Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 6.2
lượt xem 10
download
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 6.2 trình bày nội dung nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế như hối phiếu trong thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 6.2
- CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG
- CHƯƠNG 6: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quốc tế. 6.3 Hối phiếu trong thanh toán Quốc tế 6.4 Các phương thức thanh toán Quốc tế 6.4.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền. 6.4.2 Phương thức nhờ thu. 6.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ. 6.4.4 Phương thức thanh toán giao chứng từ nhận tiền.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3 Hối phiếu trong thanh toán Quốc tế 6.3.1 Khái niệm hối phiếu Hối phiếu là tờ lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác, yêu cầu: -> khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai -> phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi qui định trên hối phiếu; hoặc cho một người khác. (Theo Luật Hối phiếu của Anh -Bill of Exchange Act of 1882, năm 1882)
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. Liên quan đến việc tạo lập hối phiếu gồm các bên: l Người xuất khẩu: là người ký phát (Drawer), là người chủ nợ ký phát hành hối phiếu để đòi tiền người khác. l Người trả tiền hay nhận ký phát (Drawee): là người thiếu nợ hay người nào khác do người thiếu nợ chỉ định ra có trách nhiệm trả tiền hối phiếu, có thể là nhà NK hoặc NH phát hành tín dụng thư theo yêu cầu của người NK. l Người hưởng lợi (Beneficiaries): là người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối phiếu, có thể là người ký phát hay người nào khác do người ký phát chỉ định.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.2 Cơ sở pháp lý: l Thứ nhất là Luật thống nhất về Hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange) gọi tắt là ULB 1930 do các nước tham gia công ước Geneva (Geneva Convention of 1930 – 1931) đưa ra năm 1930 – 1931. l Thứ hai là Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange Act of 1882) gọi tắt là BEA 1882, và Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Code of 1962), gọi tắt là UCC 1962. (Việt Nam sử dụng hối phiếu ULB 1930)
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.3 Nội dung của Hối phiếu: “Mẫu Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu” No………… BILL OF EXCHANGE For ……… ………../………../ 200…………. At …… sight of this FIRST bill of exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid) pay to ………… the sum of …………… Drawn under ………… No …… dated …..../ ….../ 200… TO: ……………… Authorized Signature
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. Hối phiếu bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây l Tiêu đề của hối phiếu: “BILL OF EXCHANGE” hoặc “EXCHANGE FOR”. l Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Ø Địa điểm ký phát -> vận dụng luật pháp khi có tranh chấp. Ø Ngày ký phát hối phiếu: là thời điểm tính thời hạn hiệu lực của hối phiếu; xác định thời điểm trả tiền nếu hối phiếu ghi thời hạn trả tiền kể từ ngày ký phát. l Số liệu của hối phiếu: do người ký phát đặt ra, được ghi sau chữ “No”.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Số tiền bằng số: Sau chữ “For” ghi rõ đơn vị tiền tệ: dollar Mỹ, dollar Singapore… l Thời hạn trả tiền của hối phiếu: Ghi sau chữ “At”. Ø Nếu trả ngay, sau chữ “At” sẽ để trống hoặc ghi chữ “sight” Ø Nếu trả chậm thì sau chữ “At” ghi thời hạn l Thứ tự số bản của hối phiếu: Thông thường hối phiếu được phát hành 2 bản và có đánh thứ tự “FIRST” hoặc “SECOND” -> phân biệt bản này với bản kia, có giá trị thanh toán như nhau. Người trả tiền nhận được bản nào thì trả tiền bản ấy và đã trả tiền bản này thì khỏi trả tiền bản kia.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện: Bằng câu lệnh “Pay to” hoặc “Pay to the order of”. Ø Nếu hối phiếu dùng để trả cho người có tên trên hối phiếu thì sử dụng câu lệnh “Pay to Mr/Mrs X” hoặc “Pay to XYZ Corporation”. Ø Nếu hối phiếu dùng để trả cho người cầm phiếu thì sử dụng câu lệnh “Pay to the bearer”. Ø Nếu hối phiếu dùng trả theo lệnh của ngân hàng thì ghi câu lệnh “Pay to the order of ABC Bank”. l Tên người thụ hưởng: Tiếp theo sau câu lệnh là tên người thụ hưởng. l Số tiền bằng chữ: Sau chữ the “sum of”, ghi rõ tên của đơn vị tiền tệ và khớp với số tiền bằng số.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Tham chiếu chứng từ kèm theo: Ø Nếu sử dụng trong phương thức nhờ thu: kèm theo hóa đơn hoặc hợp đồng thương mại bằng cách ghi câu “Drawn under our invoice No… dated… hoặc Drawn under contract No… signed between…”. Ø Nếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ: tham chiếu với tín dụng thư bằng cách ghi câu: “Drawn under L/C No… dated… issued by…”
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. “Mẫu Hối phiếu trong phương thức tín dụng chứng từ” No………… BILL OF EXCHANGE For ……… ……………../………../ 200…………. At …… sight of this FIRST bill of exchange (SECOND of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of ………… the sum of …………… Drawn under Irrevocable L/C No …… dated …..../ ….../ 200… issued by ……….. TO: ………………… Authorized Signature
