intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1.255
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với hoạt động khám phá môi trường xung quanh là phương tiện có hiệu quả nhất để hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ. Chính vì thế thông qua hoạt động này trẻ sẽ có cơ hội có thể làm việc cùng nhau, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Mời các bạn cùng tham khảo bài SKKN này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

  1. Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. 1
  2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức và tình cảm xã hội. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ sẽ hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học tập tốt ở trường mầm non. Được sự phân công của BGH nhà trường đến giảng dạy lớp lá 1 với tổng số trẻ là 24, khi tiếp xúc tôi nhận thấy: *Ưu điểm: - Trẻ cùng độ tuổi 5, được học 2 buổi trên ngày. - Kinh tế gia đình trẻ khá ổn định. - Phụ huynh có tạo điều kiện cho trẻ đến trường. *Hạn chế: - Đa số trẻ thuộc gia đình ở nông thôn mang nặng tính nhút nhát, thụ động, ích kỷ, không tự tin trong các hoạt động học hoặc khi chơi cùng với nhóm. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: + Mục đích của giải pháp: 2
  3. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích mở rộng vốn sống cho trẻ và phát triển cho trẻ về 5 mặt “Đức, trí, thể, mỹ, lao”. + Nội dung giải pháp: Để hạn chế những vấn đề trên tôi đã suy nghĩ một phương pháp mới có tính chất khả thi đó là “Tạo mọi tình huống” để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ là điểm mới trong giáo dục hiện nay. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ luôn cố gắng góp phần giáo dục trẻ trở thành một con người đầy nghị lực và tự tin. Do đó bản thân tôi sẽ phấn đấu học hỏi, có đức tính kiên trì không ngại khó khăn đầu tư trao đổi tham khảo qua nhiều tài liệu, qua các bạn đồng nghiệp trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ. Gia đình và nhà trường đều có một chức năng riêng nhưng nó đan xen và hỗ trợ lẫn nhau.Vì thế phụ huynh và giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với nhau trong các lần họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp để gia đình kịp thời uốn nắn, giáo dục trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và từ đó tôi đã có những nội dung giải pháp cụ thể sau: * Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác qua các lĩnh vực học: + Lĩnh vực phát triển nhận thức: 3
  4. - Với hoạt động khám phá môi trường xung quanh là phương tiện có hiệu quả nhất để hình thành kỹ năng hợp tác cho trẻ, bởi vì khám phá môi trường xung quanh chính là khám phá cuộc sống, đồ vật, con người. Chính vì thế thông qua hoạt động này trẻ sẽ có cơ hội có thể làm việc cùng nhau, cùng nhau đàm phán, thỏa thuận, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau. VD: Khám phá về “sự kỳ diệu của nước”. Chia thành hai nhóm tham gia, tôi đưa ra nhiều tình huống như: Mỗi nhóm có 2 cốc nước, 2 cái thìa, 1 dĩa muối, 1 dĩa đường, 1 dĩa cát. 1) Lần lượt mỗi cốc cho đường và cát vào rồi khuấy đều. 2) Lần lượt mỗi cốc cho đường và muối vào rồi khuấy đều. Cô khuyến khích nhóm quan sát xem có hiện tượng gì lạ? Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, sau đó đại diện cho nhóm nói lên nhận xét khi khám phá xong. VD: Với hoạt động “ Tìm chữ cái viết”: Tôi sẽ cho 3 nhóm trẻ tham gia chơi. Tôi liền phân công các bạn nhóm 1 sẽ tìm chữ a viết đúng, Các bạn nhóm 2 sẽ tìm chữ ă đúng, các bạn nhóm 3 tìm chữ â viết đúng. sau đó nhóm trưởng cùng các bạn tự điều động xem có bao nhiêu chữ cái đúng? Và tôi bắt đầu quan sát và nhận xét nhóm thực hiện ra sao?. ˘ ˘ ˘ ˘ 4
  5. Thành viên trong nhóm sẽ hợp tác chung sức để thực hiện thi đua trên. Kết quả trẻ thực hiện rất dễ thương, tôi thấy trẻ bàn tán, phân bạn, quyết định, tự chỉnh sửa cho đúng, mặc dù chưa đẹp nhưng khẳng định một điều đó là trẻ biết đoàn kết “hợp tác” với nhau để chiến thắng trong thi đua tạo dáng chữ. + Lĩnh vực phát triển giao tiếp và tình cảm xã hội: VD: Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, Cô hỏi: Các con yêu thích nhân vật nào trong chuyện kể? 5
  6. Vì sao? Qua chuyện kể “Bác gấu đen và hai chú thỏ” cháu phải biết quan tâm yêu thương và giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, biết nhận lỗi khi mình phạm sai lầm. Sau cuối tiết học tôi đã tạo một “tình huống” cho trẻ đó là cung cấp nhiều khối hộp to cho hai nhóm trẻ để trẻ cùng nhau “hợp tác” xây hoàn thành ngôi nhà cho thỏ sớm nhất và đẹp nhất. Nhóm có tình cảm yêu thương biết chia sẻ và có tinh thần “hợp tác ” tốt sẽ được tuyên dương. * Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác qua hoạt động khác: Trong lễ hội “Trung thu” tôi đã cung cấp thật nhiều giấy màu và hoa tôi giao cho hai nhóm phải cùng nhau “hợp tác” dán cho xong dây xúc xích và cắm hoa để trang trí cho lễ hội. Nhóm đoàn kết hợp tác tốt để hoàn thành sớm nhất sẽ được khen 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp “Tạo tình huống để giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” có thể áp dụng cho tất cả giáo viên trong và ngoài huyện thực hiện khi dạy trên lớp và tôi đã phổ biến khi lên tiết dạy mẫu cho giáo viên trong huyện xem với tiết học “Làm quen với toán” ở tháng 10 đầu năm và tiết học “làm quen văn học” thi tay nghề được đánh giá cao. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 6
  7. Sau khi áp dụng SKKN này tôi nhận thấy trẻ có mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết sử dụng những lời hay ý đẹp, thương yêu giúp đỡ bạn bè…Qua đó tôi đã lập bảng theo dõi chất lượng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ như sau: Nội dung yêu cầu Trước Tỉ lệ Sau khi Tỉ lệ Tỉ lệ khi thực thực tăng so hiện hiện với đầu năm - Trẻ không còn Tốt 1/24 4.7 20/24 83.3 78.6 nhút nhát và thụ động Khá 2 8.3 4/24 16.7 8.4 trong các hoạt động học TB 4 16.7 hoặc khi chơi cùng với Kém 17 70.8 tập thể. - Trẻ có thái độ tự Tốt 1/24 4.7 20/24 83.3 78.6 tin hơn trong giao tiếp Khá 2 8.3 4/24 16.7 8.4 với mọi người với bạn TB 4 16.7 bè. Kém 17 70.8 7
  8. - Trẻ có thói quen Tốt 1/24 4.7 20/24 83.3 78.6 tự phục vụ vệ sinh cá Khá 2 8.3 4/24 16.7 8.4 nhân hay chơi xong phải TB 4 16.7 dọn dẹp ... Kém 17 70.8 Qua các biện pháp nghiên cứu trên sau khi thực hiện tôi rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích như sau: - Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ. - Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thể hiện những kĩ năng xã hội hợp lý - Rèn luyện trẻ mọi lúc mọi nơi, phải có tính lâu dài để hình thành kỹ năng hành vi cho trẻ. - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thông qua các trò chơi, xử lý các tình huống, tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh... - GV phải là người luôn nhạy bén tìm tòi, sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp… phục vụ cho mọi hoạt động của cháu. - Là người trực tiếp giảng dạy cháu, tôi luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, ngôn phong, tác phong luôn chuẩn mực với trẻ với mọi người. - Là một người giáo viên có tâm, tôi luôn tận tụy với nghề, tìm tòi khám phá những cái hay, cái đẹp, cái mới lạ để thu hút cháu học tập vui chơi, bên cạnh đó cảnh 8
  9. quan môi trường cũng góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, hành vi văn hóa, giúp cháu trở thành một con người tốt có ích cho xã hội . 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không có 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không có 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Trình độ chuyên môn: - Bản thân phải trau dồi chuyên môn qua các lớp học chuyên đề do ngành tổ chức. - Cần rèn luyện trẻ mọi lúc mọi nơi, phải có tính lâu dài để hình thành kỹ năng hành vi cho trẻ. - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thông qua các trò chơi, xử lý các tình huống, tham quan tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh... - Giáo viên phải là người luôn nhạy bén tìm tòi, sáng tạo ra những cái hay, cái đẹp… phục vụ cho mọi hoạt động của cháu. - Là người trực tiếp giảng dạy cần rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị, ngôn phong, tác phong luôn chuẩn mực với trẻ với mọi người. - Là một người giáo viên có tâm, tôi luôn tận tụy với nghề, tìm tòi khám phá những cái hay, cái đẹp, cái mới lạ để thu hút cháu học tập vui chơi, bên cạnh đó cảnh quan môi trường cũng góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức, hành vi văn hóa, giúp cháu trở thành một con người tốt có ích cho xã hội. 9
  10. + Cơ sở vật chất: - Tạo môi trường hình ảnh có chứa đựng nội dung liên quan để giáo dục trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo. Phải có đồ chơi và trang thiết bị như máy vi tính để trình chiếu bài dạy cần thiết đến trẻ 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Không có Bến Tre, ngày 25 tháng 3 năm 2013 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2