Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1.1. Lý do chọn đề tài .<br />
Trong thời kỳ đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì <br />
Nhân tố con người được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta <br />
đã coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng <br />
trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của <br />
đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ <br />
Cùng với khoa học và công nghệ, Gáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu <br />
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại <br />
hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát triển Giáo dục Đào <br />
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để <br />
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự nghiệp Giáo dục có <br />
nhiệm vụ đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài năng, phẩm <br />
chất và bản lĩnh để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tiến lên đuổi <br />
kịp trào lưu phát triển của thế giới. Trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, người <br />
giáo viên có vị trí quan trọng, là người trực tiếp hình thành nhân cách con người, <br />
trang bị tri thức, kỹ năng sống cho học sinh. Nghị quyết Đại hội ban chấp hành <br />
trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định <br />
sự nghiệp Giáo dục”. Sự nghiệp Giáo dục Đào tạo thành công và phát triển đòi <br />
hỏi người Giáo viên phải đảm bảo “Vừa hồng vừa chuyên”, có đủ phẩm chất và <br />
năng lực. Giáo dục Mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống Giáo <br />
dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp Giáo <br />
dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ Mầm non có tâm thế vững chắc để bước <br />
vào trường Tiểu học. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Giáo dục <br />
Mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt <br />
như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, <br />
chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà <br />
giáo dục Mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan <br />
trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính <br />
họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp Giáo dục Mầm non. Đội <br />
ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định toàn bộ sự <br />
nghiệp giáo dục Mầm non, chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng <br />
đến việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, người trực tiếp xây <br />
dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chính là Hiệu trưởng. <br />
Trường Mầm non EaTung là một trường luôn có sự thay đổi về công tác <br />
đội ngũ, số lượng cán bộ quản lý, giáo viên được điều động đến hàng năm do <br />
yêu cầu công tác; cán bộ quản lý trẻ mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên, một <br />
số giáo viên mới được điều động đến là giáo sinh mới ra trường, trình độ chuyên <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 1<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
môn tuy đã đạt chuẩn nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật theo yêu cầu <br />
đổi mới của ngành; hơn nữa số Giáo viên cũ vì trình độ đào tạo trước đây là sơ <br />
cấp, trung cấp lớn tuổi lên không tham gia học trên chuẩn. Với trình độ chuyên <br />
môn của đội ngũ giáo viên quá khập khễnh, chưa đồng đều. Như thế mọi công <br />
tác triển khai chỉ đạo, nhất là công tác chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền trẻ <br />
mầm non gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng như vậy, là một Hiệu trưởng <br />
nhà trường, với tấm lòng tâm huyết với nghề tôi luôn trăn trở phải làm sao để <br />
xây dựng được tập thể cán bộ giáo viên trường Mầm non EaTung “ Vừa hồng <br />
vừa chuyên” . Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp xây dựng và <br />
quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung”.<br />
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. <br />
Mục tiêu <br />
Đánh giá thực trạng, tình hình thực tế của đơn vị trong công tác xây dựng và <br />
quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non EaTung, trên cơ sở đó xây <br />
dựng kế hoạch phù hợp. <br />
Nâng cao nhận thức của bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên <br />
giao phó. Xây dựng và tổ chức quản lý tốt đội ngũ cán bộ giáo viên trường Mầm <br />
non EaTung, hướng tới mục tiêu chung xây dựng hội đồng sư phạm, “Vừa hồng <br />
vừa chuyên”, xây dựng thành công trường mầm non EaTung đạt chuẩn Quốc gia <br />
mức độ 1, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của đất nước, thúc đẩy sự nghiệp <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. <br />
Nhiệm vụ của đề tài<br />
Tìm hiểu thực tế về tư tưởng, của cán bộ, giáo viên, từng lớp, phân hiệu <br />
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số đồng chí không tham gia học trên chuẩn, <br />
chất lượng chuyên môn chưa đồng đều. <br />
Đề ra biện pháp thích hợp, kết hợp với chi bộ, các đoàn thể, tuyên truyền <br />
thuyết phục động viên giáo viên tham gia học trên chuẩn. <br />
Trên cơ sở đó đề xuất và lý giải một số giải pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để góp phần xây dựng nhà <br />
trường vững mạnh về mọi mặt<br />
1.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Mầm non EaTung Huyện <br />
Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk. <br />
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
Đối tượng và nội dung của công tác quản lý cán bộ, giáo viên rất đa dạng <br />
và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày; “Một số giải pháp xây dựng và quản lý <br />
cán bộ, giáo viên, trường Mầm Non EaTung” Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk <br />
Lăk. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 2<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra <br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết <br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá <br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
II.1. Cơ sở lý luận.<br />
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp Giáo <br />
dục nói chung và sự nghiệp Giáo dục Mầm non nói riêng, bởi vì; Họ là lực <br />
lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo <br />
dục hàng triệu trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi là những người hình thành <br />
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu <br />
trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban <br />
đầu cho Giáo dục, phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho Giáo dục Tiểu <br />
học. Sự nghiệp Giáo dục Mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ <br />
cán bộ, giáo viên trường Mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường Mầm non <br />
một mặt họ là khách thể quản lý, là đối tượng của tất cả các cấp quản lý Giáo <br />
dục mà người quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng trường Mầm non. Mặt khác họ <br />
là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý của họ là một lớp thế hệ trẻ từ 3 tháng <br />
đến 5 tuổi.<br />
Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước đã chỉ ra rằng: Giáo dục <br />
cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con người. <br />
Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy Giáo dục thực sự <br />
được coi là “Quốc sách hàng đầu”.<br />
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục <br />
Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban <br />
đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ <br />
nghĩa, chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào <br />
lớp 1 trường Tiểu học. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước <br />
hết phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nó có tầm quan trọng <br />
rất lớn trong nhà trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non. <br />
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”<br />
II.2. Thực trạng. <br />
* Khái quát <br />
Tổng số CBVC : 22 đồng chí, dân tộc 06; nữ dân tộc 06 đồng chí.<br />
+ BGH : 03 đồng chí<br />
+ Giáo viên : 15 đồng chí; Nữ : 15; Dân tộc : 05; NDT: 05<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 3<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
+ Nhân viên : 04 đồng chí; Nữ : 03; Dân tộc : 01; NDT: 01<br />
̉<br />
+ Đang viên : 06 đồng chí; Nữ : 06; Dân tộc : 02; NDT : 02 <br />
Tổng số học sinh : 200 trẻ/ 07 lớp ; Nữ: 100 tr ẻ; Dân tộc: 55 trẻ; Nữ dân <br />
tộc: 22 trẻ. <br />
*.Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức cuối năm học 2013 <br />
2014<br />
Năm học 20132014<br />
Trình độ <br />
Xếp loại cuối năm<br />
Tổn chuyên môn<br />
Đảng GV giỏi <br />
TT<br />
g số Đạt viên cấp trường<br />
Trên chuẩn Xuất sắc Khá<br />
chuẩn<br />
CBQL 3 3 3 3 = 100%<br />
GV 14 12 2 01 9/11= 81,8% 9 = 64% 5=36%<br />
NV 4 3 1 01 2 = 50% 2= 50%<br />
Tổng cộng 21 15= 71% 6 = 28% 5= 32,8% 9 = 81,8% 14= 66% 7= 33%<br />
Trong quá trình chỉ đạo trường Mầm non EaTung, gặp những thuận lợi và <br />
khó khăn sau:<br />
a) Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi <br />
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban <br />
nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu <br />
sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, <br />
điều động cán bộ quản lý, giáo viên đủ theo điều lệ trường mầm non.<br />
Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp với Điều lệ trường mầm non, Ban <br />
giám hiệu chỉ đạo sát sao, đều tay.<br />
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn <br />
và trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong <br />
công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, <br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm đến đội ngũ, việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
Khó khăn <br />
Trường có nhiều phân hiệu lẻ các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km<br />
Một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm, giáo viên trẻ mới ra trường <br />
kinh nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. <br />
Trong công tác chỉ đạo, lên kế hoạch đôi lúc chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang <br />
tính chung chung, chưa khoa học. <br />
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm chăm sóc con em mình. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 4<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công <br />
tác chỉ đạo, nhất là công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao kiến <br />
thức, chuyên môn, nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của mình về công <br />
việc mình được giao phó.<br />
Biết bám sát vào thực tế tình hình của trường, của địa phương, từng giáo <br />
viên để lên kế hoạch và thưc hiện kế hoạch đạt hiệu quả. <br />
Hạn chế <br />
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; <br />
Một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm kinh nghiệm còn ít, công tác chỉ <br />
đạo chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao.<br />
Giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh <br />
nghiệm còn ít, giáo viên lớn tuổi không muốn tham gia học trên chuẩn. <br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu <br />
Mặt mạnh<br />
Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên <br />
nhận thức tốt hơn về vai trò, trách nhiệm của mình, nhiều đồng chí trẻ trình độ <br />
trung cấp mới được điều động đến nhận công tác tại trường giữa năm học <br />
20132014 thì đến hè đã đăng ký tham gia học trên chuẩn 03 đồng chí, đến nay <br />
trường có 100% giáo viên trẻ chưa có trình độ trên chuẩn, đang tham gia học trên <br />
chuẩn. Chất lượng đội ngũ được nâng lên rõ rệt trong công tác <br />
Mặt yếu<br />
Một số cán bộ quản lý, giáo viên trẻ, giáo viên dân tộc còn gặp khó khăn về <br />
công tác quản lý, giao tiếp, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, áp dụng thực tế <br />
đôi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo. <br />
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động …<br />
Được Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục, nhất là giáo <br />
dục Mầm non đã đảm bảo chế độ kịp thời, dầy đủ, hỗ trợ tiền giáo viên vùng <br />
đặc biệt khó khăn ( NĐ 116) .<br />
Được Đảng ủy, Ủy ban, Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana quan tâm <br />
chỉ đạo sát xao.<br />
Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo của các cấp, áp dụng thực tế <br />
của trường để linh hoạt, sáng tạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn <br />
vị.<br />
Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhận thức được tầm <br />
quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp, địa <br />
phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Một số đồng chí giáo <br />
viên trẻ đang tham gia học trên chuẩn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 5<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Các tổ chức đoàn thể trong trường đoàn kết, nhất trí cao,<br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến đội ngũ, việc học tập <br />
của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu <br />
giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Trường Mầm non EaTung, luôn có sự thay đổi về đội ngũ, số lượng cán bộ <br />
quản lý, giáo viên được điều động đến và đi hàng năm do yêu cầu công tác. <br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trường Mầm non EaTung có tổng số cán bộ quản lý là 3 đồng chí, trong đó <br />
có một Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm từ giáo viên lên kinh nghiệm còn ít. <br />
Một số giáo viên trẻ mới được điều động đến trình độ chuyên môn mới đạt <br />
trung cấp. <br />
Bản thân tôi mới được điều động bổ nhiệm đến nhận công tác lên đôi lúc <br />
chưa mạnh dạn, quyết đoán.<br />
Trường có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa nhau khoảng 4 km, ( trong <br />
dó có một phân hiệu Buôn Drai 100% dân ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu <br />
số. <br />
Nhiều giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít, nhà xa, một số giáo <br />
viên lớn tuổi ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao. Năng lực chuyên môn <br />
nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều, xây <br />
dựng kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể, áp dụng phương pháp còn cứng <br />
nhắc, rập khuôn, lên lớp chưa linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính tích cực của học <br />
sinh chưa cao, chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhệm, còn phó thác cho nhà <br />
trường.<br />
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa đáp <br />
ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.<br />
Việc xây dựng đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn “Vừa hồng <br />
vừa chuyên” để nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề rất quan trọng và là <br />
nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay, nhà trường phát <br />
triển thì phải có sự đoàn kết của tập thể. Với nhiệm vụ là Hiệu trưởng, chỉ đạo <br />
mọi hoạt động trong nhà trường thì công tác xây dựng đội ngũ phải được đặt lên <br />
hàng đầu. Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện “ Kỷ cương, nề nếp” <br />
trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư <br />
phạm, xây dựng khối đoàn kết nội bộ như Bác Hồ đã dạy. <br />
“ Dễ trăm lần không dân cũng chịu<br />
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.<br />
II.3. Giải pháp , biện pháp:<br />
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 6<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Nhằm xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, tại trường vì họ là lực lượng <br />
nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp Giáo dục Mầm non, là <br />
những người đặt nền móng cho sự nghiệp Giáo dục. Điều 9 điều lệ trường <br />
Mầm non đã chỉ rõ: “ Giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do Hiệu <br />
trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công tác <br />
của mình”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nguồn lực lớn lao nhất ở trường Mầm <br />
non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ <br />
cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả <br />
Phiêu với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ <br />
có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ, Hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp <br />
trong trường Mầm non. Họ là đối tượng chủ yếu, đối tượng quyết định làm nên <br />
sự nghiệp. Vì vậy, bất kỳ một Hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo, xây dựng, <br />
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm <br />
vụ của Giáo dục Mầm non nói chung và chất lượng giáo dục trẻ trường Mầm <br />
non EaTung (nói riêng) đã đề ra, xây dựng thành công trường Mầm non EaTung <br />
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. <br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Xây dựng kế hoạch.<br />
Kiện toàn các tổ chức đoàn thể. <br />
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của <br />
người giáo viên .<br />
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề cho cán bộ, <br />
giáo viên trong nhà trường. <br />
Tăng cường công tác kiểm tra.<br />
Tăng cường cơ sở vật chất. <br />
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên.<br />
Làm tốt công tác quản lý. <br />
Qua khảo sát chất lượng đội ngũ, xếp loại tại trường Mầm non EaTung <br />
cuối năm học 20132014 còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra năm học 20142015. <br />
Trước tình hình thực trạng về chất lượng đội ngũ của nhà trường, tôi suy nghĩ <br />
tìm ra những giải pháp để chỉ đạo, nhằm quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ <br />
viên chức đạt chỉ tiêu đăng ký thi đua đầu năm học với Phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo.<br />
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch<br />
Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm <br />
công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách <br />
khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 7<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, <br />
đạt hiệu quả cao nhất, tôi đã thực hiện như sau:<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ trong năm học và căn cứ vào trình độ năng lực của <br />
từng cán bộ, giáo viên để phân công công việc cho từng đồng chí một cách hợp <br />
lý. Ai giỏi việc nào phân công làm việc đó tùy vào nội dung công việc của từng <br />
tháng, từng tuần để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực <br />
hiện nhiệm vụ đó để đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được <br />
phân công.<br />
Ngay đầu năm học đã có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành <br />
viên trong hội đồng ( bảng phân công nhiệm vụ Số 02/PCNVMNET ngày 01 <br />
tháng 8 năm 2014.<br />
Đối với lãnh đạo <br />
1. Hiệu trưởng : Nguyễn Thị Xuyến <br />
Bí thư Chi bộ trường Mầm non EaTung, phụ trách công tác Đảng trong chi <br />
bộ trường Mầm non EaTung ;<br />
Phụ trách chung các hoạt động của đơn vị, lãnh đạo điều hành công việc <br />
của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng <br />
GD&ĐT về các hoạt động của đơn vị;<br />
Phụ trách Kế hoạch, Tài chính, Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Công nghệ <br />
thông tin; chủ tài khoản của trường Mầm non EaTung; Ra quyết định thành lập <br />
và làm trưởng ban chỉ đạo các ban: Kiểm định chất lượng, Hội đồng chuyên <br />
môn; Hội đồng các kỳ thi, Hội thi của các khối lớp. Trực tiếp làm chủ tịch các <br />
hội đồng: thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương... <br />
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, chỉ đạo, giải quyết các <br />
vấn đề liên quan đến công chức viên chức.<br />
Phân công công tác cho các Phó hiệu trưởng và CB, VC tại trường Mầm <br />
non EaTung.<br />
2. Phó hiệu trưởng: Đ/c Nguyễn Thị Hóa <br />
Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các nội <br />
dung sau:<br />
Phụ trách và chỉ đạo chuyên môn nhà trường. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo <br />
chuyên môn, phụ trách các nội dung liên quan đến: Chất lượng giáo dục, công <br />
tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng trường chuẩn quốc gia, xây dựng trường <br />
học thân thiện, học sinh tích cực; công tác tuyển sinh , công tác đánh giá chuẩn <br />
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên, công tác thi đua khen thưởng. Cùng <br />
với khối trưởng khối, khối Lá, xây dựng kế hoạch, giám sát, kiểm tra chuyên <br />
môn các thành viên trong khối. Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết các công việc <br />
khi được Hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền;<br />
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 8<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
3. Phó hiệu trưởng: Đ/c Tống Thị Huyền Trâm<br />
Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng các nội <br />
dung sau:<br />
Phụ trách, công tác bán trú, Phổ cập, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, <br />
công tác pháp chế, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phối hợp thực hiện công tác <br />
kiểm định chất lượng giáo dục Mầm non cùng với khối trưởng khối, khối Mầm, <br />
khối Chồi, xây dựng kế hoạch, giám sát, kiểm tra chuyên môn các thành viên <br />
trong khối.<br />
Thay mặt Hiệu trưởng giải quyết các công việc khi được Hiệu trưởng giao <br />
hoặc ủy quyền;<br />
Đối với giáo viên<br />
Thực hiện đúng quy chế chuyên môn<br />
Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm tháng, tuần, ngày phù hợp <br />
với tình hình của lớp. <br />
Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp ghi chính xác tên cha mẹ, địa chỉ số điện <br />
thoại của gia đình trẻ (biết địa chỉ để liên lạc khi cần thiết).<br />
Phải có bản cam kết của gia đình trẻ, khi cho trẻ tự đi từ trường về nhà <br />
một mình. Giữ an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.<br />
Giao tiếp với phụ huynh và mỗi người trong cộng đồng thân thiện, vui vẻ.<br />
Trang phục gọn gàng lịch sự khi đến trường.<br />
Báo cáo số liệu chính xác, đúng thời gian quy định<br />
Phối kết hợp với các đoàn thể thực hiện tốt các phong trào hoạt đông do <br />
cấp trên phát động.<br />
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công<br />
Đối với các đoàn thể, tổ khối giao nhiệm vụ cụ thể ( bảng phân công <br />
nhiệm vụ Số 02/PCNVMNET ngày 01 tháng 8 năm 2014.<br />
Cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học, phân công nhiệm vụ, xây dựng <br />
nội quy, quy chế chuyên môn của nhà trường và thông qua hội đồng sư phạm để <br />
cán bộ, giáo viên nắm được và thực hiện theo quy chế. <br />
Giải pháp 2: Kiện toàn các tổ chức đoàn thể <br />
Kiện toàn sắp xếp các tổ chức đoàn thể và các tổ chuyên môn trong nhà <br />
trường. <br />
Hàng năm phải kiện toàn các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Trước <br />
hết cần phải kiện toàn chi bộ Đảng vì Đảng là cấp cao nhất lãnh đạo chính <br />
quyền và các tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối giáo <br />
dục của Đảng, thi hành các chỉ thị, nghị quyết của các tổ chức Đảng và cơ quan <br />
Nhà nước cấp trên. Cùng với việc kiện toàn tổ chức Đảng cũng phải kiện toàn <br />
các tổ chức quần chúng như: Công đoàn, chi đoàn thanh niên, để phát huy quyền <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 9<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
làm chủ và tính tiên phong gương mẩu của đoàn viên, trong việc thực hiện <br />
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. <br />
Tổ chức Đảng cơ sở và các đoàn thể quần chúng trong trường Mầm non là <br />
các tổ chức trong hệ thống bộ máy tổ chức. Vì vậy, cán bộ quản lý nhà trường <br />
phải thực hiện đúng cơ chế, thiết lập được mối quan hệ giữa Đảng với chính <br />
quyền và đoàn thể trong bộ máy quản lý nhà trường để đảm bảo sự lãnh đạo <br />
của Đảng, phát huy quyền làm chủ của các đoàn thể quần chúng. Tạo điều kiện <br />
để các tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng hoạt động mạnh mẽ. Tổ chức <br />
Đảng phải phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo chính quyền đoàn thể trong nhà <br />
trường để thực hiện tốt các nhiệm vụ.<br />
Giải pháp 2: Xây dựng các tổ chuyên môn. <br />
Căn cứ vào quy định trong điều lệ, căn cứ vào số nhóm lớp của trường để <br />
xây dựng các tổ chuyên môn và xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ. Nhiệm vụ <br />
của tổ phải thống nhất với mục tiêu chung của nhà trường. Căn cứ vào nhiệm <br />
vụ của từng tổ, trình độ năng lực của từng cán bộ, giáo viên để sắp xếp cán bộ, <br />
giáo viên vào các tổ cho phù hợp. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thống nhất với <br />
lãnh đạo nhà trường để xác định nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ. Chỉ đạo <br />
tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường mầm non. Cán bộ quản lý <br />
nhà trường phải quy định cụ thể mối quan hệ công tác giữa các tổ nhằm tạo sự <br />
thống nhất, chánh sự chồng chéo mâu thuẫn trong quá trình chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng và giáo dục trẻ. <br />
Trường chúng tôi có tổng số 7 lớp; 01 nhóm trẻ, 02 lớp Mầm, )2 lớp chồi, <br />
02 lớp lá tôi đã thành lập 02 tổ khối trưởng:<br />
Đ/c Nguyễn Thị Thủy: Tổ trưởng khối lá, khối nhóm trẻ. <br />
Đ/c Nguyễn Thị Tính: Tổ trưởng khối Mầm, khối chồi. <br />
Các đồng chí tổ khối trưởng có trách nhiệm thống nhất với lãnh đạo nhà <br />
trường , xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ năm, tháng, tuần, ngày phù <br />
hợp với tình hình của các khối.<br />
Lên kế hoạch họp hàng tháng, đánh giá xếp loại công bằng, chính xác, học <br />
sinh, các thành viên trong tổ.<br />
Phối kết hợp với các đoàn thể thực hiện tốt các phong trào hoạt đông do <br />
cấp trên phát động. <br />
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công<br />
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, <br />
phẩm chất đạo đức của người giáo viên <br />
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của <br />
người giáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính <br />
trị và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ quán xuyến, chi phối toàn bộ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 10<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Vì vậy <br />
người trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ phải tổ chức cho giáo viên học tập <br />
các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng để họ thấm nhuần, tin <br />
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Phải bồi dưỡng những quần chúng tích cực <br />
giới thiệu họ vào Đảng. Phải có kế hoạch đề nghị các tổ chức Đảng đào tạo <br />
trình độ lý luận chính trị cho Đảng viên. <br />
Cùng với việc bồi dưỡng trình độ về tư tưởng chính trị thì phải bồi dưỡng <br />
phẩm chất đạo đức cho cán bộ giáo viên, bởi vì giáo viên Mầm non là người mẹ <br />
thứ hai của trẻ. Do đó cần phải xây dựng tập thể cán bộ giáo viên trong nhà <br />
trường hoạt động theo “ Kỷ cương tình thương và trách nhiệm”. Phải làm cho <br />
đội ngũ cán bộ giáo viên thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ giáo <br />
viên trường Mầm non làm nhiệm vụ thay mẹ dạy trẻ”. <br />
Giải pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn <br />
luyện tay nghề cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. <br />
Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên những kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi <br />
dưỡng trẻ theo khoa học và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các <br />
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo đổi mới giáo dục Mầm non. Bộ chuẩn <br />
phát triển trẻ 5 tuổi, bồi dưỡng bằng các hình thức sau: <br />
Tổ chức bồi dưỡng tập trung trong dịp hè.<br />
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, tháng, chỉ đạo sinh hoạt chuyên <br />
môn cụm trường, theo tổ. <br />
Tổ chức hội thảo các chuyên đề để cán bộ, giáo viên tham dự. Qua đó cùng <br />
nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp tổ chức giáo dục đạt hiệu quả cao. <br />
Xây dựng giáo án mẫu và tổ chức dạy mẫu. <br />
Tổ chức hội thi, hội giảng. <br />
Bồi dưỡng trực tiếp qua các buổi dự giờ. <br />
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan học tập các đơn vị có chất <br />
lượng giáo dục tốt. <br />
Động viên giáo viên tham gia học lớp trên chuẩn.<br />
Nhằm nâng cao chất lượng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên để đáp ứng với mục tiêu yêu <br />
cầu đổi mới của giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. <br />
Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra<br />
Trong năm học, Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn <br />
thể, các tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy <br />
của Nhà nước, của ngành học. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và nội quy, <br />
quy chế của nhà trường thông qua các hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột <br />
xuất để cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt được việc thực hiện nhiệm vụ của <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 11<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
cán bộ, giáo viên. Cùng với công tác kiểm tra, sau mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, <br />
học kỳ, kết thúc năm học, <br />
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, <br />
giáo viên. Công tác kiểm tra giúp cán bộ quản lý nắm bắt được việc thực hiện <br />
nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên tốt hay chưa tốt. Từ đó nhà trường giúp cán bộ, <br />
giáo viên phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu để thực hiện <br />
tốt nhiệm vụ. Vì vậy hàng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội <br />
bộ có kế hoạch, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để giáo viên luôn có ý thức <br />
tự giác thực hiện nội dung nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ theo kế hoạch , qua <br />
kết quả kiểm tra làm cơ sở để cán bộ quản lý nhà trường đánh giá, xếp loại cán <br />
bộ, giáo viên.<br />
Giải pháp 6: Công tác thi đua khen thưởng<br />
Thường xuyên động viên khen thưởng kịp thời và đề nghị cấp trên khen <br />
thưởng cho những cán bộ, giáo viên, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong <br />
việc thực hiện nhiệm vụ. Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức cho tập thể, <br />
tổ chuyên môn, các cá nhân đăng ký thi đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm. Nhà trường đưa ra mức thưởng xứng đáng cho tổ chuyên môn, các <br />
nhóm lớp, những giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác, giáo viên có <br />
học sinh giỏi, giáo viên thực hiện có chất lượng chương trình giáo dục mầm non <br />
mới, bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giáo viên có đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm hay…. để giáo viên cố gắng phấn đấu. <br />
Giải pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất <br />
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Đây <br />
là vấn đề quan trọng giúp cán bộ, giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm <br />
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy cán bộ quản lý nhà trường phải xây <br />
dựng kế hoạch đầu tư bổ sung và sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ <br />
dùng, đồ chơi cho từng năm học. Phải tích cực chủ động tham mưu với các cấp <br />
uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục đầu tư xây dựng và tu sửa cơ sở vật <br />
chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ. Ngoài công tác tham mưu, thì cán bộ quản lý phải chủ động xin huy động <br />
vốn đóng góp hỗ trợ từ các bậc phụ huynh, đơn vị kinh tế, nhà hảo tâm để đầu <br />
tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ các <br />
hoạt động. <br />
Giải pháp 7: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ <br />
giáo viên.<br />
Cán bộ quản lý nhà trường phối kết hợp với tổ chức Công đoàn trường để <br />
cùng chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 12<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Về đời sống vật chất: Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà <br />
nước đối với cán bộ giáo viên Mầm non. Tích cực tham mưu với địa phương, <br />
với Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm tạo điều kiện để các ngày hội ngày <br />
lễ có quà tặng cho cán bộ giáo viên. <br />
Về đời sống tinh thần: Quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, giáo <br />
viên là quan tâm đến đời sống chính trị trong nhà trường. Vì thế cán bộ quản lý <br />
phải tạo nên một không khí chính trị lành mạnh, cởi mở và thân ái. Biết quan <br />
tâm, động viên kịp thời những cán bộ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Cư xử <br />
giữa các cán bộ, giáo viên với nhau trong Hội đồng sư phạm có tác động lớn lao <br />
đến việc “Dạy người”. Do vậy cán bộ quản lý cần phải phối hợp chặt chẽ với <br />
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để xây dựng trường bằng “ Tình thương <br />
và trách nhiệm”. Đó là cơ sở biện chứng, logic để tạo nên một “Kỷ cương” <br />
trong nhà trường. <br />
Giải pháp 8: Công tác quản lý <br />
Xây dựng phong cách quản lý để thực hiện quá trình quản lý vừa mang tính <br />
khoa học sư phạm, vừa mang tính nghệ thuật trong việc thu thập và xử lý các <br />
thông tin theo nhiều chiều. Biết lắng nghe và phân tích các ý kiến của tập thể. <br />
Thực hiện tốt dân chủ hoá trường học, công khai, bàn bạc mọi hoạt động <br />
chuyên môn, cơ sở vật chất, tài chính…trong mục đích dân chủ hoá, nhà trường <br />
đã chỉ rõ: Dân chủ hoá trường học bảo đảm, xây dựng được mối quan hệ giữa <br />
cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên Học sinh, phát huy vai trò chủ thể Giáo <br />
dục, nâng cao vai trò của giáo viên. Huy động được các lực lượng tham gia quản <br />
lý, xây dựng và phát triển nhà trường, biến nhà trường thành thể chế: Nhà nước <br />
Nhà trường Xã hội. Do vậy chúng tôi xác định rằng để huy động cộng đồng <br />
tham gia xây dựng nhà trường thì phải thực hiện tốt vấn đề dân chủ hoá trường <br />
học. Công tác tổ chức quản lý ở trường, ngoài việc thực hiện dân chủ hoá, <br />
chúng tôi còn triển khai thực hiện dân chủ hoá quản lý nhà trường với hình thức <br />
cụ thể như sau:<br />
Tạo môi trường dân chủ để mọi người có thể tham gia quản lý và giải <br />
quyết tại chỗ những vấn đề phát sinh trên cơ sở công khai kiểm tra đánh giá, <br />
công khai các mức thu, các nguồn hổ trợ của các tổ chức, đoàn thể, công khai các <br />
khoản chi cho việc mua sắm cơ sở vật chất từ nguồn hổ trợ cấp trên qua các <br />
cuộc họp. <br />
Xây dựng hòm thư góp ý, bỏ phiếu kín … Để đưa phong trào xã hội hoá <br />
giáo dục đi vào lòng người, làm cho mỗi người, mỗi tổ chức trong xã hội đều <br />
thấy được vai trò trách nhiệm của mình là một việc làm không dễ. Người cán bộ <br />
quản lý nếu biết nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách Giáo dục, <br />
biết cụ thể hoá một cách sáng tạo các chủ trương chính sách phù hợp với yêu <br />
cầu giáo dục và điều kiện thực tế ở địa phương, biết cách tuyên truyền để mọi <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 13<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
người hiểu và ủng hộ công việc của mình làm thì việc thực hiện các nhiệm vụ <br />
các kế hoạch của nhà trường sẽ từng bước được giải quyết phù hợp với yêu <br />
cầu, mục tiêu mà ngành đã đặt ra.<br />
c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể, tâm <br />
huyết với nghề, lỗ lực phấn đấu của bản thân, được tập thể cán bộ, giáo viên, <br />
học sinh, phụ huynh, cộng đồng ủng hộ.<br />
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững chuyên <br />
môn, làm tốt công tác quản lý, xây dựng đội ngũ. <br />
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động sát có hiệu quả.<br />
Luôn lắng nghe ý kiến của tập thể, giáo viên, phu huynh, cộng đồng, rút <br />
kinh nghiệm triển khai, chỉ đạo.<br />
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Tuy mỗi giải pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng <br />
nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục đích xây <br />
dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên “ Vừa hồng vừa chuyên”, làm việc có <br />
“kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” nâng cao chất lượng đội ngũ, chăm sóc <br />
giáo dục trẻ ở trường Mầm non.<br />
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả khảo nghiệm <br />
Sau khi đưa ra những biện pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của tập thể cán <br />
bộ quản lý, giáo viên trong trường, bằng cách đưa ra một số câu hỏi? <br />
Các đồng chí khi thực hiện các biện pháp tôi đưa ra thấy thế nào?<br />
Những biện pháp tôi đưa ra có phù hợp, với đơn vị mình chưa ?<br />
Với những biện pháp trên khi áp dụng có những khó khăn gì? <br />
Hiệu quả khi áp dụng biện pháp ?<br />
Với các câu hỏi trên tôi đã nhận được những câu trả lời. <br />
Các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế của trường Mầm <br />
non EaTung. <br />
Trong năm học 2014 2015 nhờ có biện pháp xây dựng và quản lý đội ngũ <br />
cán bộ, giáo viên. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học, sát với <br />
điều kiện thực tế của đơn vị, <br />
Nhà trường các hoạt động dần đi vào nề nếp, kỷ cương. Đến nay chất <br />
lượng đội ngũ được nâng, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả, chiều <br />
hướng tiến bộ rõ rệt. <br />
Giá trị khoa học: <br />
Đây là đề tài sát thực với cán bộ, giáo viên bậc học Mầm non nói chung, <br />
trường Mầm non EaTung nói riêng trong xã hội hiện nay. Không những giúp cán <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 14<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
bộ quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch, phù hợp sát tình hình thực tế, chỉ <br />
đạo linh hoạt, sáng tạo mọi hoạt động, nhất là công tác xây dựng và quản lý <br />
trong trường Mầm non, cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm, giáo viên nhận rõ <br />
vai trò trách nhiệm của mình, nâng cao được trình độ chuyên môn, kỹ năng sư <br />
phạm, linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống, duy trì được nề nếp, sĩ số, <br />
chuyên cần, nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chuẩn bị tốt tâm <br />
thế cho trẻ toàn bước vào lớp 1 trường tiểu học.<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
Những biện pháp nêu trên, trường chúng tôi thực hiện đã xây dựng được <br />
đội ngũ cán bộ, giáo viên “Vừa hồng vừa chuyên”làm việc có “kỷ cương, tình <br />
thương, trách nhiệm” Hầu hết cán bộ giáo viên đẫ nhận thức được vai trò trách <br />
nhiệm của mình, tầm quan trọng của Bậc học mầm non, đi học để nâng cao <br />
trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. <br />
Đến nay có 100% số giáo viên trẻ trình độ đạt chuẩn, đang tham gia học <br />
trên chuẩn 04, có 01 Phó hiệu trưởng mới học xong lớp trung cấp lý luận chính <br />
trị, có 02 đồng chí được làm hồ sơ chờ ngày kết nạp Đảng. <br />
Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị đã được <br />
nâng lên trong từng năm. <br />
So sánh kết quả (Phụ lục kèm theo)<br />
<br />
Năm học 20132014<br />
Trình độ <br />
Xếp loại cuối năm<br />
Tổng chuyên môn GV giỏi <br />
TT Đảng viên<br />
số Đạt Trên cấp trường<br />
Xuất sắc Khá <br />
chuẩn chuẩn<br />
CBQL 3 3 3 3 = 100%<br />
GV 14 12 2 01 9/11= 81,8% 9 = 64% 5=36%<br />
NV 4 3 1 01 2 = 50% 2= 50%<br />
Tổng <br />
21 15= 71% 6 = 28% 5= 32,8% 9 = 81,8% 14= 66% 7= 33%<br />
cộng<br />
Năm học 20142015<br />
Trình độ<br />
Xếp loại cuối năm<br />
Tổn chuyên môn GV giỏi<br />
TT Đảng viên<br />
g số Đạt Trên cấp trường<br />
Xuất sắc Khá<br />
chuẩn chuẩn<br />
CBQL 3 3 3 3= 100%<br />
GV 15 11 4 02 10/11= 91,% 10 = 66,6% 5=36%<br />
NV 4 3 1 01 3 = 75% 1 = 25%<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 15<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
Tổng <br />
22 14 = 63,6 8= 36,4 6 = 27,2% 10 = 91,% 16 = 73% 6 = 27%<br />
cộng<br />
<br />
Về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức: <br />
100% cán bộ, giáo viên nắm vững được các chỉ thị, nghị quyết và đường lối <br />
của Đảng, tin tưởng và thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng, chị chỉ đạo của <br />
ngành giáo dục và của nhà trường. 100% cán bộ giáo viên đều có phẩm chất đạo <br />
đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp,<br />
Chuyên môn nghiệp vụ: <br />
Số cán bộ giáo viên được đào tạo trình độ trên chuẩn được nâng lên rõ rệt <br />
đạt tỷ lệ 39%, so với thực trạng trước khi áp dụng các giải pháp tăng 11%. Trình <br />
độ quản lý: có 03/3 đồng chí đã được học lớp quản lý giáo dục, trình độ trung <br />
cấp lý luận chính trị có 2/3 đồng chí. Có 01 đồng chí đảng viêm mới được kết <br />
nạp vào Đảng và 02 đồng chi đang làm hồ sơ kết nạp.<br />
Chất lượng về năng lực chuyên môn:<br />
Chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng phát triển. Số giáo viên <br />
đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt 10/11 đồng chí đạt 91% tăng so với năm <br />
học trước 0.9%. đội ngũ giáo viên vững vàng hơn trong chuyên môn. Hầu hết <br />
các đồng chí đã làm tốt công tác của mình, nâng cao được chất lượng chăm sóc <br />
giáo dục trẻ. <br />
Cùng với sự phát triển của Ngành giáo dục huyện Krông Ana mấy năm học <br />
gần đây trường Mầm non EaTung đã và đang từng bước khẳng định vị trí của <br />
mình, đang trên đà xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Biện <br />
pháp mà tôi vừa nêu trên cũng góp một phần nhỏ trong kết quả đó. <br />
III. PHẦN KÊT LÚ ẬN, KIẾN NGHỊ <br />
III.1. Kết luận<br />
Muốn xây dựng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường Mầm non <br />
đạt kết quả, trước hết bản thân người quản lý nói chung, Hiệu trưởng nói riêng <br />
phải nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bám <br />
sát vào công văn hướng dẫn chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân xã, Phòng giáo <br />
dục và đạo tạo để triển khai thực hiện. Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của <br />
đội ngũ cán bộ giáo viên vì họ là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo <br />
dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng. Sự nghiệp giáo dục, giáo dục <br />
Mầm non thành hay bại, quyết định phần lớn ở đội ngũ cán bộ giáo viên trường <br />
Mầm non, bởi chính họ là người trực tiếp quản lý, trực tiếp chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng, giáo dục trẻ. Vì vậy công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo <br />
viên ở các trường Mầm non nói chung và ở trường Nầm non EaTung nói riêng là <br />
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện. Chính vì thế cán bộ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuyến – Trường MN EaTung 16<br />
Đề tài: Một số giải pháp xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên, trường Mầm non EaTung. <br />
<br />
<br />
quản lý nhà trường phải tìm giải pháp để năng cao chất lượng về công tác xây <br />
dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường mình. Xây dựng và quản <br />
lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để bồi dưỡng nâng cao chất lượng về trình độ tư <br />
tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực <br />
sư phạm giúp họ cập nhật được những đổi mới về nội dung và phương pháp <br />
trong