Các nội dung bài giảng đề cập đến: bạn có phải là người đổi mới, đổi mới và thay đổi tại nơi làm việc, những điều đang thay đổi: Sản phẩm và công nghệ mới, thay đổi con người và văn hóa, thực hiện các chiến thuật thay đổi. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học - Chương 11: Thay đổi và đổi mới (Trần Đăng Khoa)
Chương 11:
Thay đổi
và đổi mới
Giảng viên: TS. Trần Đăng Khoa
Nội dung
1. Bạn có phải là người đổi mới?
2. Đổi mới và thay đổi tại nơi làm việc
3. Những điều đang thay đổi: Sản phẩm và
công nghệ mới
4. Thay đổi con người và văn hóa
5. Thực hiện các chiến thuật thay đổi
1. Bạn có phải là người đổi mới?
Hầu như Hầu
Các phát biểu
đúng như sai
1. Tôi luôn tìm một cách thức mới để thực hiện công việc.
2. Tôi luôn có sự tự sáng tạo và phát kiến trong tư duy và
hành động.
3. Tôi hiếm khi tin vào các dụng cụ mới cho đến khi thấy
rằng chúng thật sự thích hợp với mọi người xung quanh tôi.
4. Trong một nhóm hay tại nơi làm việc, tôi thường hoài
nghi vào những ý tưởng mới.
5. Tôi thường mua các thực phẩm mới, đồ dùng mới và
các sản phẩm có tính cải tiến trước người khác.
6. Tôi rất thích việc sử dụng nhiều thời gian trong việc tìm
kiếm những điều gì mới.
7. Hành vi của tôi tác động đến người khác trong việc cố
gắng tạo ra những cái mới.
8. Trong số những cộng sự của tôi, tôi là người đầu tiên
phát hiện ra một ý tưởng hay phương pháp làm việc mới.
2. Đổi mới và thay đổi tại nơi làm việc
Thay đổi tổ chức được định nghĩa như là
việc chấp nhận một ý tưởng hay hành vi
mới bởi một tổ chức.
Đôi khi sự thay đổi và đổi mới được thúc
đẩy từ những tác lực bên ngoài tổ chức.
Sự đổi mới có tính đột phá
Sự đổi mới có tính đột phá đề cập đến
những đổi mới về sản phẩm, dịch vụ, hay
quy trình công nghệ mà những đổi mới đó
sẽ tạo nên một sự thay đổi tận gốc về
những quy luật điều khiển cuộc chơi cho nhà
sản xuất và người tiêu dùng trong ngành.
Đổi mới ngược lên trên/đổi mới đảo chiều
Thay vì đổi mới được thực hiện ở những
quốc gia giàu có và sau đó chuyển giao sản
phẩm này sang các thị trường mới nổi, các
công ty như GE, John Deere, Nestlé, Procter
& Gamble (P&G), và Xerox đang tạo ra các
sản phẩm đổi mới có chi phí thấp tại các thị
trường mới nổi và sau đó tiến hành tái đóng
gói bao bì các sản phẩm này một cách
nhanh chóng và ít tốn kém để đem sang thị
trường các nước đã phát triển tiêu thụ.
Tổ chức lưỡng năng
Cách tiếp cận lưỡng năng bao hàm việc
một tổ chức phải kết hợp chặt chẽ các cấu
trúc và quy trình có tính chất thích hợp
cho các động lực sáng tạo và cho cả việc
triển khai có tính hệ thống các đổi mới.
Ví dụ một cấu trúc tổ chức có tính mềm
dẻo, linh hoạt, và cho phép người nhân
viên nhiều quyền tự chủ hơn sẽ tốt cho
việc tạo ra và khởi xướng các ý tưởng.
3. Những điều đang thay đổi: Sản phẩm và
công nghệ mới
Một lĩnh vực đổi mới liên quan đến sự sống
còn của công ty chính là việc giới thiệu các
sản phẩm và công nghệ mới ra thị trường.
Sự thay đổi trong sản phẩm và dịch vụ có
mối quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi về
công nghệ của tổ chức.
