intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước: Chương 9 - ThS. Trương Quang Vinh

Chia sẻ: Nhẫn Nhẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

104
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 9: Quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung chính trong chương này gồm có: Quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, quyền lợi của người lao động làm việc cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nghĩa vụ của người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, kỷ luật lao động trong các cơ quan nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước: Chương 9 - ThS. Trương Quang Vinh

  1. Chương 9 Quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của người làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. I. Quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. II.Quyền lợi của người lao động làm việc cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
  2. III.Nghĩa vụ của người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước. IV.Kỷ luật lao động trong các cơ quan nhà nước.
  3. Trong các tổ chức, quyền, quyền lợi, và nghĩa vụ của người lao động luôn gắn liền chặt chẽ với nhau. Quyền lợi và nghĩa vụ được xem như hai mặt của đồng tiền. Nếu thiếu một trong hai mặt đó, không thể tồn tại tổ chức. Nghiên cứu quyền, quyền lợi, và nghĩa vụ của người lao động làm việc trong các tổ chức nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng không chỉ nhằm để tìm hiểu mà điều quan trọng hơn hết là thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa các vấn đề liên quan đến hai phạm trù nầy.
  4. I. Quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. 1. Quyền theo nghĩa là công dân 2. Quyền theo nghiã là người lao động 3. Quyền trên giác độ là người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước
  5. Người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng được xêm xét từ ba góc độ khác nhau: Là công dân Là người lao động Là người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước – một loại tổ chức đặc biệt.
  6. 1.Quyền theo nghĩa là (của) công dân Là công dân và mọi công dân đều có những quyền do hệ thống pháp luật nhà nước quy định. Nghiên cứu quyền của công dân cần tìm hiểu trong rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Mỗi một lĩnh vực cụ thể có thể đưa ra những quy định cụ thể về quyền của công dân.
  7. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quy định những quyền cơ bản nhất của công dân từng nước. Bốn bản Hiến pháp của nhà nước ta đã quy định một số nội dung cơ bản quyền công dân để làm nền tảng cho việc quy định chi tiết, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hiến pháp 1946 quy định công dân Việt Nam có các quyền cơ bản sau: Tự do ngôn luận Tự do xuất bản Tự do tổ chức và hội họp
  8. Tự do tín ngưỡng Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngòai Tư pháp chưa quyết định thì chưa được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một các trái pháp luật Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt nam được bảo đảm.
  9. Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, quyền của công dân được ghi nhận cụ thể và bổ sung thêm những nội dung cần thiết do xu thế vận động và phát triển kinh tế – xã hội. Hiến pháp 1992 đã quy định những quyền về lao động và thu nhập như: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.
  10. Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  11. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh họat, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức.
  12. Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. ( HP 1992)
  13. 2.Quyền theo nghiã là (của) người lao động Pháp luật nhà nước quy định những quyền cơ bản mà người lao động có khi tham gia vào các mối quan hệ lao động trên thị trường lao động. Quy định những quyền cơ bản của người lao động bên cạnh các quyền công dân là nhằm bảo vệ người lao động khi họ tham gia thị trường lao động. Tùy thuộc vào loại hình tổ chức lao động có thể pháp luật quy định chi tiết những quyền cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  14. Bộ luâït Lao động của các nước đều quy định những quyền cơ bản của người lao động khi tham gia thị trường lao động và nhà nước có trách nhiệm bảo hộ những quyền đó. Bộ luật Lao động nước ta quy định người lao động có những quyền cơ bản sau: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
  15. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm tùy theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình. Mọi người có quyền tự do lưạ chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
  16. Đình công của tập thể người lao động cũng là một trong những vấn đề thuộc quyền của người lao động. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề nhạy cảm cần được xem xét chi tiết ở các chương trình khác. Pháp luật của các nước đều có quy định về vấn đề nầy. Ngoài những điều quy định chung, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của tổ chức có thể xác định thêm những quyền của người lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  17. Trong các tổ chức thành lập ra để thực hiện một số hoạt động không mang nội dung của các mối quan hệ lao động, quyền của các thành viên của tổ chức được quy định dựa trên khuôn khổ pháp luật của nhà nước và sự thống nhất chung của đại đa số thành viên của tổ chức. Tổ chức có kết câùu chặt chẽ thì các quyền cũng như nghĩa vụ càng có hiệu lực.
  18. 3.Quyền trên giác độ là người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan hành chính nhà nước là những tổ chức đặc biệt. Quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng có những đặc trưng khác với quyền của người lao động nói chung trong các tổ chức sử dụng lao động cũng như mối quan hệ lao động trên thị trường lao động.
  19. Bên cạnh những quyền mang tính chất chung cho mọi công dân, cho mọi người lao động, quyền của người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước được hiểu như là: “Quyền của nhà nước trao cho họ để giúp họ thực hiện tốt nhất nhiệm vụ mà nhà nước trao cho”.
  20. Điều nầy cũng có nghĩa là quyền của người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước có những nét đặc trưng cần chú ý: Những quyền mà người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có được khi nhà nước trao cho họ. Quyền nào được trao thì chỉ có quyền đó;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2