tổ <br />
chức các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc có hiệu quả; đọc và tổng hợp thông tin <br />
các vấn đề liên quan đến đề tài.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Quan sát thực tiễn, khảo sát thực tế 1 số trường trong và ngoài Huyện <br />
cũng như trong trường THCS Buôn Trấp để đưa ra một số phương pháp phù <br />
hợp.<br />
Quan sát, dự các buổi sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc ở trường và một số <br />
trường bạn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 4<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
c. Phương pháp thống kê, toán học.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận: <br />
Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp <br />
giáo dục – đào tạo, khắc phục nối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư <br />
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và <br />
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự <br />
học, tự nghiên cứu cho học sinh …” và Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương <br />
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo <br />
của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng <br />
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác <br />
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy <br />
để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương <br />
pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình học tập của học sinh, <br />
đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần đào tạo con <br />
người theo hướng có đủ Đức Trí Thể Mỹ.<br />
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp <br />
nhiều phương pháp, hình thức dạy học đặc biệt là việc đưa các hoạt động ngoại <br />
khóa (HĐGDNGLL) vào trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng <br />
là một hướng đi đúng đắn và tích cực, vì đó là những hoạt động tiếp nối hoạt <br />
động dạy học trên lớp và là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự <br />
thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm <br />
tin đúng đắn ở học sinh. Hoạt động ngoại khóa còn là điều kiện tốt nhất để học <br />
sinh phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực, chủ động của các em trong <br />
quá trình học tập và rèn luyện. Các hoạt động ngoại khóa còn giúp các em học <br />
sinh có điều kiện phát huy hết khả năng sáng tạo, óc tư duy của mình. Hơn thế <br />
nữa, các em còn có thể biến những kiến thức trong các tiết học thành những kĩ <br />
năng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày và người thầy thì có thể kiểm nghiệm <br />
được kiến thức bài giảng cũng như phương pháp dạy học xem phù hợp hay <br />
chưa?<br />
Như chúng ta biết, Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học, <br />
là sư phạm nghệ thuật và không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, mà <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 5<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
điều quan trọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu những <br />
kiến thức căn bản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âm nhạc. <br />
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ truyền đạt cho các em kiến thức mà không cho thực <br />
hành hay việc thực hành chỉ gói gọn trong các tiết học theo phân phối chương <br />
trình thì âm nhạc sẽ mất đi tính nghệ thuật vốn có của nó, các tiết học Âm nhạc <br />
sẽ trở lên nhàm chán không cuốn hút cho dù người thầy có dùng phương pháp <br />
dạy – học nào đi nữa. <br />
Vẫn biết bộ môn Âm nhạc ở trường phổ thông không phải để đào tạo ra <br />
các ca sĩ, nghệ sĩ tuy nhiên chúng ta cũng nhận rõ một điều là học mà không đi <br />
đôi với hành thì kết quả cuối cùng sẽ không được như mong đợi trong khi đó <br />
hầu hết các hoạt động ngoại khóa hiện nay ở nhà trường phổ thông do tổ chức <br />
Đoàn – Đội phụ trách tổ chức và thực hiện đều cần có các hoạt động văn hoá <br />
văn nghệ mà trên thực tế đó lại là một vấn đề khó khăn bởi lẽ mỗi khi cần một <br />
vài tiết mục văn nghệ là các em lại đưa đẩy nhau, e ngại, rồi không biết chọn <br />
bài nào ... dẫn đến chất lượng các buổi sinh hoạt không cao, không tạo được sự <br />
cuốn hút các em tham gia. Là một giáo viên môn Âm nhạc, lại được chi bộ và <br />
ban giám hiệu phân công phụ trách công tác phong trào văn nghệ trong nhà <br />
trường do vậy qua thực tế giảng dạy, công tác và nghiên cứu tôi nhận thấy, để <br />
các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc thực sự đổi mới, có chất lượng hơn nữa ta <br />
cần phải cho các em học sinh được rèn luyện kĩ năng thực hành Âm nhạc của <br />
mình mà theo tôi thì các hoạt động ngoại khoá chính là một sân chơi lí tưởngđể <br />
thực hiện việc đó. <br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thầy, lứa tuổi học sinh <br />
THCS bao gồm những em từ 11 đến 15 tuổi. Đây là lứa tuổi thiếu niên với <br />
những thay đổi phức tạp cả về tâm lí và sinh lí, lứa tuổi mà các em luôn muốn <br />
khẳng định mình và có tình tích cự xã hội mạnh mẽ. Do đó, người giáo viên chỉ <br />
cần khơi dạy trong các em sự tự tin, tính tích cực và phát huy khả năng sáng tạo <br />
của các em là ta có thể đạt được kết quả như mong đợi trong cả việc dạy – học <br />
và hoạt động ngoại khóa. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 6<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Qua khảo sát thực trạng nhằm tích hợp, rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với <br />
hoạt động ngoại khóaở trường THCS Buôn Trấp, tôi nhận thấy một số ưu, <br />
nhược điểm sau:<br />
* Về ưu điểm (thuận lợi): <br />
Theo luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải <br />
pháthuy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc <br />
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ <br />
năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm <br />
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. <br />
Với chủ trương đó, những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo <br />
dục và đạo tạo , Phòng giáo dục và đạo tạo cũng như trường THCS Buôn Trấp <br />
thường xuyên tổ chức triển khai, tập huấn và áp dụng những phương pháp mới <br />
vào dạy học, các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm được quan tâm và <br />
đề cao đặc biệt là việc đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào chương <br />
trình giáo dục . Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu <br />
của thời đại, từ năm học 2009 – 2010, ngành giáo dục các cấp đã triển khai đồng <br />
loạt việc thực hiện HĐGDNGLL ở các trường phổ thông. Bên cạnh đó là rất <br />
nhiều các hoạt động sinh hoạt tập thể mang tính chất ‘‘học mà chơi – chơi mà <br />
học”khác. Hưởng ứng phong trào đó, toàn trường đã đẩy mạnh việc áp dụng các <br />
phương pháp mới trong công tác và giảng dạy, thường xuyên tổ chức các <br />
chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề về hoạt động ngoại khóa. Bên <br />
cạnh đó, các giáo viên còn tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo <br />
và tích hưởng ứng xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa. <br />
Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những tiêu chí thi đua của <br />
mỗi giáo viên trong nhà trường. <br />
Trường THCS Buôn Trấp (từ ban giám hiệu đến giáo viên) có lòng yêu <br />
nghề, có phong trào tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng phương pháp mới vào <br />
giảng dạy. Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên. Các em học <br />
sinh chăm học, hiếu học, tích cực tham gia các phong trào. Bên cạnh đó, nhà <br />
trường còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của <br />
phòng giáo dục huyện. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 7<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giáo dục học sinh bằng nhiều hình <br />
thức, phương pháp, từ nhiều năm nay trường THCS Buôn Trấp đã thực hiện <br />
nghiêm túc và có hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề chủ <br />
điểm. Về cơ sở vật chất, trong những năm gần đây nhà trường đã ngày càng <br />
được trang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy học: Có nhiều máy tình với cấu hình <br />
khá mạnh và được nối mạng internet, có máy chiếu projector, có trang âm loa <br />
máy và trang đạo cụ khá đầy đủ phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể <br />
ngoài trời… Học sinh rất hứng thú với các hoạt động tập thể, các buổi biểu diễn <br />
văn nghệ chào mừng, hội diễn, hội thi .Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi <br />
để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. <br />
* Về nhược điểm (khó khăn): <br />
Trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS Buôn Trấp và được <br />
thâm nhập một số trường THCS khác về môn học Âm nhạc. Bản thân tôi thấy <br />
rõ thực trạng của việc dạy môn Âm nhạc còn hạn chế và có nhiều bất cập đặc <br />
biệt là việc rèn kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh, hầu hết các em còn e dè <br />
khi được yêu cầu trình bầy lại một bài hát, hay một bài TĐN trước các bạn. <br />
Quy trình để thiết kế, thực hiện việc đưa thực hành môn Âm nhạc vào các <br />
buổi sinh hoạt , hoạt động ngoại khóa còn nhiều vấn đề phức tạp như: Nội dung <br />
các buổi sinh hoạt chưa đa dạng, đôi khi nội dung không sát với chủ đề buổi <br />
sinh hoạt... Việc thể hiện kĩ năng biểu diễn âm nhạc trong nhà trường của hầu <br />
hết học sinh mới chỉ là bước đầu. Do vậy, các em còn chưa thực sự phát huy <br />
được khả năng, đôi khi các em còn lúng túng, thiếu tự tin. <br />
Qua thực tế rất nhiều cuộc thi liên quan đến hoạt động Âm nhạc do các <br />
ngành, các cấp tổ chức, chúng ta có thể thấy chất lượng của rất nhiều trường, <br />
nhiều đơn vị chưa cao; việc tham gia của các em còn lúng túng và thiếu tự tin.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp: Những biện pháp, giải pháp được đưa ra trong <br />
đề tài sẽ giúp chúng ta có được những cách thức, biện pháp tối ưu nhất trong <br />
vuieecj nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc ở trường <br />
THCS; đồng thời sẽ giúp những giáo viên phụ trách có được những kiến thức và <br />
kĩ năng cơ bản trong việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa có hiệu <br />
quả..<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 8<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
Để nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa Âm nhạc ở trường <br />
THCS, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quan tâm tìm tòi sự <br />
đổi mới trong thiết kế và phương pháp lên lớp từ đó càng thấy dõ hơn một trong <br />
những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng ‘‘học phải <br />
đi đôi với hành” để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại. <br />
Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình <br />
chỉ học trên lớp với mục tiêu là thuộc bài sang mô hình học mọi lúc, mọi nơi, <br />
học đi đôi với hành” và gắn liền kiến thức trên lớp với thực tiễn. <br />
Trước tiên, tôi xin được liệt kê các hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc <br />
ngoaị khoá phổ biến quen thuộc, thường được sử dụng trong các trường phổ <br />
thông như sau:<br />
Hát múa tập thể, hát các bài hát truyền thống, sinh hoạt Đoàn, Đội<br />
Tổ chức các nhóm đội văn nghệ chủ lực (đội múa, đội đồng ca, hợp <br />
xướng, nhóm tốp hát, tốp nhạc).<br />
Các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật khối lớp hoặc toàn trường.<br />
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong các ngày lễ hội: ngày khai giảng, <br />
ngày bế giảng năm học, các buổi lễ khai mạc….<br />
Tổ chức các cuộc thi hát, trò chơi âm nhạc.<br />
Tổ chức xem biểu diễn hoặc nghe nói chuyện, gặp gỡ các văn nghệ sĩ <br />
nổi tiếng (thông qua các phương tiện nghe, nhìn..)<br />
Các hình thức hoạt động âm nhạc nêu trên có thể tổ chức ở trường, lớp, ở trong <br />
và ngoài giờ học, ở từng khối hoặc toàn trường mang tính chất phong trào. Giáo <br />
viên tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất trong từng thời gian qui định, sao cho <br />
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, không gian, đặc điểm của nhà truờng. <br />
Giáo viên âm nhạc cần lưu ý, các hoạt động của chúng ta nếu chỉ mang tính cá <br />
nhân, không có tính tập thể trong sự phối, kết hợp công việc với các tổ chức <br />
khác trong nhà trường sẽ rất khó thành công. Trong các hoạt động trên, nếu khéo <br />
léo phối hợp chặt chẽ với người phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên mĩ <br />
thuật, giáo viên văn học, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khác chắc <br />
chắn sẽ đạt được kết quả tốt. Sau đây, tôi xin được trình bày một số giải pháp <br />
tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khoá cụ thể như sau:<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 9<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
*Lập kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa<br />
Trước tiên, để các hoạt động âm nhạc ngoại khóa trong các trường phổ <br />
thông được tốt, người giáo viên âm nhạc phải có kế hoạch và biết lập kế hoạch <br />
chi tiết cho từng hoạt động. Trong kế hoạch phải định hướng hoạt động cho cả <br />
năm hay từng học kì, từng tháng (theo chủ đề chủ điểm hoặc phục vụ kế hoạch <br />
đột xuất theo các yêu cầu của nhà trường, của địa phương). Sau đó cần phải có <br />
sự phân công và tổ chức các hoạt động cho các thành viên cùng tham gia một <br />
cách hợp lý, phù hợp với khả năng, năng lực của từng thành viên, đặc biệt cần <br />
phải có sự kết hợp với hội đồng nhà trường (thông qua Ban giam hiệu) để huy <br />
động nhiều lực lượng cùng tham gia.<br />
* Biện pháp tổ chức đối với một số hoạt động cụ thể<br />
Hướng dẫn tổ chức dàn đồng ca hợp xướng.<br />
Ở một trường phổ thông muốn phát triển phong trào ca hát trong nhà <br />
trường cần thiết phải xây dựng được một đội đồng ca hợp xướng. Do vậy, <br />
người giáo viên nên thực hiện tuần tự theo các bước như sau:<br />
* Chọn thành viên của đội đồng ca hợp xướng: không nên tuyển chọn một <br />
cách ồ ạt, cần phải có tiêu chuẩn, đó là giọng hát tốt, sự yêu thích và say mê với <br />
nghệ thuật ca hát, có tai nghe và trí nhớ âm nhạc tốt để nhanh chóng hoàn thành <br />
các bè. Số lượng cũng không nên nhiều quá để việc luyện tập tiến hành được <br />
gọn nhẹ (Số lượng khoảng từ 20 25 em).<br />
* Việc lựa chọn tác phẩm: Việc này quyết định phần lớn sự thành công <br />
của tiết mục nói riêng và của hoạt động biểu diễn nói chung. Vì vậy, việc lựa <br />
chọn các tác phẩm phải phù hợp với khả năng âm nhạc của học sinh, có nội <br />
dung sát với chủ đề, chủ điểm, đồng thời phải có sự đa dạng của các tiết mục.<br />
* Triển khai việc luyện tập: Theo kế hoạch đã dự định. Cần chuẩn bị đầy <br />
đủ các phương tiện, đồ dùng phục vụ cho quá trình luyện tập như: phòng tập, <br />
âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ... và cả việc bố trí, sắp xếp đội hình biểu diễn cho <br />
thích hợp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 10<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh tập luyện Erobic tại nhà đa chức năng của nhà trường<br />
Trước khi tập phải cho học sinh khởi động giọng, có thể cho nghe tác <br />
phẩm trước qua (băng, đĩa nếu có), hoặc qua bản nhạc Demo. <br />
Khi tập, nên tập từ những bài có hình thức đơn giản đến phức tạp, nếu <br />
bài có bè thì phải tập hát chuẩn xác cho từng bè sau đó mới ghép hoà các bè với <br />
nhau. Khi phối hợp các bè với nhau, phải có sự kết hợp của động tác chỉ huy, để <br />
có sự kết hợp giữa các bè, đồng thời cũng tạo sự hào hứng, phấn khởi, niềm vui <br />
cho toàn đội. <br />
Quá trình tập luyện cần hết sức lưu ý việc thể hiện sắc thái, tình cảm và <br />
tính chất của bài. <br />
Tổ chức hát múa tập thể. Khi thực hiện hoạt động này cần lưu ý :<br />
Luyện tập, biểu diễn cho đồng đều.<br />
Tiến hành tập hát và thuộc các bài hát trước, sau đó mới tập các động tác <br />
múa minh họa.<br />
Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa đơn giản với <br />
nhịp điệu âm nhạc.<br />
Phải có sự đầu tư về trang phục, đạo cụ sao cho phù hợp, sinh động và <br />
đẹp mắt.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 11<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh tham gia thi văn nghệ Tiết mục múa tập thể<br />
Phần âm nhạc trong khi biểu diễn có thể GV diễn tấu trực tiếp bằng <br />
nhạc cụ (Đàn phím điện tử) hoặc dùng băng, đĩa...Song, cần lưu ý nếu GV diễn <br />
tấu trực tiếp thì phải có sự luyện tập kỹ càng, trôi chảy để tránh tình trạng bị sai <br />
hoặc bị vấp khi biểu diễn còn nếu sử dụng băng đĩa thì phải đảm bảo chất <br />
lượng về mặt âm thanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 12<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Học sinh trình diễn văn nghệ theo nhóm nhạc Aucostic<br />
Tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ<br />
Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong các trường phổ <br />
thông, đòi hỏi người giáo viên âm nhạc phải hội tụ đầy đủ các kiến thức, kỹ <br />
năng thực hành cá nhân đã học để vận dụng cho việc tổ chức hoạt động này. <br />
Đây cũng là một trong những hoạt động để đánh giá khả năng và năng lực của <br />
người giáo viên âm nhạc. Trong các trường học nói chung, các trường phổ thông <br />
nói riêng, các ngày lễ, ngày hội, ngày khai giảng, bế giảng năm học... không thể <br />
thiếu được một chương trình văn nghệ. Vì vậy, yêu cầu của một chương trình <br />
văn nghệ phải đảm bảo: <br />
Tính phong trào<br />
Tính nghệ thuật<br />
Tính giáo dục<br />
Bố cục chương trình phải hài hoà, sinh động, hấp dẫn<br />
Nội dung chương trình phù hợp với chủ đề, chủ điểm.<br />
* Việc xây dựng và tổ chức một chương trình biểu diễn văn nghệ sẽ gồm <br />
các bước sau:<br />
Xác định chủ đề, chủ điểm của chương trình<br />
Lựa chọn các tiết mục biểu diễn: phải lựa chọn các tác phẩm sao cho <br />
phù hợp với chủ đề của chương trình: việc lựa chọn các tiết mục có một ý nghĩa <br />
quan trọng cho sự thành công của buổi biểu diễn. Vì vậy, các tác phẩm được <br />
chọn trước hết phải có giai điệu hay, đặc sắc, nội dung âm nhạc phải chặt chẽ, <br />
phù hợp với chủ đề và phải thể hiện được một phong cách âm nhạc nhất định. <br />
Một điều cần lưu ý, các bài hát được lựa chọn dù có hay đến mấy mà quá khó <br />
đối với khả năng của học sinh, đều không đạt hiệu quả cao. Các bài hát trong <br />
chương trình phải đa dạng về thể loại, có thể dùng cả các bài hát dân ca để tạo <br />
cho mầu sắc của chương trình được phong phú. Tính chất âm nhạc trong các tác <br />
phẩm cũng phải sinh động: Có vui nhộn, có trữ tình, trầm lắng, có sôi nổi, hào <br />
hùng sẽ làm cho chương trình trở nên hấp dẫn, hài hoà.<br />
Xác định hình thức biểu diễn và phần nhạc đệm<br />
Lựa chọn người tham gia biểu diễn<br />
Chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho phù hợp với các tiết mục.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 13<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Sắp xếp, bố cục chương trình:<br />
Khi đã chọn được các tác phẩm có chất lượng, phong phú về thể loại, cần <br />
phải sắp xếp các yếu tố này thành một chương trình có tính logíc, hài hoà. Các <br />
tiết mục được sắp xếp phải có sự tương phản về thể loại, tính chất âm nhạc và <br />
hình thức biểu diễn. Nếu xếp tất cả các tiết mục cùng một thể loại, một kiểu <br />
diễn liên tục sẽ làm cho người nghe bị nhàm chán, mệt mỏi. Để có một chương <br />
trình biểu diễn hài hoà, cần xen kẽ các tiết mục ít người và nhiều người biểu <br />
diễn, xen kẽ giữa hát và múa...Mở đầu có thể là hát tốp ca, đồng ca, hợp xướng, <br />
hoặc màn múa hát rộn rã vui tươi, kết thúc chương trình cũng nên dùng một tiết <br />
mục tập thể, có đông người tham gia, để tạo không khí tưng bừng, hào hứng, sôi <br />
nổi của buổi biểu diễn. <br />
*Quá trình tập luyện:<br />
Phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập ra<br />
Ưu tiên thời gian luyện tập cho các tiết mục khó, các tiết mục có đông <br />
người tham gia (các tiết mục tập thể)<br />
Các tiết mục có múa minh họa, phải tách riêng phần hát và phần múa để <br />
luyện tập, khi nào cả hai khối đó thực hiện một cách thuần thục mới cho ghép <br />
lại với nhau.<br />
Lưu ý phần nhạc đệm phải có ngay trong quá trình luyện tập.<br />
*Viết lời giới thiệu, dẫn chương trình<br />
Đây cũng là một trong những việc cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị thật tốt <br />
để đem lại hiệu quả của chương trình. Lời giới thiệu chỉ cần ngắn gọn, cô <br />
đọng, súc tích, hấp dẫn, sát với nội dung của chương trình, tránh tình trạng lan <br />
man dài dòng. <br />
Nếu phần giới thiệu có nhạc nền thì phần nhạc phải cho âm lượng vừa <br />
phải và luôn phải nhỏ hơn phần lời dẫn. Kết thúc chương trình bao giờ cũng <br />
phải có lời tuyên bố, kèm theo lời cảm ơn các đại biểu và khán giả đã chú ý theo <br />
dõi động viên.<br />
Việc lựa chọn người dẫn chương trình cũng phải có sự hài hoà cả về <br />
mặt hình thức, tác phong và đặc biệt là lời nói và ngữ điệu nói sao cho có sự <br />
cuốn hút và lôi cuốn người nghe ngay từ lúc bắt đầu chương trình. Việc này, <br />
cũng cần phải có sự tập dượt và duyệt trước khi biểu diễn chính thức. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 14<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Trước khi buổi biểu diễn được chính thức cần phải tổ chức các buổi báo <br />
cáo sơ duyệt, tổng duyệt có đầy đủ các thành phần tham dự để đóng góp ý kiến <br />
cho chương trình và sau đó phải bổ sung, khắc phục những điều còn chưa hoàn <br />
thiện về mặt nghệ thuật, tác phong, trang phục, đạo cụ...có như vậy khi chương <br />
trình biểu diễn chính thức mới đạt kết quả cao.<br />
Một số hình ảnh tham gia các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa của <br />
học sinh trường THCS Buôn Trấp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cô và trò tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ chào mừng tại trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ quần chúng tại Trung tâm văn hóa tỉnh.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 15<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Các giải pháp, biện pháp trên đay có một mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho <br />
nhau để cho một kết quả tốt. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng <br />
bộ và khoa học, và phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa những thành <br />
viên có liên quanm Có như vậy, các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở các trường <br />
THCS nói riêng và các trường THPT nói chung mới thực sự đạt hiệu quả cao.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Với một ngôi trường lớn nằm ở Trung tâm huyện, trong nhiều năm qua, bằng <br />
những biện pháp này, hoạt động Âm nhạc ngoại khóa của trường đã phát huy <br />
những mặt tích cực rất rõ rệt.Các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại <br />
khóa luôn là những hạt giống văn nghệ của ngành, của trường. Thực tế là hằng <br />
năm các em đều tham gia cacs chương trình hoạt động lớn đem lại hiệu quả cao, <br />
ví dụ như các tiết mục văn nghệ chào mừng của các Đại hội khuyến học huyện, <br />
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, Hội khỏe Phù Đổng…Trong các cuộc thi văn nghệ <br />
của ngành giáo dục, các em cũng tham gia và gặt hái được những kết quả rất <br />
đáng khích lệ như: giải nhì tiết mục, giải khuyến khích toàn đoàn tại Hội thi <br />
Giai điệu tuổi hồng cấp tỉnh năm 2016, giải Ba toàn đoàn tại Hội thi Học sinh <br />
Tiểu học và THCS hát dân ca năm 2014...và rất nhiều các cuộc thi khác nữa. <br />
Các em cũng rất tự tin trong việc tham gia các hoạt động lớn. Đa số các <br />
chương trình, các em đã có thể tự học hỏi qua các phương tiện và tự tập luyện. <br />
Điển hình là gần đây có cuộc thi nhóm nhảy do Sữa đậu nành Fami tổ chức tại <br />
trường vào cuối năm 2017 vừa qua. Các em đã trở thành là một trong số rất <br />
nhiều trường trong cả tỉnh được chọn đăng video, được nhận những phần <br />
thưởng hết sức có giá trị từ chương trình.<br />
Như vậy, có thể nói rằng, hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở Trường <br />
THCS Buôn Trấp trong những năm gần đây đã có những chuyển biến rất lớn, <br />
học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong việc tham gia hoạt động. phong trào văn <br />
nghệ của trường ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Đặc biệt, chất lượng <br />
của nhiều chương trình văn nghệ đã được nâng lên rõ rệt, thể hiện được thị <br />
biếu âm nhạc tích cực của các em học sinh.<br />
Trên đây là một vài nghiệm của bản thân tôi về việc tổ chức hoạt động <br />
âm nhạc ngoại khoá qua những năm công tác, chắc rằng sẽ không tránh khỏi <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 16<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
những điều còn thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong đón nhận được sự đóng góp ý <br />
kiến của các đồng chí trong hội nghị để bản tham luận của tôi được hoàn thiện <br />
hơn và đồng thời tôi cũng có thêm được những kinh nghiệm để hướng dẫn, tổ <br />
chức tốt hoạt động này trong quá trình công tác của mình.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: <br />
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao <br />
hiệu quả hoạt động Âm nhạc ngoại khóa ở Trường THCS”, áp dụng cụ thể tại <br />
Trường THCS Buôn Trấp, đã cho chúng ta thấy hiệu quả của đề tài, thể hiện <br />
qua các hoạt động phong trào văn nghệ bề nổi của nhà trường. Chính chất lượng <br />
của các hoạt động, sự hăng say, đam mê và nhiệt tình của các em học sinh là kết <br />
quả minh chứng cho sự thành công của đề tài nghiên cứu. Với những biện pháp <br />
cụ thể được đặt ra, đề tài này có thể sử dụng cho các trường THCS trên toàn <br />
huyện, thậm chí có thể áp dụng cho các trường tiểu học. Tuy nhiên, tùy vào điều <br />
kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng vùng thuận lợi hay khó khăn thì <br />
trong quá trình thực hiện, các thầy cô có thể linh động hơn, sáng tạo hơn để có <br />
thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.<br />
2.Kiến nghị:<br />
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Âm nhạc, từ mục đích yêu cầu cần <br />
đạt được của các hoạt động cũng như từ thực tiến giảng dạy, tôi mạnh dạn đề <br />
xuất một số ý kiến như sau: <br />
Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: Nên có nhiều những tiết sinh hoạt mẫu <br />
có chất lượng, có định hướng rõ ràng về nội dung, cách thức sinh hoạt, yêu <br />
cầu…, để cho giáo viên và các em được tham khảo và học hỏi.<br />
Đối với Sở Phòng giáo dục và đào tạo: Thường xuyên tổ chức các đợt <br />
tập huấn về kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ, về việc đổi mới cách thức sinh <br />
hoạt ngoại khóa để các giáo viên có cơ hội được giao lưu học hỏi những cái hay <br />
cái mới để về áp dụng tại trường được tốt hơn.<br />
Đối với Nhà trường: tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về thời gian và <br />
các yếu tố liên quan tới các hoạt động ngoại khóa nói chung và Âm nhạc ngoại <br />
khóa nói riêng để đưa phong trào, các hoạt động bề nổi của trường ngày một <br />
phát triển hơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 17<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
Xin chân thành cảm ơn.<br />
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Trà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 18<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HĐSK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 19<br />
SKKN : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động âm nhạc ngoại khóa ở trường THCS<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa và sách Giáo viên Âm nhạc Mỹ thuật 8 (NXB Giáo dục)<br />
2. Hoạt động dạy học ở trường THCS (Nguyễn Bảo Ngọc – Hà Thị Đức)<br />
3.Vở học và bài tập thực hành 8 (NXB Giáo dục)<br />
4. Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS quyển 1, 2 – Chu kì III (Bộ GD – ĐT)<br />
5. Các hình ảnh, tư liệu trên Internet<br />
6. Thiết kế bài giảng Âm nhạc 8 (NXB Hà Nội)<br />
7. Một số tài liệu khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trà 20<br />