Ba chiến lược đổi mới về sản phẩm và công nghệ
Khám phá
Khám phá là giai đoạn phát sinh những ý
tưởng về sản phẩm và công nghệ mới.
Các nhà quản trị thiết kế tổ chức định
hướng khám phá thông qua hình thành
môi trường khuyến khích sáng tạo và cho
phép các ý tưởng mới nảy sinh.
Sáng tạo đề cập đến việc phát sinh những
ý tưởng độc đáo đáp ứng được các nhu
cầu cảm nhận hay đáp ứng các cơ hội của
tổ chức.
Các đặc trưng của cá nhân sáng tạo
Các đặc trưng của tổ chức sáng tạo
Mười công ty đổi mới hàng đầu thế giới
Thứ hạng Công ty Lý do
Tạo ra những thị trường mà công ty khác phải cạnh tranh để
1 Apple
xâm nhập
2 Facebook Mở rộng những phương tiện để mọi người chia sẻ thông tin
Chuyển đổi từ một công cụ tìm kiếm sang sức mạnh của trang
3 Google
web đa dạng
4 Amazon Tự thay đổi liên tục
5 Square Tái đổi mới quy trình thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng
6 Twitter Tăng cường khả năng đối thoại toàn cầu
The Occupy
7 Thách thức những thể chế chính trị, tài chính, và xã hội
Movement
8 Tencent Thúc đẩy sự bùng nỗ của Internet tại Trung Quốc
9 Life Technology Các sản phẩm thúc đẩy chuỗi di truyền trong sinh học
Trở thành nhà cung cấp toàn diện các dịch vụ về năng lượng
10 SolarCity
mặt trời mới
Sáu chiếc mũ tư duy
Hợp tác
Một khía cạnh quan trọng khác của vấn đề
đổi mới chính là sự hợp tác trong nội bộ và
bên ngoài.
Các ý tưởng đổi mới về sản phẩm và công
nghệ thường phát sinh từ cấp thấp nhất
của tổ chức và nó cần được truyền thông
theo chiều ngang sang các bộ phận khác.
Các tổ chức bên ngoài công ty còn là
nguồn phong phú các ý tưởng đổi mới.
Việc thiếu đổi mới được nhận dạng như là
một vướng mắc lớn nhất được đặt ra cho
hoạt động kinh doanh ngày nay.
Hợp tác bên trong
Đổi mới thành công đòi hỏi tích hợp đồng
thời năng lực chuyên môn từ nhiều bộ phận,
sự thất bại trong đổi mới thường là một hệ
quả phát xuất từ thất bại trong việc phối
hợp.
Đặc điểm của các công ty đổi mới thành công
Nhân viên trong các bộ phận nghiên cứu
và marketing phải chủ động làm việc với
khách hàng để thông hiểu nhu cầu của họ
và phát triển các giải pháp để giải quyết
nhu cầu.
Các chuyên gia kỹ thuật phải nhận thức
được sự phát triển gần đây và phải sử
dụng có hiệu quả công nghệ mới.
Đặc điểm của các công ty đổi mới thành công
Một quy trình phát triển sản phẩm mới
được chia sẻ và nó phải được tán thành và
ủng hộ bởi những nhà quản trị cấp cao
phụ trách các chức năng và đơn vị độc lập
khác nhau.
Các thành viên thuộc các bộ phận chủ yếu
- nghiên cứu, sản xuất, marketing- phải
cùng phối hợp trong việc phát triển sản
phẩm và dịch vụ mới.
Mỗi dự án được lãnh đạo bởi các đội đa
chức năng chịu trách nhiệm từ đầu đến
khi kết thúc dự án.
Mô hình phối hợp đổi mới
Hợp tác bên ngoài
Các công ty thành công thường tìm cách
đưa trực tiếp những ý tưởng của khách
hàng, các đối tác chiến lược, nhà cung
ứng, và các đối tượng bên ngoài vào quá
trình phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Xu hướng được quan tâm nhiều nhất hiện
nay chính là hoạt động “sáng tạo mở”
(open innovation).