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Tên người nhận ký phát: Sau chữ “To” Ø Trong phương thức nhờ thu:là tên doanh nghiệp NK Ø Trong phương thức tín dụng chứng từ: là tên NH phát hành tín dụng chứng từ. Ø Đặc biệt trong trường hợp hối phiếu NH, tên người nhận ký phát là một NH khác do NH phát hành chỉ ra. l Tên và chữ ký người ký phát: Là người đòi tiền, là người đại diện cho DN (hối phiếu thương mại), là người đại diện cho NH (hối phiếu NH). Chữ ký của người ký phát phải được thể hiện rõ ràng và không cần có con dấu bên cạnh chữ ký.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.4 Phân loại Hối phiếu 6.3.4.1 Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: có hai loại. l Hối phiếu thương mại (Commercial Bills): do người XK ký phát đòi tiền người NK hoặc đòi tiền NH phát hành tín dụng thư, việc tạo lập hối phiếu không có sự tham gia của NH. l Hối phiếu ngân hàng (Bank Bills): do NH ký phát đòi tiền người khác hoặc chỉ thị trả tiền cho người thụ hưởng, việc tạo lập hối phiếu có sự tham gia của NH.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.4.2 Căn cứ vào thời hạn trả tiền: có hai loại. l Hối phiếu trả tiền ngay (Hối phiếu trả ngay) (sight draft of draft at sight) l Hối phiếu trả tiền sau một kỳ hạn (Hối phiếu có kỳ hạn) (timedraft) 6.3.4.3 Căn cứ vào phương thức thanh toán: có hai loại. l Hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu: chứng từ được tham chiếu là hóa đơn thương mại và người nhận ký phát là tên một DN. l Hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ: chứng từ được tham chiếu với L/C và tên người nhận ký phát là tên NH phát hành L/C.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.4.4 Căn cứ vào chứng từ kèm theo: có hai loại. l Hối phiếu trơn (Clean draft): hối phiếu gửi đến người trả tiền không kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. l Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary draft): hối phiếu được gửi đến người trả tiền có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. -> tùy theo điều kiện trả tiền -> giao bộ chứng từ cho người trả tiền -> để nhận hàng.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 2.3.4.5 Căn cứ vào người thụ hưởng: có ba loại. l Hối phiếu đích danh (hối phiếu có ghi tên): sau câu lệnh “pay to” là tên của một người hay tổ chức nào đó. l Hối phiếu vô danh (hối phiếu không ghi tên) (hối phiếu trả cho người cầm phiếu): sau câu lệnh “pay to” là cụm từ “the bearer (loại hối phiếu này ít được sử dụng ở VN). l Hối phiếu trả theo lệnh: sau câu lệnh “Pay to the order of” là tên của một NH.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. 6.3.5 Lưu thông của Hối phiếu Hối phiếu sau khi được ký phát có thể sử dụng để đòi tiền hoặc chuyển nhượng trong lưu thông. l Chấp nhận hối phiếu (Acceptance): là sự đồng ý và ký chấp nhận cam kết trả tiền của người trả tiền khi hối phiếu đến hạn. Ø Thời hạn xuất trình hối phiếu là 12 tháng kể từ ngày ký phát nếu không có quy định khác. Ø Chấp nhận hối phiếu là ghi vào mặt trước của hối phiếu dòng chữ “Accepted” và ký tên bên cạnh. Ø Hối phiếu sau khi đã được chấp nhận -> chứng từ có giá trị và chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Ký hậu hối phiếu (Endorsement): là ký vào mặt sau của tờ hối phiếu để chuyển nhượng hối phiếu cho người được chuyển nhượng. Ø Ký hậu để trắng (Blank endorsement) là ký không ghi tên người thụ hưởng -> ai cầm phiếu sẽ là người hưởng lợi và việc chuyển nhượng hối phiếu sau này được thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu nữa. Ø Ký hậu theo lệnh (Order endorsement) là ký hậu không chỉ định cụ thể mà chỉ định suy đoán người thụ hưởng. Chẳng hạn người ký hậu ghi câu “Pay to the order of Mr.X…” -> người thụ hưởng là ông X hoặc người do ông X chỉ định.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. Ø Ký hậu hạn chế (Restrictive endorsement) là ký hậu chỉ định rõ ai là người thụ hưởng bằng câu “Pay to Mr. X only…” -> hối phiếu sẽ không còn chuyển nhượng được. Ø Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse endorsement) là ký hậu mà người thụ hưởng không được đòi tiền người ký hậu trong trường hợp người trả tiền thất bại trong việc trả tiền. Bằng cách thêm chữ “Without recourse” vào một trong ba hình thức ký hậu đã nói trên.
- Phần B: Nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền Quôác tế. l Bảo lãnh hối phiếu (Aval): Là sự cam kết của người thứ ba được thực hiện bằng văn bản cam kết về việc trả tiền cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. l Từ chối trả tiền và kháng nghị (Protest): Khi hối phiếu đến hạn -> người trả tiền không thực hiện thanh toán -> người thụ hưởng kháng nghị hối phiếu. Tờ kháng nghị do người thụ hưởng lập trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày kết hạn thanh toán -> chuyển đến cho người chuyển nhượng trực tiếp trong 4 ngày làm việc -> đòi tiền người chuyển nhượng trước nữa hoặc đòi tiền người ký phát -> đòi tiếp đến người trả tiền (người nhập khẩu)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 476 | 79
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - TS. Lê Thẩm Dương
69 p | 343 | 71
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - GV.Lê Thị Khánh Phương
73 p | 258 | 69
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 243 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2, 3 - ĐH Ngân hàng
30 p | 256 | 35
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - PGS.TS Trần Huy Hoàng
35 p | 206 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 8 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
35 p | 122 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
21 p | 111 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 127 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 156 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 117 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 136 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 109 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Đặng Hương Giang
29 p | 74 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đặng Hương Giang
25 p | 74 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 67 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn