Xây dựng “Trường học thân thiện”
lượt xem 102
download
“Trường học thân thiện” - Đó là câu khẩu hiệu mà ngành giáo dục chúng ta những năm gần đây rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó , trẻ không những được tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách cứng ngắt , khuôn mẫu mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện , gần gũi như ở gia đình , điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Điều cần thiết đối với những người làm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng “Trường học thân thiện”
- “Trường học thân thiện” Đó là câu khẩu hiệu mà ngành giáo dục chúng ta những năm gần đây rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó , trẻ không những được tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách cứng ngắt , khuôn mẫu mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện , gần gũi như ở gia đình , điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Điều cần thiết đối với những người làm công tác giáo dục như chúng ta là : Làm thế nào để xây dựng được một trường học thân thiện ? Theo tôi hiểu , muốn có một trường học thân thiện phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố : môi trường tâm lý xã hội – môi trường vật chất – môi trường thiên nhiên . Nếu được học trong một môi trường vật chất đầy đủ với phòng ốc phù hợp , thoáng mát , trang thiết bị , đồ dùng , đồ chơi đa dạng phục vụ tốt cho nhu cầu của trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ nắm bắt tri thức thuận lợi và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó , được học trong một môi trường thiên nhiên tốt cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn , trẻ được đến gần với thiên nhiên hơn và từ đó cũng phát triển được ở trẻ năng lực cảm thụ thẫm mỹ hơn để hướng đến cái đẹp cho bản thân và cái đẹp cho cuộc sống của trẻ sau này. Và yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu trong việc xây dựng một trường học thân thiện đó là trẻ phải được học trong một môi trường tâm lý xã hội tốt , ở đó không những có cô , có bạn mà có cả những mối quan hệ , giao lưu gần gũi mà thân mật … Là một giáo viên đứng lớp , để cùng với nhà trường xây dựng môi trường thân thiện , bản thân tôi luôn tìm hiểu và luôn tìm mọi cách để trẻ của tôi “ Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui!”.
- Sang đến năm thứ hai thực hiện khẩu hiệu xây dựng “Môi trường thân thiện” , bản thân tôi đã đút kết được một số kinh nghiệm đáng quý. Đó là : + Luôn bên cạnh trẻ : vỗ về , động viên , an ủi trẻ + Phải luôn gần gũi , yêu thương , giữ lời hứa với trẻ + Luôn lắng nghe trẻ , trao đổi cùng phụ huynh để hiểu trẻ + Thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của trẻ + Không trách mắng , đánh trẻ. … Và còn rất nhiều kinh nghiệm nữa nhưng đối với tôi , yếu tố đầu tiên mà cũng là yếu tố quan trọng nhất giúp tôi dễ dàng thành công chính là ở “Đôi bàn tay cô giáo”. “ Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý các em thơ” Tất cả tấm lòng , sự yêu thương , quan tâm , mong mỏi… tôi dành cho các bé đều thể hiện ra từ chính “đôi bàn tay” của mình . Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên mẹ đưa tôi đến trường , ở đó cớ sao mẹ không ở lại cùng tôi , mọi thứ đều lạ , ai cũng lạ , tôi nhớ mẹ lắm , thế là “Tôi đã khóc”. Lúc đó , có ai đó đã đến bên tôi , giọng nói ngọt ngào sao mà giống mẹ , lau cho tôi từng giọt nước mắt , bàn tay sao dịu dàng xoa dịu nỗi nhớ mẹ. À thì ra là cô giáo đã đến bên tôi. Cô giáo đầu tiên đã đưa tôi vào đời bằng tất cả tấm lòng , sự dịu dàng, trìu mến đã đưa tâm hồn bé nhỏ của tôi đến với một thế giới mới , thế giới của mọi người có nhiều điều mới lạ và kỳ thú mà tôi chỉ thấy được ở nơi cô. Mọi chuyện nghe sao mà cao siêu quá…Nhưng đúng là như thế :
- “Ngày đầu như thế đó Cô giáo như Mẹ hiền “ Và giờ đây , đứa trẻ ngày xưa đã là cô giáo, tôi tâm niệm rằng mình sẽ là cô giáo của ngày xưa… Ngay đầu những năm học , tôi luôn đón nhận các bé lần đầu tiên rời mái ấm gia đình , rời vòng tay của mẹ để đến với trường học , đến với cô , giống như tôi ngày xưa đó - các bé khóc thét và có những phản kháng rất dữ dội…Tôi thương các bé lắm! Và tôi đã đến gần bên bé , dịu dàng , thương yêu vỗ về bé để bé có cảm giác an tâm hơn. Thực vậy, kết quả ngoài sự mong đợi của tôi , các bé nhanh thích nghi với việc đến lớp , bé thích đến gần cô để được cô âu yếm , dù chỉ bằng một nụ cười , một cái vuốt đầu bé cũng cảm thấy an tâm.Bé biết chào cô , đến bên cô. Không những vậy , bé còn khoe với tôi …bé Minh Anh chào mẹ rồi chạy sà vào lòng tôi , khoe “Cô ơi , con có cái kẹp đẹp nè !”.Câu nói hồn nhiên thốt ra từ bé làm tôi rất vui. Vui vì bé đã quen , mạnh dạn , tự tin giao tiếp với cô , vui vì tôi đã có đươc cảm tình trong lòng bé…nó làm tôi liên tưởng đến 2 câu thơ : “Buổi sáng bé chào mẹ Chạy đến ôm cổ cô” quả là không sai tí nào !
- Giỏi ngoan cô thương nhiều ! Thời gian bé ở bên cô còn nhiều hơn thời gian bên gia đình, bên mẹ. Bản thân là giáo viên mầm non , tiếp xúc nhiều với bé, chăm sóc dạy dỗ bé nên tôi nghĩ phải làm cho bé cảm nhận được đây chính là người mẹ thứ hai của mình, khi bé cần nhu cầu được yêu thương : có cô , khi bé cần nhu cầu được che chở : có cô… Bàn tay ấy với tất cả tấm chân tình là suối nguồn yêu thương dành cho bé. Trong suốt thời gian ở trường , tôi luôn sẵn sàng dang rộng tay mình ôm trọn các bé vào lòng thể hiện tình thương yêu , trìu mến tôi dành cho bé, những cảm xúc đó truyền qua bé , bé không những cảm nhận được tình thương mà còn thể hiện lại những xúc cảm tích cực với tôi. Thực vậy , lâu lâu tôi lại thấy bé đang chơi tự nhiên chạy sà vào lòng , ôm tôi nói với tôi những gì bé thích, bé phát hiện ; có bé bá vai,
- bá cổ , ôm chân cô có bé chỉ cần đến gần bên đợi cô vuốt đầu , nựng má..là bé cảm thấy thỏa mãn chạy đi chơi tiếp. Đôi bàn tay ấy có khi là chỗ để bảo bọc , chở che bé trong những tình huống nhút nhát , sợ sệt giúp bé cảm thấy an toàn , yên tâm hơn. Tôi còn nhớ , vào các dịp lễ hội , chẳng hạn lễ hội trung thu mới đây , đội múa lân vào lớp , đa số bé đều thích , nhưng cũng có một số bé chạy đến bên tôi để tìm sự che chở , có một số bé rất sợ chạy nhanh lại ôm chặt tôi kêu “Cô Phương ơi! cô Phương ơi!...” Khi đó, chỉ cần một vòng tay ôm bé cùng với lời động viên là các bé cảm thấy yên tâm ngay. Giỏi nè , cô thương con lắm đấy !
- Các bé đến trường mầm non rất cần cảm giác thoải mái , an toàn và an tâm, nhưng các bé lớn dần lên , khỏe mạnh, nhanh nhẹn , tự tin thì không thể thiếu “bàn tay chăm sóc” của cô . Nhu cầu được chăm sóc ăn , ngủ , vệ sinh…là nhu cầu tất yếu của bé nhưng chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Sự yêu thương đó thể hiện ngay cả trong từng việc nhỏ như từng tay lược chải nhẹ mái tóc bé , mớm cho bé từng muỗng cơm , muỗng sữa đối với những bé suy dinh dưỡng , bé khó ăn uống , sửa từng tư thế ngủ cho bé giúp bé ngủ thoải mái và thẳng giấc hơn … Đáp lại sự chăm sóc của tôi là những lời nói vô tư ,dễ thương bé nói với bạn “Cô Phương của Bảo” ; tôi được nghe phụ huynh phản hồi : Phụ huynh bé Anh Thơ : Bé thương cô Phương lắm , bé ngủ mớ còn gọi “Cô Phương ơi !” Phụ huynh bé Minh Thư : bé vừa ngủ dậy hỏi mẹ “Cô Phương của con đâu rồi mẹ ?” Đáp lại tình yêu thương của bé dành cho tôi,tôi luôn dành một ít thời gian nghỉ ngơi của mình để tranh thủ làm cho bé những món đồ chơi thật ngộ ngĩnh, đễ thương và tôi thật hạnh phúc khi thấy những nụ cười hồn nhiên nở trên môi các cháu ….
- Con gà đẹp quá , để cô làm xong mình chơi nhé ! Với tôi đôi bàn tay người giáo viên thể hiện cả tấm lòng người mẹ người chị yêu thương luôn nâng đỡ dìu dắt trẻ từng bước từng ngày..chỉ mong trẻ càng lớn lên càng vui khoẻ, vững vàng.. ”Đi đi con có cô đây!” “ Cô đến cạnh con rồi! Cố lên ! Con làm tốt lắm!”
- Cố lên ! Con đi lên cầu thang giỏi lắm !
- Cô giúp con nhé ! Thật vậy bằng tất cả tấm lòng, đôi tay người giáo viên, cô đã trao cho trẻ những tình thương thật nồng nàn sâu lắng.. Bàn tay cô giáo Kết tóc cho em Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Cô cầm tay em Nắn từng nét chữ Như nhịp tay cô
- Em ca rạng vỡ Như tay chị cả Như tay mẹ hiền Là bàn tay cô Cô giáo mến thương ! Và tôi đã thực sự hạnh phúc mỗi khi hát lên từng lời hát trên , tôi cảm nhận như chính mình trong đó !!!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường học
19 p | 1216 | 250
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực
18 p | 1137 | 103
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
9 p | 797 | 55
-
SKKN: Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 196 | 37
-
SKKN: Những giải pháp xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
13 p | 292 | 33
-
SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
18 p | 172 | 27
-
SKKN: Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”
18 p | 162 | 24
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non Hoa Mai năm học 2009-2010
17 p | 192 | 22
-
SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
13 p | 177 | 17
-
SKKN: Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 208 | 16
-
SKKN: Làm tốt công tác kiểm tra phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực của người Hiệu trưởng tiểu học
18 p | 105 | 15
-
SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương
16 p | 135 | 13
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”
11 p | 153 | 13
-
SKKN: Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường mầm non
11 p | 139 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường PTDT Nội trú
14 p | 190 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường phổ thông
18 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
SKKN: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường
12 p | 157 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn